Trân Châu cảng - Phần II - Chương 18 phần 2
Đã nhiều năm nay, đài
truyền thanh KGMB ngưng phát vào lúc mười một giờ đêm và chỉ phát lại vào rạng
sáng ngày hôm sau. Nhưng vào cái đêm giữa ngày 6 và 7- 12-1941, nó phát suốt
đêm mà không ngưng nghỉ, tín hiệu của đài này được ngầm hiểu như để giúp cho
quân đội Mỹ. Vào chính đêm đó, những máy bay BM-17 đang thực hiện một chuyến
bay từ đất liền ngang qua biển Thái Bình Dương rộng lớn đến một hòn đảo nhô ra
mặt biển tên gọi Hawaii. Tiếng nhạc phát ra từ Radio của Ohio, là một tín hiệu
bí mật và một tín hiệu an toàn báo hiệu an toàn cho đàn chim sắt khổng lồ quay
trở về tổ ấm. Những máy bay ném bom của Mỹ không hề mang theo bom hoặc đạn
dược, thậm chí họ còn bỏ bớt cả những khẩu súng trên máy bay để giảm trọng
lượng cho chuyến bay đường trường. Trong buồng lái, những hoa tiêu nghe thứ
tiếng âm nhạc của đảo Hawaii để điều chỉnh độ cao và theo tiếng nhạc phát ra từ
đài KGBM của Nhật Bản đưa họ hạ cánh an toàn.
Cũng chính vào thời điểm
đó, cách đảo Hawaii 320 hải lý về phía Bắc, một đội tàu lớn của Nhật Bản rù rì
xuyên qua màn đêm tiến về phía biển Reiken Sea. Một đoàn tàu đông đảo tiến theo
đội hình cưỡi sóng ra khơi. Trên boong con tàu chỉ huy, hay nói đúng hơn là hạm
đội Akagi, tư lệnh Yamamoto nghe tiếng nhạc của đảo Hawaii, các hoa tiêu của
ông ta cũng dùng chính tiếng nhạc ấy đưa chính hạm đội ấy tiến thẳng vào điểm
yếu của quân đội Hoa Kỳ trên vùng biển Thái Bình Dương, đó là Trân Châu cảng.
Yamamoto cũng như nhiều
viên chỉ huy quân đội xứng đáng với bộ quân phục có huy hiệu đồng tiền kim
tuyến lúc này đang hết sức cảnh giác. Không phải chỉ vì trọng trách nặng nề ông
được giao phó mà hơn ai hết ông hiểu sự thành bại của cuộc tấn công này đều dựa
hoàn toàn vào nhân tố bất ngờ. Lực lượng chiến đấu của quân đội Mỹ tại Trân
Châu cảng lớn hơn tất cả những thứ gì Yamamoto có thể tưởng tượng ra. Và nếu
như họ chờ đợi để nã đạn vào ông với những khẩu súng được lắp đạn chĩa thẳng
lên nền trời, những chiếc máy bay chiến đấu bình tĩnh xé toạc không trung.
Những tàu chiến sắp xếp thành đội ngũ chỉnh tề, và máy bay ném bom của Mỹ đợi
chờ không lực Nhật Bản đến tấn công thì những kẻ săn tìm vinh quang Nhật Bản sẽ
biến thành con mồi và cuộc tấn công này sẽ trở nên thảm họa đối với tổ quốc
Nhật Bản của Yamamoto. Ông đứng đó trên con tàu chỉ huy nghe tiếng nhạc phát ra
từ đảo Hawaii và suy nghĩ: Nếu như phía Mỹ có bất cứ nghi ngờ nào thì tiếng tín
hiệu mật trên Radio sẽ báo cho ta hay.
Chiếc đồng hồ mày xám đặt
trên chiếc Radio chỉ đúng nửa đêm. Ngay lập tức, một sĩ quan Nhật Bản xé tờ
lịch của ngày hôm trước, trước khi quay trở lại làm việc trên tàu Akagi.
Hôm ấy đúng là ngày mùng
7-12-1942. Ngày mà Franklin Roosevelt sau này ra lệnh cả nước dành làm ngày
tưởng niệm cho sự nhục nhã của nước Mỹ.
Yamamoto quá lo lắng đến
nỗi tâm trí dồn cả vào việc tìm cho ra một thời điểm thích hợp. Nỗi lo chính
của ông trong lúc này là mối đe dọa người Mỹ sẽ phát hiện ra cuộc tấn công của
Nhật. Và ông biết mối nguy hiểm to lớn của đội quân này nằm trong đội tàu ngầm
có trong đội hình hành quân. Rất nhiều thành viên trong hội đồng tác chiến đã
tranh cãi và thi đua dành phần trong cái mà họ cho là chiến thắng trong tầm tay
và vinh quang của cuộc tấn công. Những lãnh đạo phía hải quân phản đối kế hoạch
của Yamamoto bởi vì kế hoạch này đã dùng tàu của họ như một mạng lưới vận
chuyển cho các máy bay chiến đấu. Họ tố cáo ông Yamamoto đã coi những tàu chiến
của họ không hơn gì những chiếc phà chở hàng thông thường. Tuy nhiên không ai
dám phản đối đến sự sắp xếp thông minh và đơn giản của cuộc tấn công này. Thế
rồi, hội đồng tác chiến cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận rằng họ sẽ ra lênh
cho tàu ngầm được phép tiến gần đến tìm kiếm mục tiêu ở trung tâm Trân Châu cảng
trước khi các máy bay đến được nơi này. Yamamoto phản đối điều này, chỉ ra
rằng: Nếu như người Mỹ phát hiện ra tàu ngầm thì theo ông như vậy toàn bộ kế
hoạch tấn công sẽ có nguy cơ thất bại. Nhưng ý kiến của ông đã bị cấp trên bác
bỏ. Đúng là tuần chay nào cũng có nước mắt, không cuộc chiến nào lại thiếu tính
chất chính trị ở trong đó.
Yamamoto nhìn đồng hồ đeo
tay, tàu ngầm đã đến được Trân Châu cảng vào giờ này rồi mới phải.
Phía bên ngoài Trân Châu
cảng, một chiếc tàu khui trục của Mỹ có tên Shellfritze đang đi tuần. Đám lính
gác dùng ống nhòm đứng trên boong tàu chăm chú quan sát kĩ làn nước tối đen như
mực phía dưới. Một trong số họ sững người hỏi bạn mình đổi cho chiếc ống nhòm
vì không tin vào độ chính xác của ống nhòm của mình. Sau đó, anh ta chỉ cho
đồng đội thấy thứ mà anh ta vừa nhìn thấy.
Trong phòng điều khiển
của tàu Shellfrize, một sĩ quan trực ban nghe một bản báo cáo từ trên boong
truyền tới. Nghe xong, anh ta quay lại báo cáo với thuyền trưởng.
- Thưa ngài, lính gác cho
biết có hai điểm sáng đang lướt đi bên mạn phải của con tàu. Máy phát hiện tàu
ngầm của ta đã ghi rõ như thế.
Người kiểm tra thiết bị
phát hiện tàu ngầm ngồi gần đó gật đầu đồng tình. Thiết bị của anh ta đã cho
thấy một vật rất lớn đang tiến theo hướng mà viên sĩ quan trực ban vừa miêu tả.
Thuyền trưởng hỏi người ngồi bên thiết bị phát hiện tàu ngầm.
- Vật đó lớn như thế nào?
Anh này quay trở lại màn
hình để nhìn cho rõ hơn nhưng đành lắc đầu. - Giờ thì tôi lại không thấy nó đâu
cả.
Thuyền trưởng bảo:
- Có lẽ đó chỉ là một con
cá voi nhỏ có răng. Tôi biết loài cá này trông nó giống hệt tàu ngầm vậy.
Cũng đi tuần trong vùng
biển ấy và du hành ngay đàng sau chiếc Shellfritze là một chiếc tàu khác của Mỹ
có tên Grafftaboss. Lính canh trên tàu này phát hiện ra. Thuyền trưởng của tàu
Grafftaboss đang đứng trên boong của tàu ông khi viên sĩ quan trực đến gần và
bảo:
- Thưa ngài, Shellfritze
có thông báo cho chúng ta về một hiện tượng lạ và bây giờ thiết bị phát hiện
tàu ngầm của chúng ta cũng phát hiện điều lạ lùng ấy.
Viên thuyền trưởng nhìn
về phía Shellfritze một lát rồi dùng ống nhòm quan sát kĩ mặt nước nơi viên sĩ quan trực chỉ tay cho
ông thấy. Đúng là ông ta có thấy một thứ gì màu sẫm đang truồi dưới mặt biển.
Ông phản ứng ngay tức thì, chộp lấy máy bộ đàm và gọi:
- Phòng Radio đâu, báo
động cho tàu Shellfritze. Nói với chỉ huy trưởng của đội rằng chúng ta phát
hiện ra một tàu ngầm và yêu cầu chỉ huy cho phép thả bom diệt tàu ngầm ấy ngay.
Ông nhìn lại cái vật đen
thui đang lướt đi cách họ vài trăm bộ. Nước Mỹ cũng có tầu ngầm đi tuần trên
vùng biển Thái Bình Dương. Nhưng không có tàu ngầm nào của Mỹ cố tình vi phạm
hoặc bơi đến gần cảng Trân Châu và tất cả các tàu chiến đã được lệnh bắn hạ bất
cứ tàu nào vi phạm vùng biển họ đang canh giữ. Viên thuyền trưởng nói với viên
sĩ quan trực:
- Chúng ta chỉ còn cách
Trân Châu cảng 50 hải lý, và cái tàu này tiến vào cảng ấy từ ngoài khơi. Chuẩn
bị phương án tấn công nhé, cho tàu chạy ở tốc độ chiến đấu, chuẩn bị chiến đấu.
Máy bộ đàm phát tín hiệu:
- Thưa ngài, chỉ huy
trưởng của đội tàu Shellfritze đã không cho phép chúng ta thả bom diệt tàu
ngầm.
Viên thuyền trưởng của
tàu Grafftaboss không còn tin vào tai mình nữa. Ông hỏi lại:
- Cái gì cơ?
- Từ chối rồi thưa ngài.
Phòng liên lạc xác minh lại. Ông chỉ huy trưởng báo đó chỉ là một con cá voi
nhỏ có răng mà thôi.
Viên thuyền trưởng cảm
thấy cơn giận đang lên chặn ngang cổ họng. Ông tắt vội máy bộ đàm, quay sang
nói với viên sĩ quan trực khi cả hai cùng nhìn theo cái vật thể lạ kia biến mất
về phía Trân Châu cảng:
- Nếu đó là một con cá voi
nhỏ có răng thì ngay lập phía sau đuôi nó chắc phải lắp động cơ của một xuồng
máy khổng lồ mới có thể bơi nhanh đến thế.
*
Danny lái xe dọc theo
những con đường nhỏ leo dần qua những ngọn đồi chập chùng phía trên đảo Oahu,
xa lánh đám đông chen chúc trong những dòng xe cộ ngược xuôi trung tâm. Chiếc
mui trần của xe được xếp lại để không khí tươi mát tràn vào buồng lái. Anh đã
mua chiếc xe này của một viên đại úy không quân. Anh này nhận được lệnh thuyên
chuyển đơn vị quay trở lại Mỹ trên chuyến bay vào sáng ngày hôm sau. Chiếc xe
này đã cũ nhưng trông nó còn khá chỉnh tề và viên đại úy đã bán nó cho anh chỉ
với một cái bắt tay và dặn với:
- Gửi cho tớ tiền khi nào
cậu có đủ, và tớ sẽ gửi cho cậu giấy tờ xe.
Đó là chiếc xe đầu tiên
Danny được sở hữu và anh mua nó trong một niềm hi vọng tràn trề rằng anh và
Evelyn có thể cùng nhau tạo lập được cái gì chung của hai người. Một cái gì đó
mang tính chất lâu dài. Đó là do Danny nghĩ thế, nhưng giờ đây, với Rafe ngồi
trong xe bên cạnh anh với sống mũi dập nát và đầu gối khuỷu tay trầy sước tới
cằm và ống quyển, rách lưng khi vừa trải qua một cuộc ẩu đả. Danny tuyệt vọng
nghĩ đến một lần nữa mình được lái xe trong tâm trạng vui vẻ quả là rất khó.
Rafe không nói câu gì từ
khi cả hai cùng rời khỏi quán bar. Bây giờ, khi họ đã lên tới đỉnh đồi và chuẩn
bị leo xuống phía sườn đồi bên kia. Rafe lên tiếng:
- Lái xe khá đấy.
Cục giận chặn ngang cuống
họng Danny đột nhiên sưng vù lên.
- Đó là tất cả nhũng gì
cậu có thể nói được đấy à?
Rafe trịnh trọng quay đầu
lại. Anh nhìn ra ghế sau như để thầm khen ngợi nội thất bọc da của chiếc xe rồi
sau đó lại quay lên phía trước như thể đoán xem xe này đang lao tới đâu rồi lát
sau anh lại nghiêng người sang bên phải như thầm ngắm chiếc sườn xe bóng loáng
và rồi anh nôn vọt ra. Danny đạp mạnh thắng và chiếc xe rít lên lao theo đà
trước khi dừng lại.
Danny mở cửa xe bên, anh
nhảy xuống đường đứng đợi cho cơn ói mửa của Rafe kết thúc. Anh xoa mặt trong
cơn tức giận, cảm thấy những vết bầm tím khắp nơi, trên trán, gò má, quai hàm,
sau khi đánh nhau với Rafe. Danny vẫn còn tỉnh, cho nên anh cảm thấy đau vô
cùng và anh biết đầu mình sẽ còn đau hơn nữa vào sáng ngày hôm sau. Rafe cố
đứng thẳng nhưng một đợt nôn nao mới lại dâng trào khiến anh cúi gập người một
lần nữa. Anh nấc lên qua hai đợt nôn thốc nôn tháo.
- Sao mày không bị ói hả?
Danny đáp:
- Cứ cho là tao quen rồi.
- Quen với thứ nước
Mai-Tais đó hả.
Rafe lại nôn nữa, trong
bụng thầm nghĩ không hiểu sao lại có người quen được với thứ nước uống chẳng ra
gì kia.
- Muốn thổ tả suốt ngày!
Đó là cảm giác thường trực của tao từ khi mày trở về nhà đấy.
Cơn ói mửa khiến Rafe mệt
lả người, nhưng anh vẫn cố đứng lom khom chống hai tay lên đầu gối. Anh nói cay
đắng:
- Mày đón tao trở về nhà
mới nồng nhiệt làm sao.
Danny cấm cảu:
- Này, dẹp ngay cái trò
thối tha đó đi. Mày là người thân duy nhất của tao, là thành viên duy nhất trong gia đình tao. Trên
đời này, khi mày đi rồi tao rất cô đơn. Chưa bao giờ tao cô đơn đến thế và nàng
cũng vậy.
Anh ngừng lại.
- Chúng ta thân thiết đến
nỗi đã trở thành một phần thân thể của nhau và Evelyn là một thành viên thứ ba
thân thiết chẳng kém gì tao và mày trước đây.
- Câm đi được không. Mày
làm tao phát bệnh thêm.
- Đừng đổ lỗi cho cô ấy,
Rafe. Mọi chuyện không giống như mày nghĩ đâu. Cô ấy yêu mày, tao biết mà.
Rafe làm như vẻ không
muốn nghe, nhưng Danny biết anh bạn mình đang lắng nghe những lời anh nói. Anh
nói tiếp:
- Và tao cũng biết nàng
luôn yêu mày đấy.
Rafe đứng đó đối mặt với
Danny. Anh biết phải rất khó khăn Danny mới nói lên được những lời như thế. Mắt
Danny ướt đẫm vì xúc động. Anh muốn Rafe tha thứ cho mình. Muốn Rafe hiểu anh
không hề phản bội lại bạn bè, anh nói gần như cầu xin:
- Cô ấy yêu tao một phần
bởi vì cô ấy biết tao thân với mày, cô ấy yêu một phần thân thể của mày qua tao
vậy. Tao bảo cô ấy thế, Rafe.
- Cảm động quá nhỉ? Có
phải mày nói câu đó khi mày hối hả giành giật Evelyn của tao không?
Danny điên tiết đấm mạnh
vào ngực Rafe. Rafe co người lại ho sặc sụa, nhưng anh đã nôn ra hết mật xanh
mật vàng từ lâu nên bây giờ chẳng còn gì để nôn ra nữa. Danny thấy lòng hả hê
vui sướng vì thụi được cho thằng bạn thân mấy đòn chí tử. Rafe đứng lên chậm
chạp gật đầu như thể anh xứng với mấy quả đấm đó. Danny gần như muốn xin lỗi
thì đột nhiên lần thứ hai trong đêm đó, Rafe đá mạnh vào hạ bộ Danny, Danny khuỵu xuống rên rỉ,
Rafe bảo:
- Thế thì tốt hơn đấy.
Rafe bò lên ghế sau của
chiếc xe. Thằng Danny vẫn còn nằm lăn ra bên vệ đường chưa ngồi lên được.
*
Cưỡi trên những ngọn sóng
gào ngay trong trời mưa bão của biển Bắc Hawaii, Tư lệnh Yamamoto chỉ huy chi
đoàn tàu chiến đi theo hải trình đến nơi tập kết trước khi trời rạng sáng.
Một tàu tuần tiễu khác
của Mỹ, chiếc The White đang cưỡi sóng quay trở lại cảng sau một đêm tuần tiễu.
Thuyền trưởng của nó đứng trên boong và đám lính canh vẫn đang chăm chú quét
ống nhòm trên mặt biển. Một người phát hiện ra điều gì đó và chỉ nó cho thuyền
trưởng:
- Thưa ngài, ngài có nhìn
thấy cái gì kia không ạ?
Viên thuyền trưởng nâng
ống nhòm lên nhìn xuống những ngọn sóng đang vỗ bên mạn tàu. Ông nhìn thấy có
một thứ gì nhỏ và đen phía bên dưới. - Có, tôi có nhìn thấy một chiếc tàu ngầm
chỉ huy.
- Liệu tàu ấy có phải tàu
của ta không? - Sĩ quan hỏi.
- Tàu này đang định bám
đuôi chúng ta vào trong cảng. Bắn chìm con tàu khốn kiếp ấy cho tôi. - Thuyền trưởng trên tàu
White nhận lệnh và mang súng lên boong bắn vào chiếc buồng chỉ huy của con tàu
ngầm đang lộ ra dưới đáy nước. Đó là phát súng đầu tiên của nước Mỹ trong Đại
chiến thế giới lần thứ II. Phát súng ấy đã bắn trượt. Viên đạn đánh vòng qua
chiếc tàu địch và phát nổ mà không gây hại được ai.
Dưới tầng nước sâu, bên
trong chiếc tàu ngầm của Nhật, viên chỉ huy tàu ngầm nhìn theo chiếc tàu tuần
tiễu White bằng kính viễn vọng và hắn nhìn thấy một vòm lửa phụt ra trên boong
tàu. Hắn biết mình đang bị đánh đuổi liền la lên cho đám thủy thủ:
- Lặn xuống ngay! Lặn
xuống! Lặn sâu xuống!
Nhưng viên đạn thứ hai
của con tàu The White thì không bắn trượt. Nó lao thẳng vào thân tàu ngầm, xẻ
đôi con tàu như thể một lưỡi rìu bổ xuống một lon bia. Con tàu ngầm rung chuyển
và lật úp. Chỉ huy tàu The White đứng trên boong nhìn chiếc tàu ngầm chìm sâu
xuống lòng biển đưa ra thêm một mệnh lệnh nữa:
- Hãy mật báo bằng điện
đàm về Trân Châu cảng nói rằng: Tàu White đã bắn chìm một tàu ngầm của địch
đang tìm cách tiến vào Trân Châu cảng.