Dịu dàng đến vô cùng - Chương 38

HÔM SAU, LÚC ĂN CƠM TỐI,
Car­ol không nhịn nổi, lại nói đến chuyện Ja­son:

- Mọi người biết Ja­son
chưa có gia đình, tại sao mình không biết?

Siêu nuốt miếng cơm trong
miệng, rồi chậm rãi nói:

- Bạn không biết thì có
thể hỏi mà. Nếu bạn không muốn ngượng mặt hỏi, thì cứ không ngượng mặt hỏi
thẳng, hỏi thẳng Ja­son không được hay sao? Chỉ một câu nói là giải quyết xong
vấn đề, đâu có phải bài tập gì to tát mắt đến nửa năm mới giải nổi?

Câu nói của Siêu như
nhắc nhở Car­ol, thật ra cô đã hỏi Ja­son hôm ngồi nhờ xe anh từ vũ hội về nhà,
nhưng anh nói Sara là con gái của anh, không những thế, anh còn bảo kỳ nghỉ
Giáng sinh cả nhà anh ba người cùng về Cana­da. Mẹ gọi điện trách anh, bảo anh
làm người chồng, người cha tốt, anh cũng không nói mình đang độc thân. Hình như
anh cố tình để Car­ol cho rằng anh đã có gia đình. Ngay cả Tĩnh Thu cũng bị mua
chuộc, hợp tác, không chỉ rõ điều nói dối của anh. Nếu Sara không đến bán hàng
gây quỹ, không biết anh sẽ nói dối đến bao giờ.

Car­ol nghĩ mãi nhưng
cũng không tìm được lời giải đáp tại sao anh lại để cho cô ấn tượng sai lầm như
thế? Có thể ngay hôm đầu cùng Sara đi mua thức ăn anh chưa có ý nói dối, nhưng
về sau anh mới nói dối Sara là con gái. Phải chăng vì cú điện thoại mẹ gọi cho
anh? Anh sợ kéo chân mình, làm cho mình không học nổi? Nghĩ đến đây lòng Car­ol
bỗng thanh thản, nguyên nhân nhất định là đây. Chắc chắn qua điện thoại mẹ nói
việc chuyển sang trường D đối với mình là vô cùng cần thiết, cho nên anh quyết
định giấu, trong khi minh hiểu nhầm Sara là con gái anh, nhân đấy anh cứ nhận
Sara là con.

Nghĩ như vậy Car­ol càng
yêu anh hơn. Anh đã nghĩ cho mình, nói dối để mình đạt được tương lai tiền đồ.
Nói dối bị trời đánh đấy! Ja­son ơi, anh ngốc lắm, đại học D và đại học C như
nhau cả thôi. Anh ở đâu thì nơi ấy là thiên đường của em. Cứ coi như anh nói
dối để em chuyển trường, một khi em biết thân phận anh, em sẽ quay về cơ mà.

Tâm trạng vui mừng không
kéo dài được bao lâu. Car­ol lại bắt đầu buồn. Cô muốn Ja­son vẫn là người độc
thân, trái chín sẽ rụng, nước mã thành dòng, cô phát hiện sự việc không đơn
giản như thế, Ja­son vẫn xa vời, Car­ol không biết phải thế nào mới tiếp cận
nổi? Cô không quan tâm ai đang theo đuổi ai, nếu biết tâm tư của anh cô sẽ
không thể không theo đuổi. Nhưng cô không biết anh có thích mình hay không.
Chưa bao giờ anh kiếm cớ để đến tìm cô, cũng không thấy anh có biểu hiện gì đối
với cô. Nếu nói học kỳ trước là vì để cô chuyển sang trường D, nhưng bây giờ
không thể chuyển kịp nữa rồi, anh cũng không có biểu hiện gần gũi, điều ấy
không đủ chứng minh anh không có ý đó sao?

Car­ol nghĩ, có thể vì
hai người ít tiếp xúc, tuy học với anh một học kỳ, nhưng đấy là quan hệ thầy
trò: một người đứng trên bục giảng, một người ngồi dưới nghe, anh không có điều
kiện đi sâu tìm hiểu con người mình. Chỉ thường xuyên tiếp xúc mới có cơ hội để
anh hiểu mình.

Làm thế nào để thường
xuyên tiếp xúc với anh? Trong trăm mối suy nghĩ, cô nhớ đến Sal­ly hàng xóm của
anh. Trong buổi họp mặt hôm ấy ở nhà Tiền Ba, cô bảo Sal­ly để căn phòng ấy
lại, về sau vì cho rằng Ja­son đã có gia đình, cô cũng không muốn dọn đến ở
cùng Sal­ly, cuối cùng cô vẫn chưa nói lại với Sal­ly, không biết Sal­ly đã cho
thuê căn phòng ấy chưa.

Car­ol nghĩ , lâu như
thế rồi, chắc chắn Sal­ly đã cho người khác thuê, hơn nữa Sal­ly bảo sẽ chờ ít
hôm, nhưng rồi cô không hồi âm, chắc chắn Sal­ly trách cô lắm. Cô biết đấy là
cái sai của mình, vì lúc đấy cô mới đến, chưa đăng ký số điện thoại của mình
vào danh bạ điện thoại của trường có lưu số điện thoại của Sal­ly.

Quả là thất sách, nếu
lúc bấy giờ Sal­ly gọi điện đến, có thể biết Ja­son độc thân, vì Sal­ly là láng
giềng của anh, lại là người cùng quê, tất nhiên sẽ biết anh có vợ hay chưa. Car­ol
dọn đến đấy thì chỉ cách Ja­son một bức tường, có thể nghe được cả tiếng chân
anh, hơn nữa có nhiều lý do để tiếp xúc với anh, ví dụ sang vay mắm vay muối,
mượn cả chổi quét nhà, đấy không phải là lý do hay sao?

Car­ol dễ dàng tìm thấy
số điện của Sal­ly trong danh bạ, nhưng lại do dự, sợ Sal­ly hỏi tại sao lúc ấy
không có hồi âm, mình sẽ trả lời thế nào? Suy nghĩ hồi lâu, không còn lý do
nào, cô quyết định nói dối, vì không biết số điện thoại.

Sal­ly nghe điện, không
có biểu hiện không vui. Hai người nói chuyện với nhau một lúc, Car­ol thăm dò:

- Căn phòng của chị có
còn nữa không?

Đầu kia đường dây hình
như Sal­ly cũng hơi ngượng:

- Thật có lỗi với em,
chị chờ một thời gi­an, không thấy em nói gì, chị cho người khác thuê mất rồi,
là vì…

Car­ol ngắt lời Sal­ly,
rất thành khẩn:

- Chuyện này chỉ trách
em không liên hệ lại với chị ngay. Cảm ơn chị.

Car­ol đặt máy xuống,
rất thất vọng, tưởng như đã có người đưa Car­ol đi mất.

Qua danh bạ điện thoại
nhà trường, Car­ol còn phải hiện địa chỉ của Sal­ly, cô ghi lại, nhà R/205. Cô tò
mò tìm số điện thoại và địa chỉ của Ja­son, nhưng không thấy. Tuy vậy, có địa
chỉ của Sal­ly, cô cũng biết được chỗ ở của Ja­son.

Ăn cơm tối xong, cô như
bị ma sai quỷ khiến, cầm cuốn sách, lên xe buýt của nhà trường, đến trạm xe khu
gia đình. Sau đấy giả vờ như đã đi ngang qua, đến nhà R. Trước nhà R là bãi đỗ
xe rất lớn, có đông trẻ con đang chơi đùa, thỉnh thoảng lại có người Trung Quốc
ra vào. Từ lâu cô đã nghe nói khu gia đình như một phố Trung Quốc, có nhiều
người Trung Quốc ở đấy, hình như người Mỹ đọc thân rất thích vào ở ký túc xá
nhà trường, lấy vợ có nhà riêng, không ở khu gia đình. Người có trẻ con từ nước
khác đến Mỹ đi học mỗi ngày một nhiều.

Car­ol không muốn để ai
thấy mình quanh quẩn ở nhà R, không muốn gặp người quen, gặp họ sẽ hỏi cô đi
đâu. Cô vòng ra phía sau nhà R, quan sát địa hình. Phía sau nhà R là một thảm
cỏ, phía trước thảm cỏ là một rừng cây, trong rừng cây có con đường sẳt, con
đường sắt này hình như vẫn đang hoạt động. Trên thảm cỏ có một kiến trúc giống
như một ngôi nhà nhỏ, nhưng không có mái, chăng dây thép, trông như nơi áo
quần. Cô nghĩ, áo quần có thể sấy khô cơ mà? Về sau nhớ ra, đấy là phía sau toà
nhà, không ai trông thấy, cô có thể làm sân phơi áo quần.

Cô không biết Ja­son ở
căn hộ 204 hay 206, chỉ biết căn hộ 205 là hàng xóm. Tay cô cầm cuốn sách, đứng
ở sân phơi, bức tường đó thấp đủ che khuất không để ai trông thấy, nhưng cô có
thể trông thấy căn hộ 204, 205 và 206 chênh chếch. Nếu từ trong nhà R qua cửa
sổ nhìn ra ngoài, họ sẽ không trông thấy cô. Nếu nhà R cao hơn tí nữa, người ở
trên gác có thể trông thấy, nhưng nhà R chỉ có ba tầng.

Cô ngồi ở thảm cỏ, mở
sách ra như đang đọc, nhưng thực tế thì đang quan sát hai căn hộ 204 và 206,
xem đâu là căn hộ Ja­son ở. Cô nghĩ, nếu giờ này có người trông thấy cô, chắc
chắn họ lạ lắm. Mùa xuân mới đến, vậy mà cô ngồi ngoài trời đọc sách. Hình như
rất ít ai ra sau nhà R, chỉ có trẻ con thỉnh thoảng đuổi bắt nhau chạy ra đấy,
nhưng cũng chỉ chạy qua. Đang là lúc các gia đình trong nhà R ăn cơm tối, mùi
thơm của cơm và thức ăn của một vài gia đình bay ra, giống mùi thức ăn Hàn
Quốc.

Không gi­an âm vang
tiếng nói, không biết tiếng nước nào, chỉ cảm thấy lẫn lộn. Car­ol ngồi một
lúc, cũng không biết đâu là căn hộ của Ja­son. Đang không biết thì chợt nghe
tiếng đàn gui­tar chơi bản Hồi tướng cung điện Al­ham­bra. Cô lắng nghe, cố
gắng lắm bẳt xem tiếng nhạc vọng ra từ đâu, cuối cùng cô xác định từ căn hộ
206. Ja­son ở đấy.

Cô lắng nghe, nhớ lại
buổi tối từ sân bay về, cũng là bản nhạc gui­tar này, nhưng hôm ấy cô đang ngồi
cùng anh trong ô tô, anh đang bên cô, trông thấy anh, nếu mạnh dạn có thể chạm
vào người anh. Lúc này chỉ có thể nghe tiếng nhạc mà không thấy anh đâu.

Cô nghe một lúc, cảm
thấy tiếng nhạc không phát ra từ một băng ghi âm, có lúc giữa chừng bị ngắt
quãng, hình như có người đang chơi bản nhạc ấy. Cô lắng nghe, đúng vậy, đúng là
có người đang chơi gui­tar, nhất định là Ja­son. Có thể hôm ấy dọc đường anh
vừa lái xe vừa chơi bản nhạc ấy trong lòng mình.

Cô tìm bản nhạc này trên
mạng, tải về máy tính của mình, thường vừa làm bài vừa nghe nhạc. Bản nhạc đưa
cô đến gần anh. Không biết bao nhiêu lần cô nhớ lại cảnh tượng đêm hôm ấy, có
thể sẽ không bao giờ quên nổi.

Bóng chiều đã ngả, trời
tối dần, các cửa sổ của nhà R đã sáng đèn. Car­ol ngồi trên thảm cỏ sau nhà R
nghe Ja­son chơi gui­tar bài Hồi tưởng cung điện Al­ham­bra. Ở một nơi xa nào
đó có tiếng tàu hoả chạy trên đường sắt vọng đến, tạm thời lấn át tiếng nhạc.
Nhưng chỉ một lúc sau, tiếng tàu hoả xa dần, lại có thể nghe thấy tiếng gui­tar.

Đến đây ngồi đã trở
thành bài học hàng ngày của Car­ol. Chỉ cần trời không mưa, cô lại cầm cuốn
sách đến ký túc xá gia đình của nhà trường, rồi lặng lẽ ra sau nhà R, ngồi ở
sân phơi, lặng lẽ nghe Ja­son chơi gui­tar bài Hồi tưởng cung điện Al­ham­bra.
Cũng có lúc anh chơi bản nhạc khác, nhưng hầu hết thời gi­an anh chơi bản này,
hình như đấy là bản nhạc anh thích nhất hoặc đang tập. Anh thường chơi vào lúc
mọi người đang ăn cơm, có thể đó là lúc ồn ào nhất, chơi gui­tar không làm ảnh
hưởng đến ai.

Car­ol đọc trên mạng
được biết, bản nhạc này phải chơi theo phương pháp tremo­lo. Cô tưởng tượng
ngón tay dài của Ja­son đang lướt nhanh trên những phím đàn, những âm thanh đẹp
và buồn từ cửa sổ phòng anh vọng ra, vọng đến thảm cỏ xanh, đến với bầu trời
dần tối, đến thẳng con tim Car­ol.

Không hiểu tại sao vào
lúc ấy, lòng cô lại trào dâng nỗi buồn vô cớ, không phải vì bản thân, không
phải vì ai đó hoặc một sự việc nào đó, mà từ cuộc sống. Cô nhớ lại một bài thơ
từ xưa lắm rồi, không nhớ của tác giả nào, quên mất cả tên bài thơ và chủ đề, chỉ
nhớ mấy câu thế này:

Nếu tình yêu chỉ là đau
khổ, tại sao phải yêu?

Em cần trái tim anh chỉ

em đã dâng hiến tim mình
cho anh rồi,

Đúng là khờ khạo…

Car­ol nghĩ, nên nói
rằng, yêu là đau khổ, cho dù đau khổ nào, muốn yêu mà không phải đau khổ, điều
ấy là không thể. Từ xưa đến nay có biết bao nhiêu người yêu và đau khổ. Có biết
bao nhiêu người con gái như cô, ẩn náu bên ngoài cửa sổ nhà người mình yêu lắng
nghe tiếng đàn nhưng không có cách nào bước vào căn phòng của anh để thổ lộ lời
trong tim. Cũng giống với Người con gái của biển cả, chỉ có thê ôm ấp lời của
tình yêu, nhìn chàng hoàng tử của mình kết hôn với cô gái khác.

Mỗi lần như thế, cô cảm
thấy mình như người lữ hành già yếu, đang chậm bước bên những bức tường đổ nát
của cung điện Al­ham­bra đẹp cổ kính, tiếc nuối và cảm khái muôn phần. Đã có
trăm ngàn thế hệ đau khổ vì yêu, tiếc nuối một tình yêu cứ lướt qua trước mắt
Car­ol, bên tai cô vang lên lời nói của Sở Thiên:

Trong cuộc đời ai cũng
muốn có một tình yêu hoàn mĩ, một kết cục hoàn mĩ, nhưng yêu thường để lại tiếc
nuối. Tiếc nuối cái đẹp trong tình yêu là chủ đề vĩnh hằng của tác phẩm văn
học. Phần lớn thơ ca và tiểu thuyết ca ngợi tình yêu đều viết về sự tiếc nuối
cái đẹp trong tình yêu. Viết về một người yêu nhưng không biết có được yêu lại
tương ứng hay không. Đã yêu nhau rồi, lại viết về nỗi khổ chờ đợi, nỗi khổ nhớ
nhung lúc xa nhau. Yêu không lấy được nhau, bị cuộc sống, bị cái chết ngăn
cách, đã được không biết bao nhiêu bài thơ khúc hát xót xa ca ngợi. Tiếc nuối
tình yêu đẹp là nỗi đau vĩnh hằng trong tim người đang yêu, là tình yêu vĩnh
hằng dưới ngòi bút của các nhà văn.

Tiếng đàn của Ja­son,
những dòng chữ của Sở Thiên, gió nhẹ đầu xuân và ánh trăng tạo nên bức tranh
cảm thương, buồn lắng sâu xa, thôi thúc Car­ol rơi nước mắt. Cô cứ mặc cho nước
mắt lặng lẽ tuôn rơi, vì nỗi đau tình yêu, vì tiếc nuối một tình yêu, vì bạn,
vì tôi, vì chàng, vì nàng, vì tất cả những ai đau khổ vì yêu.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3