Hôn Nhân Giấy - Chương 03 (Phần 06 - 07)

(6)

Cậu nam sinh
thao thao bất tuyệt, Trần Diệp ngồi ở hàng cuối nghe chừng cũng thấy hấp dẫn.
Không khí trong lớp sôi nổi vô cùng, ai cũng hào hứng tham gia. Cậu nam sinh
nói xong, cả lớp rào rào đặt câu hỏi, mỗi người một câu. Người thì đứng lên
phát biểu mà không thèm giơ tay, thậm chí có người nói đến chỗ cao trào còn đập
tay chan chát lên bàn. Điều này cho thấy Tiểu Ảnh là một giáo viên không cứng
nhắc, không những không cản các học sinh tranh luận mà còn ngồi im một chỗ,
nhìn chăm chăm cậu học sinh đang trình bày mà say sưa đặt câu hỏi cho cậu. Có
lẽ vì câu hỏi của cô sắc sảo quá mà cậu nam sinh bắt đầu như gà mắc tóc. Cả lớp
cũng dần dần yên ắng trở lại, cuối cùng, còn hai người khí thế bất bằng đối đáp
nhau. Tiểu Ảnh nghiêm mặt hỏi:

-
Thứ nhất, em vừa nói đến những cải biên khi tác phẩm được đưa lên màn ảnh, theo
kt luận của em, sách ăn theo từ phim là những tác phẩm viết dựa trên kịch bản
phim sau khi phim được công chiếu, trở thành một sản phẩm để làm tăng thêm giá
trị cho tác phẩm điện ảnh. Vì nó xuất phát từ việc đơn giản hóa kịch bản cho
nên tính văn học bị hạ thấp, từ đó mất đi sức sống của chính mình. Vậy tôi muốn
hỏi, trên thị trường có bao nhiêu tác phẩm văn học như: “Lượng kiếm”, “Mãi
không nhắm mắt”, đều là những tác phẩm nổi lên theo sau những bộ phim hot. Thế
nhưng bản thân chúng đều là những nguyên tác bị cải biên, tính văn học vẫn cao,
vẫn đáng đọc. Chúng hoàn toàn không phải là những đầu sách ăn theo sức hút của
những bộ phim được chiếu ra để được bán chạy. Vậy chúng có thuộc sách phái sinh
từ phim ảnh hay không?

Cậu
nam sinh ấp úng:

-
Chắc là cũng coi như…

-
Không có “chắc là” – Tiểu Ảnh cứng giọng. – Không thể phán đoán mơ hồ như thế,
có là có, không là không.

-
Có ạ! – Cậu nam sinh trả lời ngắn gọn.

-
Được – Tiểu Ảnh gật gù. – Nếu là có thì những định nghĩa em vừa nêu ra sẽ có
vấn đề, rõ ràng là em chỉ điều tra về những cuốn sách phái sinh đơn giản hóa từ
kịch bản và được thêm thắt, mà chưa chú ý đến những nguyên tác được cải biên
lại.

Cậu
nam sinh nghĩ một hồi, gật gù. Tiểu Ảnh nhìn cậu rồi nói tiếp:

-
Thứ hai, em chưa khám phá một thể loại sách “ăn theo” khác, đó chính là kịch
bản có trước, tác phẩm điện ảnh có sau, rồi trải qua một quá trình sáng tạo ở
một trình độ tương đối cao mà thành, ví dụ như “Vô cực” của Quách Kính Minh,
hay “Điện thoại di động” của Lưu Chấn Vân. Tôi nghĩ, người đọc hai cuốn sách
này đều phát hiện ra rằng: “Vô Cực” của Quách Kính Minh rõ ràng không còn là
“Vô cực” của đạo diễn Trần Khải Ca, “Điện thoại di động” bản tiểu thuyết cũng
hoàn chỉnh hơn so với kịch bản phim. Vậy đó có được coi là sách “ăn theo” hay
không? Nếu không, tại sao lượng tiêu thụ của chúng lại sánh ngang được so với
những bộ phim cùng tên? Nếu có, thì định nghĩa của em thuộc vào dạng nội hàm
quá hẹp, dẫn đến kết quả điều tra của em có phần sai lệch, từ đó trực tiếp ảnh
hưởng đến tính khả thi của mọi đề xuất em vừa đưa ra.

Trái
ngược với những nụ cười hỉ hả vừa rồi, giờ đây Tiểu Ảnh trông nghiêm nghị hơn
bao giờ hết. Cậu nam sinh thì toát cả mồ hôi hột.

Trần Diệp ngồi
ngoài quan sát, cũng thấy hơi hoảng. Anh nhìn rõ thấy sự thay đổi một trời một
vực của cô gái vô tâm vô tư, sôi nổi nhiệt huyết của ba năm trước mà không nói
nên lời.

Lạnh
lùng hơn, nghiêm nghị hơn, phải nói là nghiêm khắc hơn, trân trọng nghề hơn?
Cũng chẳng biết nói sao cho cho đúng. Tiết học sau, đại diện bốn nhóm đi lên,
người thì tự tin hiếu thắng, người thì căng thẳng lo sợ. Với loại thứ nhất thì
Tiểu Ảnh tha hồ bắt thóp, hỏi vặn không tha, đối với loại thứ hai thì không
ngừng cổ vũ và khẳng định. Trần Diệp cười thầm, nghĩ rằng những gì Tiểu Ảnh học
được từ môn tâm lý quả là không bỏ phí, và trong lòng cũng khâm phục các chủ đề
của học sinh quả nhiên đều rất có tầm nhìn. Trong đó có một nhóm nghiên cứu về
số các show diễn của các ban nhạc nổi tiếng trong thành phố, rồi từ đó mạnh dạn
đặt vấn đề về tính khả thi của những quán bar nghệ thuật, hay các phòng trà âm
nhạc, tại những tỉnh thành phố lớn phát triển ven

Tiểu
Ảnh cười lém lỉnh, liếc nhìn Trần Diệp rồi nói với học sinh đang diễn thuyết:

-
Em có muốn lấy số liệu của tay đàn lưu diễn đệ nhất không? Hoặc có muốn tìm
hiểu các ban nhạc nước ngoài hoạt động như thế nào không? Đừng bỏ qua chiếc ghế
ở hàng cuối ngay cạnh thầy Trần Diệp, thầy là một chuyên gia không hơn không
kém.

Trước
sự hứng khởi của học sinh và sự kinh ngạc của Trần Diệp, cô còn tát nước theo
mưa:

-
Cả lớp có thể xin chữ kí thầy Trần, chữ kí này cũng bán được khá nhiều tiền đấy.

Nghe
xong câu này, Trần Diệp trợn tròn mắt, lặng nhìn Tiểu Ảnh tinh nghịch trên bục
giảng. Lúc ấy anh toát mồ hôi hột, nghĩ rằng mình thật sai lầm khi đến đây…

Chẳng
cần phải nói, trong 15 phút giải lao có biết bao nhiêu nữ sinh ùa tới xin chữ
kí thầy Trần. Trần Diệp bị cả một rừng ánh mắt hâm mộ của các cô gái bủa vây,
mãi một lúc sau mới thoát ra được, ngẩng đầu lên đã nhìn thấy Tiểu Ảnh đang
đứng ngoài hành lang lớp học nhìn anh mỉm cười.

Trần
Diệp gượng gạo đi tới trước mặt cô, cúi đầu nhìn không nói gì, chỉ cùng tựa vai
vào cửa sổ bên hành lang, ngập ngừng dõi theo dòng người qua lại ngoài cửa sổ.

Mãi
một lúc sau anh mới hỏi:

-
Dạo này em sống tốt chứ?

Tiểu
Ảnh cười:

-
Nói thật là cuộc sống vẫn rất ổn.

Nghĩ
ngợi một lúc, cô bổ sung:

-
Em lấy chồng rồi, chồng em thương em lắm. Em còn có một công việc ổn định, đồng
nghiệp thì hòa hợp học sinh thì thân thiết, nói chung là rất hoàn mỹ.

Trông
thấy nụ cười của cô, Trần Diệp hơi định thần lại, dường như bộ não đã trống
rỗng trong vài giây. Anh không nhớ mình phải hồi tưởng lại chuyện gì, và cũng
không thể hồi tưởng ra chuyện gì. Anh chỉ cảm thấy có những thứ sau ba năm vẫn
tươi mới như thường, mà có những thứ… xa lắm rồi… không trông thấy nữa… không
chạm vào được nữa. Nỗi hoảng loạn đó như từng đám mây mù, càng lúc càng choán
lấy khoảng không gian giữa hai người.

Gắn ngay trước
mắt mà như xa tận chân trời.

Vài
giây sau Tiểu Ảnh mới hỏi:

-
Anh thì sao? Những ngày ở nước ngoài tốt đẹp cả chứ?

Mãi
một lúc lâu Trần Diệp mới gật đầu:

-
Cũng tàm tạm.

Tiểu
Ảnh cũng gật đầu:

-
Em nghĩ là không thể tệ được.

Trần
Diệp nhìn cô, thấy ánh mắt cô thản nhiên lạnh lùng, cứ như khẳng định một điều
rằng: “Trần Diệp, anh là con người mà đi đâu cũng có thể sống tốt được”.

Tiểu
Ảnh trêu:

-
Cố gắng lên, đem vinh quang cho đất nước.

Trần
Diệp cười nhăn nhó:

-
Em vẫn chẳng khác trước là mấy, vẫn… đáo để như thế - Anh cố chọn chữ nói cho
đúng, cuối cùng cũng chọn được một từ kha khá mà nghe ra cũng hài hước ra trò

Tiểu
Ảnh mỉm cười, chẳng phản đối gì, đột nhiên như nhớ ra cái gì mà “À” lên một
tiếng. Trần Diệp giật mình, nhìn cô quay đầu lại hỏi:

-
Bây giờ anh là người nước nào ấy nhỉ?

Anh
hơi rối trí, đáp một cách vô thức:

-
Dĩ nhiên là người Trung Quốc rồi.

-
Được đấy, được đấy! – Tiểu Ảnh gật đầu hài lòng, nhìn anh cười. – Trần Diệp
này, nếu mai mốt có một ngày anh nổi tiếng khắp nơi như Tư Mã Thông hay như Lỗ
Tư Thanh, thì hãy luôn nhớ mình là người Trung Quốc, đừng vì chút ít lợi lộc mà
đổi quốc tịch nước ngoài.

Suy
nghĩ quả là linh hoạt. Trần Diệp nghe một hồi mới bật cười, anh đưa tay đặt nhẹ
lên đỉnh đầu cô một cách vô thức:

-
Tiểu Ảnh, em vẫn chẳng thay đổi gì...

Thế
mà Tiểu Ảnh đột nhiên lùi lại một bước, tránh xa khỏi bàn tay anh. Trong tích
tắc ấy, bàn tay Trần Diệp cứng đờ, chết lặng giữa không trung. Vài giây sau,
anh buông tay xuống, vẻ mặt điềm tĩnh trở lại như thường. Anh nhìn ánh mắt cô,
cười ngượng nghịu:

-
Cô giáo Cố, bài giảng của cô quả rất hay.

-
Cảm ơn thầy Trần khen ngợi! – Tiểu Ảnh cười rạng rỡ, trước khi quay lưng đi vào
lớp, cô hỏi: Thầy có muốn nghe nốt tiết sau nữa không?

Trần
Diệp thở dài, đáp:

-
Anh phải về tập rồi, tối nay phải đi diễn.

Tiểu
Ảnh dừng bước, quay đầu nhìn Trần Diệp. Ánh nắng xuyên qua cửa kính, đậu lên
vai anh, khiến cho cả con người anh càng ấm áp bừng sáng. Ba năm trôi qua,
connh lại thêm chút già dặn, thêm chút bình thản. Cho dù là do trời sinh hay do
tu dưỡng, lúc nào anh cũng kiệt xuất và hoàn mỹ.


đã vô số lần tưởng tượng ra khung cảnh gặp mặt lại như ngày hôm nay, tưởng
tượng ra cô sẽ nói những gì khi chào hỏi anh. Thậm chí, cô còn cảm giác là mình
sẽ khóc lớn đến nghẹn lời, sẽ cho anh ta một cái bạt tai. Thế nhưng đến tận bây
giờ, cô mới kinh ngạc phát hiện ra rằng: từ khi nào, họ đã trở thành những
người lạ quen mặt như thế này?


không hận anh, giống như việc cô không còn yêu anh nữa.

(7)

Hôm sau là chủ
nhật, chẳng mấy khi Quản Đồng không phải làm thêm ca, hai người cuối cùng cũng
có thể yên bình ngủ đến giữa trưa mới phải tỉnh giấc. Thật ra, nếu theo đồng hồ
sinh học chính xác từng giây thì 6 giờ 30 phút sáng Quản Đồng đã tỉnh rồi, thế
nhưng những mệt mỏi trong nhiều ngày đã đẩy lùi anh vào trong giấc mộng êm đềm.
Lần tỉnh giấc thứ hai là do Tiểu Ảnh nghịch ngợm, đem cái gối ôm hình con sâu
róm hay ôm lúc ngủ úp chặt vào mặt anh, nựng:

-
Sâu ơi, thơm papa một cái nào, muah! Thơm cái nữa này, muah!

Quản
Đồng bị cái gối ôn đầy lông làm tỉnh giấc, vốn định ngủ tiếp nhưng thấy mặt
nhột nhột, thế là hắt hơi một tiếng mà cười. Tiểu Ảnh nghe thấy, giật mình, lao
lên:

-
Anh giả vờ ngủ hả?

Quản
Đồng giành lấy cái gối trong tay Tiểu Ảnh:

-
Hóa ra tối qua đi ngủ em không ôm anh, mà ôm cái con sâu róm này hả?

-
Nó mềm hơn anh! – Tiểu Ảnh cười khì đè lên ngực Quản Đồng, một tay giữ chặt lấy
gối ôm mềm mại, một tay nhéo tai anh. – Dậy mau, anh hứa đưa em đi chơi

Quản
Đồng nhớ ra lời hứa đành phải bò dậy tắm rửa. Tiểu Ảnh nhanh hơn Quản Đồng, chờ
Quản Đồng  tắm rửa xong, cô đã xếp gọn chăn gối, mặc xong quần áo rồi phấn
khởi chờ đợi. Quản Đồng giật nảy người, từ lúc bắt đầu yêu tới giờ, dường như
chưa có lúc nào thấy cô nhanh nhẹn như thế. Anh khẽ than thầm: “Đúng là đối với
phụ nữ, sức mạnh của shopping quả là vô cùng tận…”


là chủ nhật nên người ở siêu thị cứ phải gọi là đông nghìn nghịt. Tiểu Ảnh lượn
lờ giữa các gian hàng quần áo như một con bướm, mắt dán chặt vào những bộ đẹp.
Quản Đồng tay trái xách túi áo cho cô, tay phải cầm cốc cà phê cô đang uống dở,
đuổi theo sau lưng cô nhanh hết sức có thể, cứ như một cái giá treo đồ di động.

Một
lúc sau, Tiểu Ảnh đi ra từ gian thử đồ, chau mày ngắm nghía bộ quần áo trên
người mình: chiếc quần mốt mùa thu màu sắc cũng khá, nhưng kiểu dáng thì lại
không hợp với phong cách của cô cho lắm, trông trang trọng quá.


hỏi Quản Đồng:

-
Đẹp không anh?

Quản
Đồng gật đầu, đáp thật thà:

-
Đẹp mà.

Tiểu
Ảnh không hài lòng, lẽ nào mắt thẩm mỹ của nam và nữ khác biệt nhau đến thế
sao? Thế mà mình càng nhìn càng thấy xấu nhỉ. Cô ngẩng đầu chỉ thấy anh đang
mỉm cười với mình, ngoan ngoãn làm chiếc giá treo đồ di động. Cô nghĩ một hồi,
quyết tâm phải tin vào trực giác của mình, quay vào mặc bộ đồ khác. Quản Đồng
hỏi với theo một câu:

-
Em có mua bộ này không?

-
Thôi! – Tiểu Ảnh bực mình đáp từ phòng thay đồ.

Quản
Đồng không nói, bắt đầu ngoảnh đầu ngắm nghía bốn phía chung quanh, chợt trông
thấy một chậu bonsai cây gỗ vang, anh hồ hởi đi tới ngắm nhìn. Lúc Tiểu Ảnh
bước ra khỏi phòng thay đồ thì thấy Quản Đồng đang đăm chiêu trước cái cây
vang. Tiểu Ảnh hiếu kỳ đi tới, vỗ vào vai anh:

-
Anh nhìn cái gì đấy?

-
Xem cây cối. – Quản Đồng đứng dậy, vừa đi ra ngoài vừa tiếc nuối quay lại nhìn
cái cây. – Lạ thế, sao cây vang người ta trồng ở đây lại mọc khỏe hơn của nhà
trồng nhỉ?

Tiểu Ảnh chẳng
biết nói sao, nên trả lời:

-
Cưng của em ơi, đây là siêu thị chứ đâu phải vườn ươm cây, anh xem cái gì hay
ho một tí có được không?

Quản
Đồng cười:

-
Ừ.

Vừa
nói xong, anh nhìn thấy bộ quần áo trên người ma nơ canh bên cạnh, mừng rỡ reo:

-
Em ơi, lại mà xem này!

Tiểu
Ảnh tò mò quay lại, thấy Quản Đồng đang chỉ trỏ một bộ tây phục là lượt phẳng
lì. – Em xem bộ này có đẹp không?

Tiểu
Ảnh ngắm nghía kỹ lưỡng: kiểu dáng cũng bình thường, có mỗi khuy áo làm bằng
thủy tinh làm điểm nhấn, tông màu xanh xa phia khiến người ta trông già đi cả
thập kỷ. Cô chau mày:

-
Anh thấy đẹp à?

-
Ừ! – Quản Đồng mừng rỡ. – Đẹp thế còn gì? Anh thấy đẹp mà!

-
Em thấy chả đẹp tẹo nào! – Tiểu Ảnh dứt lời rồi quay lưng đi. Quản Đồng lại
luyến tiếc nhìn chiếc áo, nhưng cũng đành lẽo đẽo theo sau. Hai phút sau, Tiểu
Ảnh lại nghe thấy tiếng reo của chồng

-
Em ơi xem bộ này đẹp không!

Tiểu
Ảng ngoái lại nhìn, tầm mắt va ngay vào một bộ đồ tây màu nâu đậm cổ lỗ sĩ.
Tiểu Ảnh nhếch mép cười… Hai phút sau, anh chàng lại nắm tay Tiểu Ảnh lôi đến
bộ quần áo bên cạnh:

-
Đây này, bộ này đẹp này!

Tiểu
Ảnh ngoái lại nhìn, không ngoài dự ðoán – vẫn là bộ ðồ tây, nhýng mà màu ðen,
cổ áo có hoa, ngực có ðính bông hoa ðỏ, thôi cũng coi nhý býớc tiến mới của thứ
thời trang cổ lỗ. Cuối cùng, Tiểu Ảnh cũng ðành dừng býớc mà cýời:

-
Anh thích mấy đồ này lắm à.

Quản
Đồng gật đầu, chủ nhật anh không hay đeo kính, nên thấy khuôn mặt búp bê của cô
trẻ đi không dưới ba tuổi. Anh cười và nói:

-
Có một cô ở đơn vị anh… à không phải, thật ra hầu hết phụ nữ trong ban tỉnh ủy
đều mặc đồ công sở tây mà, trông rất phong độ mà chững chạc. Hay hôm nào em
cũng mặc đi, giống như ngày hội trường lần trước ấy, em mặc trông đẹp lắm,
trông ra dáng lắm!

Thôi
thì nịnh nọt cũng khéo, Tiểu Ảnh nheo mắt cười, hắng giọng:

-
Trưởng phòng Quản, anh thấy một nữ giáo viên học viện nghệ thuật trẻ trung mà
mặc một bộ quần áo đặc chất cơ quan chính phủ đi dạy thì trông thế nào?

Quản
Đồng nghĩ ngợi rồi ân hận tự nói một mình:

-
Nhưng mà phụ nữ chững chạc mặc đồ này trông đẹp mà…

Tiểu
Ảnh vênh mặt, đi tiếp. Vừa đi được hai bước thì bị gọi lại. Tiểu Ảnh ngoái lại
nhìn, thấy Quản Đồng đang chỉ một chiếc váy quê không thể quê hơn, mặt mũi sáng
ngời

-
Em thấy bộ này đẹp không?

Tiểu
Ảnh tí thì hộc máu tại chỗ… Cuối cùng, cả một ngày, lần đầu tiên Tiểu Ảnh tay
không trở về từ siêu thị. Trên đường về, Tiểu Ảnh chán nản hỏi:

-
Trưởng phòng Quản, có đúng là anh học ngành mỹ thuật học không đấy?

-
Đúng chứ! – Quản Đồng nghiêm nghị gật đầu.

-
Thế học mỹ học kiểu gì mà chẳng có mắt thẩm mỹ gì cả? – Tiểu Ảnh nhăn nhó. – Em
phát hiện ra gu chọn quần áo của anh thật là đáng tuyệt vọng! – Cô không khỏi
than thở. – Lần sau không thèm rủ anh đi shopping cùng nữa, em đi cùng với Hứa
Tân còn hơn!

-
Anh học mỹ học chứ không học thiết kế thời trang. – Quản Đồng cười hề hề. – Em
không hiểu rồi, chuyên ngành mỹ học mục đích chính là nghiên cứu mọi ngọn nguồn
của cái đẹp…

-
Em thèm vào… - Tiểu Ảnh vênh mặt. – Trưởng phòng Quản, cho dù anh có tìm được
ngọn nguồn của cái đẹp, thì mớ lý thuyết của anh cũng chẳng có tác dụng dẫn dắt
được thế giới này đâu, anh nghiên cứu mỹ học làm quái gì?

-
Cô giáo Cố ơi, lịch sự chút đi! – Quản Đồng xoa đầu cô. – Hình như giáo viên
hướng dẫn của em cũng học ngành mỹ học còn gì? Em có gan thì nói lại câu này
với ông ấy đi.

-
Oái! – Tiểu Ảnh thốt lên, nghĩ một hồi rồi cãi lại – Giống đâu mà giống, thầy
của em ăn mặc còn đẹp chán!

-
Thế chứng tỏ trong số những người học mỹ học còn khối người tài còn gì! –
Trưởng phòng Quản làm công tác thư ký, tuy trong cuộc sống có hơi khờ một tí,
nhưng suy nghĩ logic thì sắc bén vô cùng. Hơn nữa, nếu mắt anh mà tinh tường
quá thì lúc nào cô giáo Cố cũng thua à!

“Cô
giáo Cố” cứng đờ như khúc gỗ khoảng hai giây rồi nhận thua chạy biến mất

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3