Mắt lạnh - chương 03
Thuận
theo lời hắn, ông Liễm nhắm mắt, không gian tĩnh lặng lạ thường, nhưng
ông vẫn chưa cảm nhận thấy một sự thay đổi nào, rất lâu sau, mọi thứ vẫn chỉ là
tĩnh lặng.
-
Mắt
Lạnh, tôi không thấy gì cả.
Đáp lại lời ông vẫn là im lặng. Không còn tin
vào điều sảo diệu, ông đành mở mắt trong thất vọng. Quá ngỡ ngàng, ông vội bật
người khỏi ghế, giữa bốn bề không gian mênh mông vô tận chỉ một màu trắng xóa.
Ông thấy hắn đang đứng lặng phía xa, quay lưng lại với mình. Hắn đứng ngạo nghễ
như ngọn núi giữa thế giới kỳ lạ, cái bóng đổ dài xiên đi trên mặt trắng, quay
mắt nhìn lại chỉ thấy cái bóng chạy dài, xa mãi. Thoáng nhìn xuống chân, chiếc
ghế đã không còn bên ông nữa. Cái bóng của chính ông dần hiện rõ cũng dài mãi, bàn
chân mờ tan ra thành một màu phai nhạt. Ông bước về phía hắn, càng bước tới,
mạch máu trong người càng chảy căng ào ạt, tiếng trống ngực dội lên
ép chặt thái dương, hơi thở bức xung cuồng loạn, mọi cơ mạch trải khắp cơ
quan nóng rát râm ran, hoang mang, sợ hãi. Ông phải dừng bước, cố chấn tĩnh lại
mình. Lại tiếp bước, nhưng phút ấy, cứ bước thêm về hắn, ảnh hắn càng mờ dần
rồi tan biến, đúng là ảo tượng kỳ lạ, ông chưa gặp một lần trong đời.
-
Mắt
Lạnh! Đây là đâu? – ông gọi lớn về phía Mắt Lạnh.
Hắn
vẫn lặng thinh, hình ảnh hắn nhạt dần rồi biến mất. Cuối tầm mắt nhìn bụi trắng
mờ ảo cuộn tràn như sương khói, rồi ào ạt lao tới trùm ngợp lấy khối người ông,
hất bay ông lên. Nó vừa cuốn vừa giằng xé tất cả trong im lặng. Vù vụt quay
cuồng, cơn bão trắng tràn qua rồi tan mất, ông nằm ngất lịm trên mặt trắng, đầu
óc lu mờ, tê loạn, toàn thân người đau nhức mê mệt, chân tay cứng chết. Ông
đã bất lực hoàn toàn, khẽ nhắm mắt, giọt nước mắt vô thức trào ra.
Chợt, không gian lại chuyển hết một dải màu đen thẳm. Cố mở choàng đôi mắt, thế
giới ảo tượng vụt mất, quay lại với khung cảnh thường đêm, vẫn còn đó cảm giác
ớn lạnh, mồ hôi ông túa ra.
Trở
về với thực tại, Mắt Lạnh vẫn ngồi đối diện trước mắt ông, hắn nhíu mày vẻ băn
khoăn:
-
Đó
là thế giới của tôi.
Trục đường láng, bờ đông
sông tô lịch, phường láng hạ, quận đống đa, hà nội, 4h sáng ngày 23 tháng 10 năm
2017.
Hai chiếc xe máy phóng
vụt đi sóng đôi với vận tốc khủng khiếp, mấy đứa nhóc ngồi xe vừa đu người vừa
la hét ầm ĩ, chúng phi xe vụt qua ngõ 213 rồi xa tít tới gần cầu giấy, rẽ về
hướng đường kim mã, hết tầm mắt và mất bóng. Một thời gian, lại tiếng động cơ,
tiếng cãi nhau í ới dội lại, một chiếc xe kẹp ba tiến tới, chậm dần rồi quẹo
vào hẻm.
-
Đã
đen đen tận mạng, mới lúc chiều xịt trăm điểm lô, giờ lại gặp cướp! – Giọng nam
trầm gắt gỏng nói.
-
Chó
cắn áo rách, mai lo xoay tiền thôi chứ biết sao chú. – Một giọng khàn đáp lại.
-
Tau
bảu mi, mi khộng nghẹ tau! – Một giọng nói lớ khác nói chen vào.
-
Bảo
bảo cái con khỉ! Im mồm, khuya rồi. Mai tính tiếp. – Thằng nam trầm gắt lên
nhưng kìm giọng lại dần.
-
Thằng
nào nói nữa là con chó! – Thằng khàn phụ vào.
Cả
bọn im bặt, dừng trước cổng xóm trọ, cẩn thận mở ổ khóa, đẩy cánh cổng đi vào. Vừa
dắt xe vào tới đầu dãy phòng, cả bọn giật mình dừng bước. Một bóng người đứng
trân trước cửa phòng số ba, hắn đang lặng nhìn vào phòng trong khi cánh cửa
phòng vẫn hé mở chút ít. Thằng nói lớ thốt lên ngay – “trộm! Con mẹe nọ, thặng
ni nọ” – thằng nam trầm quát – “im đi! Con bà mày muốn chết à, đã bảo im rồi,
mày không biết đánh vần ba chữ “tau là chó” à” – thằng giọng khàn ứng theo hắn
vừa nghiến răng vừa hãm giọng nhỏ nhẹ đủ nghe – “cẩn thận nó có dao, nó
xiên chết con mẹ!” – Cả bọn chống xe lại, lui về phía sau chiếc xe cẩn trọng
nhìn người lạ mặt. Hắn vẫn lặng thinh, dường như chẳng hề biết tới sự tồn tại
của ba thằng. Thấy có vẻ im, thằng khàn mất kiên nhẫn, nó bước ngang chân tới
bên cửa phòng một gõ cốc cốc mấy tiếng – “anh nam! Anh nam ơi! ” – đáp lại
tiếng gọi của nó là một giọng nam đặc quách, khô khan – “chuyện gì!” – Thằng
khàn nói bồi vào ngay – “có trộômm anh ơi!” – “trộm! trộm! để tao” tiếng công
tắc điện bật “tách” căn phòng sáng choang, cửa phòng bật mạnh đầy thô bạo,
người bước ra khỏi căn phòng trạc chừng trên dưới bốn mươi, ánh mắt dữ tợn,
râu ria xồm xề, khổ người to béo, thân người trạm đầy rồng phượng hoa lá. Lấp
bóng theo sau là người nữ trẻ trạc chừng hai bảy, mắt dím hờ tinh quái, môi
dựng đỏ son, mặt quạch đầy phấn, tóc uốn nhuộm vàng, ăn mặc hở hang thô kệch.
Vừa bước khỏi phòng, cặp đôi đứng chặn trước đám thanh niên, dáng vẻ hăm hở, dữ
dằn hướng về phía người lạ, hắn vẫn đứng lặng nhìn vào căn phòng tối. – Cận
thận đậy anh! Thặng ni thụ dao đậy – thằng lớ giọng nói nhỏ. không hổ mặt kẻ
đàn anh, người nam lớn tuổi lao lên trước, ôm gì lấy kẻ lạ khiến hắn cùng kẻ lạ
ngã nhào xuống đất, mấy thằng thanh niên thấy thế sự như vậy, cũng bổ nhào nhảy
tới vừa đánh vừa chửi um xùm, chúng tay đấm chân đạp không thương tiếc vào kẻ
lạ, xóm trọ đang yên ả bỗng huyên náo, các phòng ở gần nghe tiếng cũng bật đèn,
rục rịch hé cửa đi ra. Đám người đang đánh lộn vẫn không muốn dừng lại, vừa
đánh vừa hô lên – “ thằng chó! Cho nó chết con mẹ nó đi” –“đánh cho đã tay vào”
– “cho nó chết” – “anh nam! Đập vỡ đầu nó ra ” – người nữ tóc xù kia cũng xấn
tới gần cổ vũ. Kẻ lạ vẫn nằm yên lặng mặc sức cho bọn thanh niên ghì xuống đất
đánh dúi dụi dã man.– tiếng người trong xóm ì xèo, họ vây xung quanh đám người
đang đánh lộn – kẻ hô người ứng, kẻ bàn người nói. Một người trong đám đẩy cửa
vào phòng linh hô hoán – “Linh ! Linh! Dậy đi mày, có trộm vào nhà mày đấy!” Linh
toan người chạy ra, đám người lui lại hỏi xem có mất mát cái gì không? linh co
mình bên cửa phòng nhìn đám người đang đánh lộn, chợt ánh mắt cô giật nảy ngỡ
ngàng – rồi ngã người xuống đất, miệng cô chỉ kịp thốt ra – “a!”, đám người
đang hô hoán tĩnh lại, đỡ cô ngồi dậy. Linh hồi tâm luôn, cô lao tới vừa đẩy
đám người ra vừa quát lớn– “dừng lại! Dừng lại ngay! Các người điên hả! Đây là
anh tôi mà!” – Linh ngồi phục xuống đỡ người lạ dậy, ánh mắt cô lại xũng phù
nước mắt dàn dụa – “Hức! Hức! sao mấy người lỡ đánh anh tôi!” – Người lạ thân
thể mặt mũi bầm dập, nhuốm đầy đất cát, nhưng ánh mắt hắn vẫn trầm kha, không
cất tiếng kêu than nào – “Tội nghiệp anh quá! Tại sao lại như vậy chứ? ” – đám
người dãn dần ra – Mấy thằng thanh niên và cặp vợ chồng đầu dãy vừa lui đi vừa
chửi thề, cũng có kẻ nào đó vẫn cười gượng rồi khẩy đi. Nán lại ít phút, linh
nói với mọi người rằng hắn là anh dưới quê nhà mới chuyển lên để chữa bệnh. Rồi
cô đỡ hắn vào phòng, đóng chặt cửa. Dựa lưng vào cửa, cô căng mắt nhìn hắn vẻ
kinh ngạc, ký ức về hắn tràn về như cơn lũ, mạch nhịp cơ thể tăng lên hối hả,
mồ hôi dần túa ra ướt đầm như mưa xối, miệng cô run run bập bẽ.
– “Hh… a! Là … người… hay… là … ma…?”
Hắn bước tới bên cô, gần rất gần, gần tới mức
khoảng cách giữa họ chỉ còn một hơi thở. Quá khiếp sợ, cô nhắm chặt mắt lại,
nước mắt lại dưng dưng:
– “xin anh! Xin anh! Hức hức!”
Hắn đưa bàn tay, chạm nhẹ vào bờ mi cô, gạt đi
đám lệ vương trên đôi mắt ấy. –“anh!” hắn nói nhỏ nhưng dứt lời là ngắt hơi
gấp. Linh mở mắt ra, nhíu mày nhìn hắn, gương mặt xây xướt hết cả tuy chỉ ánh
mắt vẫn trầm buồn, bỗng cô ôm trầm lấy hắn, khóc hức hức lên từng hồi, hắn vẫn
đứng lặng nói – “anh!”
Tiếng
gõ cửa giật nảy – “cộc cộc!” ai đó đứng ngoài hỏi vọng vào:
– Em có
sao không linh?
Linh vội thả vòng tay hắn ra, giọng khàn cả mà
rằng:
– Em không sao đâu! Cám ơn chị minh, em đi ngủ
luôn đây, mai còn đi làm sớm nữa mà.
Cô
kéo hắn tới bên giường, đưa tay hướng dẫn hắn ngồi xuống bên giường. cô lấy
khăn giặt qua rồi lau rửa người cho hắn, cô tìm cho hắn một bộ quần áo, kéo
hắn nằm lên giường và phủ chăn ấm cẩn thận, cùng nằm bên cạnh hắn, cô nhìn hắn
cười thương cảm:
-
Nhắm
mắt vào ngủ đi nào!
Hắn
vẫn nhìn cô không muốn rời.
-
Nhắm
mắt! Như thế này này! – vừa nói vừa khẽ nhắm mắt, lại mở, làm đi làm lại mấy
lần , tới khi hắn nhắm mắt cô mới ngưng lại.
Cần
một hơi ấm, cần một khoảng tĩnh lặng, đứng dựa mình bên lan can trống trải,
bàn tay khép lại kẹp lấy điếu thuốc đang phảng phất hơi khói, giờ này đã chấm
dần sang bình minh, cái lạnh thẳm vẫn thẳm, đôi môi xuýt lên tê buốt, ánh mắt
lo âu chuyển dần thành trầm lặng, những nếp nhăn gối nhau xếp chồng trên gương
mặt, người chỉ huy trưởng của cuộc tìm kiếm đã dứt nhiệm vụ về tới phòng nhà,
nhưng khi đặt chân về tới nhà trong lòng ông càng lúc càng dậy sóng không
nguôi, bởi suốt bao năm công tác trong ngành, ông chưa bao giờ chứng kiến một
thứ gì khủng khiếp và ám ảnh như thứ đó, đưa bàn tay lên trước mặt, bỗng ông
thấy rùng mình sợ hãi. Một bàn tay khác đã chạm vào ông từ lúc nào – “hây!” – Ông
quay lại tóm lấy bàn tay ấy – người phụ nữ trạc tuổi ông đứng cau mày khó chịu
– “anh sao vậy? Thôi vào ngủ đi” – dứt lời, người phụ nữ ngoảnh mặt, bước vào
trong phòng.
Nhìn
theo người vợ, mạch suy tư gián đoạn, ông như thấy nguôi lòng hơn, đưa cố một
hơi thuốc tàn, bật lưng khỏi bức lan can lặng lẽ bước vào phòng. Lan can vắng
lặng, một con quạ đen từ đâu bay tới. nó đậu bên ngoài, cố ngoái nhìn vào bên
trong căn phòng, nó quay qua quay lại cái đầu, kêu lên ba tiếng “quạ! Quạ...”
rồi cất cánh bay mất. Trong phòng người vợ thì thầm với chồng:
-
Anh
không đóng cửa phòng à! Nghe tiếng quạ rú! Em sợ quá.
Không
thấy chồng đáp lại, đưa tay qua bên gối cũng chẳng thấy chồng đâu, bà toan ngay
dậy, bật công tắc đèn. Căn phòng trống không, ngoài cửa tấm màn gió bị tung lên
cao đang dần hạ xuống. Từng nếp gấp vẫn đưa đi như vân sóng nối nhau không dừng
lại, phía sau nó là lan can mờ tối. bà sững người ra la lớn : “Aaaa!” rồi ngồi
xụp xuống khóc. Cánh cửa phòng mở ra, người chồng vội cúi người xuống đỡ bà
ngồi lên giường, bà quàng tay ôm chặt lấy chồng vừa khóc vừa rằng:
-
Anh
đừng chết anh nhé. Hức! Hức! em sợ lắm.
-
Thôi
nào! em đa cảm quá rồi, anh không sao đâu.
-
Em
sợ lắm, vẫn đang là năm tuổi của anh, sợ có gì bất chắc với anh, em cũng không
còn lòng nào muốn sống nữa đâu.
-
Nói
ghở! Vớ vẩn. Anh đang lo công việc rối tung, em lại lo chuyện không đâu. Đi
ngủ! Anh mệt rồi. – Người chồng gắt gỏng lên giọng mà rằng.
-
Em
xin lỗi! Hức! Hức. – bà vợ nói rồi thả vòng tay rời ra khỏi người chồng.
Đèn
phòng tắt sáng, không gian tối mờ phả chút hơi sáng của sớm bình minh, cái lạnh
đang tràn vào theo ô cửa lan can, từng gấp nếp màn gió vẫn lay động không dừng.
Ngoài cửa, con quạ co mình trên lan can, nó run rẩy, rồi rùng mình giữ hết đám
sương sớm, lặng lẽ vút cánh bay đi.
Xuân
đỉnh Từ liêm hà nội 5h sáng ngày 23 tháng 10 năm 2017.
Căn
nhà đang xây dở vẫn còn ngổn ngang dàn giáo, sắt thép, cọc nhồi, trụ bê tông. Thứ
ánh sáng đỏ vàng vẫn tỏa ra không gian nhỏ, mờ nhạt dần rồi tan biến. mấy người
phu dăng màn canh dưới trệt đã ngủ say mê giấc, có khi một hơi thở mang tâm
trạng được kéo dài thượt rồi im bặt, có khi một hơi thở bị ngẹn lại rồi phì ra
thành tiếng, có khi lại trong cơn mộng mị ai đó nói ới ới rồi thôi.
-
Mấy
cái thằng phu vô học, ăn lo vác nặng, tối ngủ khì chẳng lo chẳng nghĩ, cuối
tháng lĩnh tiền, xem ra cũng có lúc tâm trạng ra phết – hắn vừa nói vừa cười
khẩy, dọng điệu khinh khỉnh.
-
Cái
con mẹ mày! Cần đếch gì mày phải nói kháy tao như vậy, hết cuộc rượu, tao tự
cút, phiền phức. – Người trai ngồi đối diện với hắn căng cặp mắt đỏ ngầu, cất
cái giọng trầm trầm đều nhịp chẳng vẻ giận dữ hay phẫn nộ nào cả.
Từ
ngày ra trường, hắn chẳng hợp với những công trường xây dựng lớn, cứ theo rồi
bỏ, đến rồi đi. Sau cùng, hắn quyết định tự mở nhóm xây dựng nhỏ. hắn đứng lên
nhận xây những căn nhà nhỏ ngoài vùng vành đai mở, tự thuê đám thợ quê lên. Bám
trụ và líu giữ, dần dần hắn mở được phòng tư vấn & xây dựng nhỏ ngoài từ
liêm mang luôn cái tên hắn “công ty tư vấn xây dựng chí cường”. Do từng trải
trường nhiều, lại nghiệm mọi thứ bằng cái nhìn của kẻ sâu cay, hắn luôn khinh
khỉnh với những thứ khiến hắn thấy mình cao thế hơn, khiến hắn trở lên vĩ đại
hơn.
-
Chú
Shan thân yêu! – Cường ngắt hơi. – Tùy chú thôi, nghĩ sao thì nghĩ. – cường
cười thản nhiên, kéo chai rượu lại, đoạn rót đầy cái cốc nhỏ, đánh cái “ực”,
rồi khà một hơi dài, mắt nhắm chặt, rồi ngước mặt lên trời ngáp ngao ngán.
Shan
hếch môi lên vẻ coi thường, đưa tay với chai rượu lắc qua rồi tu cả chai cạn
hơi. Từ khi rời bờ tình yêu, lòng hắn đau đớn buồn bã tới tận cùng, hắn cứ
trách mình không cầm lòng được mà cư xử với với linh như một kẻ côn đồ, mang
chuyện mình kể cho cường lại bị hắn dội thêm gáo nước thối vào mặt. Hắn chua
chát ngâm phú:
-
Trách
miệng đời ôi sao cay nghiệt, Rút kiếm chém nước nước càng chảy mạnh, đưa chén
tiêu sầu càng sầu thêm.
-
Sầu
cái con mẹ mày! Thơ thẩn linh tinh. Như cái thằng đàn bà, suốt ngày ba chuyện
đàn bà, rức hết cả đầu. gạt con mẹ nó đi. – Cường gắt lên, nhìn đăm đăm như
muốn ăn tươi cục tức trước mặt.
-
Mày
như con chó vậy.
-
Uống
đi! Khá hơn rồi đấy.
-
Ừ
thì uống! – Nói đoạn Shan uống tới cạn luôn chai rượu trên tay.
-
Đàn
bà thì có gì hay ho đâu, xem con vợ tao. Ngày trước tao nghĩ nó như trời, cưới
về được mấy hết chuyện này tới chuyện khác, tao gạt phắt. Bây giờ một tháng
tao về một lần, con cái kệ mẹ nó, rảnh nợ.
Shan
im lặng ngồi xoay xoay cái chai rỗng, hắn nhìn và nhẩm một, hai, ba, cả cái
này nữa mới có bốn, hắn cười gượng.
-
Mày
nhớ thằng lâm không?
-
Ừm!
-
Con
mẹ nó! Nó tự hào sang sảng kheo suốt con vợ đẹp người đẹp nết, mới hôm qua tao
đến nhà nó chơi. Con vợ nó xồ xề như con lợn, mới đẻ một con mà phát tướng. đã
thế còn đổ đốn gọi chồng là thằng, cơm không nấu, nhà không quét, con khóc mặc
kệ, vào phòng đóng sập cửa, bật nhạc quên đời. Tao sướng. Tễu cho mấy câu, cái
mặt ngu như mới rơi tiền, nó ngồi im. Há há! – Cường cười đầy sảng khoái, kéo
chai rượu phía sau lưng, khui nút “pực”.
-
Ví
mày với con chó còn sỉ nhục con chó đấy, tao khoái mày. Bạn tốt! Bạn tốt. – Shan
nói.
-
Ngày
trước, mày đếch học nữa, lại thi lại học, giờ lại không muốn học nữa. Vậy chứ
mày có dự định gì không, chứ vất vưởng, dặt dẹo. khổ lắm! – Cường vừa nói vừa
rót rượu vào đầy hai cốc.
-
Ừm!
-
Nói
tao nghe đi. – Cường nói rồi nhấc cốc lên, Shan theo tay nhấc cốc, chỉ nghe
tiếng “ực” là cốc đã cạn, họ cùng đặt cốc xuống nền.
-
Tao
tính kinh doanh cá cảnh, chim cảnh, hàng đá trang trí. Tháng sau qua anh luân
bên bưởi học hỏi sơ qua, nguồn hàng tao đã có, vốn vay không hoàn lại, dư xăng
dùng đến mùa đông năm sau.
-
Hứ!
tao đếch tin. Nói như mày, không chắc. Làm ăn buôn bán, tính kỹ càng còn thua
hỏng đầy, chưa biết cái con mẹ gì, nhìn thấy hay là theo. Chí mày nhanh nản,
hơi bị khó đấy. – Cường nhếch miệng, rồi phản bác thẳng thừng.
-
Cứ
đợi đấy, xem tao lên đời bằng nhà e, yêu ngay.
-
Yêu!
ừ thì yêu. Kệ mày thôi, nếu chết đừng đến kêu với tao là được. Uống!
Tình
thắm một đêm, rượu nồng một chén, Shan gục xuống ngay bên cốc rượu, cũng là khi
chai cuối vừa cạn hết. Cường ngồi nhìn thằng bạn thân yêu với nụ cười sảng
khoái. Hắn thầm nghĩ “dù không muốn, nhưng không thể khác. Lẽ nào mày than thở
buồn bã, tao cũng lại ngồi trầm ngâm theo, rồi cùng khóc lóc như lũ đàn bà! Bạn
tốt! Ngủ đi. Rồi sẽ quên hết”.
Giữa thành phố
lớn, một ngọn núi cao đang vươn dần lên, hắn ngồi lên một vìa đá chơ vơ nhìn
xuống, một nụ cười cuối cùng rồi nhắm mắt, màn đêm đã tan đi. Nơi bình minh
đang tới, những áng mây đứng lặng phơi mình đón lấy hơi ấm đầu tiên. Một ngày
mới tới, hắn thở phào, qua một đêm dài. (Pnx)
---------------------------------------------
************************
Phụ cảnh 1. Cuộc đời
phù liễm (phần này chỉ có tính dẫn giải)
Có những dòng sông
đã chảy suốt bao đời, nó chảy từ đời này qua đời
khác, từ đời ông tới đời cha, rồi tới đời con thì dừng lại, chỉ vì
con là đứa trẻ hư. Nay thân con sống như trơ trọi giữa đời, đứng lặng
trước
cảnh họa tàng nan ẩn, mà ngậm lòng tưởng lại. lòng dù sơ ngộ nhưng tội thời cấp bách cũng đành rủ buông. con có cha mà không dám cầu
cha, con có nhà mà chẳng đường quay lại, lẽ bởi “có những thứ chỉ
khi mất đi ta mới nhận ra mình đã từng có nó” – Giàng A Shan, đông chí 2017.
Gia
lâm, Hà nội, hạ tuần tháng 8, mùa thu năm 2002.
Xe khách đường dài Hà – Yên tọa
lại trong bến khách gia lâm, A Shan thích thú ngắm nhìn thế giới mới,
đôi mắt nó tròn vo đen nhánh, cặp mày cong vút căng đầy như sống cung,
đôi môi ngờ nghệch cứ trực thời há rộng. Nó lấy làm lạ lẫm, ngạc
nhiên và thán phục trước những ngôi nhà lớn trùng trùng kín lối,
trước những dòng xe cộ chảy mãi không ngơi, trước cảnh người người cùng
nhau xuống phố. Vợ chồng dĩnh xét lại số đồ dưới đất cẩn thận,
rồi mới quay ra nhìn Shan.
-
Shan
đang ngắm gì vậy? – Ông dĩnh hỏi với lại, giọng ông chắc nịch mà
vẫn toát lên vẻ ân cần, nhã nhặn cần thiết của một người cha đối
với con trẻ.
-
Shan
ngắm thành phố ạ.
-
Shan
này giỏi quá! Mới tới thành phố mà không thấy mệt mỏi nữa.
-
Shan
mệt lắm. Nhưng thành phố lạ quá cha ơi.
-
Thành
phố có gì lạ chứ, Shan xem trên tivi rồi mà không nhớ sao.
-
Shan
nhớ rồi. Trong Tivi thành phố bé hơn.
-
Ừ
đúng rồi. Tại vì tivi nhà mình bé, nếu có cái tivi to thật to, Shan
sẽ thấy thành phố to như thế này.
-
Vậy
cha mua cho Shan cái tivi to thật to nhé.
-
Ừ!
Cha sẽ mua cho Shan, nhưng Shan phải ngoan, bây giờ tới đây cầm tay mẹ Thào,
cả nhà mình cùng về nhà mới nào.
-
Vâng
ạ.
Từ
bến xe khách gia lâm vào trong nội thành, gia đình Shan phải bắt thêm 2
tuyến xe buýt nữa. xuống trạm bên bờ kim ngưu, họ rảo bộ theo con
đường nhỏ dẫn vào khu đất vìa lĩnh nam. Shan tuy còn bé nhưng rất
mực biết điều, thấy cha mẹ mang nhiều đồ nặng bên mình, cũng xin cha
được xách cái túi nhỏ, Dĩnh thấy Shan có lòng thương cha mẹ lấy làm
mừng lắm, nhưng con trẻ vẫn còn nhỏ, trẻ thời non sức lại mới đi xa
mà đâm nghĩ tội, ông lấy hết đồ ra chuyển qua bên túi lớn, chỉ chừa
lại một cuốn chuyện “cổ tích việt nam” nhỏ, mới đưa cho Shan mang vào.
Shan được giao nhiệm vụ, lấy làm khoái lắm, nó vừa nói cười, vừa
tung tăng chạy lên dẫn đầu, tiếng cười nói rộn ràng của nó khiến vợ
chồng dĩnh xóa tan mệt nhọc, chẳng mấy chốc mà đã tới nơi.
Căn
nhà dĩnh mua không lớn lắm, chỉ nhỏ chừng hai mươi tư mét vuông, nằm
trong hẻm nhỏ cuối nhánh đường trục dẫn vào lĩnh nam, xây cất đơn
giản một trệt đổ mái bằng chắc chắn, đúc vuông khối rồi phân làm hai
gian, đồ đạc trong nhà thì chỉ vẹn có một bộ bàn bằng gỗ xà cừ khảm
trai đặt ngoài gian trước, và một chiếc giường ở gian trong. Cánh cửa
vừa mở ra, Shan háo hứng ùa vào cười nói râm ran, nó đâu ngờ rằng,
cũng từ phút này cuộc đời nó đã bước qua trang mới. Vợ chồng Dĩnh
bước vào sau, anh tuy mang nặng đầy người, nhưng chẳng hề hấn gì, đỡ
đồ cho vợ xong hết, mới tự mình bỏ đồ hạ xuống. Dĩnh không cho vợ
xắp đồ luôn, anh nở nụ cười tươi tắn khoác vai vợ mà đẩy cô tới
ngồi lên ghế, còn anh vào trong gian nhà sau lấy quạt.
Phải
mất ròng hai tháng, gia đình Shan mới đi vào ổn định. Đúng vào dịp
tựu trường đi học, Dĩnh phải lo chạy xin đủ loại giấy tờ cho Shan đi
học. Trên giàng B, Shan đã học hết lớp ba, nhưng sợ vì kiến thức nền
cơ sở miền núi không theo được với thành phố, anh quyết định xin cho
Shan theo học lớp ba lại từ đầu. Ngày nhập học cho Shan, Anh lại nghe
người ta (những người bán nước, những người lái xe, những người phụ
huynh đưa đón con) kháo con trẻ thị thành đứa nào cũng khôn ranh mà
lấy làm lo lắng. Rồi lo lắng ấy chuyển sang thứ cảm nghĩ mơ hồ như một
linh cảm mờ nhạt về ngày mai, một chuyện gì không hay sẽ đến trong
đời.
Shan
đi học được cô giáo khen, được bạn bè tán thưởng thì về nhà luôn
miệng kheo với cha mẹ. vợ chồng dĩnh yêu con lắm, mỗi lần như vậy
lại ngồi xúm bên nhau nghe nó kể, cảnh gia đình quây quần ấm lòng vui
vẻ biết bao.