Bẽ bàng, chương kết 01
Bà Nam Phát lặng thinh, trong lòng bà rối rắm như tơ vò. Đứng trước hoàn cảnh này, bà cũng muốn chiều con, nhưng còn ông Nam Phát, chuyện gã Mỹ Dung cho ông Bửu Châu là do quyết định của ông chớ đâu phải do ý kiến của bà.
Sau một lúc dò xét thái độ của mẹ, Mỹ Dung giãy nãy:
− Sao má làm thinh? Vấn đề gì thì má chiều con được, còn chuyện đó, má không thể nghe con được phải hôn? Con vần biết trước như vậy mà. Tài sản của ông Bửu Châu lớn lao quí trọng hơn sinh mạng của con mà!
Bà tắc lưỡi, chau mày:
đdể thủng thẳng rồi má tính. Con đừng gay gắt với má quá như vậy.
− Má còn tính toán gì nữa? Má định bảo ông Bửu Châu cấp tốc làm lễ cưới là yên phải hôn? Đám cưới không có xe hoa, mà chỉ có xe tang thôi má ơi?
Mẹ nàng mủi lòng, sụt sịt.
− Má không có bức éo con nữa đâu. Má khổ tâm lắm mà! Con đừng nói chuyện như trối trăn với má nữa mà. Con hãy yên tâm, để á bàn lại với ba con. Con đừng buồn rầu nữa, nghe hôn.
Mỹ Dung làm thinh, trong lòng nàng khấp khởi vui mừng. Nàng thầm tin tưởng nàng sẽ hoàng thắng trong cuộc... Phản công cuối cùng để quyết định số phận tương lai cho nàng.
Bà Nam Phát càng dịu ngọt:
− Má hỏi nhỏ con điều này nghe. Con trót dại thầm lén đi lại với thằng nàọ..
Nàng hớt nhanh bằng câu bắt bẻ:
− Bộ người ta dụ dỗ con hay sao mà má nói con trót dạị.. Người ta nghèo, nhưng người ta sạch, thanh cao, biết trọng tình nghĩa. Ý con chọn thì lòng con thương... chớ không phải người ta có ý nhảy vô đào mỏ như má tưởng đâu.
− Ừ má biết vậy rồi! Con thương yêu đứa nào đâu con nói thiệt với má đi.
− Chỉ cho ba má biêt' người ta, đặng ba sai người ám hại người ta hay sao.
− Ám hại cái gì. Ba má cần biết thằng đó là ai đặng ba má tính tới, tính gấp cho con đây nè!
Nàng lắc đầu.
Bà Phát sửng sốt.
− Sao mà con lắc đầu?
− Con không thể cho má biết bây giờ được
− Tại sao vậy?
− Người ta không có tội tình gì hết, con cần phải bảo vệ cho người ta sống yên lành.
− Ba má có... làm khổ làm dễ gì ai đâu mà con sơ.
− Con đã chứng kiến lắm cảnh đời trái ngang, tàn nhẫn như tình cảnh hiện tại của con, nên con phải dè dặt...
− Con không tin má hay sao mà con nói vậy?
− Con tin má, nhưng còn ba con thì sao. Má cạy miệng con, con cũng không nói nữa. Chừng nào ông già Bửu Châu thật sự... rút lui và ba má bằng lòng cho cha mẹ anh ấy bước tới nhà này, thì chừng đó con sẽ cho ba má biết anh ấy là ai, con nhà ai, thuộc thành phần nào trong xã hội.
Bà Nam Phát thầm tức bực:
− Con nhỏ thiệt kỳ.
Cô Hạnh đưa đường cho chàng, từ nông trại băng qua một quãng rừng chồi, có lưa thưa cây trâm, cây sim, qua hai lần vượt suối, một suối sâu, một suối cạn thành đường truông chằng chịt các thứ cỏ dây, mới đến ngọn đồi nơi mà Mỹ Dung bị.. lưu đày.
Vệt nắng úa còn vấn vương trên đỉnh đồi, trên mái nhà tranh, mà dưới khu rừng đã sầm tối.
Cô Hạnh dừng lại dưới chân đồi, ngoảnh lại hỏi chàng:
− Mệt hôn, cậu hai?
Chàng ngước nhìn lên đồi tìm một hình bóng thương yêu:
đạ không!
− Cậu leo lên tới cái nhà có nổi hôn?
đư sức! Mỹ Dung còn lên xuống được, tôi lại yếu đuối hơn đàn bà con gái hay sao. Mỹ Dung ở trong cái nhà thấy thấp thoáng đó hả cô?
Hạnh hăm hở tiến lên trước:
đạ!
Chàng nhìn quanh lo âu:
− Chỗ rừng rú hoang vu như thế này mà Mỹ Dung dám ở một mình hay sao?
Hạnh thở phào, nói nhanh:
− Bởi vậy tôi mới nói với cậu hồi nảy, vợ chồng ông Nam Phát... Ý! Xin lỗi! Xin lỗi cậu hai! Trước mặt cậu mà tôi dại miệng, dại mồm nói tên ông chủ, bà chủ...
− Không sao, Nam Phát th`i cô cứ kêu Nam Phát.
− Tôi đâu dám hổn...
− Cô cứ tiếp.
− Ông chủ, bà chủ đưa cô hai lên đây đặng... giấu cái bụng bầu, mà tôi kể như cô hai bị đày. Ban ngày, tôi chạy ra, chạy vô đem cơm nước cho cô hai, trò chuyện với cô hai cho cổ giải khuây. Còn ban đêm thì má tôi phải ở ngoài này vói cô hai. Ngoài tôi với bà già ra, không ai được phép đặt chân lên đồi này.
Bình nửa đùa, nửa thật:
− Cô phải kể tôi nữa chớ.
Nàng chậm bước chờ Bình, vừa ngoái lại nhoẻn cười:
− Cậu thì khác, cũng như ông chủ, bà chủ, là những người có quyền lui tới thăm viếng cô hai. Từ ngày cô hai lên đây, tôi nghe cô hai nhắc tới tên cậu chừng trăm lần mỗi ngày vậy đó.
Bình tiến lên ngang Hạnh và gạn hỏi:
− Mỹ Dung nhắc sao?
− Cô hai thường nói, trong lúc này, chỉ có mỗi mình cậu biết thương xót cho cô hai thôi. Cô hai với cậu cùng cha khác mẹ mà yêu thương nhau còn hơn anh em cùng mẹ sinh ra.
Chàng chúm chím cười, chẳng nói sao hết.
Hạnh tiếp bằng giọng hơi hằn học:
− Cái ông nào gạt gẫm cô hai, thiệt đúng là sở khanh à hả cậu hai? Lấy người ta có chửa, rồi bỏ người ta bơ vơ, thiệt là quân tàn nhẫn. Đàn ông, con trai khốn nạn vậy đó.
Bình sượng người:
− Cô chửi tất cả đàn ông, con trai à?
đạ không! Không! Tôi tức, tôi nóị.. cái ông nào mà lấy cô hai đó. Cậu hai biết mặt cái thằng lưu manh đó hay không?
Tưởng là Hạnh đã khám phá ra sự thật nên chửi xéo mình, Bình thầm lấy làm nhột nhạt. Chàng tự bào chửa:
− Tôi biết người đó, người vẫn còn tha thiết thương Mỹ Dung, nhưng vì... thành kiến khắc khe của cha mẹ trong vấn đề hôn nhân và còn nhiều trở ngại lớn lao khác nên hai người phải sống cách ngăn như vậy đó chớ. Cô đừng nói gì... sở khanh..., sở khanh, Mỹ Dung nghe được, Mỹ Dung buồn lắm à.
− Vậy hả, cậu! Không phải người ta bỏ cô hai hả cậu?
đdôi bên vẫn vẹn tròn chung thủy.
− Tôi đâu có biết. Hèn chi, hôm trước, tôi có nói một tiếng sở khanh, cô hai giận tôi, mà tôi đâu có ngờ. Hai người còn yêu thương nhau, mà sao cậu không đưa chồng của cô hai lên đây thăm cổ cho cổ đỡ nhớ...?
− Người ấy tạm lánh mặt một thời gian, chờ cô hội thuận tiện mới ra mặt.
Lên gần tới nơi, Hạnh chậm bước lại, nàng tò mò hỏi:
− Còn vụ ông Bửu Châu hiện giờ ra sao cậu ha ?
− Cô nghe vụ đó nữa sao?
− Hầu hết công nhân đều biết cậu hai ơi!
đdó là một trở ngại lớn lao mà hai người đang quyết tâm san bằng... Thằng cha già đó sẽ là kẻ thảm bại!
đạ, phải rồi! Đời nào cô hai chịu lấy ông già đáng tuổi cha. Dầu cô hai có bằng lòng về làm vợ ông Bửu Châu, cũng chỉ được đầm ấm trong đôi ba năm, rồi ông Bửu Châu chết, cô hai phải chịu cảnh góa bụa, chịu tàn một đời hoa đang xuân.
Vì quá nôn nóng muốn gặp Mỹ Dung, chàng rảo bước qua sân:
− Mỹ Dung đi đâu mà bế cửa?
Hạnh phân giải:
− Có ở trong nhà, suốt ngày, cổ bế cửa như vậy đó.
Vừa nói, Hạnh vừa chạy vô trước, nhẹ đẩy cửa:
− Cô hai ơi! Cậu hai lên tới nè, cô hai ơi!
Đang nằm đọc sách trên ghế vải, Mỹ Dung bật dậy lẹ làng:
đdâu? Cậu hai đâu?
Hạnh mở rộng cáng cửa, nép qua một bên cho Bình bước thẳng vào trong. Hai người mừng nhau muốn ôm lấy nhau, nhưng còn phải dè dặt trước cặp mắt của cô Hạnh. Chàng và nàng chỉ gọi nhau thật nhỏ:
− Em!
− Anh!
− Em vẫn khỏe mạnh?
Nụ cười trên môi nàng tươi thắm hơn.
− Như anh thấy! Em tưởng phải đến sáng mai anh mới lên.
− Vừa được tin em, anh vội vàng sửa soạn đi ngay. Anh sốt ruột quá mà chờ đến ságn mai thế nào được
Mỹ Dung nhẹ hất hàm bảo Hạnh:
− Cám ơn Hạnh! Hạnh về đằng nhà đi.
− Cô cậu có cần chi hôn?
Mỹ Dung lắc đầu. Hạnh nhẹ gật đầu chào cả hai người, đoạn quay gót. Nhưng, cô ta vừa ra khỏi cửa thì Mỹ Dung chạy theo dặn vói:
− Hạnh ơi! Chừng nào rảnh, Hạnh mang ra cho tôi đủ bộ rê sô, ấm nước, cà phê, đường...
đdể tôi pha sẵn đem ra cho cô có phải tiện hơn không. Đem cho cô hai cái cà phê phin ha ?
đdừng pha sẵn, Hạnh cứ mang đủ dụng cụ, phụ tùng ra đây cho tôi, rồi chừng nào anh tôi muốn uống, tôi sẽ tự tay nấu nước pha lấy cho vừa ý ảnh.
− Bánh ngọt hôn cô?
− Có càng tốt. Đây nè, Hạnh vô lấy tiền...
đạ thôi cô ơi! Tôi về mang đồ ra cho cô liền bây giờ.
Như môt. sơn nữ, chưa dứt lời, Hạnh đã tuông cây chạy đường tắt xuống chân đồi.
Mỹ Dung quay vào nhà đem bao nhiêu thương nhớ của mình vào giữa vòng tay đam mê của chàng. Như là nghi lễ triều đình cố hữu từ bao nhiêu đời tiên đế không thể thiếu xót được, cuộc tiếp đón rất long trọng... bằng những nụ hôn nồng cháy, quá tưng bừng... với những ánh mắt si mê!
Mỹ Dung trở thành cô gái bé bỏng nằm trên cánh tay chàng mà nũng nịu:
− Nhớ em hôn anh?
Chàng tập trung tất cả yêu thương vào những ngón tay làm lược chải nhẹ cho hết rối tâm tình trên tóc mây:
− Nếu không nhớ em thì giờ này đâu có mặt anh ở đây.
− Nhớ nhiều ít?
đdêm nào anh cũng nằm mơ thấy em thì em đã biết...
Những ngón tay tháp bút mân mê từng chiếc nút áo của chàng:
− Mơ thấy sao, kể cho em nghe đi.
− Nhiều lắm, phải mấy đêm liền, anh mới kể hết chuyện chiêm bao. Lắm mơ hoa, mà cũng nhiều ác mộng.
Nàng trầm trọng:
− Em cũng như anh. Đêm đêm, em thường thấy anh đến với em, bên gối chăn, anh cho em những lời mật ngọt tình yêu, những cây son sắt ân tình! Đêm nào em không có chiêm bao thấy anh thì hôm sau buồn cả ngày không muốn ăn uốn. Chỉ xa nhau, vắng tin nhau một tuần thôi, mà em thấy bằng một năm dài anh ơi!
− Sao em không sớm cho anh biết tin...?
− Vì không biết nhờ ai mang thư về cho anh. Hơn nữa, ba má đưa em lên đây rồi ở lại chơi, thật ra thì ba má ở lại đặng sắp đặt nơi ăn chốn ở cho em, đến sáng thứ sáu ba má mới về dưới. Em sợ anh lên đụng đầu ba má rồi sinh chuyện lôi thôi cho chúng mình nữa. Em đắn đo mãi, cuối cùng, em phải nhờ ông sáu Ngưu mang về cho anh. Ông sáu Ngưu gặp anh tại đại học phải hôn?
Bình nhẹ gật:
− Ông ấy đón anh tại cổng trước. Thú thật với em, trọn một tuần anh phải mất ăn, mất ngủ. Hôm nọ, nhận được mảnh giấy với mấy chữ vắn tắt báo tin em xa Saigon một thời gian, mà em không cho anh biết là em đi đâu, chừng nào về, làm anh lo sợ quá!
− Lo sợ gì, anh?
− Anh sợ ba má em đưa em ra nước ngoài để cắt đứt mối tình, để ngăn chia hai đứa hai nơi. Và anh nghi là em đi với già Bửu Châu. Anh tưởng rằng, vì không nở để buồn khổ thêm cho anh, nên em không muốn cho anh biết rõ về cuộc ra đi đó. Những ngày qua, chiều chiều, anh không thấy xe của già Bửu Châu đậu trước nhà em, không còn nghi ngờ nữa, anh đinh ninh rằng em đã đi ngoại quốc với già Bửu Châu rồi.
Nàng cười rúc rích:
đdời nào có chuyện đó, anh! Em thả lá mật thư xuống cho anh vào lúc tám giờ tối thứ sáu, đến bảy giờ rưởi sáng thứ bảy, em mang hàng trang bước lên xe mà chính em cũng chưa được biết mình đi đâu nữa. Ba má đưa em đi, không cho tài xế lái, không cho mấy em theo, làm cho em hoang mang với cảm tưởng như mình bị bắt cóc. Lên tới nông trại, em mới biết mình bị cấm cố tại đây.
Chàng hỏi nhanh:
đdến chừng nào?
Nàng rúc mặt trên vai Bình:
đdến chừng nào em ra đường mà thiên hạ không biết em là... đàn bà!
− Già Bửu Châu có biết em ở đây không?
− Ba má bắt em phải trốn Bửu Châu mà biết sao được.
− Rồi ngày cưới sắp tới, ba má em giải quyết thế nào?
− Ba má em xin dời lại năm sau.
− Hắn bằng lòng?
− Ba má hoãn hôn với lý do là em phải du học một năm mà ông ta không bằng lòng sao được. Dù muốn, dù không, mọi dự định của ông ta đều bị lệ thuộc nơi em. Đến hôm nay, chúng mình đã thành công trong giai đoạn thứ nhứt.
− Còn giai đoạn hai? Giai đoạn hai như thế nào?
Nàng rắn giọng:
− Là loại hẳn thằng cha già đó ra khỏi mọi liên hệ với ba má em.
Bình phăng tới:
− Bằng cách nào? Là phải làm sao?
− Anh kém thông minh.
− Em chưa nói mà làm sao anh hiểu được dự tính của em.
Mỹ Dung nghiêm mặt, chẫm rãi nói:
− Là mảnh bằng tốt nghiệp, là địa vị xã hội của anh đó. Giai đoạn hai là giai đoạn hoàn toàn do anh hành động... Khi thành tài rồi, không còn sợ ai nữa hết, anh phải xuất đầu lộ diện nhìn nhận... dứa con của anh.
Bình tươi cười:
− Và đường hoàng đến xin cưới em?
Giọng nàng nửa đuà, nửa thật:
− Chừng đó, ai dám gọi anh bằng thằng Bình này, thằng Bình no, nữa, mà người ta phải kêu anh bằng... ông dược sĩ! Ông dược sĩ Bình muốn đi cướị... mười con Mỹ Dung hơn con Mỹ Dung này cũng còn được chớ đừng nói chi một đứa con gái của ông bà Nam Phát. Rồi đây, anh sẽ thấy, chỉ một mảnh bằng thôi nó sẽ biến đổi hẳn một đời người, cũng như con bướm vừa cắn kén bay ra, bay tít lên caọ.. Bây giờ, người khinh khi anh bao nhiêu thì sau này người ta phải kính trọng anh bấy nhiêu.
Bình khéo anh ủi nàng:
− Ngày đó không còn xa nữa hở em?
− Em nghĩ vậy cho nên em bị lưu đày ở đây mà em không biết buồn là gì hết, trừ khi em nhớ đến anh. Niềm tin đang lớn dần trong lòng em!
Bình đặt tay lên bụng nàng mà cười trêu:
− Anh thấy lớn mau đó chớ!
Nàng thúc vào hông chàng chàng và lườm thật dài:
− Hé! Quỉ nà! tại ai đó mà cười ngạo em?
đdâu có ngạo em, anh nói thật mà! Đây không phải là niềm tin yêu của hai đứa kết tinh hay sao? Nếu không có... nó, chúng mình làm sao thay đổi được cuộc diện. Nếu không có nó, làm sao có chuyện hoãn hôn một năm.
− Ừ... hứ...!
− À... há...!
Với cử chỉ nuối tiếc, Mỹ Dung nhẹ gở tay Bình:
− Tối rồi, để em đi đốt đèn!
Như sợ nàng biến mất đi, chàng vội vàng trói Mỹ Dung lại:
− Chư cần đốt đèn, trên đỉnh đồi còn nắng mà đốt đèn chi.
− Anh uống nước lọc, nhá. Trong nhà chỉ có nước lọc chớ không có thứ gì khác hết. Muốn uống nước ngọt hay bia thì phải chờ cô Hạnh ra.
Chàng say sưa lặn hụp trên giòng tóc thơm tho:
− Anh không khát!
− Coi bộ anh mệt mà sao không khát?
− Anh vừa uống xong!
− Uống gì đâu?
Chàng đặt ngóng tay lên môi hồng bỡn cợt:
đdây nè! Anh uống đã chến choáng...! Còn mời mọc nữa phải hôn?
Nàng vội úp mặt lên ngực Bình mà trốn, vừa giãy đỏng:
− Ai mời mọc gì đây! Làm người ta chết ngộp mà cũng chưa vừa lòng sao? Anh... kỳ ghê vậy đó!
− Lúc nào cũng vậy! Anh kỳ sao đâu?
− Anh tham lam ghê vậy đó!
Chàng nghịch ngợm dúi mặt vào gáy Mỹ Dung:
− Anh không tham lam thì có người khóc!
− Lảng! Còn lâu em mới khóc.
− Thiệt hôn nè! Anh sẽ làm mặt lạ trong một tháng...
Nàng khẻ rít giọng:
− Thì khó sống à chàng!
Trong nhà tranh tối, tranh sáng. Cô Hạnh xách giỏ bước trờ vô cửa đúng nhằm lúc Bình cắm Mỹ Dung và hôn Mỹ Dung một cái thật kêu. Mỹ Dung la oai oái. Hạnh giựt mình khựng ngay lại. Nhìn kỹ trước mặt thì Hạnh chợt thấy hai người đang trói lấy nhau, bất chấp ngoại cảnh với người ngoại cuộc!
Thấy người ta âu yếm với nhau mà Hạnh nghe thẹn thùa bừng nóng cả mặt mũi. Nàng run rẩy như mất bình tỉnh khi chứng kiến cảnh tình tứ đó, nàng rón rén bước lùi dần ra cửa. Nàng luống cuống làm sao mà cái giỏ va vào cánh cửa làm chiếc nắp ấm rơi xuống đất lăn lóc leng keng.
Tiếng động cắt đứt giòng cảm giác kỳ diệu, hai người giật mình buông nhau,
Chương kết
Ông sáu Ngưu kéo ghế mời chàng ngồi, bà đi rót trà mời chàng uống. Ông ra cửa cẩn thận trông trước, ngó sau, đoạn trở vào thì thầm bảo chàng:
− Con Hạnh đang ở ngoài đó săn sóc cho cô hai, cậu đừng lo. Trước khi gặp cô hai, cậu hãy nán ngồi lại đây để tôi nói chuyện này cho cậu nghe.
Bình nhổm lên, ngồi xuống:
− Tôi đang nóng lòng muốn thấy mặt thằng nhỏ coi tay chân mặt mũi ra sao.
Bà sáu Ngưu lẹ miệng:
− Thằng nhỏ giống hệt cậu như.... như bột nắn trong khuôn vậy hà.
Chàng vụt đứng lên đưa mắt qua từng người:
− Hai mẹ con đều khỏe mạnh hả bác sáu?
Ông Ngưu đỡ lời vợ:
− Thằng nhỏ... mạnh, bú nhiều...
− Còn Mỹ Dung?
− Cũng ngon ăn.
− Sao trong lòng tôi có linh cảm như...
− Chi, cậu?
Bình chau mày:
− Thấy nét mặt lo âu khác thường của hai bác, sao tự dưng lòng tôi không yên, dường như là... có chuyện gì không may cho mẹ con Mỹ Dung.
Bà sáu Ngưu cúi mặt trầm ngâm.
Ông thì gượng cười:
− Cô hai vẫn khỏe mạnh như thường cậu à. Mặc dầu cô hai sanh tại nha, không được đầy đủ tiện nghi như ở nhà bảo sanh, nhưng thuốc men không thiếu. Lần nào lên thăm con, ông bà Nam Phát cũng đem thuốc bổ lên cho cô hai.
Bà Ngưu xen ngang:
− Nhờ vậy mà cô hai ăn ngon, ngủ được. Mới được tám ngày, mà da thịt cổ không có tái xanh xanh như người ta.
Bình hỏi nhanh:
− Bô. Mỹ Dung sanh rơi rớt ở nhà hả bà sáu?
đdâu, có cổ đau bụng tới hai ngày, hai đêm mới sanh.
− Sao không có ai lo đưa Mỹ Dung tới nhà bảo sanh mà lại để sanh ở nhà?
Bà Ngưu chau mày, tắc lưỡi:
− Khổ lắm cậu ơi! Bao nhiêu lần tôi với con Hạnh tính đưa cô hai đi nhà bảo sanh, cụ bị đồ đạc cho cô hai đâu vào đó hết rồi, mà vợ chồng ông Nam Phát ngăn cản không cho đi. Bà Nam Phát bắt tôi đi kêu mụ về tại đây đỡ đẻ cho cô hai. Bà Nam Phát bắt tôi đi kêu mụ về tại đây đỡ đẻ cho cô hai. Hai ông bà sợ cho cô hai nằm nhà bảo sanh rồi gặp người quen biết rồi phải bể chuyện...
Chàng tỏ ra tức giận:
− Người đàn bà sanh con so thường gặp phải khó khăn, trở ngại, mà không chịu đưa đi bảo sanh viện, rủi có gì... phải nguy hiểm tánh mạng của mẹ lẫn con hay không.
− Tôi với cha con Hạnh nói vô hết lời mà vợ chồng ông Nam Phát không chịu nghe đó cậu ơi. Cô hai sanh so, mà để sanh tại nhà, tôi cũng sợ như cậu. May phước là Trời Phật phò hộ cho mẹ tròn, con vuông!
− Mỹ Dung đặt tên cho con là gì đó, bác sáu?
Bà ngẫn ngơ lắc đầu:
đa... hổng biết nữa.
− Mỹ Dung cho con bú sữa gì, bà sáu?
đa... , tôi thất...
Thấy bà lúng túng, ông Ngưu nói nhanh:
− Sữa hộp!
Chàng đâm hoang mang:
− Bà sáu không biết thằng nhỏ tên gì, không biết thằng nhỏ bú sữa gì. Như vậy nghĩa là sao?
Đến đây, chàng xoáy tia mắt nhìn từng người và gằn từng tiếng truy gạn:
− Ông sáu! Bà sáu! Có phải vì sự cẩu thả của bà mụ nhà quê mà con tôi đã chết oan rồi hay không?
Ông Ngưu lịa miệng:
− Không! Không! Nó đâu có chết. Cậu lo lắng cho vợ con quá rồi cậu nghĩ bậy nghĩ ba.
Bà Ngưu lắc đầu:
− Hổng phải như cậu tưởng đâu cậu
− Vậy chớ sao? Người ta đã nhẫn tâm thủ tiêu thằng nhỏ từ lúc mới lọt lòng me....
Ông Ngưu khoa tay, chẫm rãi nói:
− Cậu hãy bình tĩnh, để tôi nói hết chuyện cho cậu nghe. Ngồi lại đi, cậu Bình.
− Như lửa đốt trong lòng, tôi không thể ngồi yên nữa được, tôi muốn chạy ra gặp vợ con tôi ngay bây giờ. Vẻ bí ẩn, lời ấp úng của hai bác làm cho tôi thêm hoang mang lo sợ.
− Khoan đã! Cậu nghe tôi nè!
Chàng nhăn nhó:
− Số phận của vợ con tôi ra sao? Xin hai bác nói mau cho tôi biết đi.
Ông Ngưu nháy mắt ngầm bảo bà im lặng, đoạn kéo tay Bình bắt chàng ngồi xuống:
− Tôi khuyên cậu hãy bình tĩnh. Tôi nói thật cho cậu biết, cô Mỹ Dung vẫn khỏe mạnh, Tôi định cho cậu hai tin sớm đặng cậu lên thăm cô hai, nhưng vì kẹt có vợ chồng ông Nam Phát ở đây, nên tôi phải chờ khi hai ông bà về rồi, tôi mới dám...
Bình chận ngang:
− Tôi biết vậy rồi. Bác nên cho tôi biết vắn tắt thằng nhỏ ra sao. Tôi sốt ruột lắm rồi.
Ông Ngưu hạ thấp giọng nghe như nghẹn ngào:
− Vợ chồng ông Nam Phát đem đi rồi!
Bình lại vụt đứng lên như ngồi phải chông, sắc diện chàng tái xanh, miệng lắp bắp kêu lên sảng sốt:
đdem đi rồi! Mà người ta đem con tôi đi đâu? Họ đem con tôi đi đâu... đi thủ tiêu để gọi là bảo toàn danh giá, để dứt tuyệt hậu hoạn phải không? Phải không?
Ông sáu Ngưu nhẹ vỗ vai chàng và vẫn với giọng thì thầm:
− Tôi khuyên cậu hãy bình tĩnh mà. Cậu không nên lớn tiếng như vậy.
Chàng gầm gừ:
đdã đến nông nỗi này mà bảo tôi bình tĩnh sao được. Trời ơi! Họ là quái vật, họ là ác thú, nên họ mới nhẫn tâm thủ tiêu một hài nhi vô tội, là cháu ngoại của ho.
Ông sáu Ngưu ấn chàng ngồi lại:
đdâu có! Có ai thủ tiêu thằng nhỏ đâu?
Giọt thương tâm trào le6n viền khóe mắt Bình:
− Thì bác vừa nói, vợ chồng ông Nam Phát đã đem thằng nhỏ đi rồi, tức là họ đem thủ tiêu nó chớ còn gì nữa. Không phải chính tay vợ chồng ông Nam Phát giết cháu, mà hai ông bà mướn tay chân bộ hạ giết chết con tôi. Trời ơi, trời có thấu chăng! Trời cao có thấy chăng! Cả một bọn dạ xoa, ác quỉ, một đứa bóp mũi con tôi... , một đứa siết cổ con tôi cho đến khi nó hết giãy giụa, rồi một đứa xách giò con tôi mà liệng xuống sông...!
Ông sáu Ngưu chau mày, chận ngang:
− Cậu đừng nói bậy nà!
Bình gục xuống bưng đầu thổn thức:
− Ông đừng che đậy tội ác của chúng nó. Tôi sẽ đi tố cáo cả bọn đầu trâu, mặt ngựa, ác quỉ, hung thần đó. Tôi phải báo thù cho con tôi, rửa hận cho vợ tôi.
đdâu có ai giết con cậu mà cậu đòi báo thù, rửa hận? Tôi hết lời khuyên cậu, cậu nên bình tĩnh để tôi nói hết đầu đuôi câu chuyện cho cậu nghe. Vợ chồng tôi còn đây, còn có mặt ở đây với cô Mỹ Dung, mà lại có thể làm ngơ để cho người ta sát hại con của cậu được sao. Nói thiệt với cậu à, nếu tôi thấy họ có mưu toan thủ tiêu thằng nhỏ, thì một quyết mười liều, tôi sẵn sàng đổi mạng sống để bảo vệ thằng nhỏ.
− Họ có mưu toan gì, bác làm sao biết được?
− Vợ chồng ông Nam Phát tin cậy nơi vợ chồng tôi lắm nên mới gởi cô Mỹ Dung ở trên này. Có vấn đề gì thì vợ chồng ông Nam Phát cũng đem bàn tính với tôi trước.
− Nhưng việc thủ tiêu thằng nhỏ là phận sự của một người khác, không liên hệ gì đến việc nuôi sanh đẻ cho Mỹ Dung, thì vợ chồng ông Nam Phát cần gì bàn tính với hai bác. Vợ chồng ông Nam Phát đâu có quá khờ dại đem âm mưu sát nhân mà bàn tính với người này, thảo luận với người nọ cho bại lộ cơ mưu.
Nghe qua lời Bình, lại đến lượt vợ chồng ông sáu Ngưu phải hoang mang lo sơ. Từ hôm mấy người lạ mặt đến lưu thằng nhỏ đi do mệnh lệnh của ông Nam Phát, bà Sáu cũng đã sinh nghi rồi, chuyện thủ tiêu một hài nhi để bảo toàn danh giá một nhà giàu thường hay ám ảnh trong tâm trí bà, nhưng bà không dám nói ra. Bây giờ, thấy sự suy luận của Bình rất có lý, bà chợt nghe choáng váng đầu óc. Bà vội vàng nép khuất gốc cột, kéo khăn chụp lên mặt khóc thầm cho số phận của đứa trẻ bị Ông bà Nam Phát coi như là con vô thừa nhận, là vết nhơ nhục của cả dòng ho.