Giường đơn hay giường đôi - Chương 04 - Phần 1
Chương 4:
Vĩnh Đạo trong ký ức - mười tám
tuổi
4-1
Lời
thổ lộ của Vĩnh Đạo giống như một trận núi lở, hoàn toàn phá tan sự bình tĩnh
ban đầu trong lòng Phổ Hoa. Cô chưa bao giờ coi cậu ấy là hồng thủy hay mãnh
thú, nhưng cuộc tấn công tình cảm bất ngờ xảy ra này khiến lòng cô vô cùng rối
loạn.
Cuối
tuần, cô cùng mẹ về nhà bà ngoại, ngơ ngẩn ngồi trông sạp thuốc lá nhỏ ông ngoại
mở. Buổi tối ngủ trên chiếc giường đơn nho nhỏ của cậu trước khi cậu kết hôn,
Phổ Hoa giơ chiếc gương trang điểm lên ngắm gương mặt mình, không thể tưởng tượng
“thích” rốt cuộc là cái gì, Thi Vĩnh Đạo lại “thích” cô ở điểm nào.
Đối
với cô, cuộc sống ngoài bố mẹ thì chỉ còn có học hành, điều duy nhất từng hy vọng
có được chẳng qua là “tình bạn” của Kỷ An Vĩnh. Cả đêm Phổ Hoa viết cho Kỷ An
Vĩnh một lá thư, viết rất lâu, hỏi thăm bệnh tình và tình trạng hồi phục của cậu
ấy, sau đó bày tỏ một cách lờ mờ vài lời cô muốn nói. Vốn định đặt thiếp chúc mừng
năm mới vào chỗ ngồi của cậu ấy, lại cảm thấy không ổn, mang về nhà đặt trong
ngăn tủ lần lữa không tặng.
Một
tuần sau, Kỷ An Vĩnh vẫn không đi học, Phổ Hoa bồn chồn, gửi thư vào hòm thư của
trường. Đặt thư xong, trời mưa lất phất, sau đó đúng một tuần lễ đều mưa âm u.
Chỗ ngồi của Kỷ An Vĩnh vẫn trống, trong lòng Phổ Hoa cũng có một khoảng trống.
Thi
Vĩnh Đạo không còn chủ động nói chuyện với cô nữa, chỉ như có mà cũng như không
chờ đợi câu trả lời của cô. Hôm ấy cô trốn tránh, sau đó cậu ấy thường không hẹn
mà xuất hiện trên con đường cô về nhà, nhà ăn của trường, góc rẽ cầu thang, thậm
chí cả văn phòng của giáo viên. Nhưng điều Phổ Hoa làm là im lặng trốn tránh.
Hai
ngày sau cô lặng lẽ mở hòm thư, bức thư đó đã không còn nữa, Phổ Hoa thấp thỏm,
lo lắng, bất an ngồi trên bậc thang lên sân thượng ngắm mưa, suy đoán khi nào
Phong Thanh sẽ giao thư cho Kỷ An Vĩnh, cậu ấy đọc xong sẽ trả lời thế nào.
Phổ
Hoa của tuổi mười lăm vẫn không hiểu cái gì là tình yêu, thứ cô nhìn thấy chỉ
là bố mẹ cãi nhau ngày càng nhiều, bố gánh vác trách nhiệm cuộc sống nặng nề.
Ngoài bài vở nặng nhọc, niềm vui đơn thuần nhất trong cuộc sống là sự quan tâm,
lo lắng, thậm chí cả buồn bã của cô, mà những thứ này cô đều dành cho Kỷ An
Vĩnh.
Một
tháng sau khi kết thúc khóa học huấn luyện quân sự, Kỷ An Vĩnh trở lại lớp, Thi
Vĩnh Đạo mang đồ giúp cậu ấy, đưa cậu ấy vào lớp học. Cầu Nhân tổ chức cho mọi
người viết thiệp thăm hỏi đặt trên bàn cậu ấy. Phổ Hoa ký tên ở góc, chữ viết rất
nhỏ.
Một
thời gian rất lâu sau đó, tất cả mọi thứ của lớp 10(6) đều như trước đây, thỉnh
thoảng Kỷ An Vĩnh hỏi Phổ Hoa về tiếng Anh, giờ thể dục khi chạy sẽ gật đầu
chào hỏi nếu gặp, cậu ấy vẫn nói tiếng “hi”, quan hệ bọn họ cũng chỉ dừng ở đó.
Nhưng
sự nhiệt tình của Thi Vĩnh Đạo không biết từ lúc nào bỗng dừng lại. Cậu ấy
không còn theo cô khi tan học, không còn đợi cô trên đường, thậm chí cố ý trốn
cô, dường như lời thổ lộ hôm ấy chỉ là trò chơi ngu xuẩn tột cùng. Trong chờ đợi
lo sợ bất an, Phổ Hoa đón nhận kỳ thi đầu tiên của cuộc sống cấp ba.
Trước
ngày công bố thành tích giữa kỳ, Quyên Quyên nhét riêng cho Phổ Hoa một mảnh giấy,
trên đó viết: Buổi trưa gặp nhau ở tầng thượng.
Hỏi
ai viết, cô ấy nói là Doãn Trình.
Tiết
cuối cùng của buổi sáng, Phổ Hoa nhiều lần nhìn sang chỗ ngồi của Kỷ An Vĩnh. Cậu
ấy nghe giảng một cách bình tĩnh, cảm giác được ánh mắt của cô, cậu ấy hơi
nghiêng đầu cười. Trải qua hai tháng mong chờ hết sức lo sợ, khoảnh khắc này,
Phổ Hoa cuối cùng cũng có thể kiềm chế được bản thân, dồn sự chú ý lên quyển
sách.
Trưa
hôm đó, cô đợi mọi người đi ăn cơm hết mới một mình lên tầng thượng.
Tầng
thượng không có Kỷ An Vĩnh, có người ngồi bên lan can, quả bóng rổ đặt cạnh
chân, ánh mắt dừng tại một điểm xa xa nào đó. Cậu ấy đứng lên bước tới trước mặt
cô, nhặt bóng lên, một cái bóng nhỏ lướt qua mặt cô.
“Lời
của mình, cậu hiểu chứ?”. Cậu ấy hỏi.
Cô
không thể nói chuyện với cậu ấy, từ chối đối diện với cậu ấy, cúi đầu nhìn mũi
giày của mình. Dường như từ khi quen cậu ấy, thứ cô làm nhiều nhất cũng là trốn
tránh ánh mắt của cậu.
Sau
đó cậu ấy lặng lẽ bỏ đi, quả bóng lăn tới lan can.
Trước
tiết học buổi chiều, Doãn Trình đỡ Thi Vĩnh Đạo từ ngoài trở về, đi qua Phổ
Hoa, cô ngửi thấy mùi rượu xộc vào mũi. Là trạng nguyên hóa học trong kỳ thi
trung học toàn khu vực, Thi Vĩnh Đạo lại nộp giấy trắng trong kỳ thi môn hóa giữa
kỳ.
…
Noel
năm đó, Tết dương lịch, thậm chí cả Tết âm lịch, Phổ Hoa không hề nhận được một
tấm thiệp nào. Đến thư hồi âm của Kỷ An Vĩnh cũng không có. Ngày ngày gặp mặt,
chẳng phải người dưng, đây không phải loại quan hệ mà cô mong đợi.
Khi
cô ở nhà bà ngoại, thi thoảng nói chuyện điện thoại với Kỷ An Vĩnh phần lớn là
thảo luận việc học tập. Trước khi cúp máy, cậu ấy sẽ lịch sự nói trước câu
“Chúc ngủ ngon”, Phổ Hoa lặng lẽ nắm ống nghe, vì trong câu tạm biệt này có nỗi
bi thương không cách nào giải thích được trong lòng.
Sau
kỳ thi giữa kỳ, trải qua thời gian thi thử rất dài, đến gần cuối kỳ thành tích
của Phổ Hoa mới khởi sắc. Nhưng lúc đó, gia đình lại không còn là chỗ dựa kiên
cố vững chắc nữa, vẫn đề giữa bố và mẹ trở nên nghiêm trọng.
Nghĩ
tới nửa năm sau của lớp mười còn có hai kỳ thi, bố mẹ dứt khoát để cô về sống ở
nhà bà ngoại. Cô không hề biết rõ trong nhà rốt cuộc xảy ra chuyện gì, sau này
thường là mẹ qua ở cùng cô, một mình bố ở nhà. Sắc mặt bố mẹ không tốt, Phổ Hoa
cũng cố chịu không khí nặng nề này, sống thấp thỏm lo âu từng ngày.
Trước
kỳ thi cuối kỳ, chủ nhiệm lớp tìm cô nói chuyện, khuyên cô suy nghĩ vấn đề lựa
chọn ban khi vào lớp mười một, đồng thời để cô và Thi Vĩnh Đạo trở thành đôi bạn
cùng tiến. Học kỳ vừa rồi, thành tích tiếng Anh của cậu thảm hại đến mức không
thể thảm hại hơn, còn môn hóa của cô, kiến thức nền tảng từ cấp hai đã không tốt.
Tin
đồn tình cảm trong kỳ huấn luyện quân sự sớm đã tan thành mây khói, mỗi lần đối
mặt với cậu, trong lòng cô bất giác sinh ra rất nhiều sợ hãi và áy náy. Cậu có
mười phần thất bại, cô ít nhất có một phần trách nhiệm, thỉnh thoảng nhìn bóng
dáng cô đơn chơi bóng một mình của cậu từ xa, gánh nặng trong lòng cô cũng tăng
thêm một phần. Qua Quyên Quyên, cô biết cậu vẫn lặng lẽ quan tâm tới mình, khi
bầu chọn ở trạm phát thanh đã lôi kéo giúp cô rất nhiều phiếu, trong cuộc thi
tiếng Anh đã dành cho cô rất nhiều tiếng vỗ tay.
Đâm
lao phải theo lao, Phổ Hoa cuối cùng vẫn tiếp nhận sự sắp xếp của giáo viên, chấp
nhận sự giúp đỡ của Thi Vĩnh Đạo.
Mấy
lần đầu học riêng, họ đều có chút gò bó, hai người duy trì khoảng cách, một người
hỏi một người đáp như cảnh sát và phạm nhân, gần như không hỏi han trao đổi gì
thêm, cô thường rơi vào hoảng loạn vì nét mặt chuyên tâm của cậu. Vài lần học
cùng nhau, cậu càng lịch sự với cô, thậm chí giống như đối xử với giáo viên, trả
lời câu hỏi của cô còn giơ tay. Vì tác phong như vậy, cô dần dần hạ thấp cảnh
giác với cậu. Khắc phục sự lúng túng ban đầu, chuyên tâm vào việc học, Phổ Hoa
phát hiện mình và Thi Vĩnh Đạo phối hợp còn tốt hơn cả với Kỷ An Vĩnh. Vì cậu
kiên nhẫn hơn, sẵn sàng giúp cô sửa bài, có lúc còn liệt kê từng phương pháp một
ra giấy, lần lượt tính cho cô xem. Cậu chưa bao giờ tức giận với cô, khi quan
điểm bất đồng, nhiều nhất thì cậu sa sầm mặt xuống, đặt bút cầm vở bài tập lên
che mặt, lặng lẽ khó chịu vài phút.
Sau
giờ học phụ đạo, Thi Vĩnh Đạo sẽ đợi Phổ Hoa ở cổng trường, đi cùng cô qua đường,
sau đó lên xe đạp của mình, ai đi đường nấy. Cậu không đi theo cô, cũng không
còn mua phô mai cho cô nữa, chưa từng nhắc đến việc gì ngoài chuyện học tập.
Không phải thời gian học phụ đạo, như trên sân bóng luyện tập bóng rổ nhìn thấy
cô về nhà, cậu cũng sẽ không chủ động chào hỏi quấy rầy cô.
Đây
là khoảng cách vô cùng an toàn, an toàn tới nỗi Phổ Hoa có thể yên tâm cố gắng
nâng cao thành tích toán lý hóa, cách nhìn đối với Thi Vĩnh Đạo cũng thay đổi rất
nhiều.
Họ
trải qua hai tháng bình yên vô sự.
Phổ
Hoa gánh vác hai áp lực đến từ gia đình và nhà trường, cắn chặt răng ra sức đạt
được thành tích tốt hơn trong kỳ thi cuối kỳ. Thi Vĩnh Đạo cũng cởi bỏ gánh nặng
trên vai, không còn dùng thái độ chống đối để cư xử với việc thi cử và xếp hạng.
Lần cuối cùng phụ đạo cho nhau trước kỳ thi,
vì phải đi giúp giáo viên mà cậu phải dừng giữa chừng, cô ở phòng học đợi cậu.
Nhân lúc cậu không có mặt, cô lén xem trộm vở bài tập của cậu, chữ cậu viết,
nháp đề kiểm tra của cậu. Trang cuối cùng trong vở bài tập, cô phát hiện trên
góc có một hàng công thức: giá trị PH của D = 1
Đọc
câu này nhiều lần, Phổ Hoa cảm thấy D không giống bất cứ hợp chất hay nguyên tố
nào cô biết, thần bí thật, cậu ấy từng khắc câu này trên bàn, điều đó có ý
nghĩa gì?
Trong
lúc đợi cậu ấy, cô nhoài người lên bàn ngủ quên mất, khi tỉnh dậy, đồ đạc của cậu
ấy vẫn còn, hình như cậu ấy vẫn chưa trở về. Rời trường học, Phổ Hoa thấy đèn
trong văn phòng giáo viên hóa học còn sáng.
Tối
đó cô mơ mình trở lại phòng học, nằm sấp lên bàn mệt mỏi ngủ quên, Thi Vĩnh Đạo
đang đứng đối diện. Cậu ấy không giảng bài, mà cúi người xuống cách cô càng lúc
càng gần, gần tới nỗi cô có thể nghe thấy tiếng thở của cậu ấy. Cậu ấy lặng lẽ
quan sát cô, phân tích cô, dường như cô là một đề ứng dụng khó hiểu nhất. Sau
đó, gương mặt cậu ấy dần mờ nhạt, đến hình dáng cũng chỉ còn lại bóng mờ màu
đen, một làn hơi nóng bỏng lướt qua má cô, lưu lại trên môi cô, nhẹ nhàng, mềm
mại.
4-2
Phổ
Hoa cẩn thận giữ tự tin trong học tập, sau khi có thành tích cuối kỳ, ngoài về
thăm bố cuối tuần, phần lớn thời gian cô đều ở sạp bán thuốc lá của ông ngoại
ngồi nghe bài hát tiếng Anh láng máng không rõ từ đài, dốc sức làm bài tập về
nhà và các loại bài tập môn toán lý hóa.
Chút
an ủi duy nhất của Phổ Hoa chính là điện thoại của Kỷ An Vĩnh, mỗi tối thời
gian nói chuyện của họ đã nhiều hơn trước, chủ đề cũng không còn hạn chế trong
những khó khăn gặp phải trong môn học. Dường như bằng cách gọi điện, họ có thể
bỏ đi những dè dặt, thoải mái trong suy nghĩ, thảo luận vài vấn đề của bản
thân.
Bắt
đầu là thăm dò sơ sơ, sau đó có thể sẽ im lặng, thử né tránh, sau nữa, Kỷ An
Vĩnh nói chuyện của cậu ấy, người “bạn gái” xuất hiện trong tin đồn tình cảm với
tần suất cao đó dần dần trở thành nội dung chủ yếu để bọn họ đàm luận. Phổ Hoa
hiểu được, Kỷ An Vĩnh cũng chẳng thuận buồm xuôi gió trong tình cảm. Cậu ấy thường
than, người mình thích chưa hẳn đã thích mình. Còn người thích mình chưa hẳn
mình đã thích. Nghe như đọc khẩu lệnh, kỳ thực ngẫm nghĩ kỹ thì cũng có lý.
Nghe
chính miệng cậu ấy nói ra mối tình không thành công đó, ngược lại Phổ Hoa thoải
mái hơn nhiều. Ban đầu cô vẫn canh cánh trong lòng với bức thư đó, lúc này lại
chẳng muốn truy cứu cậu ấy có cảm nghĩ gì sau khi đọc nữa.
Đi
tới ranh giới của bạn tốt và tri kỷ, Phổ Hoa tìm thấy vị trí thuộc về mình bên
cạnh Kỷ An Vĩnh. Cho dù đối với Kỷ An Vĩnh, vị trí này không quan trọng, có hay
không cũng được, chỉ giới hạn ở hai đầu điện thoại, nhưng Phổ Hoa rất mãn nguyện,
ít nhất cô có thể dùng quan hệ này để che giấu tình cảm của mình, thoải mái nói
cười với cậu ấy, quan tâm tới cậu ấy, khích lệ cậu ấy, thậm chí chế giễu cậu ấy.
Cúp
máy, cô sẽ viết tên Kỷ An Vĩnh trên giấy nháp làm bài tập, sau đó là tên mình,
rồi viết nội dung nói chuyện vào nhật ký, nằm trên giường hồi tưởng lại.
Kỷ
An Vĩnh từng nói: “Diệp Phổ Hoa, cậu không giống các bạn nữ khác”.
Cô
hỏi: “Sao không giống?”.
Cậu
ấy nghĩ rất lâu, chỉ nói: “Tóm lại là không giống”.
Âm
thầm thích một người chính là như vậy, cái gọi là “không giống mọi người” khiến
Phổ Hoa vui vẻ rất lâu, dù soi gương cũng sẽ mỉm cười. Bị việc học và chuyện
gia đình dồn vào góc, vui vẻ là thứ xa xỉ lâu rồi cô không có. Co ro sau tấm cửa
kéo bằng kính, đối diện với một kệ thuốc lá thơm, Phổ Hoa thử tìm sự yên ả
trong lòng, mà Kỷ An Vĩnh mang lại cho cô đúng lúc.
Trước
Tết âm lịch, sạp hàng nhỏ của ông ngoại buôn bán bận nhất, cả ngày Phổ Hoa đều ở
cửa hàng bán thuốc lá trông hàng, khi không cần tính toán sổ sách thì đeo tai
nghe nghe mấy tiết mục cô yêu thích trên đài phát thanh.
Hôm
đó, cô cũng đang nhìn ra ngoài cửa sổ mơ mộng viển vông, có người đạp xe dừng lại
hỏi mua một bao Vạn Bảo Lộc. Gương mặt trẻ tuổi xa lạ đó ngờ ngợ khiến cô cảm
thấy quen thuộc.
Cô
chạy vào trong phòng hỏi người lớn giá tiền, cầm bao thuốc quay trở lại, người
đi xe đạp đang chờ, đưa năm mươi tệ cho cô. Cô trả lại tiền cho anh ta, người
giơ tay ra nhận lại là người khác.
Nhận
ra Thi Vĩnh Đạo, Phổ Hoa giật nảy mình, lập tức buông tay, tiền lẻ trả lại bị
rơi xuống đất.
Cậu
ấy cũng kinh ngạc, lại nhanh chóng trấn tĩnh, đẩy người mua thuốc lá đi, bản
thân vẫn đứng ở cửa sổ, lại đưa mười tệ cho cô, nói cậu ấy cũng muốn mua Vạn Bảo
Lộc.
Không
mặc đồng phục trường, không cạo râu, nhưng cậu ấy trông vẫn có dáng vẻ của học
sinh trung học. Phổ Hoa kiên quyết không bán, cậu ấy kiên quyết không đi, hai
người giằng co bên cửa sổ cho tới khi người lớn ra hỏi. Cô đành xuống nước,
dùng ánh mắt cầu xin cậu ấy, không nói thành lời: Nhanh đi đi. Cậu ấy vò tờ tiền,
lắc đầu, mua bật lửa rồi lên xe đạp đi.
Cả
tối đó Phổ Hoa vô cùng sợ hãi bất an, đến cuộc điện thoại đã hẹn với Kỷ An Vĩnh
cũng không gọi.
Đúng
như dự đoán, ngày hôm sau cô mới dậy, Thi Vĩnh Đạo đã xuất hiện rồi. Cậu ấy
khóa xe đạp đối diện với sạp bán thuốc lá, khoác ba lô gõ cửa.
Cô
chặn cửa không cho vào, hỏi cậu ấy: “Cậu đến làm gì?”.
Dáng
vẻ cậu ta rất tự nhiên, mở cặp sách lấy ra vài quyển vở bài tập: “Mình đến hỏi
bài”.
Nói
xong, lại cúi rạp người chào ông ngoại đang từ phía sau cô đi tới, nói lớn:
“Cháu chào ông ạ”.
Sau
việc này Phổ Hoa nghĩ kỹ thấy mình đã đánh giá thấp Thi Vĩnh Đạo.
Năm
lớp chín cậu ấy dám hút thuốc lá trên tầng thượng trước mặt cô, lớp mười chạy
ra ngoài uống rượu say về lớp, nộp giấy trắng môn hóa khi thi giữa học kỳ, lần
sau cầm điểm mười đưa giáo viên xem. Cậu ấy dám mua chuộc cử tri vì cô, lấy
danh hiệu của mình che đậy cho cô, cậu ấy có gì không dám làm chứ?
Cô
vẫn không hiểu, rốt cuộc cậu ấy thích cô ở điểm nào, cô bình thường như thế, vì
sao cậu ấy cố chấp thế nhỉ?
Tuần
đầu tiên, cậu ấy mượn cớ cũ tới hai lần, lần đầu hỏi xong liền đi, trước sau
không đến năm phút, lần thứ hai cậu ấy khoác cặp sách to hơn, hình như trong Tết
cậu ấy hoàn toàn không có việc gì làm, chỉ đến chỗ cô hỏi bài.
Lần
thứ ba cô thực sự tức giận, đuổi cậu ấy về, cậu ấy bình tĩnh mở cặp sách, lấy
ra máy tính xách tay.
Thời
kỳ đó, học sinh có máy tính để bàn không nhiều, nhưng cậu ấy lại mang máy tính
xách tay Toshiba cồng kềnh đến nhà cô, để cô luyện tập trên máy cho kỳ thi vi
tính. Việc cậu ấy dâng vật quý và sự do dự của cô giằng co nhau mất ba phút, cuối
cùng Thi Vĩnh Đạo thắng.
Ông
cô không có khái niệm về giới tính, là bạn học của cô thì sẽ nhiệt tình tiếp
đãi, còn giúp chuyển bàn, còn rót nước mận cho Thi Vĩnh Đạo, dặn dò hai đứa ôn
tập cho tốt, còn mình đi trông sạp hàng. Người lớn vừa đi, cô ngồi chỗ nào cậu ấy
liền ngồi sát lại, gần tới nỗi có thể đếm rõ lông mi của cô.
Mới
đầu Phổ Hoa đặc biệt thận trọng, hận không thể giảng vài câu để cậu ấy nhanh
chóng đi về, sau đó nghe cậu ấy giảng vi tính rõ ràng mạch lạc, toàn những chỗ
khó, trọng điểm của kỳ thi, cũng quên cả việc đuổi người.
Cậu
ấy giảng khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, giảng xong để cô luyện tập, gần như cầm
tay dạy cô sử dụng. Đợi luyện xong vài chương trình quan trọng, có qua có lại mới
toại lòng nhau, cô cũng bày ra sách tiếng Anh để cậu ấy hỏi.
Cậu
ấy gập máy tính lại, lấy ra tờ giấy đã chuẩn bị sẵn, đưa cho cô.
“Tiếng
Trung Quốc, cậu có thể hiểu không?”. Cậu ấy hỏi.
Cô
không hề cảnh giác mở tờ giấy, trên đó thình lình viết: Cho mình (Thi Vĩnh Đạo)
thích cậu (Diệp Phổ Hoa), được không?
4-3
Thi
Vĩnh Đạo có xuất hiện lần thứ tư không, Phổ Hoa cũng không nghe ông ngoại nói,
cô trốn về chỗ bố.
Trong
thời gian nửa năm, bố già đi rất nhiều, tóc mai đã điểm bạc.
Trên
tường phòng khách treo bức ảnh cũ của gia đình Phổ Hoa, bức ảnh cả nhà ba người
chúc mừng cô được tuyển thẳng vào trường cấp ba được đặt ở giữa, mặt kính luôn
được lau sạch sẽ. Đồ đạc của mẹ trong phòng càng lúc càng ít đi, cô không dám hỏi
cũng không dám biết.
Bố
không nhiều lời, nhét tiền tiêu vặt cho cô, xoa đầu cô dặn dò cố gắng học tốt,
đừng để ông thất vọng. Phổ Hoa nhoài người lên lưng bố, khóe mắt bất giác ươn ướt.
Sau
khi khai giảng tuyết rơi đóng băng trên đường, Phổ Hoa đổi sang đi xe bus đến
trường.
Tới
trường, việc quan trọng nhất chính là nói chuyện với Thi Vĩnh Đạo, Quyên Quyên
chuyển giúp cô mảnh giấy, buổi trưa họ gặp mặt trên tầng thượng.
Cậu
ấy đã đợi ở đó từ lâu, trong tay ôm chiếc áo khoác.
“Cái
này trả cậu”. Cô để tờ giấy vào trong phong bì đưa cho cậu ấy.
Trong
mắt cậu ấy lóe lên một tia hy vọng, mở ra đọc xong, tia hy vọng ấy biến mất.
“Sau
đó thì sao?”. Cậu ấy bước lại gần hơn.
“Sau
đó, mình muốn học tốt chuẩn bị cho kỳ thi, chỉ có những điều này”. Đây quả thật
là những lời trong tim cô, đứng trước lựa chọn giữa ban tự nhiên và ban xã hội,
Phổ Hoa cũng cảm thấy mù mờ đối với tương lai, người vốn có thể chỉ đường cho
cô bây giờ lại không giúp được nữa.
“Cái
này liên quan gì tới học tập! Hơn nữa mình sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học
của cậu, mình có thể giúp cậu!”. Vĩnh Đạo giơ bức thư, nét mặt bướng bỉnh mà mất
mát, mỗi lần cô đều hung hăng tấn công cậu ấy, hơn nữa trước nay đều rất trực
tiếp, rất thẳng thừng không có đường cứu vãn. “Cái gì mà kêu không được! Sao cậu
không viết vì sao không được, thế nào mới được! Mình muốn biết!”.
Câu
hỏi của cậu ấy khiến Phổ Hoa tắc nghẹn, không trả lời được.
“Diệp
Phổ Hoa, cậu có thể nhìn thẳng vào vấn đề một lần không, đừng chỉ có trốn tránh,
dùng hai chữ như vậy xua đuổi người ta, giải quyết vấn đề cũng phải có một quá
trình chứ!”. Cậu ấy lại giơ cao phong thư, thở hổn hển bốc cả hơi nóng lên, mặt
đỏ ửng.
“Thi
Vĩnh Đạo, trong thời gian đi học và trong kỳ nghỉ mình chỉ có thể nói cảm ơn cậu,
đã thêm phiền phức cho cậu. Mình không phải tùy tiện xua đuổi cậu mà thực sự
mình không có loại tình cảm đó. Chúng ta là bạn học… chính là bạn học”. Phổ Hoa
lạnh đến mức phát run, khó khăn lắm mới nói ra hết những câu đã chuẩn bị từ trước.
Cô đặc biệt nhấn mạnh hai từ bạn học, dường như thế thì cậu ấy sẽ chấp nhận kết
quả này, “Mình sẽ nói với giáo viên về chuyện phụ đạo, còn kỳ thi vi tính, mình
có thể tự nghĩ cách, thật không cần phiền cậu nữa. Nếu cậu có vấn đề về tiếng
Anh, có thể hỏi mình, thời gian khác, cũng học cho tốt để chuẩn bị thi nhé”.
Trước
khi đi, cô để lại số điện thoại nhà mà lần trước cậu ấy viết trên tờ giấy nháp,
nghe thấy cậu ấy gọi phía sau nhưng không dừng lại. Cô không suy đoán Thi Vĩnh
Đạo sẽ lại làm ra chuyện kỳ lạ đột ngột gì nữa, đây đều nằm ngoài phạm vi khống
chế của cô, hơn nữa cô thực không hy vọng lãng phí thời gian quý báu vào chuyện
yêu sớm, vả lại cô chưa từng “yêu” cậu ấy. Trước đây không, tương lai cũng sẽ
không.
Hôm
đó, Phổ Hoa liền tìm chủ nhiệm lớp nói về việc học phụ đạo, lấy cớ gia đình có
việc, không có thời gian nhằm thoát thân.
Lần
này Thi Vĩnh Đạo rất lý trí, không làm ra chuyện gì khác thường, hơn nữa trong
thời gian tương đối dài cậu ấy vẫn là Thi Vĩnh Đạo đứng thứ hạng cao. Bên cạnh
cậu ấy có bạn bè, cậu ấy bắt đầu giúp đỡ nữ sinh khác, bài thi môn hóa của cậu ấy
xuất hiện trên bàn Cầu Nhân, những điều này Phổ Hoa đều coi như không thấy.
Điều
duy nhất khiến Phổ Hoa khó chịu là hàng ngày Thi Vĩnh Đạo đều mua một cốc phô
mai ở cửa hàng Kiến Nhất khi tan học, cho dù một mình hay đi cùng bạn học, cô
khó có thể rời khỏi tầm mắt của cậu ấy. Dù cô cố gắng đi sớm thế nào, vẫn sẽ gặp
ở cửa, tuần lễ phải trực ban, hàng ngày cậu ấy còn chặn ở cổng kiểm tra cô.
Cậu
ấy chưa bao giờ nói lời nào cay nghiệt, cũng không gây khó dễ, trong lớp hai
người dường như không trò chuyện với nhau, chỉ cúi đầu không thấy, ngẩng đầu thấy
nhau. Vì không nói chuyện, trong ánh mắt trong veo của cậu ấy thi thoảng có một
thứ gì đó khiến cô hoảng loạn, nhưng rất nhanh liền biến mất.
Trước
kỳ thi, trong điện thoại Phổ Hoa hỏi Kỷ An Vĩnh: “Chúng ta làm thế nào mà bắt đầu
gọi điện cho nhau nhỉ, cậu còn nhớ không?”.
Kỷ
An Vĩnh nói: “Việc trong lớp thì phải, nếu không là hỏi cậu về tiếng Anh, không
nhớ rõ lắm, sao vậy, có gì khác à?”.
“Không
có gì… Sau này, có lẽ không thể thường xuyên gọi điện rồi”. Phổ Hoa lưỡng lự.
“Vì
sao?”.
“Mình
chuyển nhà, bên đó vẫn chưa lắp điện thoại”. Nghĩ tới về nhà không thể liên lạc
với Kỷ An Vĩnh bằng cách này nữa, Phổ Hoa ít nhiều có chút buồn bã.
Ngược
lại Kỷ An Vĩnh cười cười bên đầu kia điện thoại, “À, không sao, lắp xong, gọi
là được mà”.