Nhiếp chính Ỷ Lan - Chương 2 phần 1

Chương
hai

Tin
cô gái lam lũ ở ngoại vi Thăng Long có thân phận giống cô Tấm trong truyện cổ
được vua Lý Thánh Tông tuyển làm cung phi, đã nhanh chóng lan truyền trong đám
hoàng tộc và triều đình ngay khi thuyền rồng của vua về đến kinh đô. Một đồn mười,
mười đồn trăm, những chuyện kể về cô gái nghèo khổ nhưng có sắc đẹp tuyệt vời ấy,
luôn luôn được thêm thắt, thêu dệt làm náo động cả kinh thành. Ai nấy đều mong
được nhìn thấy dung nhan người con gái tài sắc. Các hậu phi, cung nữ, nhất là
hoàng hậu Thượng Dương đều nóng lòng muốn biết rõ. Cả kinh thành nghe tin nhà
vua sẽ để Yến ở tạm cung Long Đức chờ làm lễ cưới long trọng. Trong buổi thiết
triều đầu tiên sau khi đi cầu tự về, vua đã hạ lệnh cho bộ Công phải xây dựng gấp
cho người cung phi trẻ một cung riêng. Gặp lại nhà vua sau bao ngày xa cách,
hoàng hậu Thượng Dương vẫn hờn dỗi trách móc:

-
Thiếp nghe nói bệ hạ mới kén được một con hát có nhan sắc ở lộ Bắc, chẳng biết
việc đó có hay không? Bệ hạ cầu tự mà không có một chút lòng thành, trời phật
có phù hộ cho chăng?

Vua
Lý Thánh Tông cười vui vẻ:

-
Ấy là hoàng hậu chưa biết nàng còn thuộc dòng cùng dân. Trước khi gặp ta, nàng
không có lấy một manh áo lành lặn.

Vị
hoàng hậu trạc 30 tuổi có nước da trắng xanh, cốt cách đoan trang, khuôn mặt
trái xoan thanh tú nhưng đôi mắt hơi quá sắc ấy nguýt dài nhà vua cướp lời:

-
Thân phận thật không được như đứa thị nữ của thiếp. Vậy mà nghe nói bệ hạ còn định
làm lễ cưới linh đình, thật tủi cho thiếp biết bao!

-
Hoàng hậu nói vậy thật quá lời. Dẫu chỗ xuất thân của nàng không được danh giá
nhưng trong thiên hạ còn có người khổ cực như nàng, ấy là lỗi của ta. Huống hồ
ta thực lòng cảm mến sự hiểu biết tinh tế của nàng. Nàng có thể sánh với giới
văn thần bản triều. Giọng hát của nàng thì đến Phạm Thị Trân12tái thế
cũng không bằng được…

[12]
(926 – 976) Người đẹp, ca múa giỏi, được
Đinh Bộ Lĩnh phong chức Ưu bà.

Được
nghe chính nhà vua ngợi ca người cung phi ấy, hoàng hậu Thượng Dương sầu muộn đến
quên ăn mất ngủ. Hôm sau, hoàng hậu ra lệnh cho người thị nữ thân tín của mình:

-
Nhà ngươi phải cho ta biết đích xác lai lịch con bé dòng dân đen hạ tiện ấy và
nội nhật ba ngày nữa phải triệu được nó vào ra mắt ta. Rồi xem con bé ấy có nhởn
nhơ được hay không?

-
Tâu hoàng hậu – người thị nữ trẻ có nét mặt phúc hậu chậm rãi đáp –Việc trước
thiếp chỉ cần cho người về quê người ta là biết được. Còn việc sau có sợ làm mếch
lòng hoàng đế không?

Hoàng
hậu nổi nóng:

-
Việc ấy ta lo. Nhà ngươi đừng trái lệnh ta.

Trong
lúc đó ở cung Long Đức, Yến đang được các cung nữ giúp việc trang điểm sửa soạn
dạo chơi hoàng thành. Không quen được hầu hạ, lại thấy các cung nữ đều lớn tuổi
hơn mình, Yến ngần ngại, thú thật:

-
Tôi chưa quen sống cảnh này, cũng chẳng bao giờ quen được cảnh này.

-
Tâu hoàng phi – một cung nữ vội nói – Xin hoàng phi cứ theo thứ bậc mà xưng hô
và tùy tiện sai bảo. Thật diễm phúc cho hoàng phi, hoàng đế có quý mến mới sai lũ
thiếp đến phục dịch thế này.

Yến
bối rối, nhưng cô đành giữ đúng phép tắc triều đình.

-
Thôi được! Cám ơn các người. Ta đi thôi.

Người
thị nữ có dáng chắc khỏe, nước da rám nắng lộ vẻ băn khoăn:

-
Tâu hoàng phi. Riêng thiếp được sai bảo việc gì?

-
Em Lộc sẽ cùng đi với ta.

Người
thị nữ có tên là Lộc mà Yến vừa nhắc tới mấy hôm trước còn là bạn nhưng cũng
như Yến, Lộc đã nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới để giữ đúng mọi quan hệ.
Yến, Lộc và các cung nữ, ngay sau đấy đi ngang qua đám lính thị vệ bước ra quan
lộ. Một chiếc xe ngựa sang trọng, phủ rèm gấm đã đợi sẵn.

* *

*

Gần
trọn buổi đi thăm thú kinh thành trở về, Yến đã thấy vua Lý Thánh Tông đang sốt
ruột đi lại trong gian điện lớn chờ mình. Vừa thấy vua, Yến vội quỳ xuống:

-
Tâu bệ hạ! Thiếp thật có lỗi để bệ hạ phải chờ.

Nhìn
khuôn mặt bừng đỏ và cặp mắt long lanh ngời sáng của cô gái 19 tuổi, nhà vua phải
ngây người ngắm nhìn Yến hồi lâu. Bắt gặp đôi mắt nồng nàn say đắm của vua, Yến
ngượng nghịu:

-
Xin bệ hạ thứ lỗi cho thiếp về sự vụng về này.

Như
bừng tỉnh sau giấc mơ, vua tươi cười tiến lại đỡ Yến, giọng trách móc mà chẳng
hề giận dỗi:

-
Từ nay ái phi không phải quỳ tâu như người xa lạ nữa, trẫm thực chẳng vui lòng.
Chẳng hay những cung nữ mà trẫm sai ra đây có làm cho ái phi hài lòng không?

Để
nguyên bàn tay nhỏ nhắn của mình trong lòng bàn tay to lớn, chắc khỏe của nhà
vua, Yến cố nén nỗi xúc động rạo rực chưa từng có, giọng thảng thốt:

-
Tâu bệ hạ! Bệ hạ chu đáo lo cho thiếp đến thế là cùng. Thiếp chỉ lo không báo đền
được ơn ấy.

Đọc
được nỗi xúc động qua hơi thở gấp gáp của Yến, vua nhẹ nhàng nâng nạm tóc óng ả
của nàng, giọng dịu dàng:

-
Ái phi có biết lòng trẫm yêu quý ái phi không? Lẽ ra không phải làm lễ cưới
nhưng trẫm đã không tuân theo cổ lệ. Để ái phi ở tạm cung này chờ làm tiệc vui,
trẫm muốn nói rõ với bản triều lòng trẫm trọng ái phi. Ái phi có biết cái cung
xây riêng cho ái phi sẽ đặt tên là gì không?

-
Tâu bệ hạ! Nước còn nghèo, chỉ cần lòng bệ hạ chẳng đổi thay. Bởi vậy, thiếp
đâu dám nghĩ đến việc đặt tên cho cung riêng.

-
Trẫm đã nghĩ rồi. Trẫm sẽ đặt là Ỷ Lan để nhớ lại sự tích trẫm gặp ái phi tựa gốc
cây lan bên quê nhà.

-
Bệ hạ! Không biết thiếp có xứng đáng với tâm tình rộng lớn của bệ hạ không?

Vua
dẫn Yến đến bên chiếc kỷ, đỡ cô ngồi xuống, giọng vui vẻ:

-
Hỏi tức là đã trả lời. Trẫm quý sự chân thành ấy. Người như vậy sẽ chẳng bao giờ
phụ công người khác.

Rồi
vua chợt hỏi:

-
Đi thăm cơ ngơi của đức Thái Tổ13, ái phi có hài lòng không?

[13]
Chỉ Lý Công Uẩn – triều vua đầu tiên của
nhà Lý.

Cặp
mày thanh tú của Yến nhíu lại chốc lát rồi cô hăm hở:

-
Tâu bệ hạ! Vị chỉ huy xây thành Thăng Long này chắc phải là một bậc kỳ tài
trong thiên hạ. Đứng ở nội điện14 nhìn ra bên tả có núi Tam Bảo, bên
hữu có núi Ba Vì. Cả hai mạch núi ấy tựa như thành ngai uốn lên lượn xuống, vừa
như che chở cho thành vừa tạo ra thế rồng cuốn hổ chầu. Lại nữa nội điện của bệ
hạ ở giữa bốn mặt đều nhau, ấy là tư tưởng, thêm các kiến trúc bên cổng thành, ấy
là bát quái.Rồi tất cả các đường vòng thái cực mà đi chi chít không biết bao
nhiêu mạng lưới nhện, ấy là biến hóa vô cùng. Xem vậy, đất này sẽ là đất thuận
tiện cho việc dụng binh chống sự xâm lấn từ bên ngoài vào.

[14]
Nội điện đặt ở núi Nùng (Bách thảo ngày
nay).

Vua
hớn hở:

-
Chưa ai tâu với trẫm những điều lý thú ấy. Mới xem qua một lần ái phi đã có nhận
xét rất sắc sảo, thật đáng khen thay. Ái phi có khẩu khí của người làm tướng,
trẫm lấy làm lạ.

Được
vua khuyến khích, đôi mắt Yến sáng long lanh. Cô khó lòng kìm hãm những ý nghĩ
đang tuôn trào:

-
Thiếp đã đứng xem không biết chán chùa Diên Hựu15. Tâu bệ hạ! Vì phận
nghèo thiếp được học không đáng là bao, chẳng hay Diên Hựu ngoài ý nghĩa là dài
lâu nối tiếp, nòi giống sinh sôi như nước trong nguồn không bao giờ cạn, còn có
ý nghĩa nào khác?

[15]
Tức chùa Một Cột.

Vua
chăm chú lắng nghe, cởi mở:

-
Nghĩa như thế là đủ. Nhưng muốn tìm hiểu được hàm ý sâu xa của Đức hoàng đế
Thái Tông16 ái phi phải hiểu
đức Thái Tông thờ bồ tát Quan Âm. Ấy là thờ đức Mẫu đem lại sự sống dài lâu
theo lẽ sinh thành dưỡng dục, vào đời để cứu đời khỏi họa hủy diệt. Nhưng việc ấy
còn phải nghiền ngẫm nhiều.

[16]
Vị vua cho xây chùa Một cột vào năm 1049.

-
Muôn tâu bệ hạ! Thiếp xuất thân từ con nhà nghèo hèn, chân tay quen làm việc.
Nay được sống thế này là mãn nguyện lắm. Thiếp chỉ ao ước được đọc thật nhiều
sách để học hỏi tiền nhân mong mai này giúp được bệ hạ chút việc nào chăng?

Vua
Lý Thánh Tông khuyến khích:

-
Việc rất nên. Kho sách của trẫm trữ nhiều bộ quý, trẫm sẽ sai người mang lại.
Bây giờ trẫm phải về nội điện, ái phi chớ buồn.

Yến
vòng tay thi lễ:

-
Xin kính chúc bệ hạ an khang trường thọ.

Vua
tiến lại phía Yến, đặt tay lên đôi vai tròn nhỏ âu yếm:

-
Hai ngày nữa tiệc vui vẻ được lo liệu chu tất, ái phi có vui không?

Yến
níu tay vua, giọng tha thiết:

-
Thế còn bệ hạ?

Chợt
nhận ra nét duyên dáng đáng yêu của người cung phi trẻ, vua vụng về dang tay siết
chặt lấy Yến.

**

*

Được
lệnh hoàng hậu Thượng Dương vời đến ra mắt, Yến băn khoăn nói với Lộc, người thị
nữ thân tín của mình:

-Ta
không hiểu dụng ý của hoàng hậu ra sao?

-
Tâu hoàng phi! Theo thiển nghĩ của thiếp, việc chẳng thể tốt song không thể
không đến.

-
Ngươi nói rất hợp ý ta. Vậy ngươi bảo sửa soạn xe rồi cùng đi với ta một thể.

-
Xin hoàng phi nên cho cung nữ đi cùng để tăng thêm bề thế thì hơn.

Yến
mỉm cười ý nhị:

-
Hoàng hậu chứ có phải quân thù đâu mà làm thế.

Ngay
sau đấy, Yến trang điểm cẩn thận rồi cùng Lộc lên xe đến cung hoàng hậu. Lính
thị vệ ở cung hoàng hậu được báo trước, đã giãn ra nhường lối cho người cung
phi trẻ. Yến bước chậm lại khi đến khu vực trồng hoa trước cung hoàng hậu. Chao
ơi! Lời đồn đại về khu vườn hoa quý nhất kinh thành này quả không ngoa. Yến nhận
ra loại hoa quý hiếm, màu sắc rực rỡ, tỏa hương thơm ngào ngạt. Sao những cây đại
trơ trụi lá cành kia, những cây huyết dụ mỏng manh sắc lá đỏ tía, nấp dưới những
bông hoa mẫu đơn đài các tinh khiết này, có sức gợi cảm đến thế.

Ta
đã bắt gặp cảm giác này ở đâu mà lòng ta xao xuyến đến thế! Yến nhớ ra rồi, Yến
đã hằng ngắm nhìn không biết chán những loài hoa này ở chùa Dâu quê nhà. Yến dừng
lại bên những khóm huệ có dáng mọc thẳng cứng cáp. Hương huệ thoang thoảng gợi
Yến nhớ đến những mùa cau trổ hoa bên quê Bắc. Nhìn những bồn hoa, thảm cỏ được
cắt xén công phu, Yến quên cả hiện trạng mình. Chỉ đến khi nhìn thấy cung hoàng
hậu Thượng Dương hiện ra sừng sững bề thế, mái lợp ngói lưu ly óng ánh, nấp dưới
những rặng cây đại thụ rợp bóng, Yến mới thấy thoáng lo về cuộc hội ngộ với
hoàng hậu sắp đến, Yến vội cất bước. Qua khung cửa khuyết trổ tròn của gian điện
ngoài cùng, Yến thấy thấp thoáng bóng nhiều người đi lại, Yến lấy dáng tự nhiên
cùng Lộc chậm rãi đi đến. Vừa đến bên thềm một đoàn mười hai vũ nữ ăn vận như
những nàng tiên trong tranh cổ, uyển chuyển từ trong gian điện bước ra, quỳ xuống
sàn đá hoa bóng nhoáng cùng lên tiếng:

-
Xin kính chào hoàng phi. Kính mời hoàng phi vào nhà khách.

Ngỡ
ngàng trước nghi lễ đón tiếp cầu kì phô trương, Yến thoáng bối rối. Nhưng nàng
kịp lấy lại được bình tĩnh, mỉm cười:

-
Hoàng hậu đón tiếp ta trang trọng quá mức. Ta rất cám ơn hoàng hậu.

Yến
để Lộc ở lại gian trái, nơi các thị nữ của hoàng hậu tụ tập, rồi đi giữa các vũ
nữ tiến vào gian khách. Lại một đoàn vũ nữ, nhạc kỹ vừa đàn hát, vừa tiến theo
đội hình vây lấy Yến. Yến nhác thấy hoàng hậu Thượng Dương vẻ mặt lạnh lùng ngồi
trong gian điện rộng rãi, giữa các thị nữ cầm quạt đứng hầu. Chỉ là để tiếp Yến
mà hoàng hậu Thượng Dương ăn vận như ngày đại lễ. Hoàng hậu thật lộng lẫy với
chiếc vương miện đầy châu ngọc sáng chói và chiếc áo triều phụng may bằng thứ
sa tanh quý, màu xanh thẫm có họa hình chim phụng ngũ sắc đang xòe cánh. Sự ăn
vận cố ý phô trương của hoang hậu còn để lộ ở đôi hài và thắt lưng đều có thêu
chỉ vàng như hoàng đế.

Người
cung phi trẻ đất Bắc vẫn nhẹ nhàng bước giữa hai hàng vũ nữ. Yến suýt kêu lên
khi được chiêm ngưỡng sắc đẹp lộng lẫy, sắc sảo của hoàng hậu. Song Yến lại có
cảm giác khi cô bước vào gian điện này, thì chính cô, chỉ có cô mới chói ngời
như mặt trời mới mọc. Khi đã đến gần, Yến khom mình thi lễ:

-
Tâu hoàng hậu! Y lệnh hoàng hậu, thiếp vội vã có mặt. Xin kính chúc hoàng hậu
an khang trường thọ.

Cặp
mắt sắc sảo và tuyệt đẹp của hoàng hậu ánh lên nét thích thú. Nhưng hoàng hậu
không đáp mà chỉ vẫy Yến tới ngồi trên chiếc đòn đã kê sẵn ở gần đó. Một thị nữ
vội bưng lên khay trà đặt ngay ngắn trên chiếc kỷ chạm trổ cầu kỳ.

Đỡ
tách trà nghi ngút bốc hương thơm, Yến cố phá tan không khí trang nghiêm đến lạ
lùng:

-
Thiếp mới về, không am tường lối sống ở hoàng triều, xin hoàng hậu tận tình chỉ
dạy. Chẳng hay ngọc thểhoàng hậu có được mạnh khỏe không?

Hoàng hậu vẫn chăm chăm nhìn Yến gượng cười:

-
Cám ơn nhà ngươi đã hỏi thăm sức khỏe của ta. Ta nghe nói về nhà ngươi đã lâu
nhưng nay mới thấy dung nhan. Quả là danh bất hư truyền – Hoàng hậu nén tiếng
thở dài, nói – Lộ Bắc là đất văn hiến nên mới sinh ra nhà ngươi có nhan sắc và
có tài ăn nói hơn người. Nhà ngươi đã làm rạng danh cho vùng đất rất đỗi đáng
kính ấy.

Thấy
hoàng hậu khen mình nhưng vẫn lộ vẻ ngạo mạn nên Yến vội đáp:

-
Hoàng hậu quá khen, thiếp đâu dám tự coi mình đã làm rạng danh cho quê nhà. Thiếp
chỉ là một thôn nữ mà thôi.

Thấy
Yến đối đáp cứng cỏi, hoàng hậu có ý vì nể. Nhưng hoàng hậu không bỏ lỡ cơ hội
mỉa mai:

-
Ta nghe hoàng đế nói nhà ngươi còn là một con hát và có giọng hát hay lắm. Bản
triều đang cần nhiều người giúp vui. Tiện đây ta muốn nhà ngươi thử giọng vài lối,
âu cũng là trời cho ta một lần được thưởng thức.

Yến
nén giận, cười rất tươi;

-
Ngay cả điều ấy hoàng hậu cũng quá khen. Thiếp không giấu mình biết dăm ba lối
hát đồng nội. Song thiếp chỉ quen hát những lúc làm việc. Xin hoàng hậu miễn thứ
cho.

Hoàng
hậu gượng cười:

-
Nhà ngươi không muốn ta cũng chẳng ép. Nhưng nhà ngươi sẽ đượccùng ta coi hát,
xem các cung nữ của ta có thực tài hay không?

-
Xưa nay thiếp chỉ quen xem hát ở chốn lương dân. Nay may mắn được xem các cung
nữ của hoàng hậu đã dày công tập luyện múa hát, thiếp lấy làm mãn nguyện lắm.

Theo
lệnh hoàng hậu, một đoàn nhạc công, cung nữ gồm hàng trăm người răm rắp kéo ra.
Phút chốc cả gian điện lớn ngập chìm trong tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng thanh
la.

Sau
mỗi bài hát kể một tích nhỏ, hoàng hậu lại quay sang nhìn Yến:

-
Nhà ngươi có biết lối hát này không?

Yến
thấy các ca sĩ có giọng hát rất hay song lối hát ấy khác lạ so với lối hát mà Yến
biết. Và trong các tích hát ấy không một tích nào không nhắc về con người
phương Bắc, cho nên Yến thú thật:

-
Tâu hoàng hậu! Các cung nữ của hoàng triều hát rất hay. Nhưng những tích hát ấy
thiếp không biết nên…

-
Chuyện. – Hoàng hậu đắc
ý – Đây là chốn đế đô. Nhà ngươi mới về chưa dễ quen được.

Nhân
một cung nữ đầu trò đi ngang qua, Yến vẫy người đó lại hỏi:

-
Chẳng hay lối hát các ngươi vừa trình diễn thịnh hành ở bản triều lâu chưa? Các
ngươi học được ở đâu?

-
Tâu hoàng phi! Lối hát này có từ trước. Thiếp nghe nói một vị quan đi sứ sang Tống
triều đã học được đem truyền lại.

-
Các ngươi có thuộc nhiều lối hát dân gian không? Như chèo chẳng hạn?

-
Tâu hoàng phi! Lũ thiếp có nhiều người biết nhưng ít khi dùng. Bởi vì lối hát ấy
không được coi là sang trọng.

-
Ban nhạc ký của triều đình thường dùng lối hát nào?

-
Tâu hoàng phi! Họ cũng hát như lũ thiếp.

Yến
thở dài:

-
Tên nước là Đại Việt, khí phách lắm. Nhưng như thế cũng cần phải có lối hát của
người Đại Việt. Các tích hát cũng phải lấy từ nước Đại Việt mà ra mới phải.

-
Tâu hoàng phi! Ý tứ ấy hay lắm nhưng sợ một lúc không làm được. Bàn dân thiên hạ
đã quen với lối hát này.

Yến
quên cả ý tứ:

- Ta không tin như vậy. Lộ Bắc ta không có lối hát ấy.
Đây chỉ là lối hát của triều đình. Một số ít người sùng kính nước người đã vô
tình làm hại các ngươi không ít. Hoàng đế bận trăm việc nên chưa xét tới mà
thôi.

- Tâu hoàng phi! Kiến giải của hoàng phi lũ thiếp mới
nghe thấy là một.

Yến chợt thấy mình có lỗi:

- Tâu hoàng hậu! Thiếp mãi nghĩ đâu đâu để hoàng hậu phải
chờ.

Hoàng hậu Thượng Dương cười nụ:

- Ta đã nói rồi đó. Nhà ngươi có máu của một con hát. Ta
thấy nhà ngươi say nó biết bao.

- Tâu hoàng hậu! Thiếp thiển nghĩ hoàng đế có mộng xây một
nước Đại Việt hùng cường thì nếu quả có người nào đấy biết đem giọng hát ngợi
ca tiền nhân, khích lệ, làm đẹp lòng muôn dân thì thật là niềm đại hạnh cho nước.
Xem vậy, con hát có gì là xấu. Chỉ có nghĩ xấu về họ mà thôi.

Hoàng hậu Thượng Dương tái mặt:

- Khá khen nhà ngươi ứng đối trôi chảy. Nhưng thôi tranh
cãi làm gì cho nhọc lòng. Ta mến nhà ngươi nên muốn căn dặn nhà ngươi đôi điều.

Khi các cung nữ đã đi rồi, hoàng hậu Thượng Dương ra hiệu
cho Yến ngồi lại gần, giọng cởi mở thân tình:

- Nhà ngươi mới vào cung còn có chỗ bỡ ngỡ nên ta lấy
tình răn bảo những điều hay lẽ phải. Hoàng đế có lòng thương ngươi nhưng không
dễ cả tin vào lũ hậu phi các ngươi. Chứng cớ là đã có hai hậu phi buổi đầu được
hoàng đế sủng ái nhưng vì cả gan dám vượt mặt ta nên không thoát khỏi hậu họa.
Chính ta đã tâu xin hoàng đế trừng trị lũ ấy. Còn nhà ngươi trẻ người non dạ,
ta chẳng nỡ không bảo trước.

Biết hoàng hậu răn đe mình nhưng Yến vẫn từ tốn:

- Thiếp sẽ chẳng bao giờ làm điều gì trái đạo cũng chẳng
ai sai khiến được thiếp làm việc gì trái đạo. Thiếp cũng chẳng e sợ điều gì
ngoài lẽ phải. Song thiếp xin ghi nhớ lời hoàng hậu đã chỉ dạy.

Hoàng hậu Thượng Dương thầm nghĩ: Con bé này từ tốn, lễ
phép nhưng đối đáp cứng cỏi không phải là tay vừa. Ta sẽ chẳng dễ sai khiến được
nó. Nghĩ vậy, hoàng hậu định dùng một kế để hại người cung phi trẻ đẹp. Hoàng hậu
hạ thấp giọng:

- Có một điều ta cần dặn nhà ngươi, nhưng nhà ngươi phải
giữ kín không tiết lộ cho ai biết mới được. Hoàng đế nói riêng với ta rằng, nhà
ngươi có nhan sắc, có tài hát xướng nên Người rất ưa. Cũng có lúc hoàng đế bộc
bạch với ta rằng người chỉ không thích cái mũi hơi to của nhà ngươi. Cùng là phần
nhi nữ ta phải dặn trước: mỗi lúc gần hoàng đế nhà ngươi nên bịt mũi lại, chắc
hoàng đế sẽ yêu hơn. Nhà ngươi hãy nhớ lấy, nếu có sao đừng
trách ta không bảo trước. Thương nhà ngươi nên ta mới hết lòng bảo ban như vậy.

Lặng đi một lúc lâu, rồi như chợt hiểu ra, Yến vui vẻ:

- Xin cám ơn hoàng hậu đã thương tình chỉ dạy. Mỗi khi gần
hoàng đế, thiếp sẽ nhớ bịt mũi để Người vui lòng.

Hoàng hậu chưa lúc nào vui như thế:

- Ta thực lòng quý mến sự biết điều, ngoan ngoãn của nhà
ngươi. Cho nhà ngươi lui, hẹn dịp khác tái ngộ.

Khi đã về đến cung Long Đức, Lộc mới dè dặt hỏi Yến:

- Hoàng hậu cố ý phô trương quyền hành nên mới bày vẽ cảnh
đón tiếp hoàng phi trang trọng đến thế? Giọng Yến không vui:

- Nhà ngươi tinh ý đấy. Nhưng ta đâu bận tâm về điều đó.
Ta chỉ buồn vì hoàng hậu răn đe ta nhiều quá lại còn xui dại ta nữa.

- Tâu hoàng phi! Hoàng hậu nói sao ạ?

- Hoàng hậu có ý khuyên ta đừng lên mặt vì được hoàng đế
sủng ái mà sẽ bị trừng trị. Hoàng hậu bảo ta là có cái mũi hơi to nên hoàng đế
không ưa. Cho nên mỗi khi gần hoàng đế - Yến cườikhúc khích – ta phải bịt mũi lại.

Lộc sửng sốt:

- Sao lại thế, tâu hoàng phi. Thiếp ngờ hoàng hậu ghen
ghét hoàng phi mà nói vậy.

- Lúc đầu ta cũng không hiểu. Mãi sau nhớ chuyện Tần Thủy
Hoàng đã giết oan một cung phi ta mới vỡ nhẽ.

- Tâu hoàng phi! Chuyện thế nào mà rắc rối vậy?

- Cứ lấy chuyện ta cho dễ hiểu. Nếu ta nghe hoàng hậu mà
làm theo lời khuyên ấy, thì chính hoàng hậu sẽ vu cho ta chê miệng hoàng đế hôi
để xui hoàng đế giết ta, như Tần Thủy Hoàng đã giết người cung nữ ấy.

- Chết nỗi! Hoàng phi phải cẩn thận lắm mới được. Hoàng hậu
là người thâm độc vậy thay? Thiếp sẽ luôn ở bên hoàng phi như ngày nào, tâu
hoàng phi.

- Ngươi nên nghĩ rằng ta mong muốn làm được việc gì có
ích. Nên giúp ta trong công việc.

**

*

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3