Bóng người xưa, chương 06

Thúy Ái gọi:
- Chú Ba ra đây tôi nói cái này.
Vú Chín bảo Thúy Ái:
- Vào mà nói với chú. Chú đang bận việc, ai lại gọi giật ngược như thế, chú bỏ hoa xuống bàn, hoa bị đè bẹp còn gì, thưa bà kỹ sư.
Thúy Ái đành phải đi vào. Đưa tay mân mê các đóa hoa, nàng bảo:
- Ngày mai chú đừng hái hoa đem lên cắm nữa. Cứ để dưới vườn, trông đẹp mắt hơn.
Chú Ba nhìn Thúy Ái bằng đôi mắt kinh ngạc và đáp:
- Cả vườn hoa, tôi chỉ hái có một chục cái. Có hết đâu, thưa bà kỹ sư ?
- Nhưng tôi muốn thế. Yù chị Lệ Hằng khác, còn tôi lại khác, bây giờ thì tôi ở đây.
Thúy Ái muốn nói: “Bây giờ tôi là chủ nhà này, chú phải chìu theo ý tôi”.
Chú Ba lặp lại lời mà Lệ Hằng thường nói với chú:
- Một căn nhà không có hoa thì có vẻ điêu tàn, thiếu ánh sáng.
Trong lúc vú Chín nhìn Thúy Ái, ngắm đôi bàn tay bé nhỏ của nàng đang mân mê mấy cánh hoa. Vú Chín sung sướng nhận thấy đôi tay của Thúy Ái không đẹp một chút nào cả. Thế mà Thúy Ái đeo hai chiếc nhẫn kim cương! Đôi tay của Thúy Ái khô khan quá, lại không trắng nữa. So với đôi bàn tay của Lệ Hằng thì thật là một trời, một vực.
Những ngón tay của Lệ Hằng mềm mại, trắng nuột và thon thon như những búp măng. Những ngón tay ấy khi sờ vào các cành hoa hay khi đặt lên trên những cái nệm nhung thì có thể làm vú Chín mê tít đi được.
Thúy Ái nghe chú Ba nói thế không khỏi buồn cười, và nàng hiểu rằng có lẽ trước kia Lệ Hằng đã nói với chú như thế.
- Nhưng cứ để hoa ở ngoài vườn là đẹp.
Chú Ba tìm cách cãi lại, vì sự thật mỗi ngày hai lần bẻ hoa, chú cảm thấy vui vui, và nếu bây giờ bỏ thói quen ấy thì chú không muốn.
- Oâng kỹ sư cũng bảo bẻ hoa cắm vào lọ cho đẹp nhà.
Thúy Ái nói bằng một giọng đầy tự tin:
- Oâng kỹ sư sẽ không bằng lòng nếu chú còn bẻ hoa nữa.
Câu này làm cho chú Ba không cãi nữa, chú đặt lọ hoa lên giữa bàn rồi đi xuống. Nhưng câu này làm cho vú Chín tức giận thầm nghĩ:
- À, té ra Thúy Ái đã tự phụ là lái được Anh Kiệt. Con bé này coi bộ thiệt thà mà quá quắt lắm. Thảo nào mà Anh Kiệt không đòi dọn dẹp tất cả những gì của Lệ Hằng để khỏi vướng mắt nó.
Vú Chín nói với chú Ba vì chú đã xoay lưng đi xuống:
- Từ rày chú đừng bẻ hoa nữa, như thế chú cũng chả cần tưới hoa và săn sóc chăm chút mỗi ngày làm gì cho mệt. Cứ để tự nhiên dưới vườn.
Chú Ba nghe nói liền quay lại đáp:
- Nếu không chăm sóc vườn thì vườn hoa sẽ tàn tạ trong hai tháng. Tôi săn sóc hoa là vì tôi tôn kính người đã chết. Vú không hiểu à?
Thúy Ái suy nghĩ:
- Thì ra ở nhà này ai cũng nghĩ đến người đã chết cả, lạ quá.
Hôm sau, Anh Kiệt về thấy trong phòng không có hoa, liền hỏi Thúy Ái:
- Chú Ba sao lười thế, không thay hoa cho em?
Thúy Ái nói:
- Tại em không cho chú ấy cắt hoa nữa.
- Tại sao thế hả em? Trong một gian phòng bày trí đẹp đẽ như thế này mà không có hoa thì còn ra làm sao nữa? Những cành hoa sẽ làm cho gian phòng vui tươi thêm chứ.
- Theo ý em, để các cành hoa ở trên cây thù tốt hơn. Mình bẻ cắm vào lọ thì hoa sẽ mau tàn. Em không muốn thấy lọ hoa tàn. Làm chi mà mất công quá vậy?
- Ơû đời có nhiều sự mất công mà lại không nên tiếc công. Là vì nó gây thêm cho đời mình bao nhiêu mỹ cảm và bao nhiêu êm đềm.
Thúy Ái làm thinh, nhưng trong lòng thoáng buồn:
- Có phải là em không thích hoa đâu, nhưng em chỉ muốn trồng hoa mà không muốn bẻ hoa, anh ạ!
Anh Kiệt cười:
- Em nói hay quá. Em trồng hoa, mà em không muốn bẻ hoa, anh khen cái ý kiến tốt đẹp này của em. Nhưng rồi em đã nghĩ được cách gì làm cho hoa khỏi tàn không? Chớ dù em có muốn thì rồi ở trên cành, hoa cũng vẫn phải sống kiếp hoa, hoặc tàn tạ sau cơn mưa, trận gió…
- Thà để cho nó tự tàn trên cây, còn hơn là mình làm cho tàn gấp trên chiếc lọ, giữa gian phòng chật chẹp sao? Để nó tàn giữa vũ trụ có hơn không?
Nói xong câu này, Thúy Ái đăm chiêu suy nghĩ:
- Mình cũng thế. Mình đang sống giữa cảnh trời mênh mông, được không khí tự do… Về đây, mình cũng đã thấy khó chịu lắm rồi.
Anh Kiệt biết Thúy Ái về ở đây thì không thích, nên tìm cách làm Thúy Ái vui. Ngày nào chàng cũng lái xe đưa Thúy Ái ra dạo phố, hoặc xem hát, để Thúy Ái vì chàng mà thay đổi cảnh sống êm đẹp.
Ơû biệt thự Trường Kha được hai tháng, một hôm Thúy Ái nói với Anh Kiệt:
- Hôm nay em đã quen với cái sống tĩnh mịch này rồi và em thấy ở đây cũng không đến nỗi buồn lắm. Anh biết em làm gì cho hết thì giờ không?
Anh Kiệt nói:
- Anh biết em đang trồng hoa phải không?
- Đúng đó. Từ ngày em không cho chú Ba bẻ hoa để cắm vào lọ thì chú Ba lại bỏ vườn không muốn săn sóc, và chú Ba lại cho em là con người tục không biết yêu hoa. Hơn nữa, anh đã bảo là vườn hoa ấy chính vì anh mà có, thì nay em vì anh nên chăm chút lại cái vườn hoa ấy và gầy thêm vài đám nữa để ghi lại khoảng đời của chúng ta.
Anh Kiệt khen:
- Ghi lại cái gì thì cũng không quan hệ bằng làm vui lòng anh bây giờ.
Thúy Ái nói:
- Rõ anh thật ích kỷ. Nhưng cái gì chớ cái chìu anh một tí thì cũng không khó mấy.
Thúy Ái làm sao không kính nể Anh Kiệt được. Được sống trong cảnh ngày nay, nàng nhận thấy tình của Anh Kiệt đối với nàng không phải là ít. Đã vậy, Anh Kiệt rất chu đáo, không bao giờ chàng nhắc đến chuyện Lệ Hằng.
Hôm chàng biết vú Chín đã ăn nói không được nhã nhặn với Thúy Ái, chàng mời vú Chín lại và năn nỉ vú Chín đừng làm phiền Thúy Ái. Anh Kiệt nói:
- Vú ở trong phòng vú. Vú không cần phải làm gì cho Thúy Ái cả. Thúy Ái tự làm được tất cả mọi việc và cũng có thể lo được cho cháu.

Chương 6

Cái hôm Thúy Ái cùng Anh Kiệt ra phía sau vườn đến nay đã được một tháng. Thúy Ái lại một mình ra ngồi trên ghế đá. Anh Kiệt vừa đi ngoại quốc, và đến tháng sau mới về, vì cần mua thêm vài cái máy cho hãng. Trước khi đi, Anh Kiệt dặn Thúy Ái:
- Em ở nhà ráng giữ gìn sức khỏe, và khéo léo trong việc giao thiệp với vú già. Em nên tránh tất cả sự xung đột, em nhé. Có buồn, cứ lái xe anh đi chơi cho vui. Bảo chị Lý cùng đi với em. Lẽ ra thì đi ngoại quốc chuyến này, anh mang em theo cho vui, cũng như là chúng ta đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng anh nghĩ không tiện, anh bận rộn nhiều việc quá, có thì giờ đâu đi chơi với em, rồi chẳng lẽ em qua xứ lạ lại bỏ em ở một mình hay sao?
Anh Kiệt cũng nói riêng với vú già:
- Cháu sắp đi xa, vú ráng vui vẻ với Thúy Ái, vú nhé! Đó là điều cháu mong mỏi ở vú, vú đừng phụ lòng cháu.
Anh Kiệt kêu chú ba và chị Lý, thưởng mỗi người một số tiền và dặn hai người ở nhà phải vâng lời của Thúy Ái.
Ơû nhà buồn, Thúy Ái lại ra phía sau vườn ngồi ngắm phong cảnh để nhớ đến Anh Kiệt. Nàng nhất định lần này Anh Kiệt về thì nàng sẽ bàn dọn về trong thành. Cảnh ở đây đẹp nhưng tĩnh mịch quá. Vả lại, mọi vật đều như đượm linh hồn của người đã đến trước nàng, nàng không thể chịu được.
Hôm nào cũng thế, Thúy Ái cứ ra ngồi ở băng đá, tay mân mê những đóa hồng.
Một hôm, mải ngồi suy nghĩ vẩn vơ, Thúy Ái về trễ, chị Lý đã dọn cơm sẵn và đợi. Thúy Ái vừa bước vào thềm thì đã thấy chị Lý, chú Ba và cả vú già chực sẵn ở đấy, vẻ mặt người nào cũng lo âu.
Thúy Ái không hiểu gì cả, liền hỏi:
- Có việc gì mà vú Chín, chị Lý và chú Ba nữa, đều đợi tôi như thế?
Chị Lý toan nói thì vú Chín đưa mắt ra dấu bảo đừng nói. Vú Chín đáp:
- Trời chiều ở phía sông không khí hơi độc, bà kỹ sư không nên ở ngoài ấy. Qúa sáu giờ, không thấy bà kỹ sư về, chúng tôi hơi ngại… Nhưng thôi, mời bà kỹ sư vào dùng cơm.
Từ hôm Anh Kiệt đi khỏi, vú Chín thường hỏi han Thúy Ái, nhưng chưa có gì là thân thiện cả. Vẻ mặt vú Chín vẫn lạnh lùng. Đến bữa cơm, mặc dù Thúy Ái hết sức mời mọc, vú Chín vẫn không chịu ăn cùng mâm với Thúy Ái.
Anh Kiệt đi đã được hai tuần, có viết thư về thường cho Thúy Ái. Trong thư nào Anh Kiệt cũng kể về nỗi nhớ nhung và căn dặn Thúy Ái phải giữ gìn sức khỏe. Chàng cũng có viết thư cho vú Chín để nhờ vú Chín săn sóc Thúy Ái.
Cũng như mọi ngày, đúng bốn giờ, Thúy Ái tay cầm quyển sách đi ra phía sau vườn. Khi đi qua chỗ chú Ba đang tưới cây, Thúy Ái nói:
- Chú giỏi quá, cái bồn hoa ngoài bờ sông chú rào thế nào mà chả ai bẻ trộm được cả. Mỗi ngày hoa mỗi nhiều, đẹp thật.
Nói xong, Thúy Ái vừa đi vừa đọc sách. Ra đến ghế đá, nàng ngồi xuống đọc tiếp. Hai chân duỗi thẳng trên ghế đá, đôi dép nhung ở dưới đất.
Mỏi mắt, Thúy Ái đặt sách xuống và nhìn về phia trước. Cách đó vài cây số, cái quán của ông Vĩnh Phát nằm ở một ngã ba đường.
Bỗng cặp mắt Thúy Ái chớp lia chớp lịa.
Một người đàn bà mặc toàn đồ trắng tiến về phía nàng, chân đi đôi dép trắng, Thúy Ái cố nhìn thử người đàn bà ấy là ai. Nàng nói một mình:
- Có lẽ là bà Vĩnh Phát đi dạo mát.
Nhưng người đàn bà ấy mỗi lúc một đến gần, dáng đi tha thướt, người mảnh khảnh và làn da trắng nuột, thêm mái tóc đen huyền. Người đàn bà đi một cách hết sức thung dung, cặp mắt nhìn xuống có vẻ suy nghĩ.
Rõ ràng là người đàn bà ấy tiến về phía có hàng lệ liễu.
Thúy Ái ngồi im, tim hồi hộp. Người đàn bà này là ai mà đi một cách chắc chắn, tỏ ra biết cả đường lối của biệt thự Trường Khả Ơû một vùng hẻo lánh như thế này, làm gì có được người đàn bà đẹp như thế?
Người đàn bà ấy đỡ nhẹ tấm hàng rào, rồi len mình vào vườn, bỗng giật mình sửng sốt khi nhận ra Thúy Ái. Thúy Ái cũng sửng sốt trước vẻ đẹp kiều diễm của người đàn bà nọ.
Người ấy lối ba mươi tuổi, tuy đẹp nhưng đôi mắt mệt mỏi và làn da hơi xanh. Đặc biệt nhất là đôi bàn tay, đôi bàn tay nõn nà, thỉnh thoảng lại đưa lên vuốt ve mái tóc.
Vẻ kiều mị và nghiêm trang của người đàn bà nọ có một sức gì khiến Thúy Ái lễ phép đứng lên, cúi đầu chào.
- Chào bà, bà ở đâu đến? Mời bà ngồi xuống đây.
Không đợi mời, người đàn bà ấy ngồi ngay xuống, tay mân mê các đóa hồng, vẻ mặt buồn thiu, một nỗi buồn khó tả. Nhưng lạ thay, vẻ buồn thảm ấy lại khiến Thúy Ái có rất nhiều thiện cảm đối với nàng.
Một lát, người đàn bà ấy ngước lên nhìn Thúy Ái rồi nói:
- Bà là chủ nhân ngôi vườn này?
Thúy Ái gật đầu.
Người đàn bà ấy lại hỏi:
- Bà về đây lâu mau rồi?
Thúy Ái đáp:
- Tôi về đây được gần một năm.
Người đàn bà lại hỏi:
- Bà không phải là người ở đây. Bà về đây gần một năm rồi à?
Thúy Ái nghe giọng nói trong trẻo ấy không khỏi thầm khen, liền nói:
- Tôi người Nam và về đây đã được một năm. Bà ở gần đây nên đi dạo mát?
Người đàn bà ấy cúi mặt xuống, không trả lời.
Một phút im lặng, nàng bỗng ngẩng đầu lên nói:
- Tôi xin chào bà, tôi đi có việc gấp.
Thúy Ái ra vẻ trìu mến, mời:
- Bao giờ bà rảnh xin mời ghé vào nhà dùng chén nước.
Người đàn bà ấy mỉm cười và nói:
- Cám ơn bà, bà tốt quá. Độ một tuần nữa, tôi sẽ ghé lại đây, chúng ta gặp nhau ở đây tiện hơn và tôi sẽ nói nhiều với bà.
Nói xong, người đàn bà ấy đi như baỵ Chẳng bao lâu bóng nàng đã khuất sau mấy hàng tre.
Thúy Ái thấy rõ ràng người đàn bà ấy đi về phía quán Vĩnh Phát rồi biến mất.
Thúy Ái nhìn đồng hồ tay thì thấy đã sáu giờ. Một luồng gió lạnh thổi qua, khiến Thúy Ái run lên. Nàng vội đứng dậy đi vào nhà, lòng nghe rờn rợn.
Nàng tự hỏi thầm:
- Người hay mả Người sao lại có vẻ huyền diệu, ảo mộng như thế, nhất là đôi mắt. Ma thì chắc chắn không phải rồi. Ma gì lại đi sột soạt trên cỏ và tiếng nói du dương như tiếng đờn. Nhưng người thì là ai? Ơû gần đây? Ơû gần đây sao lại không biết Thúy Ái? Ơû xả Ơû xa sao lại quen thuộc đường đi nước bước như thế?
Thúy Ái về đến nhà mà vẻ mặt còn đượm nét lo nghĩ. Đêm ấy, Thúy Ái ngủ không được, nàng bỗng nghĩ đến Lệ Hằng.
Thúy Ái hai ba lần ngồi dậy định tìm vú Chín để hỏi vú Chín cho nàng xem qua chân dung của Lệ Hằng, xem thử người đàn bà mà nàng gặp khi chiều có phải là Lệ Hằng không?
Nhưng khi nghĩ kỹ, Thúy Ái lại không muốn hỏi vú Chín nữa. Nàng định để gặp Lệ Hằng vài ba lần rồi sẽ haỵ Và nếu gặp một lần nữa, Thúy Ái sẽ tìm cách nói chuyện để dò la tông tích của người đàn bà kỳ lạ đó.
Nhớ lại khi ngồi gần nhau, Thúy Ái không khỏi rùng mình.
- Người hay mả Người sao lại có vẻ trầm ngâm ít nói như thế? Ma ư? Thì sao lại đi đứng, cử chỉ khoan thai như vậy? Những bước đi nhẹ nhàng, chắc chắn của người ấy chứng tỏ rất quen thuộc với cái vườn này. Thế thì đích là Lệ Hằng, người vợ cũ của Anh Kiệt.
Nghĩ đến đây, Thúy Ái bỗng bật cười:
- Ô kìa, sao mình lẩn thẩn như vậy? Lệ Hằng đã chết, đám tang Lệ Hằng đã cử hành cách đây những bảy năm, chẳng lẽ lại là cái đám tang giả?
Mệt mỏi, Thúy Ái ngủ cho đến sáng bét mà vẫn chưa dậy.
Chị Lý đã dọn sẵn điểm tâm và hai ba lần muốn gõ cửa, chị lo ngại tại sao Thúy Ái lại dậy trưa, hay là Thúy Ái bị bệnh. Chị chạy đi tìm vú Chín và nói:
- Vú ơi! Hôm nay sao bà kỹ sư ngủ dậy trưa quá? Mọi ngày bà dậy sớm lắm. Tôi ngại quá, vú à!
Vú Chín cố điềm tĩnh:
- Chuyện gì mà ngại?
Tuy hỏi vậy nhưng vú Chín cũng không giấu được nỗi lo âu. Cả đêm qua vú Chín thấy đèn trong phòng Thúy Ái thỉnh thoảng lại sáng, rồi lại tắt, và có tiếng Thúy Ái nói lảm nhảm, hoặc đi qua đi lại trong phòng.
Vú Chín nghĩ lại những lời của Anh Kiệt trước khi đi đã dặn mình:
- Nhớ săn sóc sức khỏe Thúy Ái và ráng tránh những sự xung đột nhé!
- Cả đêm qua Thúy Ái không ngủ được, thao thức như thế tức là có chuyện suy nghĩ, hoặc đau yếu gì chăng. Sao vú Chín lại không qua gõ cửa để hỏi thăm?
Nghe chị Lý nói, vú Chín tỏ vẻ ăn ăn.
Trong cái nhà rộng thế này, chỉ có ba người đàn bà, mà ba người lại không biết yêu thương nhau thì thật lạ. Huống chi tuổi tác vú Chín hơn Thúy Ái nhiều, địa vị mỗi người mỗi khác thì chuyện gì lại có sự ganh tị nhau. Thúy Ái, trên tuổi tác cũng chỉ đáng con của vú Chín, sao vú Chín lại không hỏi han lấy được một lời.Người ta bảo bà con xa không bằng xóm giềng gần… Thế mà ở đây ba người cùng ở một nhà, khi đau ốm, lo nghĩ, không biết giúp đỡ nhau thì còn ra thế nào nữa!
Vú Chín ngồi im lặng, suy nghĩ chớ không nói gì.
Chị Lý lại nói:
- Vú à, hình như cái vườn này linh thiêng làm sao ấy. Bà kỹ sư trước từ khi ra phía sau vườn, ngồi chơi dưới hàng lệ liễu rồi thì hóa ra đăm chiêu, buồn bã, suy nghĩ, mỗi ngày mỗi sút kém đi, cho đến ngày mất tích. Bây giờ, bà kỹ sư này cũng vậy, ông kỹ sư đã giữ không cho bà ra phía bờ sông được sáu bảy tháng. Không hiểu tại sao tháng trước ông kỹ sư lại đưa bà ra ngồi ở cái băng đá tai hại ấy để cho bà cứ ra đấy mà ngồi. Và từ khi ra đấy ngồi, bà kỹ sư này cũng trở nên buồn bã, lo nghĩ. Bậy quá nhỉ, rủi có việc gì thì ông kỹ sư về đây sẽ buồn chết.
Vú già đã lo nghĩ, mà chị Lý thì cứ làm vú lo sợ thêm.
- Để tôi đi gõ cửa xem sao.
Vú đi nhẹ nhẹ đến chỗ cánh cửa và áp tai vào nghe, Thúy Ái vẫn thở đều đều.
Vú trở lại:
- Không, bà kỹ sư vẫn ngủ ngon, tiếng thở đều đều có gì mà ngại, có lẽ vì suốt đêm bà không ngủ được nên dậy trễ. Cứ để bà ngủ. Chị cứ đi chợ đi, để tôi canh chừng cho.
Chị Lý nghe thế mừng lắm:
- Nếu có vú canh chừng thì tôi mới chịu đi. Tôi lo quá, vú à. Mình ở đây giúp việc cho ông kỹ sư cả mấy chục năm nay rồi, rủi xảy ra việc gì trong khi ông kỹ sư đi khỏi thì thật khó coi lắm. Mình còn mặt mũi nào mà nhìn ông ấy nữa. Một chuyện bà Lệ Hằng đã làm cho vú và tôi, đến chú Ba nữa, ăn năn suốt đời đó vú ạ!
Vú già bảo:
- Ừ được, chị cứ đi chợ đi. Tôi ngồi canh chừng cho!
Đoạn phim dĩ vãng lại lần lượt hiện ra trước mắt bà:
- Ừ, chị Lý nói đúng đấy. Có lẽ cái vườn này linh thiêng sao đó. Lúc trước Lệ Hằng cũng vì ra sau vườn rồi mỗi ngày mỗi sút, bỏ ăn, bỏ ngủ, cho đến ngày biệt tích. Giờ đây, Thúy Ái cũng đang trải qua cái thời kỳ kinh khủng ấy. Và biết đâu một ngày gần đây, Thúy Ái không lại mất tích?
Trong lúc vú Chín suy nghĩ vẫn vơ, lo ngại đủ điều, thì có tiếng động trong phòng Thúy Ái và cánh cửa vụt mở.
Vú Chín giật mình nhìn lên, thấy Thúy Ái đứng nhìn vú sửng sốt.
Thúy Ái mặc đồ ngủ màu xanh, nên nét mặt càng thêm xanh sau một đêm lo nghĩ và mất ngủ.
Vú Chín chưa kịp hỏi thì Thúy Ái đã niềm nở:
- Cháu hư quá, dậy trưa, để vú phải ngồi đợi.
Vú Chín nói:
- Mọi ngày bà kỹ sư dậy sớm, hôm nay sao lại dậy trễ như vậy? Chị Lý đợi không được phải đi chợ, tôi ngồi coi chừng thay thế cho chị ấy. Vì chị Lý cứ bảo sợ bà kỹ sư bịnh.
Nhìn vẻ mặt vú Chín, Thúy Ái biết vú Chín cũng đang lo nghĩ vì nàng. Cặp mắt vú dịu hiền lại, đôi môi vú không mím chặt như mọi ngày, vú muốn nói gì nhưng lại thôi.
Thúy Ái nghĩ rằng cơ hội cho nàng gây cảm tình với vú Chín đã đến. Nàng nhỏ nhẹ hỏi:
- Sao vú cứ gọi cháu bằng kỹ sư mãi vậy? Cháu ngại quá. Vú cứ thử gọi cháu bằng cháu xem sao!
Vú Chín có vẻ suy nghĩ, đáp:
- Gọi bằng cháu, tôi sợ bà kỹ sư không bằng lòng.
- Cháu thích chớ. Vú cứ gọi cháu như thế đi, cháu sẽ mang ơn vú lắm.
Một phút im lặng, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng. Nhưng Thúy Ái biết trong lòng vú Chín đã có một sự thay đổi.
Vú Chín nhìn Thúy Ái, đôi mắt vú bỗng chớp lia. Thúy Ái cóvẻ xanh xao mệt nhọc, mắt quầng thâm, môi lợt lạt.
Vú Chín thầm nghĩ:
- Tội nghiệp, Thúy Ái mồ côi cha mẹ, thiếu cả tình yêu, ngoài Anh Kiệt ra ai là người lo cho Thúy Ái? Cũng lạ cho Anh Kiệt. Hai người vợ đều là con mồ côi. Hay là ngôi vườn này quá linh thiêng, hay là mồ mả ông bà có sao đây cho nên khiến hai người vợ của Anh Kiệt như thế.
Vú cảm động nói:
- Suốt đêm nay, vú không ngủ được, vú thấy cháu lo nghĩ việc gì mà cứ một lát bật đèn lên, một lát lại tắt đèn, rồi sáng này lại ngủ dậy trễ. Sợ cháu bệnh nên vú mới ngồi canh nãy giờ.
Vú Chín nói xong, lại nhìn Thúy Ái với đôi mắt hết sức dịu hiền.
Thúy Ái nói:
- Cháu làm phiền vú quá nhỉ. Cháu không ngờ vú thương cháu đến thế. Thật ra thì cháu cũng có một việc đáng lo nghĩ lắm, vú ạ!
- Việc gì thế cháu? Vú có thể nghe được không?
Thúy Ái đắn đo không trả lời.
Vú Chín thương hại:
- Vú không thể giúp cháu được à?
Thúy Ái vẫn làm thinh, nàng đăm chiêu suy nghĩ:
- Nếu quả thật người đàn bà mà ta gặp ngoài bờ sông hôm qua là Lệ Hằng, thì người ta lại càng không nên cho vú già biết. Vì nếu Lệ Hằng còn sống thì vú Chín sẽ không còn biết đến ta nữa. Và biết chừng đâu, biết chừng đâu Anh Kiệt không thay đổi? Người cũ tình xưa kia mà. Làm sao? Ta chỉ là kẻ đến sau.
Thấy Thúy Ái vẫn có vẻ suy nghĩ, vú Chín dịu dàng nói:
- Hay cháu không tin vú? Cháu không tin vú là phải. Từ ngày cháu về đây, vú tỏ ra rất ít cảm tình với cháu. Cháu bất bình không tin vú là phải. Nhưng cháu nên nhớ Anh Kiệt đã đi khỏi. Nếu cháu có việc gì lo ngại thì nên cho vú biết, vú sẽ tìm cách giúp cháu. Nếu cần, vú có thể bắt cả chị Lý hay chú Ba lo cho cháu nữa.
Nghe vú Chín nói vậy, Thúy Ái hết sức cảm động, nhưng Thúy Ái cũng không muốn nói sự thật, vì nàng còn tìm cách để xem cho được ảnh của Lệ Hằng.
- Vú à, mấy hôm nay chiều nào cháu cũng ra sau vườn, điều ấy vú đã rõ. Vú có cho việc cháu ra sau vườn là nguy hiểm không vú?
Vú già nghe hỏi thế, không hiểu Thúy Ái muốn nói gì, liền hỏi:
- Nguy hiểm về việc gì? Có điều theo ý vú, thì cháu không nên ra thường ngoài ấy làm chi, nhất là đừng đi tắm nhé!
Thúy Ái nói:
- Nhưng lỡ rồi vú ạ. Cháu không biết phía sau vườn như các tháng trước thì thôi. Cháu không hiểu tại sao từ ngày cháu biết được phía sau ấy, chiều nào không ra là cháu thấy không chịu được, cháu đứng ngồi ở nhà không yên, nhất là từ khoảng bốn giờ đến sáu giờ chiều.
Vú già lo sợ:
- Vậy sao cháu? Thế thì lạ thật! Trước kia Lệ Hằng cũng vậy. Chiều nào Lệ Hằng không ra ngồi dưới hàng lệ liễu thì y như là mất một vật gì quí báu lắm cháu ạ. Rồi sao nữa? Cháu kể tiếp đi.
Cặp mắt vú già bỗng lợt lạt, vú nghe mồ hôi thấm ướt áo. Vú lo sợ một việc không may xảy đến cho Thúy Ái. Cái việc không may ấy là một ngày gần đây, Thúy Ái cũng sẽ lại chết trôi một cách bí mật. Vú già lại biết rõ rằng Lệ Hằng trước khi mất cũng đã có những đêm mất ngủ, những ngày mất ăn như Thúy Ái ngày nay.
Thúy Ái tiếp:
- Cho đến chiều thì cháu phải ra sau vườn. Ra đó, ngồi trên chiếc ghế đá, cháu thấy đầu óc miên man bao nhiêu là ý nghĩ viễn vông… Thì ngày hôm qua đây, tự nhiên cháu thấy có bóng người đàn bà đi vào trong vườn.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3