Sổ tay phát triển của trẻ - Chương 12
BIỂU ÐỒ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ TRONG THÁNG THỨ 13
Phát triển về thể
chất
Các phần cơ lớn
• Cúi xuống nhặt đồ
ở dưới sàn bằng cách lấy một tay bám vào một đồ vật nào đó;
• Trèo lên được những
bậc cầu thang thấp;
• Khi xuống cầu thang
hoặc xuống từ một điểm ở trên cao sẽ quay lưng lại tụt dần xuống;
• Không thích tất cả
các điều cấm đoán, cản trở;
• Có thể tự đứng ít
nhất 5 giây mà không cần ai giữ hoặc bám vào ai;
• Đang đứng có thể tự
ngồi xuống;
• Có thể nhún nhảy theo
điệu nhạc;.
• Đi men theo đồ vật
(như các đồ nội thất).
Các phần cơ nhỏ
• Cầm được hai miếng
xếp hình trên cùng một tay;
• Dùng ngón trỏ để chỉ;
• Nhặt những đồ vật
nhỏ từ bát ra ngoài;
• Vứt đồ vật xuống và
nhìn theo nó rơi xuống đất;
• Biết chơi trò xếp
hình và xếp được hai lớp;
• Nhặt được ba hoặc
nhiều hơn ba miếng xếp hình cho vào bát;
• Nhặt được những vật
nhỏ như hạt nho khô bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái;
• Có thể đẩy, đập, kéo,
đánh, vặn, xoay tất cả những đồ vật ở gần tầm với.
Phát triển về ngôn
ngữ
• Nói được 3 - 4 từ,
bao gồm cả từ “pa pa”, “ma ma”;
• Biết đưa đồ vật theo
lời sai bảo hoặc điệu bộ yêu cầu;
• Nhìn ra đúng vị trí
của sự vật mà người khác nhắc đến như “Quả bóng đâu?”, “Cha đâu?”;
• Phát ra những âm thanh
riêng để ám chỉ một số đồ vật mà chỉ trẻ và cha mẹ mới hiểu;
• Có phản ứng đáp lại
khi được gọi tên;
• Phát ra âm thanh ê
a để bày tỏ thái độ;
• Hiểu các cử chỉ;
• Hiểu những mệnh lệnh đơn giản như “Đưa đây cho mẹ”;
• Cố gắng nói những
từ mới;
• Bắt đầu hiểu tên của
những người, đồ vật và con vật quan trọng với bản thân;
• Nghe hát hoặc tiếng
nhạc cụ được 3 phút hoặc lâu hơn;
• Học cách phản ứng
trước lời nói bằng cử chỉ;
• Thể hiện yêu cầu bằng
cử chỉ thay vì khóc lóc.
Phát triển tâm sinh
lý
• Bày tỏ sự gắn bó bằng
cách ôm hoặc thơm cha mẹ;
• Bày tỏ được nhiều
trạng thái cảm xúc, có thể đã hiểu được cảm xúc của người khác;
• Tỏ ra lo lắng khi
bị tách rời khỏi mẹ (nhưng sẽ dần dần kiểm soát được);
• Phân biệt và tỏ thái độ tin tưởng khác nhau đối với mọi người;
• Có thể phân biệt được
bản thân với người khác;
• Sợ hãi khi đến những
địa điểm lạ;
• Biết từ chối nhiều
hơn;
• Bắt đầu nhận biết
được rằng cha và mẹ là hai cá thể tách rời đối với trẻ, và cha mẹ cũng có những
mối quan tâm riêng của họ.
Phát triển về mặt
xã hội
• Thích thú khi có người
đến nghe hoặc vây xung quanh, hài lòng khi có tiếng vỗ tay tán thưởng;
• Sẽ lặp lại hành động
để thu hút sự chú ý;
• Đi theo sau người
lớn nếu bị bỏ lại một mình;
• Khoe và cho người
lớn đồ chơi;
• Tiến đến, lôi kéo
và lên tiếng gọi người thân quen;
• Cười to khi bị đuổi
bắt hoặc khi đi trốn mà bị người khác tìm ra;
• Muốn được mọi người
quan tâm;
• Đặc biệt thích một
số người;
• Ngay cả lúc chơi một
mình vẫn cần có cha hoặc mẹ ở trong tầm mắt;
• Có phản xạ riêng khi
đáp lại cha và mẹ;
• Thường có những động
tác mạnh tay với đồ đạc hơn với người;
• Đưa đồ chơi cho bóng
trong gương;
• Bắt chước mẹ làm việc
nhà như quét dọn, lau chùi…;
• Vẫn còn sợ người lạ.
Phát triển về nhận
thức và khả năng của các giác quan
• Nhìn được lâu hơn
những hình ảnh trong sách vở;
• Có khả năng bắt chước
tốt hơn;
• Cố gắng hát;
• Có thể quay lại và
nhìn đúng hướng đồ vật bị di chuyển ra khỏi tầm mắt;
• Cho đồ vật nhỏ vào
bát, đổ ra và làm lại;
• Kiểm tra các bộ phận
chuyển động của đồ vật xung quanh như công tắc điện, tay nắm cửa…;
• Bắt đầu có những biểu
hiện mới lạ mà trước đây chưa bao giờ làm;
• Dùng cách thử nghiệm để tìm ra hướng giải quyết vấn đề;
• Vẫn chưa biết đến
sự nguy hiểm;
• Tìm hiểu các bộ phận
khác nhau trên mặt của búp bê;
• Thích lôi đồ đạc được cất ngăn nắp ra nghịch như đồ trong tủ quần áo, ngăn
kéo bàn, túi xách, giá sách, giỏ đựng đồ…;
• Cố gắng sử dụng những
dụng cụ được tìm thấy;
• Biết phân biệt các
miếng hình có hình dáng giống nhau, thả vào đúng ô;
• Có thể tìm được đồ
chơi mà người khác cất đi;
• Bắt đầu hiểu được ý nghĩa của hành động “lên” và “xuống”.
Lịch trình hàng ngày
• Có thể cầm cốc nước
để uống nếu có người giúp;
• Thích thú với việc
cởi mũ, áo, tất, giày, dép…;
• Mỗi ngày ăn 3 bữa
và chỉ thích được tự ăn;
• Tự rửa tay, rửa mặt
khi có người hỗ trợ, sau đó cố gắng tự lau khô.
THÁNG THỨ 14
THỬ THÁCH VÀ RÈN
LUYỆN
Trong khi trẻ đang lớn,
cha mẹ cũng muốn tìm những phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất. Và câu hỏi
thường xuyên được đặt ra đó là: Trẻ em phát triển các khả năng như thế nào? Chúng
ta có thể rèn luyện hay thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ không, hay điều đó
phụ thuộc vào gene và là bẩm sinh ở mỗi trẻ?
Có nên thúc đẩy sự
phát triển của trẻ nhỏ hay không?
Từ năm 1930, các nhà
tâm lý học trẻ em đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra ba quan điểm khác nhau như
sau:
Tiến sĩ John Watson[7]
khẳng định rằng trẻ sẽ phát triển về mặt thể chất tốt nhất nếu được sống trong môi
trường có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng về thể chất nhiều hơn. Quan điểm của
tiến sĩ John Watson khiến nhiều ông bố bà mẹ cố gắng cho trẻ tập luyện ngay từ khi
trẻ mới được 3 tuần tuổi như tập cho trẻ ngồi bô hoặc đại tiện, tiểu tiện theo đúng
giờ giấc; nuôi con theo tiếng chuông đồng hồ; không bế hoặc rất ít bế trẻ. Các bậc
cha mẹ theo quan điểm này thường luyện cho trẻ đạt được các điều kiện đặt ra như
ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ và luyện cho trẻ làm mọi việc quá sớm.
Quan điểm của tiến sĩ
Arnold Gesell[8] trái ngược với quan điểm của tiến sĩ John Watson. Ông cho rằng
các ông bố bà mẹ nên chờ cho toàn bộ hệ thần kinh của trẻ phát triển trước bởi việc
rèn luyện các kỹ năng cho trẻ trước khi trẻ sẵn sàng sẽ không có tác dụng, và đó
là việc làm mất thời gian vô ích.
[7] John Broadus Watson (1878 - 1958) là nhà tâm lý học người
Mỹ, cha đẻ của thuyết hành vi, là người kiên định quan điểm cho rằng một người có
thể thu nhận được hiểu biết đầy đủ về hành vi bằng cách nghiên cứu và thay đổi môi
trường hoạt động của người đó.
[8] Arnold Lucius Gesell (1880 - 1961) nhà tâm lý học đồng
thời là bác sĩ nhi khoa người Mỹ chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực phát triển của
trẻ em.
Tiến sĩ Arnold Gesell
đã lập một bảng tiêu chuẩn cho biết các mức phát triển về thể chất, trí tuệ và hành
vi xã hội phù hợp nhất với trẻ ở từng giai đoạn như thế nào. Các bậc cha mẹ sẽ liên
tục so sánh con mình với các mốc phát triển. Nếu trẻ có những khác biệt hoặc chậm
hơn một chút so với tiêu chuẩn, họ sẽ vô cùng lo lắng.
Tiến sĩ Marthel B. Mcgraw,
cựu giám đốc Viện Khoa học phát triển thuộc trường Cao đẳng Bridget R. Cliff - New
York là một người đã dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu sự phát triển
về thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bà không đồng tình với quan điểm của cả
hai nhà tâm lý học nói trên.
Theo quan điểm của Mcgraw,
tất cả các hành vi của trẻ đều được thể hiện theo quy định về thể chất và tác động
của môi trường sống. Trẻ sơ sinh chưa có kỹ năng rõ ràng cho tới khi hệ thần kinh
và hệ cơ có sự kết nối đầy đủ với nhau. Vì vậy, việc kích thích hay tạo ra môi trường
thử thách sẽ giúp trẻ sử dụng các giác quan, đi và nói được thành thạo. Tiến sĩ
Mcgraw gợi ý rằng trẻ cần được thử thách, kích thích và thường xuyên luyện tập các
kỹ năng đó.
Với hơn 30 năm nghiên cứu, bà đã chứng minh thành công quan điểm của mình trong
việc phát triển khả năng về thể chất và các giác quan của trẻ. Bà đã dạy cho trẻ
biết chơi trò trượt ván khi 12 tháng, biết bơi khi 10 tháng, leo lên các mặt sàn
dốc khi chưa tròn 1 tuổi và trèo được nhiều bậc cầu thang.
Marthel B. Mcgraw khẳng định rằng một điều quan
trọng không kém việc phát triển khả năng về thể chất chính là sự tự tin bản thân
có thể làm được của trẻ. Bởi “Sự tự tin vào bản thân sẽ tăng lên trong quá trình
rèn luyện khả năng kiểm soát hoạt động của cơ thể”. Sự hỗ trợ của cha mẹ khi trẻ
phải giải quyết các vấn đề xảy ra trong khi di chuyển ngày càng phức tạp (như bò,
đứng và đi) là rất cần thiết.
Tiến sĩ Mcgraw tin rằng
trẻ từ 1 - 2 tuổi đã bắt đầu tin vào việc điều khiển các hoạt động của cơ thể mình
và cũng đã tự tin vào các mặt khác nữa.
Bà đã đưa ra những lời
khuyên cho các bậc cha mẹ để có thể hiểu đúng về sự phát triển thể chất của trẻ
nhỏ như sau:
• Tất cả những hành
vi của trẻ không nhất thiết phải diễn ra ở tháng này hay tháng kia, mà sẽ xảy ra
trong khoảng thời gian nhiều tháng, ví dụ như tiêu chuẩn trẻ có thể biết bò khi
được 7 tháng chỉ là một mốc chung chung, trên thực tế có một số trẻ đến tháng thứ
6 đã bắt đầu tập bò và có một số khác phải đến tháng thứ 10 mới có thể biết bò,
điều này không có gì là bất thường cả.
• Những bước phát triển
của trẻ không nhất thiết lúc nào cũng phải theo một quy luật cứng nhắc. Biểu đồ
các giai đoạn phát triển của trẻ có thể mô tả chi tiết như trẻ sẽ trườn (xoay người
vòng tròn bằng cách dùng tay và chân, nhưng bụng vẫn nằm sát xuống sàn), từ trườn
đến bò (di chuyển cơ thể bằng cách dùng tay và đầu gối) rồi đứng. Có thể có một
số trẻ bỏ qua giai đoạn bò mà chỉ trườn rồi đến giai đoạn đứng luôn, những trẻ này
có thể hay bị ngã bởi không tập bò.
• Mỗi trẻ đều có những
đặc điểm phát triển riêng biệt, không nhất thiết lúc nào cũng phải theo đúng biểu
đồ phát triển. Một số trẻ có thể ngồi dậy khi đang trong tư thế nằm ngửa bằng cách
nghiêng sang một bên sau đó lấy tay chống xuống sàn rồi đẩy người ngồi lên. Một
số khác lại ngồi từ tư thế bò bằng cách quỳ gối rồi đưa chân ra phía trước giữa
hai tay và đặt mông ngồi xuống sàn một cách thành thạo.
Trong thời gian luyện
tập các kỹ năng này, đôi khi trẻ sẽ có những bước phát triển thụt lùi bởi sự sợ
hãi hoặc giật mình. Ví dụ: Trong khi tập đứng và chững, một số trẻ đã biết giữ thăng
bằng rất tốt, nhưng khi bắt đầu bước đi lại không giữ được thăng bằng. Nếu được
thường xuyên luyện việc bước đi kết hợp với giữ thăng bằng, trẻ sẽ không gặp phải
vấn đề gì về việc đứng và đi nữa.
Sự sợ hãi hay việc thể
hiện những hành vi sai thường bắt nguồn từ việc các bộ phận hoặc quá trình phát
triển ngừng hoạt động tạm thời. Ví dụ: Trẻ mới sinh sẽ có khả năng biết bơi bởi
đó là một phản xạ tự nhiên có ngay từ khi mới được sinh ra. Phản xạ này sẽ mất đi
khi trẻ được khoảng 5 - 6 tháng tuổi. Nếu chúng ta cho trẻ hơn 5 tháng đi bơi, chắc
chắn trẻ sẽ không biết bơi, sẽ bị sặc nước và sợ hãi. Sự thụt lùi này là biểu hiện
của sự phát triển bởi trẻ sẽ phát triển các khả năng khác trong việc điều khiển
cơ thể thay thế những khả năng bẩm sinh. Tuy vậy, đến khi được 12 tháng tuổi, những
cử động theo kiểu bơi dưới nước sẽ lại bắt đầu xuất hiện.
Các phát triển chung
• Biết đi, đi vững. Biết đi thành thạo hơn, nhanh hơn giúp trẻ khám phá thế
giới xung quanh được nhiều hơn. Việc tập đi không chỉ là một thử thách đối với trẻ
trong thời kỳ này mà sẽ khiến cha mẹ thực sự vất vả. Nhưng vì sự phát triển toàn
diện của trẻ, các bậc cha mẹ hãy kiên nhẫn, bình tĩnh và hiểu trẻ nhiều hơn (Lúc
này trẻ vừa đóng vai một nhà thám hiểm vừa đóng vai một người hay phản đối).
• Thích leo cầu thang
nhất. Việc trèo lên được bậc cầu thang trên cùng là một thử thách vô cùng hấp dẫn
bé con. Việc leo lên với trẻ không khó lắm nhưng khi xuống thì lại khác. Việc leo
cầu thang của trẻ làm cho cha mẹ thót tim, và việc mà các bạn nên làm lúc này là ở gần để ý không cho trẻ bị ngã xuống. Bạn đừng
vội dạy điều gì cho trẻ mà hãy để trẻ tự thử nghiệm vài ba lần trước đã. Ví dụ:
Một số trẻ sẽ bò lùi xuống từng bậc một, một số khác lại nghiêng người trườn xuống.
Cách thử nghiệm này cũng được trẻ áp dụng trong việc tập ngồi ghế.
• Bé con của bạn sẽ rất tò mò ngay sau khi
cảm thấy tự tin vào việc biết đi của bản thân. Ngay lập tức trẻ sẽ bắt tay vào khám
phá sự vật theo hệ thống từ đồ vật tới con người, đặc biệt là không gian. Ví dụ:
Nếu thấy cửa khép hờ, ngay lập tức trẻ sẽ quay sang nhìn xem bên trong có những
gì.
Các nhà nghiên cứu thấy
rằng trong khoảng thời gian từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 15, trẻ sẽ dành nhiều
thời gian sử dụng các bộ phận của cơ thể để tiếp xúc hoặc hoạt động nhiều hơn việc
quan hệ với người khác. Chỉ có khoảng 18%
tổng số hoạt động của trẻ là tiếp xúc hoặc quan hệ với con người, còn lại là các hoạt động thể chất,
khám phá, thử nghiệm các sự vật, hiện tượng. Đây chính là một cơ hội để cha mẹ mở
mang đầu óc cho trẻ, cho trẻ có cơ hội khám phá sự vật khác nhau, được tiếp xúc
với đồ vật mới. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được rằng những thứ mà trẻ chưa từng được thấy
đều rất đáng quan tâm cho dù một số thứ không mấy hay ho trong con mắt của người
lớn.
Dù sao đi nữa, các nhà tâm lý học luôn khẳng
định rằng việc để cho trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá, được thử nghiệm khả năng
của mình trong độ tuổi này không phải là việc làm hư trẻ hay khiến trẻ trở thành
một người ích kỷ.
• Chơi mà học. Nếu để ý bạn sẽ thấy trẻ ở
độ tuổi này thích chơi trò mở, đóng nắp hộp, thích chui vào gầm giường, gầm bàn
hoặc thích lấy đồ đạc vứt vào thùng rác hay chậu rửa mặt. Thay vì sẽ ngăn cấm, bạn
nên tìm cho trẻ những chiếc rổ hoặc hộp để bé cho đồ đạc vào trong đó.
Những trò chơi giúp tăng
sự tự tin vào bản thân cho trẻ ở độ tuổi này là cho những đồ chơi nhỏ vào các loại
đồ đựng có miệng nhỏ mà trẻ có thể cho tay vào trong được như ca đựng nước, lọ,
hộp; trò chơi xếp vòng tròn vào cột, xếp các ống nước chồng lên nhau và những loại
đồ chơi mà trẻ có thể lắp ghép, đeo, đội, nối hoặc gắn vào như các miếng xếp hình,
các loại hộp đựng cho tới chai, lọ, xoong, nồi... Tóm lại, những đồ vật mà trẻ có
thể sử dụng để chơi đóng - mở được không chỉ làm cho trẻ thích thú mà còn giúp luyện
đôi tay của trẻ thành thạo hơn.
Phát triển mạnh về ngôn ngữ. Đây là khoảng
thời gian trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ một cách vượt bậc. Nếu cha mẹ dùng lời
nói đi kèm với hành động hoặc sự vật trẻ nhìn thấy thì trẻ sẽ hiểu nhanh hơn và
bắt đầu tập phát âm theo. Ví dụ: Khi nói đến quả bóng, bạn nên nói về những gì liên
quan tới quả bóng như “Mang quả bóng lại đây!”, “Con đá bóng đi!”… Khi nói với trẻ,
bạn cũng nên chú ý tới ngữ điệu và cách biểu cảm bằng cả nét mặt và cử chỉ; khi
nói bạn cũng nên nhìn thẳng vào mắt trẻ.
• Vẫn còn bám mẹ. Trẻ
14 tháng tuổi tuy đã ít sợ người lạ hơn, nhưng vẫn chưa tin tưởng để ở một mình
giữa những người lạ mặt, trẻ vẫn cần cha hay mẹ ở bên cạnh. Đến tuổi này trẻ vẫn
rất “bám” mẹ hoặc người giữ trẻ. Tình trạng này xuất hiện từ tháng thứ 9 cho tới
hết tháng thứ 14 (Nhưng có một số trẻ vẫn bám mẹ tới tháng thứ 15 - 16). Những kết
quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trẻ em cho thấy tình trạng bám mẹ và người
giữ trẻ thường đi liền với sự độc lập, đó là sự tự tách bản thân để trở thành một
cá nhân độc lập và ít dựa vào mẹ hơn.
• Trẻ muốn được tự làm mọi việc. Đây là thời
điểm rất phù hợp để tạo cho trẻ thói quen tự lập trong sinh hoạt hàng ngày như tự
ăn uống hay tự mặc quần áo. Đối với những việc như thế này cha mẹ phải đầu tư thời
gian, chấp nhận việc trẻ làm rơi vãi bẩn thỉu. Nếu bạn tỏ thái độ không bằng lòng
với trẻ khi trẻ làm bẩn quần áo thì có thể sẽ làm cho trẻ cảm thấy có lỗi và như
thế vô tình bạn đã ngăn cản mọi hoạt động học hỏi của trẻ.
Phát triển về thể
chất
Sự phát triển về thể chất diễn ra tuần tự
theo từng giai đoạn rõ ràng. Những phần cơ lớn sẽ phát triển trước những phần cơ
nhỏ. Trẻ sẽ điều khiển được cánh tay trước khi điều khiển được bàn tay và các ngón
tay. Việc kiểm soát hay điều khiển hệ cơ sẽ phát triển từ đầu xuống các ngón chân.
Trẻ sẽ dùng khuỷu tay để chống người nhiều hơn là dùng đầu gối.
Các chuyên gia trong
lĩnh vực sự phát triển của trẻ nhỏ cho rằng nhận thức về bản thân của trẻ phụ thuộc
vào sự phát triển các kỹ năng di chuyển. Những trẻ chậm chạp, không hoạt bát hoặc
không làm kịp người khác sẽ thường trốn tránh việc tham gia vào các hoạt động về
thể chất với các trẻ khác. Khi chơi với các bạn, những trẻ này thường e dè và hơi
khó hòa nhập.
Chính vì vậy, cha mẹ hãy tạo một môi trường
thử thách để khuyến khích trẻ cảm thấy muốn luyện tập, từ đó có thể phát triển việc
điều khiển các bộ phận hoặc phát triển để hệ vận động hoạt động tốt, phù hợp với
lứa tuổi.
Các nhà khoa học khẳng định rằng những vận
động của cơ thể như trườn, bò, đi… sẽ có tác dụng trong việc phân biệt trái - phải
và khả năng đọc sau này của trẻ.