Bí mật của cảm xúc - Chương 01 - 02 - 03

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống mọi
thứ đều tuân theo qui luật.

Cần phải nắm bắt
được các qui luật để thành công.

Nguyễn Văn
Thình,

Cuộc đời là một trò
chơi lớn.

Giải Nobel kinh tế
năm 2005 đã được trao cho Robert J. Aumann và Thomas C. Schelling với đề tài
mang tên “Lý thuyết trò chơi” (Game Theory). Ðây là một đề tài đã được nêu ra
và nghiên cứu từ thế kỷ XVIII. Trải qua hàng trăm năm và được phân tích dưới
những góc độ khác nhau, các qui luật về “Lý thuyết trò chơi” ngày nay đã được
hai tác giả trên đây lập ra thành công thức toán học và ứng dụng vào nhiều lãnh
vực của cuộc sống, từ kinh tế tới quân sự, chính trị và xã hội.

Sự kiện trên một
lần nữa khẳng định rằng tất cả các sự việc diễn ra trong xã hội đều bị ảnh
hưởng bởi một số qui luật đã được định trước. Dựa vào đó, chúng ta hoàn toàn có
thể tính toán và dự đoán tương lai của sự việc bằng các công thức cụ thể.

Tương tự như vậy,
cuộc đời của chúng ta trên thực tế là một chuỗi trò chơi vô tận. Bạn đang tham
gia vào trò chơi của cuộc đời với hàng trăm ván cờ khác nhau trong một bàn cờ
lớn tổng thể.

Mọi sự luôn thay
đổi. Bạn luôn phải chọn cho mình những nước đi cụ thể trong từng trường hợp của
cuộc sống. Tuỳ theo từng trường hợp, tuỳ theo vị thế, theo khả năng và đẳng cấp
mà bạn sẽ xác định bàn cờ cho chính mình.

Khi là một nhân
viên, bàn cờ chính là công ty của bạn. Nếu bạn là một ông bố thì gia đình và họ
hàng chính là bàn cờ. Còn nếu bạn là một lãnh đạo cấp nhà nước, bàn cờ sẽ có
tầm vóc quốc gia và thậm chí là cả thế giới. Bàn cờ được hiểu là các môi trường
có giới hạn mà bạn có thể tác động tới.

Có lẽ bạn sẽ thắc
mắc: Vậy còn ai là quân cờ?

Quân cờ là tất cả
mọi người nằm trong tầm ảnh hưởng và tác động của bạn.

Vậy đâu là luật chơi?

Luật chơi của tất cả chúng ta chính là các qui luật về cảm xúc - những qui
luật sẽ được nêu ra trong tập sách nhỏ này.

Nếu bạn nắm được các qui luật cảm xúc, bạn sẽ là người điều khiển ván cờ.
Còn trong trường hợp bạn không biết gì về những qui luật này thì bạn sẽ vẫn chỉ
là một quân cờ do người khác điều khiển.

Thường là rất khó nhận thấy trọn vẹn được kết quả thực sự các ván cờ của
cuộc đời, vì mục tiêu của trò chơi luôn là các giá trị vô hình: Các cảm xúc
tốt? Nói một cách khác, đó là chất lượng cuộc sống của bạn và tất cả những
người có liên quan với bạn.

Trò chơi cuộc đời chính là cuộc sống của bạn. Dù có muốn hay không thì bạn
cũng đã và đang tham gia vào.

Tôi đã đi xong nước cờ của mình và bây giờ tới lượt của bạn. Hãy tìm hiểu
luật chơi và hãy chọn cho mình một nước đi tốt nhất.

Xin mời bạn!

* * *

- 1 -

NHỮNG CÂU CHUYỆN ÐỜI THƯỜNG

Chuyện đã xảy ra tại một thành phố lớn với một thanh niên năng nổ có cái
tên H.Song. Cuộc sống sẽ chẳng có gì ầm ĩ nếu H.Song không bị người tình phản
bội.

T.Hiền - người yêu đã sáu năm nay của H.Song - đã liên tục trong nhiều tuần
né tránh anh. Như cây kim dấu lâu ngày trong bọc ắt phải lòi ra, những hành vi
bất bình thường của T.Hiền không thể giải thích được. Nguyên là đội trưởng của đội
Alpha trong một công ty dịch vụ bảo vệ nổi tiếng, bằng một số biện pháp nghiệp
vụ, H.Song đã nhanh chóng phát hiện ra T.Hiền đang có quan hệ trên mức tình cảm
với một Việt kiều - vốn là một người xưa của nàng - nay về làm ăn tại Việt Nam.
Câu chuyện căng thẳng tới đỉnh điểm khi H.Song xuất hiện đúng lúc chàng và nàng
kéo nhau vào khách sạn.

Những mong T.Hiền sẽ bối rối, nhục nhã trước sự việc, H.Song không ngờ
T.Hiền bình thản như không, lờ anh và gọi tiếp tân để đặt phòng. Không kìm được
sự giận dữ, H.Song lồng lên như điên cuồng, chụp lấy bức tượng trang trí bằng
đồng và bằng hết sức mình trút giận lên đầu anh Việt Kiều xấu số. Trước cảnh
máu chảy lênh láng, T.Hiền gào lên và nhảy xổ vào cấu xé H.Song.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu
sách.]

Không còn biết mình đang làm gì, H.Song điên cuồng đập như điên dại pho
tượng đồng lên đầu lên cổ của T.Hiền. Mặc dù cặp tình nhân đã gục gã nhưng
H.Song tiếp tục bồi thêm những cú đánh trí mạng hết lên đầu người Việt kiều đến
lên mặt của T.Hiền và gào thét những tiếng vô nghĩa như một con thú cho tới khi
bị bảo vệ khách sạn khống chế.

Chiều hôm đó, trong phòng tạm giam, khi biết mình đã giết người yêu và tình
nhân. H.Song thẫn thờ, rồi đập bể ly thủy tinh và tự sát.

Theo bạn, ai là người có lỗi trong câu chuyện này?

* * *

N.Huy và gia đình sống tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Anh là một người cha và một người chồng tốt trong mắt những người quen
biết. Làm nhân viên kinh doanh kỳ cựu của một công ty thương mại lớn, nắm trong
tay nhiều khách hàng uy tín, N.Huy luôn tự hào về mức thu nhập vượt trội của
mình. Nhà mới xây bốn tấm ở ngay quận trung tâm, vợ Huy không phải làm gì ngoài
việc chăm sóc nhà cửa và nấu ăn, hai đứa con đều được học ở một trường tiểu học
quốc tế. Trong nhà không bao giờ biết tới chuyện thiếu hụt.

Ðối với người ngoài, cuộc sống nhà N.Huy quả là một thiên đường đáng mong
ước. Thực trạng bên trong, nào ai biết được sự đau khổ trong cuộc sống hàng
ngày của cái gia đình dư thừa tiền bạc này. Do công việc làm ăn, N.Huy đi nhậu
với khách hàng đối tác tám bữa mỗi tuần. Cơm nhà hầu như chỉ dành cho vợ con và
người làm. Với con cái, N.Huy đã không thèm ngó ngàng thì chớ, đối với vợ, sự
thể còn tệ hơn. Mỗi khi về tới nhà, trong tình trạng đã ngà ngà, N.Huy phải
căng tai, gồng mình, bật tivi lên xem để khỏi nghe chất giọng cao vút đầy ai
oán của vợ càu nhàu, trách móc, kể lể về vô vàn những chuyện nhỏ nhặt đời
thường của cuộc sống gia đình. Nghe vợ càng nói, N.Huy càng tỏ thái độ giả
điếc, coi như không quan tâm. Uất hận vì sự thờ ơ của chồng, người vợ bắt đầu
khóc và nêu lên thân phận của người làm tôi tớ cho chồng cho con. Tình hình
ngày càng quá mức, và sức chịu đựng thì có hạn, N.Huy gầm lên, nắm chiếc remote
điều khiển giáng thẳng vào màn hình tivi trước mặt. Cô vợ sững người òa lên
khóc dữ dội. Hai đứa bé từ trên lầu chạy xuống thấy mẹ khóc, cũng méo xệch mặt
mếu máo khóc theo. Không thể chịu nổi bản hòa tấu xé tai của vợ con, N.Huy tông
cửa, đẩy xe ra ngoài đường rồ mạnh ga và vọt đi như người khùng điên.

Tại sao cuộc sống đầy đủ vật chất không mang lại hạnh phúc cho gia đình
N.Huy?

* * *

K.Thu là nữ tiếp viên của một quán bar sang trọng tại trung tâm Sài Gòn. Là
con thứ trong một gia đình ba đời làm ruộng mướn ở đồng bằng sông Cửu Long,
K.Thu lớn lên trong cảnh gia đình phải chạy cơm từng bữa. Với một chút nhan sắc
cùng bản tính cứng rắn, không cam chịu cơ cực và mong muốn có cuộc sống giàu
sang, K.Thu trốn lên Sài Gòn theo chị bạn cùng xóm. Bước chân vào là nghề nữ
tiếp viên nhà hàng Karaoke khi vừa mười chín tuổi. Với sự liều lĩnh của tuổi
trẻ, K.Thu không ngại ngần trước bất kỳ điều gì. Năm hai mươi tuổi, K.Thu được
một đàn chị truyền cho nghề mồi chài đàn ông. Hết lòng vì khách mày râu, không
bao giờ đòi hỏi, vui vẻ chiều khách nhưng luôn biết cách ngăn chặn những hành
vi quá trớn, lại thông thạo tin tức xã hội để tán chuyện với khách về nhiều vấn
đề,... K.Thu đã sớm trở nên nổi tiếng trong giới mày râu ăn nhậu.

Luôn được khách yêu cầu và "bo" hậu hĩnh, thu nhập cả chục triệu
mỗi tháng một cách dễ dàng bởi K.Thu đã phát hiện ra rằng: để có được một chút
cảm xúc yêu đương, những ông khách có thể chi ra các món tiền rất lớn. Ðã có
những lời đề nghị được "chăm lo" cho K.Thu trọn vẹn với đầy đủ nhà,
xe, áo quần và chi phí tháng, nhưng K.Thu luôn tế nhị từ chối vì cô hiểu rõ bí
quyết của nghề: người đàn ông sẽ không bao giờ ngừng thèm muốn. Nhu cầu bản
năng của họ khi được đáp ứng dư thừa sẽ trở thành tai họa cho những người như
K.Thu. Chỉ cho họ một sự kích thích vừa đủ thích thú và không bao giờ dư thừa,
họ sẽ luôn quay lại.

Ðàn ông sẽ phải trả bao nhiêu tiền bạc cho một chút cảm giác yêu đương?

* * *

V.Thanh hai mươi chín tuổi và là giám đốc tiếp thị của một công ty liên
doanh chuyên sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến. Ðược bạn bè rất nể phục
vì chỉ trong vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, V.Thanh đã đạt được chức vị
với mức lương mà người khác phải phấn đấu hàng chục năm mới có cơ may đạt được.

Tuy lương cao và nhiều bổng lộc, nhưng để duy trì một cuộc sống hàng hiệu
và chu cấp nhu cầu làm đẹp cho một nàng chân dài đang nổi trong giới người mẫu,
số tiền cả chục triệu mỗi tháng xem ra chẳng thấm vào đâu. Nào là đổi xe, đổi
điện thoại vài tháng một lần, lắm lúc phải giật tạm bạn bè vài triệu. Khi nợ
trả chưa xong thì người đẹp lại kể lể về một bộ thời trang DKNY tuyệt đẹp mà
nhỏ bạn mới được bồ nó - một giám đốc doanh nghiệp - tặng nhân dịp sáu tháng
quen nhau, và vô vàn những nhu cầu hàng hiệu khác.

Cuộc sống như một cơn lốc cuốn những người trẻ tuổi đi cùng những món đồ
hàng hiệu và những cuộc vui đốt tiền qua đêm để tìm cảm hứng. Vì sĩ diện là một
tay chơi ga lăng thứ thiệt, sau khi đã đốt sạch tiền đề dành và không thể rút
thêm tiền của gia đình, V.Thanh bắt đầu toan tính dựng lên những khoản kê khống
trong hợp đồng để đi đêm với một công ty cung ứng dịch vụ, rút tiền trong ngân
sách khuyến mãi của công ty.

Tại sao nhiều người rất dễ bị trượt vào vòng xoáy tiền bạc như V.Thanh? Ðâu
là mục đích của cuộc sống?

* * *

Có khi nào bạn tự đặt cho mình các câu hỏi:

+ Tại sao mọi người lại thích có nhiều tiền, thích ăn món ngon, thích giao
tiếp với người bạn nổi tiếng và thích nhiều thứ khác nữa?

+ Tại sao bạn lại chán ngấy những việc đơn điệu, bình thường như dọn rác,
giặt quần áo, lau nhà, không thích những đồ dùng rẻ tiền chất lượng thấp, không
thích thức ăn có mùi khó chịu, căm giận vì sự thóa mạ của một người giàu có?

+ Tại sao có những người rất thông minh, rất hiểu biết nhưng lại dễ dàng
trở thành một con thiêu thân vì những đam mê tình ái?

+ Tại sao có những gia đình sống thật đau khổ trong môi trường thừa tiền dư
bạc?

+ Tại sao người ta hạnh phúc? Tại sao họ lại khổ đau?

* * *

Trên đời này, bạn có thể bị thiếu thốn, bạn có thể không
hoàn hảo, thậm chí bạn có thể bị dị tật, bị đày đọa. Nhưng có một thứ bạn không
thể thiếu trong cuộc sống, đó là các CẢM XÚC, dù là cảm xúc tốt hay cảm xúc
xấu.

Mục đích của tập sách nhỏ này là cung cấp cho bạn đọc những kiến thức nền
tảng theo một lý thuyết mới - Lý thuyết về cảm xúc - để bạn có thể hiểu và tự
lý giải được tất cả những thái độ, những cách ứng xử của các cá nhân trong xã
hội con người. Qua đó bạn có thể hiểu được các nhu cầu của bản thân, kiểm soát
được những hành vi của bạn. Từ đây, bạn có thể tác động, kiểm soát và điều
khiển được những hành vi của người khác theo những tiêu chí mang lại ích lợi
cho chính bạn và cho tất cả những người có giao tiếp với bạn.

Những kiến thức trong tập sách này đơn giản chỉ là những qui luật về các
giá trị vô hình đang tồn tại trong xã hội con người. Bản chất của các qui luật
này không tốt và cũng không xấu. Cũng như con dao, bạn có thể dùng để cắt thực
phẩm, nhưng bạn cũng có thể dùng nó để giết người. Tương tự như vậy, các qui
luật này sẽ mang lại hạnh phúc hay sự bất hạnh tùy theo mục đích của người sử
dụng nó.

* * *

BẢN CHẤT CỦA CẢM XÚC

- 2 -

BẢN CHẤT CỦA NHỮNG CẢM XÚC

Từ lâu nay, người ta đã ý thức rằng hành vi của một cá nhân luôn xuất phát
từ những nhu cầu của người đó. Nhưng tại sao? Và từ đâu lại xuất phát những nhu
cầu này? Tại sao lại không là những nhu cầu khác?

Cho tới nay chúng ta đã biết rằng, song song với đời sống về vật chất, con
người còn có một đời sống về tinh thần. Từ lâu nay, con người đã ý thức được
rằng có những giá trị tinh thần luôn tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả
mọi thứ trong xã hội loài người. Trong quá trình đi tìm nguyên nhân cội nguồn
của khổ đau và hạnh phúc, câu trả lời đã được đúc kết lại trong hai từ "CẢM
XÚC".

ÐỊNH NGHĨA VỀ CẢM XÚC:

Vậy cảm xúc thực sự là gì? Chúng ta có thể nào định nghĩa được cảm xúc là
gì không? Cảm xúc có thể nào là một thực thể có thể đo lường? Ðể có thể trả lời
cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ ứng dụng những ý tưởng từ cuốn Understanding
Emotions
(1995 - Thấu hiểu cảm xúc) của Keith Oatley và Fennifer M.
Jenkins, theo như dẫn chứng của Erik Du Plessis trong cuốn The Advertised Mind:

"Ai cũng có thể hiểu và cảm nhận được cảm xúc, nhưng hầu như không ai
có thể định nghĩa được cảm xúc là gì," trong cuốn sách nói trên Keith
Oatley và Fennifer M. Jenkins đã nhận định. Vì vậy, hai tác giả này đã dành ra
chương bốn của cuốn sách Understanding Emotions để xác định
xem "một cảm xúc là gì?". Ðây không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu
chúng ta không thể xác định được "một cảm xúc là gì," chúng ta sẽ
không thể nào đo lường được một cảm xúc.

Oatley và Jenkins nhận định phần lớn các chuyên gia tâm lý đều nhất trí là
những hình thức trên có thể dùng để phân loại các loại trạng thái cảm xúc, và
hầu như tất cả đều được phân định thông qua thời gian tồn tại của một cảm xúc.
Một cảm xúc thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi,...

Bên cạnh thời gian tồn tại của một cảm xúc, phân tích nguyên nhân dẫn đến
một cảm xúc cũng giúp ta hiểu rõ hơn về một cảm xúc

Việc định nghĩa cảm xúc vẫn luôn là một thách thức. Chúng ta hãy bắt đầu
bằng một số định nghĩa đã được chấp nhận tương đối rộng rãi.

Oatley và Jenkins định nghĩa cảm xúc như sau:

1- Một cảm xúc hình thành từ sự lượng định chủ định hay
vô tình của một người đối với một sự kiện liên quan đến một sự việc (một mục
đích) đáng quan tâm. Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan
tâm đó là một sự kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mang
tính ngăn trở.

2- Cốt lõi của một cảm xúc là sự sẵn sàng để hành động và
thúc đẩy những dự định; một cảm xúc là tác nhân để bắt đầu một hay một số cách
hành động nào đó.

3- Một cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức
phân biệt của trạng thái tinh thần, thường dẫn đến những hành động, phản ứng
hay thay đổi của một con người.

Ði xa thêm một bước có tính khoa học nữa, điều kiện phải có để tạo thành
một cảm xúc là một thay đổi từ bên trong hay bên ngoài não bộ.

Triết gia Gilbert Ryle đã có một miêu tả (không phải một định nghĩa) về cảm
xúc như sau: các cảm xúc được miêu tả như những nhiễu loạn trong dòng nhận thức
mà người chủ của chúng không thể ghi nhận được - Miêu tả này nhấn mạnh như vậy.

Theo định nghĩa của bản chất sự việc, chúng ta sẽ phải thấy rằng trên thực
tế Cảm xúc chính là các "trạng thái hóa học" của não bộ.

Các tâm trạng dù là vui vẻ hay là sự bất mãn chủ yếu đều hình thành từ
những phản ứng hóa học phát sinh từ não bộ vào lúc đó. Trạng thái phản ứng hóa
học này có thể hình thành một cách tự nhiên, nhưng con người cũng có thể lợi
dụng một số tác động nhân tạo như rượu, thuốc lá, thuốc an thần hay các loại ma
túy để ảnh hưởng đến trạng thái phản ứng hóa học này.

Tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều bắt nguồn từ "CẢM XÚC".

Thời gian chính là sự thay đổi.

Cơ thể chúng ta đang sống, đang hoạt động theo thời gian. Do vậy, tất cả
các thành phần sinh hóa trong máu và trong cơ thể cũng liên tục thay đổi theo
thời gian.

Vào mỗi thời điểm khác nhau, trong não bộ của chúng ta luôn tồn tại một số
loại trong năm mươi tư hoóc môn khác nhau, máu huyết, khí ôxy, khí các-bo-nic,
các chất dinh dưỡng và các khoáng chất vi lượng theo những tỉ lệ khác nhau.

Các cảm xúc mà chúng ta có chính là những trạng thái hoá học của não bộ.
Tùy vào các trạng thái và thành phần hóa học khác nhau của não bộ mà chúng ta
sẽ có các trạng thái cảm xúc khác nhau. Chính các thành phần hoá học có trong
não tại từng thời điểm, tùy theo các tỷ lệ khác nhau sẽ cho chúng ta những cảm
giác vui, buồn, hào hứng, chán nản, hạnh phúc, đau khổ,...

- 3 -

BẢN NĂNG DUY TRÌ NÒI GIỐNG VÀ BẢN NĂNG SỐNG CÒN CHÍNH LÀ
NGUỒN GỐC TẠO RA CÁC CẢM XÚC

Con người là một loài động vật cao cấp nhất trên trái đất. Do bắt nguồn từ
thiên nhiên, bản thân con người cũng phải tuân theo những qui luật sinh tồn của
thiên nhiên. Ðể tồn tại, có hai bản năng lớn mà các cá thể phải tuân theo:

1/- Bản năng quan trọng nhất cho sự tồn tại của mỗi cá thể là bản
năng duy trì nòi giống
. Trong thế giới động vật, với bản năng này, các cá
thể luôn tìm mọi cách, nỗ lực hết sức, thậm chí hy sinh cả bản thân, để sinh sản
và bảo vệ cho sự sinh tồn cho các thế hệ con cháu của mình. Ðây chính là ý
nghĩa lớn nhất, vĩ đại nhất đối với cuộc đời của mỗi cá thể. Bản năng duy trì
nòi giống luôn được xã hội và cộng đồng ca ngợi, khuyến khích.

2/- Ðể duy trì được giống nòi thì mục tiêu kế tiếp là phải duy trì
được sự tồn tại của bản thân
. Do vậy, tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại
của bản thân là bản năng thứ hai của các loài.

Sự chọn lọc tự nhiên đã tạo ra cho các loài động vật cấp cao một cơ chế cảm
nhận các tác động từ bên ngoài nhằm phát hiện ra những hiểm nguy và nhận biết
các tình huống xấu, đe dọa sự sống còn. Từ đó, cá thể sẽ có những phản ứng
thích hợp để duy trì sự tồn tại của bản thân.

Ở con người, cơ chế cảm nhận này chính là cái mà chúng ta gọi là các
"cảm xúc" (emotion).

Như vậy, các cảm xúc chỉ đơn giản là những trạng thái của bộ não giúp con
người cảm nhận được tình trạng sống của bản thân trong những hoàn cảnh và tình
huống khác nhau.

Bắt đầu từ các các loại cảm xúc đơn giản: Khi bị đe doạ, chúng ta sẽ có cảm
xúc sợ hãi và sẽ phản ứng lại bằng cách lẩn tránh, chạy trốn, hay tấn công. Khi
bị lửa đốt, cơ chế cảm nhận sẽ cho ta cảm giác nóng bỏng, đau đớn và chúng ta
sẽ tìm mọi cách để thoát ra xa ngọn lửa. Khi bị mưa ướt vào mùa đông, các giác
quan sẽ tác động để chúng ta có cảm giác lạnh run, thôi thúc chúng ta tìm giải
pháp tự bảo vệ bằng cách mặc thêm quần áo, tìm chỗ trú ẩn ấm áp, hay uống nước
nóng để làm ấm cơ thể.

Tất cả những cảm giác và cảm xúc có được đều nhằm phục vụ cho mục đích định
hướng các phản ứng của cơ thể theo bản năng, để duy trì sự tồn tại và phát
triển của mỗi cá nhân.

Có thể xem xét một số trường hợp như khi chúng ta đói, khi năng lượng cạn
kiệt, cơ chế phản xạ theo bản năng của cơ thể sẽ tự điều tiết và tạo ra các
chất nội tiết tố tác động lên hệ thần kinh, để báo động cho chúng ta biết về
nhu cầu cần được ăn và chúng ta có một cảm nhận là "đói". Khi thấy
một người khác giới tính phù hợp, vào giai đoạn trưởng thành, ta sẽ có những
kích thích tính dục, thúc đẩy việc làm quen, tiếp cận. Tương tự như vậy, những
cảm xúc khác của chúng ta như vui, buồn, đau khổ, lo lắng, giận dữ, hoảng hốt,
bình yên... đều là kết quả của các loại nội tiết tố khác nhau, được cơ thể
chúng ta tiết ra, tác động lên hệ thần kinh nhận thức của não bộ.

Ði tìm lời giải đáp cho câu hỏi: "Ðiều gì đã tạo ra hành vi của con
người", tác giả đã phát hiện ra những tác nhân CẢM XÚC. Chính
những xúc cảm của con người đang điều khiển và dẫn dắt tất cả các hành vi của
chúng ta trong cuộc sống.

Có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của con người, nhưng
chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách thấu đáo về bản chất của cảm xúc
và tác động của nó lên các nhu cầu và hành vi. Mục đích của tập sách này nhằm
giúp chúng ta giải mã được các bí ẩn của cảm xúc, giải thích được các nguyên
nhân dẫn dắt hành vi và tạo ra nhu cầu của con người. Qua đó, chúng ta hiểu
được và kiểm soát được bản năng cơ bản của mình, nhìn thấu được lòng người và
tác động vào con người, dẫn dắt họ phải hành động theo những gợi ý của chúng
ta, hay nói một cách khác là quản lý được mọi người.

Nếu ví các hiểu biết về nhu cầu của con người như hiểu biết các phân tử thì
những phát hiện mới về cảm xúc chính là những kiến thức căn bản và sâu sắc về
các hạt tạo nên hạt nhân.

Và vì vậy, muốn hiểu biết được các nhu cầu và hành vi của con người, chúng
ta phải xuất phát từ những hiểu biết căn bản về cảm xúc.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3