Việt Sử Giai Thoại (Tập 1) - Chương 13 - 14
13 - CHUYỆN MAN NƯƠNG
SáchLĩnhNamchích
quáicó chép chuyện Man Nương, nay xin theo đó mà giới thiệu lại và
nhường lời bàn cho bạn đọc gần xa:
“Dưới
thời trị vì của vua Hán Hiến Đế (hoàng đế của nhà Đông Hán, Trung Quốc, ở ngôi
từ năm 190 đến năm 220) có quan thái thú là Sĩ Nhiếp (người huyện Quảng Tín,
quận Thương Ngô, Trung Quốc) xây thành ở phía Nam sông Bình Giang (sông này,
xưa cũng gọi là sông Thiên Đức, nay là sông Đuống). PhíaNamcủa
thành này có ngôi chùa thờ Phật, gọi là chùa Phúc Nghiêm. Một vị sư tên là Già
La Đồ Lê đến trụ trì tại chùa này. Nhà sư có phép lạ, có thể đứng một chân, cho
nên, già trẻ gái trai trong vùng đều kính thờ, gọi là Tôn sư và cùng đến để xin
nghe giảng về đạo Phật.
Bấy
giờ ở vùng này, có người con gái tên là Man Nương, mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhà
rất nghèo khổ nhưng cũng quyết đến xin học đạo. Song, cô nói năng vụng về,
không thể cùng mọi người tụng kinh được. Cô thường hái củi, giã gạo, lo nấu
nướng thức ăn cho sư sãi trong chùa cùng khách thập phương tới học đạo.
Một
lần, vào khoảng tháng năm, ngày dài đêm ngắn, Man Nương nấu nướng các thức đã
xong mà sư sãi tụng kinh vẫn chưa dứt, không rỗi để ăn. Man Nương ngồi trông
chừng, chẳng dè, ngủ gật ngay nơi bậc cửa, rồi chẳng ngờ, ngủ say quên cả đói.
Khi sư sãi tụng kinh xong, ai về phòng nấy, Man Nương vẫn nằm ngay bậc cửa một
mình, sư Già La Đồ Lê không ngờ nên lỡ bước chân qua, vì thế, Man Nương bỗng
thụ thai.
Được
chừng ba bốn tháng sau, Man Nương xấu hổ bỏ về, còn sư Già La Đồ Lê cũng thẹn
mà bỏ đi. Man Nương về tới một ngôi chùa tại ngã ba sông thì ở lại, mãn hạn
khai hoa, sinh hạ được một người con gái. Man Nương bèn tìm sư Già La Đồ Lê để
trả. Bữa ấy đang đêm, vào khoảng canh ba, sư Già La Đồ Lê đem đứa con gái đến
cạnh gốc cây ở ngã ba sông, đặt vào đấy và nói:
-
Ta gửi đứa con của Phật cho ngươi, ngươi hãy giữ lấy, thế nào ngươi cũng thành
danh trong đạo.
Xong,
sư Già La Đồ Lê và Man Nương từ giã nhau đi. Sư Già La Đồ Lê cho Man Nương một
chiếc gậy và nói:
-
Cho nàng vật này, khi trở về, nếu thấy thời tiết đại hạn thì nàng hãy lấy gậy
này đâm xuống đất, đất sẽ cho nước cứu dân sinh.
Man
Nương cung kính nhận lấy gậy mang về. Nàng trở lại ở chùa cũ. Mỗi khi có hạn
hán, nàng thường lấy gậy đâm xuống đất, mạch nước tự nhiên chảy ra, dân được
nhờ cậy rất nhiều.
Khi
Man Nương đã ngoài tám mươi tuổi thì cái cây (nơi Già La Đồ Lê để đứa con vào)
cũng tự nhiên bị đổ xuống bến sông trước chùa, nhưng cứ quanh quẩn ở đấy, không
chịu trôi đi. Dân tranh nhau đến chặt làm củi, nhưng hễ chặt là rìu búa đều sứt
mẻ hết. Họ rủ nhau hơn ba trăm người cùng kéo cây vào mà vẫn không sao lay
chuyển. Bấy giờ, Man Nương xuống bến nước rửa tay, thử lay động chơi, thì bỗng
dưng cây lại di chuyển. Mọi người đều kinh ngạc, nhân đó, nhờ Man Nương kéo cây
lên bờ. Sư sãi cùng Man Nương gọi thợ đến chặt cây để tạc bốn pho tượng Phật.
Chặt đến đoạn thứ ba, đoạn đặt đứa con gái lúc này đã hóa thành một tảng đá rất
rắn, thì tất cả rìu búa của thợ đều mẻ hết. Họ đem vất tảng đá xuống vực sâu,
thì tảng đá bỗng tự phát ra những tia sáng rực rỡ, một lúc sau mới chịu chìm.
Lúc đó, cả bọn thợ đều lăn ra chết. Dân ở đấy vội mời Man Nương đến khấn vái
rồi nhờ dân chài lặn xuống nước vớt tảng đá lên, rước vào mạ vàng, đặt ở điện
thờ Phật để thờ. Sư Già La Đồ Lê đặt tên cho bốn pho tượng là Pháp Vân, Pháp
Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Người bốn phương tới cầu mưa, không lần nào lại
không ứng nghiệm. Người ta gọi Man Nương là Phật Mẫu. Đến ngày mồng tám tháng
tư, Man Nương tự nhiên mà viên tịch; xá lị được gói lại và chôn trong chùa. Dân
lấy ngày đó làm ngày sinh của Phật. Hàng năm cứ tới ngày đó, già trẻ gái trai
khắp tứ xứ đều tụ tập về đó để vui chơi, diễn đủ các trò vui hát múa, mãi mà
thành tục lệ nay vẫn còn, gọi là hội tắm Phật”.
14 – BỆNH MÊ ĐỌC SÁCH CỦA
PHÒNG PHÁP THẶNG
Ở
đời cái gì cũng phải có chừng mức, vượt khỏi chừng mức cho phép, thì đó thực sự
là bệnh. Đọc sách là một thú tao nhã và bổ ích, nhưng ham đọc sách quá, cũng có
thể ví như mắc bệnh vậy. Năm Canh Ngọ (490), ở nước ta, có quan đô hộ của nhà
Tề tên là Phòng Pháp Thặng đã mắc phải chứng bệnh này. Bệnh của Phòng Pháp
Thặng được sáchĐại Việt sử kí toàn thư(ngoại kỉ, quyển 4, tờ
13-b) chép lại như sau:
“Mùa
đông, tháng 10 (năm Canh Ngọ 490), quan Thứ sử là Phòng Pháp Thặng được cử sang
thay quan Thứ sử cũ là Lưu Khải. Phòng Pháp Thặng chỉ mê đọc sách, thường vờ
cáo bệnh, không chịu ra làm việc. Quan Trưởng sử là Phục Đăng Chi, nhân đó tìm
cách chuyên quyền, hắn thay đổi cả quan tướng trong phủ mà Phòng Pháp Thặng
cũng không hề hay. Quan Lục sự là Phòng Tú Văn đem chuyện nói cho (Phòng) Pháp
Thặng biết, Phòng Pháp Thặng cả giận, bắt (Phục) Đăng Chi giam vào ngục đến hơn
mười ngày. (Phục) Đăng Chi đem của cải hối lộ thật nhiều cho em rể của Phòng
Pháp Thặng là Thôi Cảnh Thúc, vì thế, lại được thả ra. (Phục Đăng Chi) đem quân
đánh úp phủ trị, bắt được (Phòng) Pháp Thặng. Hắn nói với Phòng Pháp Thặng
rằng:
-
Sứ quân đã có bệnh thì không nên khó nhọc với công việc làm gì nữa.
Xong,
đem (Phòng Pháp Thặng) quản thúc riêng ở một nơi. Thế rồi Phòng Pháp Thặng vì
chẳng biết làm việc gì nên lại xin Phục Đăng Chi cho được đọc sách. (Phục) Đăng
Chi nói:
-
Sứ quân nghĩ không còn sợ phát bệnh, lại đòi đọc sách.
Và
(Phục Đăng Chi) nhất quyết không cho. Sau, hắn tâu với vua nhà Tề rằng (Phòng)
Pháp Thặng bị bệnh động tim không thể nào làm việc gì được. Tháng 11, ngày Ất
Mão, vua Tề cho Phục Đăng Chi làm Thứ sử thay cho Phòng Pháp Thặng. Phòng Pháp
Thặng về quê, đến Ngũ Lĩnh thì mất”.
Lời bàn:Sách
thường chỉ cho người những điều hay để học, những điều dở để tránh, cho nên,
nếu chỉ chăm chú học điều hay hoặc giả là chỉ chăm chú để tâm tránh chỗ dở, tức
là mới tiếp nhận được nhiều lắm cũng độ một nửa giá trị của sách mà thôi. Như
Phòng Pháp Thặng, chẳng biết là ông mê đọc sách hay mê xem nét chữ trong sách,
bởi vì phàm là người đọc sách nghiêm chỉnh, ai mà chẳng ít nhiều biết được
rằng, mỗi cuốn sách chỉnh là một tấm gương nho nhỏ, phản chiếu một phần nhân
tình thế thái của ngàn xưa. Lẽ đâu, trang giấy mỏng của những trang sách lại
che khuất hết tất cả thói đen bạc đảo điên quanh ông lúc bấy giờ?
Học
cái hay của đấng quân tử trượng phu với tránh cái ác của lũ tiểu nhân thất đức,
chẳng biết là cái nào khó hơn cái nào. Bởi khó cho nên kẻ sĩ vẫn cố đọc sách để
biết thêm kinh nghiệm trong thiên cổ. Nhưng, chừng nào còn lũ tiểu nhân thất
đức ở bên cạnh, chừng đó còn cần phải nhớ rằng, mê đọc sách mấy thì mê, thỉnh
thoảng cũng phải ngoái cố lại một chút, nếu không, chúng sẽ tròng dây vào cổ
ta.
Phòng
Pháp Thặng hình như không phải mất vì bệnh dọc đường trở lại cố hương. Hình như
là thế. Không tin, cứ đọc kĩ lại đoạn sử này mà xem.