Mắt lạnh - chương 07
Ông liễm cười mỉm vẻ
thư thả, quay vào nhà pha trà!
Góc cuối vườn, trước kho chứa đồ là ô
nước nhỏ chấn đá xung quanh, mặt trên đặt sẵn mấy khúc gỗ pơ–mu nhỏ
săn chắc, sát mép tường lại dựng một mái chòi xoay lợp cọ, khi cần chỉ
một thanh chống thêm vào đầu ngoài, sẽ biến thành một mái chòi râm
mát. Chẳng mất nhiều công đặt dựng, hai bác cháu ông liễm cùng ngồi
nhâm nhi trà sớm.
-
Xem
bác độ này khẻo khoắn quá, cháu thấy làm mừng rồi.
-
Ừ!
Lúc trước bôn ba cũng nhiều, may thay sức khẻo trời phú cũng đủ dùng,
chứ không bây giờ tệ hại lắm. Mà lâu lắm, cháu tôi mới qua đấy. Dạo
này có gì mới không, kể bác nghe đi.
-
Toàn
chuyện vặt vãnh, tẻ nhạt, kể ra lại sợ bác chê cười thôi.
Ông
liễm cười trừ, lắc nhẹ ấm trà, rồi rót đều ra hai cốc nhỏ.
-
Chuyện
gì cũng được, miễn nó không giống kịch câm là bác ưng rồi.
-
Chậc!
Để xem. – hắn cười tinh quái. (với lấy cốc trà, nhấp qua lấy hơi ấm).
– Trà quê mình, vẫn là thứ nhất (hắn cười vẻ tự hào). Tháng trước
cháu có về trên Giàng B, gặp đúng bữa thằng A Sùng chuẩn bị đi “háy
pú”. được dịp hắn rủ cháu đi cùng luôn. Mà hỏi hắn muốn cậy cửa
nhà ai, nhất nhất một lời không nói. Cứ cười nhăn nhở, rồi quay ra chuẩn
bị xe máy, túi đồ thơm phức. Mặt trời vừa ngã bóng sau cây mận già,
hắn đã sốt sắng lắm. Cháu thì cứ bình chân ngồi uống tỏa dương,
ngâm khúc “tiếng hát nàng dâu” hắn thấy khó quá, lại dằn vò tỏa
dương đem cất, ông lủ đang ngồi uống cùng. Thấy vậy, lại cứ tròn vo
mắt như trái mận chín. Lủ quay ra hỏi hắn cơ sự làm sao, hắn càng
giận dữ mà kêu “tôi phải rước vợ, lủ không uống thằng lùng nó không
có rượu uống, nó chở tôi đi” Lủ quay sang, nhìn cháu cười nhăn nhở, thật
hai bố con hắn giống nhau như mấy cọng cỏ dưới vườn. Lủ nói với cháu
“mày bảo với nó, mày không muốn uống nữa, mang trả vò tỏa dương ra đây,
tao ngồi uống mà”, hắn nghe thấy, hỏi cháu luôn “mày không uống rượu
hãy ăn cơm mèo, tao mang trả vò rượu cho lủ uống”. Đúng là cha con
hắn quá hợp nhau rồi. Tới đây, cháu cũng bắt chước cười nhăn nhở,
gật đầu chịu thua.
-
Ái
chà! Cha con hắn vẫn thuần tính quá, nghĩ tới mà thèm. Chà!– ông
liễm gật gù, rót thêm trà đều vào hai cốc.
Lùng
với tay, nhấc cốc trà đưa lấy một hơi, rồi tiếp câu chuyện.
-
Tối
trời, chập choạng, cháu cầm lái chở hắn xuất quân, mà chẳng biết
tới nhà nào. Thành ra, hắn cứ ngồi sau hô chỉ đường rộn lên. Đường
trên bản thì nhẵn đẹp rồi nhưng toàn khúc quơ tay áo, hun hút. Kéo xe
quen đường lắm, cũng chỉ ba mươi cây, cháu đi chắc ăn chẵn hai mươi. Vừa
đi, vừa tán thưởng hắn khéo chọn ngày đẹp, tuổi đẹp cưới vợ, hắn
vốn dĩ thật thà, được tiếng khen là cười tít. Nhưng đi chưa hết nửa
câu chuyện, hắn đã vỗ vai cháu nói dừng, dòm qua thì mới tới đoạn
đầu tập lăng gần khu này chỉ có hai nhà. Nhà pao thì con còn nhỏ
lắm. Nhưng nhà sình! Nhà sình thì khó tài nào tin nổi. Bác xuống
hà thành lâu rồi, chắc không nhớ con bé sao nhà hắn. Ăn uống hợp
người, lại thêm khí hậu thổ nhưỡng tốt, nó bẽo đẫy đà, cao không
nhiêu mà cân nặng quá nhiều. Cháu quay ra hỏi nó, nó cười nhăn nhở,
gật đầu lia lịa. Hắn kể, hắn thích con bé từ lâu lắm rồi, tụi hắn
yêu nhau như cây với đất, như núi với mây, như lủ với vò tỏa dương. Cháu
muốn lăn ra cười, nhưng kẹt lỗi, hắn giận là mình hết đường về mất
mà đành nén lại.
-
À!
hắn có hỏi cháu về bác và anh Shan đấy, cháu chỉ nhắc bác với anh
vẫn khỏe, nó cười khẩy, thật ra là cũng có nguyên do. Mấy năm khi
Shan lên giàng B sống lại, con bé ấy chẳng thầm yêu vụng nhớ, mấy
phen dựa đổ cây chè vì trộm nhìn shan thi tài thổi khèn, cưỡi ngựa,
đấu còn.
-
Ừm!
Con bé Sao, qua lời cháu kể nghe tội quá. Rồi sau đó thế nào?
-
Bác
đoán thử xem, phần này mới là hấp dẫn nhất, đoạn kết luôn mang lại
nhiều cảm xúc đặc biệt mà.
-
Ừm!
Bác chịu thôi, trò đoán mò, bác chưa từng thắng, nên khỏi phải thử
cho mất công.
-
Thôi
được! Bác thì ngoại lệ, cháu kể chuyện cho ai nghe, cũng bắt người
đó đoán xem đoạn kết có gì, thì mới kể tiếp.
-
Cháu
tôi lúc nào cũng khôi hài quá.
-
Dừng
xe trước cửa nhà sao, hắn dặn cháu kỹ càng cẩn thận lắm, tinh thần
hai thằng đang lên cao. Bỗng đâu nó rút điện thoại ra “aloo! Sao ơi! tao tới
rồi, sao ra mở cửa cho tao, ở ngoài lạnh lắm” đi cậy cửa mà như rủ
nhau đi chơi vậy. Không lâu, gian phòng trong sáng đèn, tiếng bước chân
con bé sao đi khe khẽ mà tựa như voi đầm đất lũng ấy, rầm rầm rầm,
cạch cạch cạch. Thật nếu tìm được con bé thứ hai trên đời này vụng
như nó thì đúng nó là đứa thứ nhất, không sai đi đâu được (lùng cười
sảng khoái). Bên trong nghe cạch cạch liên hồi, lại nghe tiếng con sao
nói lí nhí than thở gì đó, thằng sùng sốt ruột kéo cháu tới đứng
ngoài rồi cậy, rồi kéo, đẩy đưa đủ thế. Mà lạ, mãi không thấy cửa
bung được, gỗ pơ-mu hôm nay chắc như khối đúc, cậy tài khỏe mấy cũng
chịu thua. Cháu đành vỗ vai nó mà nói dừng lại, nó nói hú vào “mày
bảo với sình, ra mở cửa đi, tao cậy không nổi đâu, tao đau tay lắm”. Con
sao trong cửa nghe hợp ý, vào trong nhà, bật đèn sáng trưng, kêu ông
bà sình dậy, nghe tiếng bố con nó bàn bạc với nhau gì đấy, hình như
ông sình cũng chịu bước ra mở cửa, một tiếng cạch, tiếng rít réo
dài như cây chốt bị kẹt chặt quá, cửa vẫn đóng chặt. Bên ngoài sùng
dán chặt mắt nhìn vào, hắn càng lúc càng thấy sốt ruột không yên
tâm, lắc đầu, gãi tai, đôi bàn chân bước tới bước lui. Cháu thấy sự
khó, cũng đành ngồi đợi.
-
“tạch!
Tạch!” tiếng búa gõ chốt liên hồi, lại tiếng “tạch! tạch!” nhưng lần
này thất thanh hơn, nó vang lên từ dưới nền, rồi im bặt. Hai bố con
sình vẫn bàn tán cái gì đó. Sùng được thế như mở cờ, toan đẩy cửa
vào bắt cóc cô dâu, lại bị cánh cửa ép bật trở lại khiến hắn ngã
nhào xuống đất. Cháu cười khúc khích, nhưng phải tới đỡ hắn dậy
ngay. Hắn gọi ới vào “sao! Mày bảo sình đi ngủ đi, tao vào bắt cóc
mày về nhà tao”, con sao chẳng đợi lâu hơn, nó mở cửa bước ra, tướng
người như ông voi no sắn “ tao ra rồi! Mày bắt tao về nhà đi”. Chợt nó
nhìn thấy cháu, nó ngạc nhiên rồi nghi hoặc “thằng này là ai hả
sùng?”. Sùng cười nhăn, hắn gãi đầu gãi tai “nó là lùng, trai bản
tao mà” Cháu thì chẳng buồn vui gì hết nữa, mặc nhiên như sự thường
rồi chỉ quay sang nhắc hắn “thôi, tóm lấy nó bắt về nhà nhốt thôi”
đoạn đưa cho nó cái túi, vẫn còn thơm nức mũi. Hai thằng tóm gọn
“ông voi con” trong cái túi, cẩn thận sâu lại. Con sao cũng kịp la lên mấy
tiếng cho ông bà sình thấy mừng.
-
Hai
thằng túm được con sao rồi, nhấc nó cũng thấy còng lưng trùn gối,
bước bạch bạch qua lối hành lang trước, xuống hết cầu thang là cháu
hụt hơi lắm rồi, không cố thêm nữa. Cháu bàn với thằng sùng “nếu ba
đứa cùng ngồi, xe máy của mày như con lừa nhỏ cõng một ông voi, không
đi về nhà lủ được đâu?” hắn nghĩ thấy phải, thả bịch một đầu
xuống, cháu mất cân một đầu ngã đổ cả lên cái túi, con sao đâu
điếng, kêu lên ái ối thật tội. Cháu mở túi cho con sao ra mà dặn
“giờ mày dẫn con sao về trước, tao đợi ở đây, lát nữa mày vòng lại
chở tao về sau”. hắn đành phải làm theo. Mãi tới khuya mới về tới
nhà. Cả nhà quây quần ngồi bàn chuyện. Con sao cũng ngồi, nó bắt
nhịp rất nhanh, chuyện gì cũng tham gia không ngần ngại, cứ như nó đã
là dâu nhà lủ từ lâu rồi.
-
Mấy
ngày sau, cháu cáo về hà nội, sùng sách vò tỏa dương gửi cháu nói “mang
xuống tặng bác dĩnh”. Nay qua thăm bác, Cháu có mang sang luôn, nhưng vẫn
còn để ngoài thùng đựng đồ kia.
-
Tốt,
thằng sùng này vậy mà tốt tính quá, vui hỉ không quên cả bác.
-
À!
Chuyện anh Shan sao rồi bác?
-
Vẫn
như vậy thôi, nó xa bác rồi, bác buồn lắm. Nhưng đó là con đường nó
chọn, bác không thể nào gần nó được nữa.
Dịch
trà quán “Hoa Phương NX”, phố xuân thủy, cầu giấy, hà nội, 8h:00 ngày 23
tháng 10 năm 2017
Trà
quán vừa mới mở cửa, đám người làm vẫn chưa kịp lau dọn, sắp xếp
lại không gian quán, bếp lửa hồng lửa còn chưa kịp bén sắc, đã lác
đác một vài người lui tới, và như một thói quen, họ tới quầy nói nhỏ
với trực quầy, họ là những người không thích ồn ào, chọn bàn. Rồi im
lặng trầm tư thưởng thức trà sớm. Có lẽ đó đã thành nếp quen mà
chẳng cần nhắc lại ở đây, bởi theo qui định, trà quán buổi sớm không
cho phép những câu chuyện quá ồn ào được phép diễn ra, khách trà chỉ
được chuyện trò ở mức nhỏ đủ nghe, hoặc khẽ đủ thấy rồi “quan khẩu
dịch ngôn” mà hiểu với nhau.
Ngồi ngay ở bàn số một, bên tách trà
gừng thơm nồng, huy (– người bác sỹ trẻ) lật qua sấp bệnh án mới tinh
vẫn còn chưa ráo mực vẻ đầy trăn trở. Bệnh án của ca trực đêm qua
đã khiến anh suy nghĩ không thông, anh không phải người trực tiếp điều
trị cho hắn, nhưng những gì ghi nhận lại từ đồng nghiệp, từ ba anh
khiến anh hoàn toàn không lý giải nổi. Mới tốt nghiệp ra trường,
nhận tấm bằng loại suất sắc, nhưng trình độ của anh còn xếp cao hơn
cả danh hiệu ấy. Anh theo ba mình vào làm ở bệnh viện xx vẻn vẹn
được ba năm, mà đã được xếp vào hàng ngũ chủ chốt, từng chỉ đạo
những ca bệnh hiểm nguy “thập tử nhất sinh – vô phương cứu chữa” mà thành
công tuyệt đối.
Một người khách lạ bước tới, hắn ngồi
đối diện với huy và cũng chọn cho mình tách trà gừng loại lớn.
Trạc chừng ba mươi, khuôn mặt dị thường, tướng mạo kỳ quái, ăn mặc
lỗi thời ,quê kệch.
-
Sớm
trà gừng, trưa rượu tỏi, tối thời củ cải, hỏi bệnh có chăng.
-
Đình
đông! Cậu rất đúng hẹn.
-
Sự
gì gấp quá vậy? Mới trực ca đêm, sớm nay đã hẹn tớ ra đây uống trà
rồi.
-
Tớ
cũng mệt lắm. Nhưng khổ lỗi, có bệnh án kỳ quái quá, tớ muốn nhờ
cậu xem giúp xem có ý kiến gì không.
-
Tớ
tài ngu ngắn học, cậu không biết, lại mang hỏi tớ khác nào đùa giỡn
chứ.
-
Cậu
cứ xem qua đi, mỗi người mỗi trải nghiệp khác nhau, vả lại cậu bên
đông dược lý luận cũng khác, tớ có ý nghĩ nhất định cậu sẽ giúp
được.
-
Thôi
được, đưa tớ cầm về xem có giúp cậu được gì, có kết quả tớ sẽ gọi
cho.
-
Ừ!
Cám ơn cậu.
-
Sao
lại cám ơn chứ! Hai từ cám ơn nghe sao xa lạ quá. Cậu và tớ từ nay
không được nói hai chữ đó. Việc dù lớn tới đâu, khi cần chỉ nói một
tiếng, tớ “dẫu chết cũng không từ nan”, nói gì chút việc nhỏ thế
này có đáng gì chứ.
-
Cậu
lúc nào cũng văn thơ quá. Thôi được, tớ đồng ý. Nhưng tiệc trà này
tớ mời nhé.
-
Dĩ
nhiên, tớ cũng đồng ý.
-
Cậu
uống mau đi.
-
Trà
ở đây, ngon thật. Không gian quán đẹp, luôn thay đổi. Tuy đơn giản, nhưng
lại mang nhiều ý nghĩa khó hiểu, hút hồn, kỳ hoặc. Rất lạ, người
chủ dịch trà quán này chắc chắn là một tay kỳ quặc, khó chơi.
-
Tớ
chẳng hiểu gì hết, nhưng đúng là không gian thay đổi liên tục, mỗi
lần tới là một lần đổi mới, lúc trước có một “bức mành trúc vỡ”
ở đây ngăn cách hai bàn, ở góc kia là trùm gốc tre, bụi khoai môn.
Hai
người trẻ ngồi nói rất nhỏ, âm thanh ấy chỉ đủ chạm tới tai người
kia là tan mất, nhưng họ vẫn cảm thấy câu chuyện thật cuốn trôi. Một
không gian kỳ lạ giữa chốn thị thành, rất riêng, rất ảo.
Trụ
sở công ty ô tô Linh Shan, mỹ đình, cầu giấy, hà nội 8h30’ sáng ngày 23
tháng 10 năm 2017.
Tiếng bàn phím cạch cạch nối nhau dòn
dã, ánh mắt gim chặt vào bản thống kê nhằng nhịt những con số, một
cái liếc nhìn vụt qua màn hình máy tính rồi lại gim chặt lại vào
bản thống kê. Linh có một ưu điểm nổi bật hơn hẳn mọi người xung
quanh, là tinh thần làm việc luôn cao chất ngất. Khi cô tập trung vào việc
gì, tất cả mọi thứ xung quanh như không hề tồn tại.
Chống
cùi tay, ngả hông vào vách chắn phân ô bàn làm việc, hắn nhìn linh
vẻ thích thú, mắt hao háo, miệng cười mỉm, nhưng đáp lại vẫn là
những âm thanh cộc cạch nối dài thêm 15’, hắn mỉm cười đến phút 14
thì cạn hết lòng kiên nhẫn, đôi môi trầm xuống, cầu mắt căng đầy bất
mãn. Phút cuối, mạch máu quanh cổ hắn gân lên, tức lắm rồi đây, nhưng
vẫn phải kìm lòng, mà hắng giọng.
-
A!
hèm.
-
Đợi
em tí, sắp hết trang rồi. – linh buông lời thản nhiên như vô sự.
Hắn
quơ tay, túm lấy bản thống kê, rút tuột khỏi chân bàn phím trên bàn
linh, chỉ kịp nghe một tiếng “soạt”, hắn trặm mắt nhìn, bểu cặp môi
dè bửu nó. Linh quá bất ngờ, cô quay mắt nhìn ra, bất ngờ lại nối
bất ngờ.
-
Là
anh hả, vậy mà em cứ tưởng chị minh.
-
“Minh!
Minh! Lúc nào cũng minh, ở cái rum này, em không quen ai ngoài nó hả.”
– hắn định bụng quát lớn, nhưng không dám hé răng dù chỉ một từ
trong số đó, mà nhã nhặn giả tạo tuyệt vời – Ừ! Em mải làm quá đấy,
anh đứng lâu quá mọc cả trùm rễ ở đây rồi.
-
Vâng!
Mà có việc gì không ạ.
-
À!
Không có gì đặc biệt cả! Trưa nay đi ăn cơm cùng anh nhé, có quán phở
bò nam định mới mở gần đây ngon lắm.
-
Em
đặt cơm và thanh toán hết rồi, bỏ đi phí lắm, để dịp khác, khi nào
thư thả em mời anh đi.
-
Em
không muốn đi thì thôi, cứ lấy lý do, anh không đồng ý.
-
Vô
duyên! Em không đi, thì cần gì anh phải đồng ý với không đồng ý, em
có cơm rồi, anh mời mọi người đi.
-
Em
không đi, anh không trả lại bản thống kê nữa. – nói đoạn hắn giả ngơ,
quay bước rời đi.
-
Ấy!
Trả lại cho em đi, em phải hoàn thành trong ngày để giao cho kiểm toán
rồi.
-
Em
đồng ý đi, anh mới trả. – hắn tỉnh bơ, đặt điều kiện ngọt ngào.
-
Thôi
được! Em chịu thua, nhưng chỉ có lần này em nhượng bộ thôi, lần khác,
em không chịu thua đâu.
-
Ok!
Anh trả! – hắn cười đắc thắng. Trả linh tập số liệu thống kê. – Trưa
anh đợi trước sảnh nhé. Hắn nói rồi tưng hửng, quay ngoắt, mốt hai
một bỏ đi.
-
Vâng!
Anh về đi. – linh đón lấy tập số liệu, ép chặt đôi môi , một tâm
trạng nửa vời, thật sự khó hiểu. – “chỉ là đi ăn thôi!” – rồi cô lại
chăm chỉ đánh máy, xử lý chuỗi số liệu.
Đường láng, đống đa, hà nội.
Thảo
bị chị minh “yêêu dấu chấm than!”
(kẻ thích than thở, nói xấu người khác, tất bị thảo đặt vào nhóm “biêệt” danh này trong “điêện” thoại của nó) ủy thác đem
sách vở qua phòng linh ngồi học bài và coi hắn, mới chừng mấy phút
là chán mờ mắt. Mặt nó dài thuỗn như kẻ mang tâm sự, rồi làm đủ
mọi động tác kỳ quặc mà người bình thường không sao hiểu nổi. Gấp
sách vở lại, rồi mở ra, rồi gấp, rồi mở, rồi gấp, rồi mở, rồi
gấp, rồi lại mở… mà miệng thì lẩm bẩm “ “eem” không “yêêu” anh,
không “yêêu”, không “yêêu”… anh đâu! Vì anh là đồ con bò!
To như bò và ngu như bò” Dừng lại, và im miệng, nó mở tròn mắt ra, nhìn
xem trang sách nó lật ngẫu nhiên sẽ rơi vào trang nào? – Lại trang 721,
nó thở dài thất vọng –“hôm nay xui “xeẻo”!
Không học nữa.”, vất lại đống sách vở, nó chuyển mục tiêu qua hắn, Nó
chống tay xuống giường, rướn người về phía trước, áp mặt sát vào
hắn mà nhìn như chiếu tướng qua các trạng thái, môi mím khép buồn,
môi mím ngang trầm, môi hé mặc nhiên, môi tru cá tính, môi há tròn
ngạc nhiên, há ngoác ngáp ruồi, môi dè bểu chống chế, môi hếch lên khinh
khi, môi cười nửa miệng phai nhạt, môi cười ngoác hả hê. Hắn vẫn trơ
ra, ánh mắt thơ dại, miệng trầm mặc. Nó không chịu thua, nó ngồi gần
lại hơn, khoanh chân lại vào dơ tay lên trước, bẹo ngoéo vào má hắn “pụp!”
– chợt nó trặm mắt nhìn hắn vẻ khó hiểu, rồi thích thú gì đó mà
cười phá lên “Há! Há! Há! Như da con gaái
ấy, anh bôi kem dưỡng da hả” nó nói nhỏ châm chọc “đồ biêến thái!”– “Anh bị bd hả?” hắn
vẫn im bặt. Nó không chịu thua, “pụp! Pụp! pặp” nó bẹo liền mấy cái
không thôi, vẫn im lặng, mặc nhiên như nó không tồn tại trước mặt hắn.
Nó càng làm tới, lần này nó véo liên hồi công lên cái mũi, tới đỏ
cả mũi mới chịu dừng. Đưa bàn tay chắn ngang trước mắt hắn, kéo mấy
sợi tóc lưa thưa phía trước trán hắn, và cuối cùng nó phải chịu
thua. Nhoẻn miệng cười, nó nhún vai rồi lặng thinh nhìn hắn.
-
Anh
bị “điêên rôồi”! Tội “nghiêệp”, bd “đeẹp” trai, mà bị câm nữa.
-
Còn
nữa! Bị đứt cả giây thần kinh cảm giác nữa, không mê cho được, “caái” vụ này thảo cô “nương” ta, bó tay toàn tập rồi.
-
Bây
giờ “nàm” gì với nhà ngươi nhể?
– Thảo nhăn mặt, vẻ lém lỉnh.
-
A!
“có rôồi”.
Nó
lấy cây bút, vẽ ngoạc lên mặt hắn một đường tròn, một ô vuông, một cộng
một bằng hỏi chấm, vẽ ông mặt trời, vẽ, vẽ, vẽ… điền đầy kín khuôn
mặt, nét vẽ chồng lấn nhem nhuốc hết.
-
“Đeẹp”!
Chưa
hết trò, nó xé toạc một tờ giấy trắng, rồi ghi mấy chữ “tôi bị
điên” dán lên trước ngực hắn, ngắm lại công trình vĩ đại ấy, nó
cười hả hê, nhưng hắn vẫn im như tượng gỗ, không cảm xúc gì ngoài hai
chữ “ngây ngô”.
-
Tạm
tha cho nhà “ngươơi”! Ta về nhà
mang lap qua, “xeem” phim.
Nó
gườm gườm đôi mắt, quay đi, rồi quay lại đã là một ánh mắt thân
thiện dễ thương, thục nữ lại quay đi, rồi quay lại thì ánh mắt đã là
nững nịu, thục nữ…
-
Đồ
điêên! Ngồi im, không được chạy
mất, nếu không ta đấm ngươi chết, nghe rõ chưa.
Nói
đoạn, Thảo nhíu mày nhìn hắn, nó đột nhiên với tay đỡ lấy đầu hắn,
gì xuống đưa lên như kiểu tự tạo cảnh đồng thuận mà diễn. “dạ! anh
không dám đi mất đâu, em cứ yên tâm ạ. Híc híc”– “tốt, ngươi nói đấy
nhá, ta về rồi ta sang luôn! ha ha!” Thảo cười nhăn nhở, nó nhảy tót
khỏi giường, chạy ù về phòng lấy máy.
Phòng
thí nghiệm công nghệ vật liệu, đại học bách khoa hà nội, 9h sáng
ngày 23 tháng 10 năm 2017.
Buổi
thí nghiệm phân tích thành phần pha, tổ chức của vật liệu hợp kim
(soi kim tương), được tiến hành muộn hơn nửa tiếng khiến đám sinh viên
trẻ ngành vật liệu cảm thấy mệt mỏi hơn, người giảng viên phụ trách
phòng thí nghiệm nhanh chóng phổ biến lại quy trình chuẩn bị mẫu,
tới những thao tác nghiêm ngặt với thiết bị quang học hiện đại nhất
của trường… phân nhóm thí nghiệm thành từng nhóm nhỏ hơn, đám sinh
viên chăm chú mài mẫu, tẩm thực, rồi soi mẫu qua quang kính… Buổi thí
nghiệm vụt qua như “phi tiễn thuận phong”… đám sinh viên tản mác hết
cả. Trước phòng thí nghiệm, người thanh niên trạc chừng hai tám vẻ
mặt cau có, khó chịu vẫn còn đứng đó.
-
Cậu
chưa đi hả?
-
Em
đợi chị có chuyện muốn nhờ.
-
Lại
gì nữa vậy. Tôi đã nói rồi, chuyện của anh em nhà cậu tôi không muốn
quan tâm nữa, đã biết chuyện ngày trước tai tiếng khổ sở như vậy
rồi, còn không chừa cái vạ về sau hay sao. Sáng nay tôi trễ dạy rồi,
tôi không muốn quan tâm nữa đâu.
-
Chị
giúp em đi, ngoài chị ra, em không biết nhờ ai nữa.
-
Tôi
bận lắm, bây giờ phải làm rồi, anh em cậu tự làm thì tự chịu lấy
với nhau, đừng kéo tôi vào nữa. Mà tôi nói trước, đây là nơi làm
việc của tôi, tôi không muốn thấy cậu tới đây quấy quả nữa, nhớ lấy.
-
Chị
đừng vô tình vậy! Tội nghiệp cho anh em em lắm.
-
Tôi
nói rồi! Cậu biến khỏi trường của tôi ngay. Chết tiệt. – cô gắt gỏng
quát lên.
-
Mong
chị nghĩ lại. Em đành đi vậy.
Hắn lủi thủi cúi mặt rời đi, xa dần, xa
dần rồi biến mất sau tầng tầng lớp lớp hình chắn. Dù cô không muốn
nhìn theo, nhưng hình ảnh hắn vẫn vô tình nhạt mờ, chuyển động và
tan mất trong tầm mắt. Cô thầm nghĩ “Anh em các người thật tệ, muốn
cho tôi tức chết hay sao”
<empty: xem
trích dẫn phụ cảnh 3>