Những đứa con của nửa đêm - Phần I - Chương 02 - Phần 1
Chương
2: Mercurochrome
Padma
- cô nàng Padma phốp pháp của chúng ta - đang cực kỳ sưng sỉa. (Cô
không biết đọc và, như mọi người mê cá, ghét người khácbiết cái mình
không biết. Padma: khỏe khoắn, vui tươi, niềm an ủi của tôi những ngày cuối
đời. Nhưng đích thị là một ả chó cái giữ xương.) Cô cố dỗ tôi rời
khỏi bàn: “Ăn đi, nào, thức ăn hỏng mất.” Tôi vẫn ương ngạnh gò lưng trên
giấy. “Gì mà quý hóa thế,” Padma hỏi, tức tối huơ tay chém gió lia lịa, “ba cái
trò viết lách-rặn ỉa này?” Tôi trả lời: giờ tôi đã kể chi tiết chuyện
tôi ra đời, giờ tấm ga giường khoét lỗ đã giăng giữa bác sĩ và bệnh nhân, tôi
không lùi được nữa. Padma khịt mũi. Đập tay lên trán. “Rồi, chết đói thì chết,
kệ thây nhà anh!” Một cú khịt lớn hơn, dứt khoát... nhưng tôi không lấy thế làm
giận. Cô sống bằng nghề quấy một cái vại sôi sùng sục suốt ngày;
tối nay có gì đó, cay và chua đã khiến cô bốc hỏa. Hông dày, lông tay hơi
rậm, cô vùng vằng, hoa chân múa tay, bỏ đi. Khổ thân Padma. Mọi thứ luôn trêu
tức cô. Có lẽ cả tên cô cũng vậy: dễ hiểu thôi, vì hồi cô còn bé, mẹ bảo cô được
đặt tên theo nữ thần hoa sen, mà danh hiệu quen thuộc nhất của bà trong dân
gian lại là “Bà Chúa Phân.”
Trong
sự im lặng vừa khôi phục, tôi trở lại với xấp giấy phảng phất mùi nghệ, sẵn
sàng và quyết tâm chấm dứt nỗi thống khổ của mạch truyện bị bỏ lửng từ hôm qua
- giống nhưScheherazade, bảo toàn tính mạng bằng cách bỏ Quốc vương
Shahryar cho cơn tò mò gặm nhấm, từng làm đêm này qua đêm khác! Tôi sẽ bắt đầu
ngay: bằng việc tiết lộ rằng dự cảm của ông tôi ở hành lang nọ không
phải là không có cơ sở. Suốt những năm sau này, ông đã
mắc phải cái mà tôi chỉ biết gọi là bùa phép của tấm vải khoét lỗ khổng lồ
(nhưng chưa hề vấy bẩn)kia.
“Nữa
à?” mẹ Aadam đảo mắt nói. “Ta nói con nghe, con bé đấy sống trong
nhung lụa nhiều quá sinh ốm đấy thôi. Ăn lắm của ngọt và được nuông chiều quá
mức, vì thiếu bàn tay cứng rắn của người mẹ. Nhưng thôi, đi chăm sóc cô
bệnh nhân vô hình của con đi, mẹ con chỉ đau đầu vặt chẳng làm sao đâu.”
Chả
là, những năm ấy, Naseem Ghani con gái lão chúa đất đã mắc phải một số lượng
khá bất thường những chứng bệnh vặt, mỗi lần như thế một người lái đò lại được
cử đi triệu anh Bác sĩ Sahib trẻ cao lớn với chiếc mũi to, người đang gây được
tiếng tăm ra trò trong thung lũng. Những cuộc viếng thăm của
Aadam Aziz đến căn phòng có một vạt nắng và ba mụ đô vật đã thành
chuyện hằng tuần; và mỗi lần anh lại được ban cho thấy, qua tấm vải khoét lỗ,
một hình tròn hai mươi xăng ti mét khác nhau của thân thể cô gái. Cơn đau bụng
đầu tiên được tiếp nối bởi một cú trẹo rất nhẹ ở mắt cá chân phải, một cái móng
mọc quặp ở ngón cái bàn chân trái, một vết xước tí ti dưới bắp chân trái. (“Uốn
ván chết người đấy, Bác sĩ Sahib ạ,” lão chúa đất nói, “Naseem con ta không thể
chết vì xước da.”) Rồi đầu gối phải của cô bị tê, và chàng Bác sĩ buộc phải xoa
bóp qua cái lỗ trên tấm ga... và được ít lâu các chứng bệnh bắt đầu leo lên
cao, né tránh một số vùng không thể nói ra được, và bắt đầu phát ra ở nửa người
trên cô gái. Cô mắc một chứng bệnh bí hiểm mà cha cô gọi là Thối Ngón, khiến
tay cô bị tróc da; cho tới bệnh yếu xương cổ tay, mà Aadam kê đơn
viên calcium; cho đến những cơn táo bón, mà anh cho cô uống thuốc
nhuận tràng, vì không đời nào anh lại được phép tiến hành thụt ruột. Cô bị sốt
và cả bệnh thân nhiệt thấp. Mỗi lần như vậy chiếc nhiệt kế của anh lại được đặt
vào nách cô và anh sẽ ậm ừ về sự thiếu hiệu quả tương đối của phương pháp này.
Ở nách kia có lần cô phát bệnh nấm da nhẹ và anh phải thoa phấn vàng cho cô;
sau lần điều trị này - buộc anh phải xoa phấn tận nơi, nhẹ nhàng nhưng chắc
tay, dù thân hình bí ẩn mềm mại kia bắt đầu run rẩy và anh nghe thấy tiếng cười
không nén nổi từ sau tấm ga, vì Naseem Ghani rất có máu buồn - cơn
ngứa dứt hẳn, nhưng Naseem mau chóng tìm được một cơ số những lời than vãn mới.
Mùa hè cô bị thiếu máu và mùa đông cô bị suyễn. (“Khí quản nó mong manh lắm,”
Ghani giải thích, “như mấy ống sáo nhỏ ấy.”) Ở phương xa cuộc Thế chiến đi từ
biến động này đến biến động khác, cùng lúc đó tại ngôi nhà chăng đầy mạng nhện
Bác sĩ Aziz cũng bước vào cuộc chiến tranh tổng lực chống lại những
lời than vãn không dứt từ người bệnh bị chia cắt của mình. Và, suốt những năm
tháng chiến tranh ấy, Naseem không hề tái phát chứng bệnh nào. “Chỉ cho thấy
một điều,” Ghani bảo, “cậu rất có nghề. Cậu đã chữa, là con bẻ khỏi hẳn. Nhưng
than ôi!” - lão vỗ trán - “nó nhớ thương mẹ nó, con bé tội nghiệp, đến mòn mỏi
cả người. Nó là đứa quá tình cảm.”
Vậy
là dần dần Bác sĩ Aziz hình dung ra trong đầu chân dung của Naseem,
một bức tranh cắt dán xộc xệch từng phần cơ thể được khám riêng rẽ của cô. Ảo
tưởng về người phụ nữ bị chia nhỏ ấy bắt đầu ám ảnh anh, và không chỉ trong mơ.
Được trí tưởng tượng của anh dán thành hình, cô bám theo anh đi khắp nơi, cô
dọn đến ở tiền sảnh trong tâm trí anh, khiến lúc thức hay khi ngủ anh đều cảm
thấy nơi đầu ngón tay cái mịn màng của làn da có máu buồn hay đôi cổ tay nhỏ
nhắn hoàn mỹ hay vẻ đẹp của mắt cá chân cô; anh ngửi thấy mùi oải hương và hoa
nhài của cô; anh nghe thấy giọng nói và tiếng cười thiếu nữ không nén nổi của
cô; nhưng cô không có đầu, vì anh chưa bao giờ thấy mặt cô.
Mẹ
anh nằm sấp trên giường, tay chân duỗi ra. “Lại đây, lại xoa bóp cho
mẹ,” bà nói, “cậu con bác sĩ có đôi tay biết làm dịu cơn nhức mỏi của mẹ
mình. Ấn đi, ấn đi, cậu con mặt như ngỗng ỉa của ta.” Anh bóp vai cho bà. Bà
rên rẩm, vặn vẹo, thư giãn. “Thấp xuống,” bà bảo, “giờ cao lên. Sang phải. Thế.
Cậu con sáng láng của ta không nhìn ra lão Ghani chúa đất đang chơi trò gì. Con
ta thông minh lắm, nhưng lại không đoán được vì sao con bé ấy không ngừng ốm
vặt. Nghe này, con trai: nhìn cái mũi trên mặt mình một lần đi: lão Ghani ấy
nghĩ con là một đám khớ cho con bé đấy. Du học nước ngoài này kia. Ta ngồi bán
hàng và bị ánh mắt những kẻ xa lạ lột trần ra cốt để con lấy được con bé Naseem
ấy! Dĩ nhiên là ta đúng; không thì việc gì lão phải ghé mắt đến nhà
ta?” Aziztiếp tục bóp. “Trời ơi, thôi đi, không cần phải giết tôi vì tôi
nói sự thật đâu!”
Đến
năm 1918, Aadam Aziz đã chuyển sang sống vì những chuyến đi đều đặn
sang bờ hồ bên kia. Và giờ đây nỗi háo hức của anh càng thêm dữ dội, vì rõ ràng
là, sau ba năm, lão chúa đất và con gái đá sẵn lòng hạ thấp một số rào cản. Giờ
đây, lần đầu tiên, Ghani bảo, “Một khối u ở ngực phải. Có đáng ngại không, Bác
sĩ? Xem đi. Xem kỹ vào.” Và kia, đóng khung sau cái lỗ, hình dáng hoàn hảo
và đẹp mê hồn, là...“Tôi phải sờ vào đó,” Aziz nói, vật lộn
với giọng mình. Ghani vỗ lưng anh. “Sờ đi, sờ đi!” lão nói, “Bàn tay thần
y! Cái sờ mầu nhiệm, hả, Bác sĩ?”Và Aziz vươn
tay ra... “Thứ lỗi cho tôi hỏi thẳng; nhưng có phải cô nhà đang đến
tháng?”... Nụ cười bí ẩn xuất hiện trên mặt ba mụ đô vật. Ghani hòa nhã gật
đầu: “Ừ. Không phảỉ ngượng ngùng thế, anh bạn. Mình là người nhà bệnh nhân và
bác sĩ rồi.” Và Aziz, “Thế thì không ngại, khối u sẽ tan khi hết
kỳ.”... Thế rồi lần sau, “con bé bị căng cơ sau đùi, Bác sĩ Sahib ạ. Đau lắm!” Và
kia, giữa tấm ga, làm mắt Aadam Azizmờ đi, là một gò mông tròn trịa và
không tưởng... Và lúc này Aziz: “Liệu cô nhà có thể...” Tiếp đó là
một lời của Ghani; một tiếng dạ ngoan ngoãn sau tấm ga; một sợi dải rút được
rút ra; và chiếc quần thụng rơi khỏi bờ mông thần tiên ấy, căng đầy tuyệt trần
sau cái lỗ. Aadam Aziz cố ép mình vào khuôn khổ suy nghĩ của nghề
y... đưa tay ra... sờ. Và tự thề với mình, trong kinh ngạc, rằng anh thấy cặp
mông kia ửng lên một màu hồng thẹn thùng, nhưng nhu thuận.
Tối
ấy, Aadam ngẫm nghĩ về bờ mông ửng hồng nọ. Phải chăng ma thuật của tấm ga đã
tác động lên cả hai bên lỗ thủng? Trong cơn phấn khích, anh hình dung ra nàng
Naseem không đầu ngứa râm ran dưới sự khám xét của mắt anh, nhiệt kế của anh,
ống nghe của anh, ngón tay anh, và cố dựng lên trong óc chân dung củaanh. Dĩ
nhiên, cô có thiệt thòi là chưa thấy gì ngoài hai bàn tay anh... Aadam bắt đầu
hy vọng với một niềm tuyệt vọng cấm kỵ rằng NaseemGhani sẽ phát cơn
đau nửa đầu hoặc gãi xước cái cằm chưa lộ diện của mình, để họ có thể nhìn thấy
mặt nhau. Anh biết những cảm xúc ấy trái với lương tâm nghề nghiệp; nhưng không
làm gì để đè nén chúng. Anh cũng chẳng làm được gì nhiều. Chúng đã có sự sống
của riêng mình. Tóm lại: ông tôi đã mắc lưới tình, và đã đi đến chỗ nghĩ về tấm
ga giường khoét lỗ như một vật linh thiêng và mầu nhiệm, bởi những gì ông thấy
qua nó đã lấp đầy cái lỗ xuất hiện trong ông từ khi ông bị một búi cỏ táng vào
mũi và bị lão lái đò Tai sỉ nhục.
Đúng
ngày cuộc Thế chiến kết thúc, Naseem lên cơn đau đầu được mong mỏi từ lâu. Những
trùng hợp lịch sử như thế đã trút rác rưởi lên, và có lẽ đã làm ô uế sự tồn tại
của gia đình tôi trên thế giới này.
Anh
gần như không dám nhìn vào những gì hiện lên sau cái lỗ trên tấm ga. Biết đâu
cô lại gớm ghiếc; có lẽ đó là nguồn cơn của cả vở kịch này... anh nhìn. Và thấy
một khuôn mặt mịn màng không hề xấu xí chút nào, một cái nền êm dịu cho đôi mắt
lóng lánh như đá quý, sắc nâu điểm những đốm vàng: đôi mắt hổ. Bác
sĩ Azizgục ngã hoàn toàn. Và Naseem thốt lên, “Kìa Bác sĩ, trời ơi, cái
mũi gớm quá!” Ghani giận dữ, “Này con, cứ
liệu...” Nhưng cả bệnh nhân và bác sĩ cùng cười, rồi Aziz nói, “Phải,
phải, cái mẫu vật này gớm mặt thật. Họ bảo tôi rằng có hàng vương triều đang
chờ trong đó...” Và anh phải cắn lưỡi vì suýt nữa định thêm, “... như gỉ mũi...”
Còn
Ghani, người đã mù lòa đứng cạnh tấm ga ba năm ròng, mỉm cười và mỉm cười
và mỉm cười, một lần nữa nở nụ cười bí hiểm của lão, phản chiếu trên môi ba mụ
đô vật.
Trong
khi đó, lão lái đò, Tai, đã đi tới một quyết định không lý giải được là bỏ tắm.
Ở một thung lũng ngập giữa những hồ nước ngọt, nơi những kẻ cùng khổ nhất cũng
có thể (và thực sự) tự hào về sự sạch sẽ của bản thân, Tai chọn cách ở bẩn. Đã
ba năm, lão không tắm, và cũng không rửa sau khi trả lời tiếng gọi của tự
nhiên. Lão vận nguyên bộ đồ ấy, không giặt, tứ thời như vậy; nhượng bộ duy
nhất của lão trước mùa đông là khoác tấm áo chugha ra ngoài bộ đồ thối khẳn.
Chiếc rổ con đựng than nóng lão nhét dưới tấm chugha, theo phong tục
ở Kashmir, để giữ ấm khi trời rét buốt, càng làm dậy lên và nổi bật
hơn cái mùi ghê tởm ấy. Lão bắt đầu lờ lững chèo qua nhà Aziz, phả
luồng hơi kinh khiếp trên người lên mảnh vườn nhỏ và vào nhà. Hoa chết; chim
tháo chạy khỏi bậu cửa sổ phòng ông lão Aziz. Dĩ nhiên, Tai mất việc;
cụ thể là các vị khách Anh không mặn mà với việc để một cái bể phân chèo đò cho
họ. Quanh hồ đồn rằng vợ Tai, phát điên trước sự hôi thối bất ngờ của ông lão,
đã nài hỏi lý do. Lão trả lời: “Hỏi anh bác sĩ Tây học, thằng nakkoo,
thằng Aziz người Đức ấy.” Đó, phải chăng, là một cố gắng làm tổn
thương hai lỗ mũi siêu nhạy cảm của anh Bác sĩ (nơi cơn ngứa báo nguy đã thuyên
giảm đôi phần nhờ liệu pháp gây mê của ái tình)? Hay một động thái của sự không
thay đổi để phản kháng sự xâm lược của món “hành trang bác sĩ”
từ Heidelberg? Một lần Aziz đã hỏi chẳng ông lão, làm như vậy để
làm gì; nhưng Tai chỉ thở vào anh rồi chèo đi. Hơi thở ấy suýt đánh
quỵAziz; nó sắc bén như rìu.
Năm
1918, cha của Bác sĩ Aziz, bị tước mất bầy chim, chết trong giấc ngủ; và
lập tức mẹ anh, người đã có thể bán đi cửa hiệu đá quý vì việc hành
nghề của Aziz khá thành công, và giờ đây coi cái chết của chồng như
sự giải thoát cho bà khỏi một cuộc đời chất chồng trách nhiệm, cũng ốm liệt
giường và đi theo chồng trước khi bốn mươi ngày tang kỳ kết thúc. Lúc các trung
đoàn Ấn Độ trở về khi chấm dứt chiến tranh, Bác sĩ Aziz đã là một đứa con
côi, một người tự do - trừ việc trái tim anh đã rơi lọt một cái lỗ bề ngang
chừng hai mươi xăng ti mét.
Hệ
quả thê lương từ thái độ của Tai: nó hủy hoại quan hệ tốt đẹp của Bác sĩ
Aziz với cái xóm nổi trên hồ. Anh, người hồi bé vẫn thoải mái tán chuyện với
mấy mụ dân chài và các bà hàng hoa, vấp phải những ánh nhìn ngờ vực. “Hỏi thằng
nakkoo, thằng Aziz người Đức ấy.” Tai quy kết anh là kẻ ngoại lai, do vậy là
một kẻ không thể tin cậy hoàn toàn. Họ không ưa lão lái đò, nhưng với họ sự
biến đổi hiển nhiên là do anh gây ra cho lão còn đáng ngại hơn. Aziz gặp phải
sự nghi ngờ, thậm chí tẩy chay, từ phía những người nghèo; và nó làm tổn thương
anh ghê gớm. Giờ anh đã hiểu Tai nhắm đến điểu gì: lão đang cố đuổi anh khỏi
thung lũng.
Chuyện
tấm ga khoét lỗ cũng lọt ra ngoài. Ba mụ đô vật rõ ràng không kín đáo như
bề ngoài. Aziz bắt đầu để ý thấy người ta chỉ trỏ mình. Đàn bà con gái
bưng miệng cười rúc rích...
“Tôi
quyết định dâng thắng lợi cho Tai,” anh nói. Ba mụ đô vật, hai chăng tấm ga,
một lượn lờ gần cửa, căng đầu nghe anh nói qua lần bông nút lỗ tai. “Em bảo cha
làm đấy,” Naseem bảo anh, “Cho mấy mụ lắm mồm ấy từ nay khỏi ngồi lê đôi
mách.”) Cặp mắt Naseem, lọt giữa cái lỗ, mở to hơn bao giờ hết.
...
Hệt như mắt anh, lúc thả bộ trên phố mấy
ngày trước, thấy chuyến xe khách cuối cùng của mùa đông xịch
tới, sơn đầy những dòng chữ đủ màu - đằng trước, Ý CHÚA chữ lục đổ bóng đỏ;
đằng sau chữ vàng bóng xanh hét vang ƠN CHÚA!, và với một màu nâu xấc xược,
SORRY-BYE-BYE! - và nhận ra, sau tấm mạng che mặt kết bằng vòng và sợi, Ilse
Lubin đang bước xuống...
Giờ
đây, lão Ghani chúa đất để anh lại một mình với ba vệ sĩ nút tai. “Để chuyện
trò đôi chút; quan hệ bác sĩ-bệnh nhân chỉ có thể trở nên sâu sắc trong hoàn
cảnh tuyệt đối riêng tư. Giờ ta hiểu rồi, Aziz Sahib - thứ lỗi cho sự
đường đột trước kia của ta.” Giờ đây, cái lưỡi Naseem ngày một bạo dạn hơn.
“Anh nói chuyện kiểu gì thế? Anh là đàn ông hay thỏ đế? Định bỏ nhà vì một lão
chèo đò thối tha!”...
“Oskar chết
rồi,” Ilse bảo anh, nhấp một ngụm nước chanh trên chiếc tràng kỷ của
mẹ anh. “Như một anh hề. Hắn đi gặp lính để khuyên chúng đừng làm tốt thí. Gã
ngốc ấy đinh ninh chúng sẽ ném súng đi rồi giải tán. Bọn mình từ cửa sổ nhìn
xuống, mình chỉ cầu sao chúng đừng giẫm nát hắn. Vừa đến góc phố đối diện duyệt
binh trường thì hắn giẫm phải dây giày ngã ra đường. Một chiếc xe sĩ quan lao
đến đâm phải hắn, và hắn chết. Suốt đời không buộc chặt được dây giày, thằng
khờ ấy”... tới đây những hạt kim cương đông lại trên mi cô... “Ngữ hắn
đúng là làm ô danh những người vô chính phủ.”
“Được
thôi,” Naseem chịu thua, “vậy là anh có cơ hội kiếm được một chỗ làm tốt. Đại
học Agra, danh giá lắm, đừng tưởng em không biết. Bác sĩ trường Đại
học!... nghe được đấy. Cứ cho là anh đi đi, đó lại là chuyện khác.” Hàng
mi rủ xuống sau cái lỗ. “Em sẽ nhớ anh, tất nhiên rồi...”
“Mình
đang yêu,” Aadam Aziz bảo Ilse Lubin. Và sau đó, “... Vậy là
mình mới thấy nàng qua cái lỗ trên tấm ga, mỗi lần một phần; và mình thề là
mông nàng đỏ bừng lên.”
“Không
khí trên này chắc là có cái gì đó,” Ilse nói.
“Naseem
à, tôi được nhận rồi,” Aadam hào hứng nói. “Thư vừa tới hôm nay. Có hiệu lực từ
tháng Tư 1919. Cha em bảo ông có thể tìm được người mua lại ngôi nhà của tôi và
cả cửa hàng đá quý nữa.
“Tuyệt
quá,” Naseem bĩu môi. “Nghĩa là em sẽ phải tìm bác sĩ mới. Hoặc đành gọi lại mụ
già chẳng biết mô tê gì kia vậy.”
“Vì
cháu mồ côi,” Bác sĩ Aziz nói, “nên cháu phải tự đến thay bậc
cha chú. Dù sao cháu cũng đã đến, Ghani Sahib, lần đầu tiên khi không được gọi.
Cháu đến không phải vì công việc.”
“Con
trai!” Ghani vỗ lưng Aadam. “Tấtnhiên là cậu phải cưới con bé. Với một món
hồi môn tươm tất hạng A-l! Không phải tốn kém gì sất! Đó sẽ là đám
cưới của năm, phải, chắc chắn vậy.”
“Tôi
không thể ra đi mà bỏ em lại” Aziz bảo Naseem. Ghani nói,
“Bày đặt thế đủ rồi! Khỏi cần tấm vải dớ dẩn này nữa! Bỏ xuống, mấy mụ này, đây
giờ đã là đôi uyên ương mới rồi!”
“Cuối
cùng,” Aadam Aziz nói, “cuối cùng tôi cũng được thấy em trọn vẹn.
Nhưng tôi phải đi đã. Đi thăm bệnh... một người bạn cũ đang ở nhà tôi, tôi phải
cho cô ấy biết, cô ấy sẽ rất mừng cho cả hai ta. Một người bạn thân từ Đức.”
“Không,
Aadam baba,” người hầu nói, “từ sáng sớm tôi đã không thấy Ilse Begum[1].
Cô thuê lão Tai chở đi một chuyến shikara.”
[1]
Tiếng xưng hô tôn trọng dành cho phụ nữ (cô, bà, phu nhân).
“Biết
nói gì đây, thưa cậu?” Tai thẽ thọt. “Tôi rất vinh dự được triệu đến tư gia một
bậc rất mực tôn quý như cậu đây. Thưa cậu, tiểu thư thuê tôi chở đi một chuyến
ra Vườn Mughal, nhân lúc hồ chưa đóng băng. Cô rất lặng lẽ, thưa Bác sĩ
Sahib, cả buổi chả nghe cô nói câu gì. Đâm tôi cũng mải nghĩ ba chuyện riêng tư
dớ dẩn của mấy lão già lẩm cẩm. Bỗng nhiên lúc tôi nhìn lại thì cô đã không còn
trên ghế. Thưa Sahib, tôi thề trên đầu vợ mình, không thể nhìn thấy gì đằng
trước lưng ghế, làm sao tôi biết được? Xin cậu tin lão chèo đò khốn khổ từng là
bạn của cậu ngày cậu còn nhỏ...”
“Aadam
baba,” người hầu già xen vào, “xin cậu thứ lỗi nhưng tôi vừa tìm thấy tờ giấy
này trên bàn tiểu thư.”
“Tôi
biết cô ấy ở đâu,” Bác sĩ Aziz nhìn Tai trân trối. “Tôi không biết
tại sao bác vẫn dính dáng đến cuộc sống của tôi, nhưng bác từng chỉ chỗ đó cho
tôi một lần. Bác bảo: có những phụ nữ ngoại quốc đến đây để chết đuối.”
“Tôi
ư, Sahib?” Tai ngỡ ngàng, hôi thối, ngây thơ. “Cậu đau lòng quá đâm nghĩ quẩn
rồi! Mấy chuyện ấy làm sao tôi biết được?”
Và
sau khi cái xác, trương phềnh, quấn đầy rong rêu, được một nhóm mấy người lái
đò mặt mày vô cảm dùng lưới vét vớt lên, Tai đến chỗ neo thuyền và bảo những
người có mặt, khi họ rúm lại trước hơi thở của một con bò thiến mắc bệnh lỵ từ
lão phả ra, “Hắn đổ tội cho ta, chỉ toàn tưởng tượng! Đem mấy ả gái Âu lang chạ
về đây rồi nói chúng nhảy xuống hồ là lỗi của ta!... Ta hỏi, làm sao hắn biết
đúng chỗ mà tìm? Phải, hỏi hắn xem, hỏi thằng nakkoo Aziz ấy!”
Cô
để lại một lời nhắn. Nó viết: “Mình không cố ý.”
Tôi
không bình luận gì; những sự kiện này, dù thế nào đi nữa, cũng đã tuôn ra từ
miệng tôi, bị sự vội vã và xúc cảm làm biến dạng, là để người khác phán xét.
Bây giờ tôi xin đi vào chủ để chính, và kể rằng trong mùa đông dài, khắc nghiệt
năm 1918-19, Tai đổ ốm, mắc một dạng bệnh da liễu ác hiểm, na ná thứ
ôn dịch châu Âu gọi là Tai ách Vua ban[2]; nhưng lão nhất
định không đến Bác sĩ Aziz, và được một thầy lang vi lượng đồng căn
trong vùng chữa trị. Tháng Ba, khi hồ tan băng, đám cưới diễn ra ở ngôi lều lớn
trong khuôn viên nhà lão Ghani chúa đất. Khế ước hôn nhân đảm bảo cho
Aadam Aziz một món tiền đáng kể, giúp anh mua một căn nhà ở Agra; còn
của hồi môn, theo nguyện vọng đặc biệt của Bác sĩ Aziz, gồm cả một
tấm ga giường khoét lỗ. Đôi uyên ương mới ngồi trên bục, đeo đầy hoa và rét
run, trong khi khách khứa lũ lượt diễu qua và rắc tiền vào lòng họ. Đêm đó ông
tôi trải tấm vải khoét lỗ dưới cô dâu và mình, tới khi trời sáng nó được tô
điểm bởi ba giọt máu, tạo thành một hình tam giác nhỏ. Khi trời sáng tấm vải
được đem ra trưng, và sau lễ hợp cẩn một chiếc xe do lão chúa đất thuê đến để
đưa ông bà tôi tới Amritsar, ở đó họ sẽ bắt chuyến tàu Frontier
Mail. Núi non quần tụ lại dõi theo ông tôi rời khỏi nhà lần cuối. (Ông sẽ
trở về, một lần, nhưng không phải để ra đi.) Aziz nghĩ mĩnh đã trông
thấy một người lái đò già nua đứng nhìn theo họ - nhưng có lẽ anh nhầm, vì Tai
đang ốm. Nốt rộp hình ngôi đền trên đỉnh đồi Sankara Acharya, mà tín đồ đạo
Hồi vẫn quen gọi là Takht-e-Sulaiman, hay Ngai vàng
của Solomon, chẳng hề để tâm tới họ. Từng hàng dương mùa đông trụi lá
và những cánh đồng nghệ tuyết phủ dậy sóng quanh họ khi cỗ xe chạy về phía Nam,
với một chiếc cặp da cũ đựng, ngoài nhiều thứ khác, một cái ống nghe và một tấm
ga giường, nhét trong cốp xe. Bác sĩAziz cảm thấy, tự đáy lòng, một cảm
giác gần như không trọng lượng.
[2]
King’s Evil, hay Scrofula: bệnh tràng nhạc. Thời Trung cổ người ta tin rằng
bệnh này nếu được nhà vua sờ vào thì sẽ khỏi.
Hay
đang rơi.
(...
Và bây giờ tôi bị bắt đóng con ma. Tôi lên chín và cả gia
đình, bố tôi, mẹ tôi, con Khỉ Đồng và tôi, đang ở nhà ông bà ở Agra,
và lũ cháu – trong đó có tôi - đang dàn dựng vở kịch Năm Mới theo
truyền thống; và tôi bị bắt đóng con ma. Bởi vậy - và để giữ
bí mật cho vở diễn nghiệp dư sắp tới - tôi sục sạo khắp nhà tìm hóa trang
cho con ma. Ông tôi ra ngoài thăm bệnh. Tôi đang ở phòng ông. Và
đây trên nóc tủ là một cái rương cũ, phủ đầy bụi và nhện, nhưng
khôngkhóa. Và đây, ở trong, là câu trả lời cho lời cầu nguyện của tôi.
Không chỉ một tấm ga, mà là một tấm ga đã khoét lỗ sẵn! Nó đây rồi,
bên trong chiếc cặp da ở trong cái rương, dưới cái ống nghe cũ và tuýp thuốc
xịt hiệu Vicks mốc meo... sự xuất hiện của tấm ga tại vở diễn không khác gì một
cú sốc. Ông tôi vừa thấy nó đã chồm dậy và gầm lên. Ông sải bước lên sân khấu
và lột áo ma của tôi ngay trước mắt mọi người. Môi bà tôi mím chặt đến mức
chúng cơ hồ biến mất. Giữa họ với nhau, một gầm lên với tôi bằng giọng của
người lái đò bị lãng quên, một thể hiện cơn giận dữ bằng đôi môi tan biến, họ
đã biến con ma đáng sợ thành một mớ bèo nhèo thút thít. Tôi bỏ trốn, cúp đuôi
chạy ra mảnh ruộng ngô nhỏ, không hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi ngồi đó - có lẽ
đúng ngay chỗ NadirKhan từng ngồi! - mấy tiếng liền, thề sống thề chết
không bao giờ mở một cái rương cấm nữa, và mơ hồ cảm thấy ấm ức vì nó không
được khóa ngay từ đầu. Nhưng từ cơn thịnh nộ của họ, tôi biết rằng tấm ga, vì
lẽ gì đó, thật sự rất quan trọng.)