Hôn Nhân Giấy - Chương 03 (Phần 01 - 02)
Dù gì, cuộc
sống không đơn giản là cái đầu đũa dùng làm tăm xỉa răng hay những cái áo đậm
mùi mồ hôi, cũng không chỉ là bài thuyết giáo “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi
đại”. Cuộc sống rốt cuộc, còn bao gồm những chuyện phiền lòng muôn hình vạn
trạng, mà cứ phải bước từng bước một mới biết.
Nhưng
dù nói thế nào thì đến lúc này, Cố Tiểu Ảnh cũng đã ý thức được, giả sử trong
hôn nhân bắt buộc phải có một khoảng thời gian hòa hợp, thì quãng thời gian hòa
hợp thuộc về cô đó, ngoài việc hòa hợp với Quản Đồng, còn có cả sự hòa hợp giữa
cô với Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung.
Cô
có thể tưởng tượng ra, đây chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ vô cùng gian khổ.
Khoảng cách thành thị nông thôn, ngăn cách về thế hệ, sẽ mài dũa ý chí của cô,
san phẳng tâm hồn cô, trong một khoảng thời gian chưa biết là bao lâu mà bản
thân cô, lại chẳng có chỗ nào lẩn trốn.
Bởi
thế, chỉ có thể dũng cảm chờ đợi thôi.
Câu
nói này đến từ đâu nhỉ?
Đường
càng ngày càng dài, hạnh phúc đang ở nơi đâu...
Chương 3: Cuộc sống lặt vặt nhưng không nhạt nhẽo
Vào cái
mùa đông của tuổi 2Cố Tiểu Ảnh đã biết cuộc sống của mình thật sự giống như một
vở kịch có buồn có vui, có cay có ngọt. Cuộc sống như thế không thể thiếu những
điều lặt vặt, nhưng chắc chắn không nhạt nhẽo.
(1)
Hai ngày
ngoảnh đi ngoảnh lại đã trôi cái vèo. Cố Tiểu Ảnh còn chưa kịp nhìn lại tình
cảm của mình dành cho “bố mẹ mới” ra sao thì cái tết trung thu đã hết. Ông Cố,
bà Cố phải quay về phố F làm việc, ông Quản với bà Tạ cũng lo lắng cho nào chim,
nào heo nhà nuôi, thế là tất cả lên đường về quê. Cuộc sống của Cố Tiểu Ảnh lại
trở về như những ngày tháng trước đây: lên lớp, soạn bài, viết luận văn, học
tiếng Anh, viết tiểu thuyết, lòng bình thản và nhẹ tênh tênh.
Chiều thứ tư,
Tiểu Ảnh có tiết 7 và 8. Tiểu Ảnh ngồi đọc báo trong phòng nghỉ của giáo viên
trong khoa lúc chờ lên lớp. Giữa phòng là Giang Nhạc Dương đang rót nước uống,
trông thấy Tiểu Ảnh thì vui mừng hớn hở chào hỏi:
-
Ơ… cô giáo Cố hôm nay trông tươi tỉnh nhỉ! – Rồi chớp chớp mắt: Sư huynh nhà em
dạo này vẫn ngoan chứ hả?
Tiểu
Ảnh ngẩng đầu ngó anh ta rồi đột nhiên cũng cười khì:
-
Thầy Giang, nghe nói độ này đời sống tình cảm của thầy phong phú lắm?
Giang
Nhạc Dương giật mình, vội xua:
-
Đừng làm hỏng thanh danh của tôi, tôi thật thà lắm đấy.
-
Vâng, thật thà lắm. – Tiểu Ảnh lật báo gật gật – Thế sao theo như tôi đếm thì
mấy tháng nay cậu phải đi xem mặt những mười mấy lần rồi? Cứ thế này thì có khi
các cơ quan chính phủ, đơn vị doanh nghiệp, giới truyền thông giải trí rồi là
từ tiểu học đến đại học ở cái phố G này đi đâu cậu cũng gặp người quen đấy
-
Thì quăng lưới to mới bắt nhiều cá mà. – Nhạc Dương dướn mắt nhìn Tiểu
Ảnh.- Tôi gọi đây là đang làm tròn trách nhiệm với cuộc sống bản thân đấy
chứ?
-
Trách nhiệm á? – Tiểu Ảnh trông Nhạc Dương làm bộ mà không nhịn được cười. –
Thầy Giang có biết là phong cách ăn mặc cũng thể hiện được trạng thái tâm lý
của người ta không?
-
Thế á? – Nhạc Dương quả nhiên lập tức cúi xuống nhìn lại trang phục của mình.
-
Cậu tự trông đi! – Tiểu Ảnh chỉ chỉ, nói với vẻ thành khẩn. – Cậu mặc áo sơ mi
kẻ sọc ngang, áo vest kẻ sọc dọc. Điều này tức là gì? Tức là cậu đang đứng giữa
ngã tư cuộc đời đấy chú em ạ!
Nhạc
Dương suýt thì ngất, anh vừa quay đầu lại thì nhìn thấy giáo viên hướng dẫn của
Tiểu Ảnh đi tới, mắt liền sáng bừng lên và chỉ tay hỏi:
-
Chị nhìn kìa, giáo viên hướng dẫn của chị mặc áo sơ mi sọc dọc, vest cũng sọc
dọc nốt, thế có nghĩa là gì?
-
Thế tức là thầy của chị đây là một người có phẩm chất thật thà thẳng thắn,
trong ngoài như một! – Tiểu Ảnh cười nghiêng cười ngả.
Vừa
hay lúc đó thầy giáo đi qua cũng nghe thấy, không nhịn được cười, vỗ nhẹ lên
đầu Tiểu Ảnh:
-
Cô nhóc này lại ba hoa gì ở đây thế, cậu Giang lại bị cô này lừa đúng không?
Nhạc
Dương tỏ vẻ thật thà gật đầu khen ngợi:
-
Giáo sư Lục à, học trò của thầy quả không phải là người thường, phản ứng nhanh
nhẹn lắm… chẹp chẹp.
-
Cô này ý à? – Vị giáo sư tóc bạc liếc nhìn Tiểu Ảnh đang dương dương tự đắc bên
cạnh, vừa bước ra phía cửa vừa lắc đầu than thở. Tic quá… cái đầu chỉ khôn vặt
là giỏi còn kế lớn thì không.
Tiểu
Ảnh bĩu môi vẻ không bằng lòng. Nhạc Dương đắc ý ha hả cười vừa đuổi theo giáo
sư Lục vừa ngoái lại nheo mắt nhăn mày nhìn Tiểu Ảnh.
-
Ừ thì khôn vặt, còn hơn là đại dốt nhé. – Tiểu Ảnh lầm bầm, ngồi phịch xuống
ghế tiếp tục đọc báo.
Vừa
đọc được hai dòng thì di động đổ chuông, nhạc chuông là bài “Hai con hổ”. Đây
là nhạc chuông đặt riêng cho Hứa Tân và Đoàn Phỉ, cứ nhạc này vang lên thì
không con hổ này thì phải là con hổ kia, quá dễ nhận ra.
Tiểu
Ảnh lôi di động trong túi ra, nhìn vào màn hình: Hứa Tân, rồi thong dong nhấc
máy:
-
Cô gái à, đang làm gì thế?
-
Cái con ruồi này! – Giọng điệu Hứa Tân hàm chứa một niềm vui dào dạt khó tả.
-
Uống nhầm thuốc rồi à? – Tiểu Ảnh nhướn mày, ngả lưng vào ghế sôfa.
-
Hí hí, nói cho cậu nghe một tin mật. – Hứa Tân khó mà giấu nổi sự phấn khích,
háo hức mời chào: giật gân, vô cùng giật gân.
-
Bae Yong Jun bên Hàn sang đây gặp cậu à? – Tiểu Ảnh cũng hi hí cười theo hưởng
ứng.
-
Bae Yong Jun nào ở đây, nhưng cũng gần gần như thế đấy! – Giọng Hứa Tân bắt đầu
va vào nhau vì quá phấn khích – Đố cậu biết tớ vừa mới gặp ai?
-
Mối tình đầu của cậu à? – Tiểu Ảnh bắt đầu huy động mọi nơron thần kinh để suy
nghĩ.
-
Gần đúng – Hứa Tân cười hề hề, hạ giọng – Mối tình đầu của cậu chứ ai.
-
Cái gì? – Tiểu Ảnh còn ngơ ngác – Ai c? Trần Diệp á?
-
Xin chúc mừng bạn đã có câu trả lời đúng! – Hứa Tân phấn khích. Hôm nay tớ ra
ngoài có việc, bỗng dưng đi ngang qua nhà hát vũ kịch và thấy poster của anh
ta! Ừ, chờ chút, tớ đọc cho cậu nghe… “Nhân kỉ niệm 250 năm mất của nhà soạn
nhạc Mozard, nhóm đàn 4-Seasons sẽ tổ chức chuyến lưu diễn trong nước. Bốn nhạc
sĩ trẻ tuổi tài hoa sẽ đem đến cơn gió của thành phố Salzburg. Những tuyệt phẩm được biểu diễn của
Mozard gồm có: String Quartet Number 10, đô trưởng; Dạ khúc số 13 Sol trưởng.
-
K525, divertimento K136 Rê trưởng; 7 giờ tối ngày kia tại Sảnh âm nhạc học viện
ca vũ kịch của tỉnh. Giá vé là 50 tệ, 80 tệ, 120 tệ, 180 tệ và 320 tệ…
- Ôi mẹ ơi,
đắt thế! – Hứa Tân vừa đọc vừa thè lưỡi, những rồi lại lấy lại tinh thần. –
Ruồi này, tớ muốn đi xem lắm, làm sao bây giờ?
-
Có gì hay đâu mà xem! – Tiểu Ảnh chau mày – Hồi còn đi học cậu chưa xem à? Trần
Diệp diễn bao nhiêu lần rồi còn gì.
-
Nhưng mà bây giờ khác! – Hứa Tân nói như khích một cách ám chỉ - nhưng
lần này có cơn gió của Salzburg
cơ đấy – rồi lại sột soạt đọc poster – Chậc… trai thanh gái lịch, cao sang thế
còn gì…
Tiểu
Ảnh tỏ vẻ khinh khỉnh, đang định nói gì đó thì có tiếng người gọi ngoài cửa:
-
Cô giáo Cố có ở đây không ạ? Chuyển phát nhanh đây!
-
Có đây! – Tiểu Ảnh đáp, rồi cậu học sinh phụ trách hòm thư ôm đống thư EMS miệng cười hỉ hả bước vào.
-
Thưa cô, đây là thư chuyển phát nhanh của cô ạ, em vừa nhận thay.
Hóa
ra là Tiết Lộ - cậu sinh viên từng học mình năm thứ tư. Từ sau khi học cử nhân
chuyển tiếp hai năm, Tiểu Ảnh từ giáo viên chủ nhiệm giờ trở thành giáo viên
chuyên ngành của cậu t
Vì
cũng quen rồi nên Tiểu Ảnh cũng không cần giữ ý mà giao việc luôn:
-
Xem hộ cô bên trong có gì.
Nói
xong lại tiếp tục giáo huấn Hứa Tân:
-
Hòa nhạc thì có gì mà xem? Kể cả có mua được vé rẻ hơn đi chăng nữa thì 5 tệ
vẫn cho cậu ăn một cái pizza 6 inch đấy.
Hứa
Tân tỏ vẻ coi thường:
-
Cậu đúng là cái thủ lợn nhạt nhẽo, đầu óc chỉ biết đến ăn. Thành phần tri thức
như tớ là không qua lại được với cậu...
Chưa
nghe hết, đã nghe thấy có giọng nam vang lên trong điện thoại đầy ngạc nhiên:
-
Cô ơi, có hai vé... lưu diễn trong nước của 4-Seasons...
Theo
sau là giọng nói lạnh tanh của Tiểu Ảnh:
-
Gì cơ? Đưa cô xem nào!
Hứa
Tân tròn mắt:
-
Trần Diệp?
Mãi
một lúc sau mới nghe thấy giọng cười ngập ngừng của Tiểu Ảnh:
-
Chúc mừng thành phần tri thức nhé, cậu có thể đi xem được rồi đấy.
Khác
với tưởng tượng ban đầu của Tiểu Ảnh, Hứa Tân không gào thét phấn khích mà hỏi
đầy nghi hoặc:
-
Hắn ta có ý gì
-
Sao tớ biết được! – Tiểu Ảnh đáp.
-
Thế cậu có đi không? – Hứa Tân hỏi dò.
-
Chắc là đi! – Tiểu Ảnh thở dài – Tớ phải lên lớp đã, có gì thay đổi tớ gọi lại
sau.
-
Được! – Hứa Tân đáp gọn rồi cúp máy, nhét di động vào túi, ngẩng đầu ngắm nghí
tấm poster ở cửa nhà hát – trên hình là Trần Diệp trong bộ lễ phục trắng, tay
nâng chiếc violon mỉm cười bên cạnh ba người nam nữ trẻ tuổi.
Ba
năm trôi qua, vẫn là Trần Diệp đầy tự tin và hào hoa như thế!
Nhưng
anh ta có biết, cô gái ngây thơ trong sáng năm nào giờ đã là vợ người khác?
Hứa
Tân thở dài: “Đó, cái gọi là duyên phận, chả ai đoán trước được điều gì.”
(2)
Thế là khi
Tiểu Ảnh hồi tưởng lại một hồi câu chuyện thì cũng là lúc xong bữa ăn tối, nhưng
mãi đến lúc Quản Đồng đang rửa bát dưới bếp, nghe tiếng bát đĩa va nhau, Tiểu
Ảnh mới sực nhớ ra hai tấm vé hồi chiều. Cô lấy từ trong túi ra hai tấm vé
thiết kế bắt mắt với dòng chữ vàng kim trên nền cà phê đậm: Chuyến lưu diễn của
nhóm 4-Seasons – Trần Diệp, Lộ Giai Vũ, Lữ Thiêm, Vương Trung Nhân…
Nghĩ
ngợi một hồi, cô quay lưng đi xuống bếp, giơ cặp vé hỏi Quản Đồng:
-
Tối ngày kia anh rảnh chứ?
-
Sao thế? Có vụ gì à? – Quản Đồng ngoảnh mặt lại nhìn.
-
Ca nhạc ấy mà, nhóm 4-Seasons. – Tiểu Ảnh nói nh bơ. – Vé bạn em cho, tối ngày
kia ở nhà hát ca vũ kịch.
-
Ngày kia là thứ mấy? – Quản Đồng nghĩ ngợi. – Thứ năm à, có khi không được,
sáng thứ sáu anh có cuộc họp, thứ năm phải chuẩn bị rồi.
-
Thế em đi với Hứa Tây vậy! – Tiểu Ảnh lạnh nhạt nói! – Biết ngay sẽ thế này mà.
Trưởng phòng Quản à, sự nghiệp chủ nghĩa cộng sản trông chờ hết vào ngài vậy.
Quản
Đồng rửa xong cái đĩa cuối cùng, cất gọn vào chạm bát, lau khô tay rồi quay lại
ôm chặt cô vợ bé nhỏ hay cằn nhằn, dỗ dành:
-
Chờ sau cuộc họp này, cuối tuần anh dẫn bà xã đi chơi được chưa?
-
Thế cuối tuần này thì anh không phải làm thêm ca à? – Tiểu Ảnh nhướn mày hỏi.
-
Tháp tùng lãnh đạo đi shopping cũng là nhiệm vụ cách mạng còn gì! – Quản Đồng
cười. – Hơn nữa chúng ta phải đi sâu vào thực tiễn mới có thể khảo sát được
tình hình phát triển của ngành bách hóa tỉnh nhà chứ!
Tiểu
Ảnh cũng xuôi lòng, véo một cái vào bụng chàng, đắc ý nói:
-
Thế em có được chọn trước cho mình một món quà sinh nhật không?
-
Quà sinh nhật ai lại tự đi chọn? – Quản Đồng cười ngất. – Thế có gọi là “cướp
ngày” không?
-
Anh là đồ vô tâm! – Tiểu Ảnh gào ầm lên. – Từ trước đến giờ anh chưa bao giờ
tặng em quà sinh nhật, kỷ niệm 100 ngày quen nhau, kỷ niệm một tháng cưới nhau
cũng không có quà, còn ngày phụ nữ mồng 8 tháng 3, ngày thanh niên mùng 4 tháng
5, tết nhi đồng mùng 1 tháng 6… chẳng hôm nào có quà! Anh chỉ cần tặng em một
mớ cải thôi cũng là cả tấm lòng của anh rồi, hay viết cho em vài dòng thư tình
thôi em cũng thấy vui cả ngày rồi! Thế mà anh chẳng làm gì cả là sao!
-
Ơ? – Quản Đồng giật mình rồi lại cười ha hả - Bà xã anh ghê gớm quá! Thế
tết Trng Dương mùng 9 tháng 9 có phải quà cáp gì không? Hay anh tặng em luôn
một đôi kính lão nhé!
Tiểu
Ảnh phát cáu:
-
Anh chả có tí gì gọi là chân thành!
Trút
giận xong, cô lao thẳng vào phòng ngủ, cầm đồ ngủ đi vào phòng tắm. Quản Đồng
đứng sau lắc đầu cười rồi quay về phòng làm việc.
Lúc
tắm, Tiểu Ảnh bỗng nhớ tới Trần Diệp với những suy nghĩ khác thường. Cô nhớ,
lần đầu gặp anh, cũng là tại cái chốn không ai ngờ tới như nhà tắm công cộng
trong trường học.
Vẫn
nhớ rõ hôm ấy là thứ sáu, Tiểu Ảnh học xong thể dục quay về phòng nghỉ, xách
túi đồ vào nhà tắm nữ. Ngay cửa nhà tắm cô gặp một chàng sinh viên người cao
cao cũng đang bê chậu nước rửa mặt đi vào phòng tắm.
Tiểu
Ảnh ngạc nhiên, vò đầu nghĩ hôm nay là thứ mấy?
Nghĩ
đi nghĩ lại mới dám khẳng định: hôm nay thứ sáu, ngày nhà tắm nữ mở cửa!
Vốn
hay hóng chuyện, Tiểu Ảnh bước tới hỏi đối phương với giọng hết sức nhỏ nhẹ:
-
Bạn gì ơi, đến tắm à?
Hỏi
gì mà lạ, chàng sinh viên kia giật hết cả mình, anh nhìn cái giỏ đồ trong tay
Tiểu Ảnh, Tiểu Ảnh cười, trỏ vào mấy nữ sinh đang xếp hàng ngoài cửa và trịnh
thượng nói:
-
Hôm nay là thứ sáu, nhà tắm nam không mở cửa đâu.
Anh
chàng đờ người vài giây, mặt đỏ bừng lên, vội vã lập bập được câu: “Mình xin
lỗi” rồi biến mất hút, chỉ còn Tiểu Ảnh đứng đằng sau ôm bụng cười. Lúc ấy,
nàng ta thắc mắc ghê lắm, anh ta mặt mũi tuấn tú vậy mà đầu óc thì lẩn thẩn
thế. Thế nhưng, sự hiếu kỳ của Tiểu Ảnh cũng tan mau, chẳng bao lâu đã quên
sạch câu chuyện hôm
Mãi
đến nửa tháng sau, khi Tiểu Ảnh làm phóng viên báo trường và được phái đi đưa
tin ở buổi biểu diễn đêm tụ hội của các sinh viên ưu tú, cô chẳng thể tin vào
mắt mình nữa: chàng trai hào hoa đang kéo violon trên sân khấu kia, chẳng nhẽ
lại là gã khờ mấy hôm trước?
Tiểu
Ảnh còn nhớ như in hôm đó anh ta tấu khúc: “Bốn mùa” – tác phẩm tiêu biểu nhất
của Vivaldi. Cô trân trân đứng nhìn chàng trai trên sân khấu, chiêm ngưỡng đôi
mắt khép hờ trong khi tay đang nhẹ nhàng kéo violin. Toàn bộ con người chàng
trai như chìm vào âm nhạc, lôi cuốn thính giả đắm mình vào nghệ thuật khi anh
ta chiếm lĩnh sân khấu.
Đó
phải chăng là sức quyến rũ của âm nhạc, hay là sức quyến rũ của Trần Diệp?
Buổi
diễn kết thúc, khán giả bao người chạy lên tặng hoa, chụp ảnh. Tiểu Ảnh đứng
ngay giữa khán đài, hai tay đút gọn vào túi áo khoác, đôi mắt cứ nhìn mãi chàng
trai trong bộ đồ diễn màu đen trên sân khấu. Cổ áo bằng lụa óng ánh dưới ánh
đèn làm cô chú ý, và dáng vẻ nhã nhặn mỉm cười cảm ơn mấy cô bé lớp dưới lên
tặng hoa cũng khiến cô không thể rời mắt.
Tiếng
sét ái tình – đúng rồi, chính là cụm từ này đây. Từ đấy trở đi Tiểu Ảnh khắc
khoải khôn nguôi. Cô thừa nhận mình là kẻ cọc đi tìm trâu, đã thế thì phải thể
hiện sự thông minh, khôn khéo của mình để khiến: “trâu đi tìm lại cọc” vậy!
Cũng
may, một tháng sau, Trần Diệp lại đạt giải trong cuộc thi toàn quốc, Tiểu Ảnh
hồ hởi nhận nhiệm vụ đi phỏng vấn Trần Diệp, rồi tranh thủ việc công để tiếp
xúc với chàng, thậm chí sau đó còn liên tục ghé thăm phòng đàn của Trần Diệp,
đến nỗi cái cô trông 21 phòng đàn cũng quen mặt.
Cứ
thế, vài tháng sau, cuối cùng cũng có một ngày chàng nói với nàng:
-
Tiểu Ảnh, em làm người yêu anh nhé?
Khi
câu nói ấy thốt ra, vẻ ung dung bình tĩnh của “hoàng tử violon” trên sân khấu
đột nhiên biến mất mà thay vào là khuôn mặt căng thẳng và ngượng ngùng. Trong
phút giây ấy, Tiểu Ảnh cũng ngạc nhiên không kém, nhưng trong l mừng như hoa nở…
Giờ nghĩ lại,
đúng là câu chuyện của bao năm trước. Đối với cô, có những ký ức không muốn nhớ
lại, không phải là vì khó quên, mà là chẳng vui vẻ gì… Giống như việc cho đến
tận bây giờ cô vẫn yêu khúc: “Bốn mùa”, nhưng sau khi Trần Diệp đi mất, cô mãi
mãi không nghe lại bài này nữa.
Một
sự thay đổi quá rõ rệt: sau khi Trần Diệp ra đi, mỗi khúc nhạc anh từng chơi,
đều khiến cô có cảm giác đang nhìn thấy anh biểu diễn trên sân khấu, để rồi
chau mày một cách vô thức mỗi khi nghe thấy những khúc nhạc ấy… Đây không nên
là một cảm giác của một người khoáng đạt như cô. Nhưng tiếc thay, chỉ khi đứng
trước mặt mọi người, con người cô mới khoáng đạt, vui vẻ, còn những lúc ta với
ta, mỗi câu chuyện liên quan đến Trần Diệp, đều không làm cô vui vẻ lên được.
Thế nhưng tóm lại, tất cả có ý nghĩa gì đâu. Bây giờ cô với Trần Diệp chẳng còn
gì nữa.
Tuy
không hiểu Trần Diệp đem tặng vé ghế VIP với mục đích gì, nhưng cô đã làm vợ
Quản Đồng rồi, tuy có nhiều điều chẳng biết nói ra sao, nhưng cô yêu chồng, tin
tưởng chồng, coi chồng là chỗ dựa vững chắc. Những ngày tháng êm đềm ấm áp này
là cuộc sống mà cô hằng mong, là cuộc sống thuộc về cô và Quản Đồng. Điều duy
nhất khiến cô ngập ngừng, là có những điều mà cô luôn tránh né mặc dù sẽ có một
ngày không thể tránh né được nữa – ví dụ như: cuộc sống chung một mái nhà với
bố mẹ chồng, hay trách niệm nuôi phụng dưỡng đặt ra cho đôi vợ chồng trẻ sau
này…