Tây du @ ký - Phần 15
Phần 15
Bình tĩnh xử lý xung đột giữa mọi người trong tập thể
?THIẾU MẤT MỘT TRANG?
Nhận rõ chân tướng của Bạch Cốt Tinh
Sau khi, Tôn Ngộ Không mời được Quan Thế Âm Bồ Tát đến cứu
sống cây nhân sâm, Trấn Nguyên Tử rất đỗi vui mừng, ông lại gọi các học trò hái
xuống mười quả nhân sâm để đãi khách. Đường Tăng cũng nhận một quả nhân sâm.
Ông chậm rãi thưởng thức hương vị của thứ quá quý hiếm đó. Rốt cuộc mùi vị của
nó như thế nào, việc đó thì chỉ có người ăn mới biết được. Sau sự việc này, ông
càng thêm quý trọng chân tình ở nhân gian và ông cũng kiên định hơn với quan
niệm quan hệ xã “dã nhân vi thiện” của mình.
Thiện niệm là mầm phúc, vì thế mà có rất nhiều câu chuyện
thiện ác báo ứng lưu truyền ở đời. Song chúng ta cũng cần chú ý đến một hiện
tượng khác, thiện tâm chưa hẳn nhất định có thể được thiện báo. Qua nhân sâm ăn
ngon, Bạch Cốt Tinh lại khó bắt, vì thế mà quan hệ ở nhân gian lại há chẳng
phải là một chữ thiện đó sao?
Bạch Cốt Tinh chính là cái tâm ẩn chứa cái họa, dùng sắc
tướng của nữ giới để mê hoặc đàn ông. Quan Thế Âm Bồ Tát từng hóa thân thành
người con gái có dung mạo tuyệt trần, nhưng khi những đàn ông điên đảo vây
quanh thì họ chỉ nhìn thấy Người là một bộ xương khô. Dụng ý của Bồ Tát là muốn
cảnh tỉnh người đời, không được để sắc tướng làm mê hoặc. Qua sắc tướng, bạn có
thể nhìn thấy một loại chân tướng đáng sợ.
Nhưng Bạch Cốt Tinh không phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, nó
dùng sắc tướng để mê hoặc bạn, giống như Đường Tăng bị mê hoặc trong Tây
du ký. Bạch Cốt Tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, điều đó cũng giống như khi
một người đàn ông bị nữ sắc quyến rũ khiến cho tâm hồn điên đảo thì họ cũng
muốn “ăn thịt” cả người con gái.
So với thời đại của Đường Tăng thì thời nay khả năng chúng
ta gặp phải Bạch Cốt Tinh lớn hơn rất nhiều. Có người đã giải thích rằng, Bạch
Cốt Tinh là thành phần cốt cán, là tinh anh, là chất xám của xã hội. Nhưng
trong thực tế, Bạch Cốt Tinh lại có năng lực mê hoặc đàn ông.
Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không nhiều lần muốn
đánh Bạch Cốt Tinh, còn trong hiện thực xã hội kinh tế của chúng ta, trước tiên
chúng ta cũng cần phải loại bỏ sự quấy nhiễu của Bạch Cốt Tinh trong
đầu óc chúng ta. Bạch cốt Tinh muốn ăn thịt bạn, còn bạn thì lại muốn đánh đuổi
nó, nhưng e rằng lúc đó bạn đã trở thành một miếng mồi ngon rồi.
Bạch Cốt Tinh chớp thời cơ
Bạch Cốt Tinh đến thật đúng lúc, vì đó cũng là lúc thầy trò
Đường Tăng đã hết lương thực.
Đường Tăng nói:
Ngộ Không này ta đói bụng rồi, con có thể đi đâu xin một bát
cơm chay được không?
Tôn Ngộ Không nghe sư phụ nói vậy thì tung người bay lên, y
nhìn xung quanh rồi nói với sư phụ:
Xung quanh chỉ toàn là rừng núi hoang vu, không có một bóng
người, biết xin cơm chay ở đâu được thưa sư phụ? Ở tít tận phía nam có một rừng
đào đã chín, hay để con đi hái cho sư phụ vài quả, ăn cho đỡ đói?
Đường Tăng nghe Tôn Ngộ Không nói ăn đào đỡ đói thì ông liền
giục y đi hái. Tôn Ngộ Không cầm giỏ rồi nhảy lên cân đẩu vân bay đi.
Nào ngờ Tôn Ngộ Không vừa mới đi thì Bạch Cốt Tinh đã xuất
hiện ngay. Từ xa hắn nhìn thấy Đường Tăng đang ngồi đợi, còn Sa Tăng và Trư Bát
Giới thì ở bên, cả hai như có vẻ đang suy tư điều gì đó. Thấy thế Bạch Cốt Tinh
liền xoay người biến thành một người con gái xinh đẹp mỹ miều, tay trái nàng
cầm một chiếc lọ sành, tay phải thì cầm một chiếc bình màu xanh, nàng tha thướt
tiến về phía Đường Tăng. Đường Tăng nhìn thấy có người từ xa thì tiến đến liền
bảo:
Bát Giới, con xem hình như có người đang tiến lại đây đúng
không?
Trư Bát Giới liền nói:
Sư phụ để con đi xem thế nào.
Nói rồi Bát Giới rảo bước đi luôn, tới nơi thì hóa ra là một
người con gái xinh đẹp, nàng e lệ nhìn Bát Giới, nàng cười xinh như hoa, da
trắng như tuyết.
Trư Bát Giới bị nàng mê hoặc đến nổi không nói được lời nào,
mãi hắn mới lắp bắp được:
Nữ Bồ Tát, nàng từ đâu lại đây thế?
Bạch Cốt Tinh nói:
Tôi ư, tôi từ xa đến, tôi muốn mang cho các ngài một chút
cơm chay.
Trư Bát Giới hớn hở quay về khoe với Đường Tăng rằng một
người con gái xinh đẹp đã giúp cho các thầy trò một bữa cơm chay. Đường Tăng
hỏi về lai lịch của cô gái thì cô ta nói là nhà ở phía tây núi. Chồng cô đang
làm ruộng ở phía bắc núi, trong chiếc lọ sành cô ta cầm ở tay trái là cơm gạo
thơm, còn trong chiếc bình bên tay phải là bột mì, đó là cơm trưa mà cô mang
cho chồng. Nhưng bây giờ do cơ duyên gặp mấy vị trưởng lão đây thì xin mấy vị
dùng tạm. Đường Tăng nghe nói thế thì thấy có phần không yên tâm, còn Trư Bát
Giới thì lại hấp tấp như không thể đợi được nữa, hắn cầm lấy chiếc bình rồi
ngửa cổ ra mà ăn. Lát sau Tôn Ngộ Không quay về, trên tay cầm chiếc rổ đựng đầy
đào. Cô gái giật mình đứng dậy, Tôn Ngộ Không nhận ra ngay đó chính là yêu
quái. Đường Tăng thấy vậy, liền vội vàng ngăn Tôn Ngộ Không mà nói:
Con không được làm nữ Bồ Tát sợ.
Tôn Ngộ Không liền nói:
Sư phụ, người con gái đó chính là yêu tinh, nó muốn lừa sư
phụ đấy.
Đường Tăng bèn nói:
Cái con khỉ này đừng có nói bậy! Nữ Bồ Tát đây rất tốt, cô
ấy mang cơm chay đến cho chúng ta, sao con lại nói cô ấy là yêu tinh?
Tôn Ngộ Không cười nhạt mà nói:
Năm xưa khi Lão Tôn làm yêu ma ở động Thủy Liêm cũng đã từng
chơi trò như vậy để gạt người khác. Nếu con về chậm thì chắc là sư phụ đã bị nó
bắt rồi!
Đường Tăng nhất mực không tin, ông nói cô gái đó là một
người tốt. Tôn Ngộ Không bèn nói:
Sư phụ à, những việc này con rất có kinh nghiệm, con nghĩ
chắc là ngài đã bị nó mê hoặc rồi. Nếu sư phụ muốn kết duyên cùng cô ta thì con
sẽ để sư phụ nên vợ nên chồng với cô ta, chúng ta sẽ không đi Tây Thiên lấy
Kinh nữa, sư phụ thấy thế nào?
Đường Tăng bị đồ đệ nói đúng tim đen nên trong nhất thời ông
thấy đỏ mặt tía tai.
Tôn Ngộ Không nhân cơ hội đó liền vung gậy Như Ý lên nhắm
thẳng yêu tinh mà đánh, Đường Tăng muốn ngăn lại nhưng không kịp nữa. Gậy Như Ý
bổ xuống, xác chết lăn ra. Đường Tăng giật mình sợ hãi. Ông trách Tôn Ngộ
Không:
Sao người lại có thể hại người không thù oán với mình như
thế?
Tôn Ngộ Không nói:
Sư phụ đừng trách con, sư phụ hãy xem đồ nó đựng trong cái
lọ sành này là cái gì?
Đường Tăng ghé sát lại nhìn thì không thấy cơm gạo thơm và
bột mì đâu nữa, mà chỉ thấy trong lọ là một bầy nhặng lúc nhúc, còn trong chiếc
bình thì toàn là ruồi và ếch nhái đang tranh nhau nhảy nhót. Đường Tăng bán
tín bán nghi, còn Trư Bát Giới thì tỏ ra giận dữ mà nói:
Sư phụ, người phụ nữ đó mang cơm cho chúng ta hồi nãy cớ sao
lại vô duyên vô cớ biến thành yêu quái vậy? Con nghĩ chắc là đại sư huynh sợ
thầy niệm chú “vòng kim cô” nên huynh ấy đã dùng phép che mắt cố ý biến cơm
chay thành những thứ như vậy đấy.
Đường Tăng nghe Trư Bát Giới nói thế thì ông liền chắp tay
niệm thần chú vòng kim cô. Tôn Ngộ Không đau đớn giẫy giụa, y gào thét
thảm thiết. Đường Tăng không nỡ lòng nhìn đồ đệ như vậy nên ông bèn nói:
Ta tha cho người lần này, nếu người còn tái phạm thì ta sẽ
niệm chú vòng kim cô 20 lần, lúc đó người sẽ đau đớn mà chết!
Quan hệ bạn bè trong xung đột giao tiếp
Từ hành vi bình thường chuyển sang hành vi mang tính xung
đột, hoàn toàn không phải là sự lựa chọn của một người có ý thức, mà đó là một
loại phản ứng mang tính đề phòng thuộc bản năng. Do phản ứng mang tính đề phòng
đó nên hành vi của con người trở nên rất cứng nhắc, không còn giống như trước
kia, họ sẽ căn cứ vào nhu cầu của quan hệ giao tiếp mà có sự điều chỉnh thích
đáng, ngược lại lúc này họ thường không quan tâm đến nguyện vọng và cảm nhận
của người khác, họ chỉ nhất thời thổ lộ tâm tình của mình, cách giải quyết công
việc của họ dễ đi đến tiêu cực, nói năng không chú ý tới hậu quả, họ tự cao tự
đại không chịu nhường nhịn.
Từ trong câu chuyện về Bạch Cốt Tinh, chúng ta thấy giữa Trư
Bát Giới và Tôn Ngộ Không cũng đã xảy ra mâu thuẫn. Trong tình huống thông
thường, người có tính cách sôi nổi thường thích tạo ra một bầu không khí tươi
vui để giảm nhẹ sự căng thẳng trong quan hệ. Sau khi phát sinh mâu thuẫn, loại
người thuộc tính cách này cũng có thể chửi bới, chê cười đối thủ để trút giận,
họ không sợ phát động gây chiến. Nếu họ không thể trút giận vào đối thủ thì họ
sẽ tìm một đối tượng khác để trút giận. Điều khiến cho người ta ngạc nhiên là
sau cơn nổi giận lôi đình thì người thuộc tính cách sôi nổi lập tức
sẽ cảm thấy tất cả đều như thường, giống như chưa hề xảy ra chuyện gì vậy.
Tôn Ngộ Không thuộc mẫu hình tính cách mạnh mẽ là người có ý
chí kiên cường, cho dù chịu áp lực tinh thần rất lớn, nhưng họ cũng có thể
khống chế bản thân rất tốt. Người thuộc mẫu tính cách mạnh mẽ dường như không
bao giờ lùi bước, họ tự tin không chút nghi ngờ. Do vậy họ dễ có biểu hiện
chuyên quyền độc đoán khi đối mặt với xung đột. Trong tình hình bình thường và
phát sinh mâu thuẫn nói chung, đặc trưng tính cách thích khoa chân múa tay và
chuyên quyền của Tôn Ngộ Không là điều khá rõ ràng, thái độ khắc chế của Đường
Tăng cũng mang đến cho họ nhiều không gian biểu hiện (tuy cũng khiến cho họ cảm
thấy thất vọng). Khi xung đột đến mức căng thẳng thì người có tính cách cầu
toàn sẽ mất đi thái độ thường ngày, họ trở nên cứng rắn và chuyên quyền, còn
người thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ thì lại nhường bước. Bởi vì họ cho rằng
sau khi mình ra đi thì tình hình sẽ mất đi tính kiểm soát, vì thế mà bạn bè
trong tập thể đều phải trả giá. Họ lùi bước để tiến, họ sẽ chứng minh năng lực
của mình là quan trọng như thế nào trong tập thể.
Sa Tăng thuộc mẫu hình tính cách ôn hòa thì luôn bình tĩnh,
hữu hảo, họ hết sức tránh mâu thuẫn lục đục với bất kỳ người nào. Trước áp lực
tinh thần, có những người thì tỏ ra phẫn nộ, có những người thì trở nên
thô bạo, nhưng người của mẫu hình tính cách ôn hòa thì luôn cố gắng dàn xếp ổn
thỏa và tránh đối mặt với xung đột, đến nổi họ tỏ ra có phần ăn ở hai lòng. Tự
đáy lòng họ chưa hẳn đã đồng ý với quan điểm của bạn, nhưng họ sẽ vì
tránh xung đột mà tỏ ra theo bạn. Dường như họ không bao giờ để xảy ra xung
đột, họ thường hay giữ vẻ mặt tươi cười và dễ chịu, nhưng nếu quan
sát kỹ bạn sẽ phát hiện ra động tác của họ trở nên cứng nhắc, cười dễ trở thành
một việc làm của họ. Trừ khi bạn ép họ đến cùng nếu không thì họ khó có thể cáu
giận. Tục ngữ có câu: “Thỏ bị ép đến cùng mới cắn người”, câu tục ngữ đó là nói
về loại người này.
Sau sự việc xảy ra với Bạch Cốt Tinh, xung đột giữa bốn thầy
trò đã trở nên căng thẳng đến cực điểm. Vì một người con gái, không chỉ Trư Bát
Giới tùy tiện chửi rủa đại sư huynh của mình, Đường Tăng cũng tỏ thái độ khác,
ông đã niệm “thần chú vòng kim cô”. Chúng ta không thể biết được động thái tâm
lý giấu kín trong đại sư huynh. Nhưng theo tính tình của Tôn Ngộ Không, nếu
không phải vì trên đầu đeo vòng kim cô thì y sớm đã vứt bỏ tất cả.
Xung đột vẫn còn tăng lên
Nào ngờ Bạch Cốt Tinh vẫn còn chưa chết, chẳng qua nó chỉ để
lại một cái xác giả mà thôi, còn thân hình thật của nó thì đã sớm chạy thoát
rồi. Nó căm ghét Tôn Ngộ Không, nó không dễ dàng bỏ cuộc như vậy, kế này không
thành thì có kế khác. Nghĩ thế nó bèn lẻn vào mây đen, nó bay đến phía trước
núi rồi biến thành một cụ già, tay cụ đang chống một chiếc gậy trúc cong cong,
cụ khóc lóc và lê từng bước về phía trước.
Trư Bát Giới nhìn thấy vậy thì giật mình kêu lên:
Sư phụ, thôi rồi! Cụ già tóc bạc ngoài kia chắc là đang đi
tìm con gái rồi! Cô gái mà đại sư huynh vừa mới đánh chết chắc chắn là con gái
của cụ già đó rồi. Thật đáng thương quá, đáng thương quá!
Trái với Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không không hề bị hình tượng
giả mạo đáng thương của bà cụ mê hoặc, y nói:
Người con gái đó mới 18 tuổi mà cụ già này đã 80 tuổi rồi,
lẽ nào 60 tuổi bà ấy mới sinh con sao? Thật là lạ, để Lão Tôn thử đi xem sao.
Y nhận ra đó chính là yêu tinh, nhưng y không nói mà cầm gậy
Như Ý xông vào đánh con yêu tinh đó. Con yêu tinh thấy gậy sắt vung lên
thì lại giở bài cũ, nó lại chạy thoát và để lại cái xác giả.
Đường Tăng thấy Tôn Ngộ Không hành hung giết người, ông vừa
kinh ngạc vừa tức giận, và ông liền niệm thần chú “vòng kim cô” 10 lần. Thật
đáng thương cho Tôn Ngộ Không, đầu của y giống như quả hồ lô bị giật, y đau đớn
vô cùng, y lăn lộn gào thét thật thảm thương.
Đường Tăng thấy vậy thì nói:
Vừa rồi ta mới nói nhà ngươi là không được hành hung người
làm điều ác nữa, thế mà người dám to gan làm càn, vậy ta còn giữ ngươi lại làm
gì nữa?
Tôn Ngộ Không nói:
Sư phụ đã muốn đuổi con đi thì xin sư phụ hãy bỏ chiếc vòng
kim cô trên đầu của con ra!. Còn nhớ 500 năm trước kia, khi sống trong động
Thủy Liêm ở Hoa Quả Sơn con xưng vương xưng bá, đầu đội mũ tía, thân mặc áo
hoàng bào, lưng đeo dải lam điền, chân bước trên mây, tay cầm gậy Như Ý, thật
là anh hùng biết bao! Thế mà bây giờ con theo sư phụ làm đồ đệ, sư phụ nỡ nào
để con đội chiếc mũ đó về gặp mọi người ở quê hương sao?
Đường Tăng miễn cưỡng nói:
Khi xưa Bồ Tát chỉ truyền cho ta vòng kim cô chứ không
truyền cho ta cách gỡ vòng kim cô ra. Ngươi hãy đứng dậy đi, ta tha cho người
lần này. Lần sau người nhớ chớ có tái phạm nữa đấy.
Đâu có ngờ rằng Bạch Cốt Tinh lại lừa Tôn Ngộ Không một lần
nữa. Hắn xoay người biến thành một ông cụ. Ông cụ chống gậy tre, vội vã từ sườn
núi đi xuống. Trư Bát Giới thấy thế liền nói:
Sư phụ ơi, tai họa đến nơi rồi! Đại sư huynh đánh chết con
gái ông cụ, rồi lại đánh chết cả vợ của ông cụ nữa, bây giờ ông cụ đến tìm
chúng ta biết phải làm sao đây?
Tôn Ngộ Không liền nói:
Đồ ngu, đừng có nói bậy. Trước tiên phải làm cho rõ vấn đề,
đừng có đứng đó mà bàn luận nữa.
Tôn Ngộ Không trừng mắt nhìn con yêu tinh, y cắn răng cắn
lưỡi căm tức, rồi bỗng nhiên y vung gậy Như Ý xông lên nhắm thẳng con yêu tinh
mà đánh, cuối cùng con yêu tinh đó cũng đã chết thật.
Lại thêm một lần nữa Đường Tăng bị đồ đệ làm cho kinh hãi,
ông ngồi trên tảng đá bên cạnh mà niệm chú vòng kim cô. Tôn Ngộ Không vội vàng
nói:
Sư phụ, đừng niệm chú! Sư phụ hãy xem chân tướng của con yêu
tinh đó đi!
Hóa ra, ông cụ già sau khi bị Tôn Ngộ Không đánh chết đã hóa
thành một đống xương. Đường Tăng lại cho rằng Tôn Ngộ Không nhiều lần làm trái
lời dạy của mình, y cố làm ra vậy cho nên ông không tin, ông nói:
Người có tâm hướng thiện như cỏ trong vườn xuân, tuy không
thấy nó lớn nhưng thực ra ngày nào nó cũng lớn thêm; còn kẻ quen với việc làm
ác như đá mài dao, tuy không thấy nó mòn, nhưng thực ra ngày nào nó cũng mòn
đi. Ngày hôm nay nhà người đánh chết liền ba người, điều đó đủ để cho thấy bản
lĩnh của nhà người là hung ác, người hãy đi đi!
Tôn Ngộ Không nói:
Sư phụ đã trách nhầm con rồi, nó rõ ràng là yêu tinh muốn
hại sư phụ, con thay sư phụ diệt trừ nó, thế mà tại sao sư phụ lại không tin
con?
Cho dù Tôn Ngộ Không có giải thích thế nào thì Đường Tăng
vẫn không chịu nghe. Tôn Ngộ Không đành buồn rầu nói:
Thôi được rồi, đã nhiều lần sư phụ muốn đuổi con đi nếu con
không đi thì sẽ trở thành kẻ ngoan cố!
Nói dứt lời y bái tạ sư phụ rồi quay đi, trong lòng y là cả
sự buồn thương và căm tức vô hạn.
Đúng sai giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không
Mọi người thích Tôn Ngộ Không trong Tây du ký nhưng
chưa hẳn đã thích Tôn Ngộ Không trong cuộc sống. Bởi vì tính cách của mẫu hình
mạnh mẽ thực là quá vì chuyên quyền, độc đoán mà khiến người ta ghét bỏ. Thế
nhưng, mẫu hình tính cách mạnh mẽ có ý chí kiên cường như vậy, dù cho trở ngại
có lớn thế nào thì họ cũng không chịu bỏ buộc dù có đạt được mục đích hay
không. Vậy cho nên, chỉ cần yêu tinh chưa bị tiêu diệt là xung đột giữa Đường
Tăng và Tôn Ngộ Không là điều rất khó tránh khỏi.
Có người nói, Đường Tăng một lòng hướng thiện, nhưng ông lại
không thể phân biệt rõ thị phi, ông có phần quá bảo thủ. Cũng có người biện hộ
rằng, sai lầm của Đường Tăng chưa hẳn là đúng, bởi vì tiêu diệt kẻ thù sẽ có
hai biện pháp, một là lấy bạo chế bạo, giống như Tôn Ngộ Không vậy, chỉ cần một
gậy là kẻ địch thịt nát xương tan; biện pháp khác là thông qua sức mạnh của sức
cảm hóa để biến kẻ địch thành bạn bè. Thế nhưng, chỉ từ tình tiết của câu
chuyện mà nhìn nhận thì lỗi của Đường Tăng là không phân biệt rõ thị phi thì tự
nhiên cũng không thể cảm hóa được Bạch Cốt Tinh. Còn lỗi của Tôn Ngộ Không là ở
chỗ không nên lấy bạo lực chế ngự bạo lực, y thần thông quảng đại như vậy thì
hoàn toàn có thể sử dụng cách khác ngoài gậy Như Ý.
Rồi còn do tốc độ xử lý công việc của Tôn Ngộ Không quá
nhanh, còn Đường Tăng của mẫu hình tính cách cầu toàn thì thỉnh thong dong nhàn
nhã. Hơn nữa, thái độ của Tôn Ngộ Không nói chung cũng thường hay cứng rắn nên
rất dễ dẫn đến sự phản cảm của người khác. Nếu họ có thể chậm lại một chút, chú
trọng đến việc giao lưu với bạn bè thì sẽ giúp cho mọi người hiểu được họ. Rõ
ràng là y một lòng trừ hại, thế mà lại bị sư phụ và các sư đệ hiểu lầm, thật
không đáng chút nào!
Còn như Đường Tăng thì cũng đúng là quá chậm thật, hơn nữa
ông thường hay thích suy xét. Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh thì mỗi
lần Đường Tăng phân trần triết học Thiện ác, chứ ông chưa thể bình tĩnh một lần
thay đổi cách nghĩ của Tôn Ngộ Không mà ngược lại ông giận dữ năm lần bảy lượt
muốn đuổi Tôn Ngộ Không đi, điều đó khiến cho sức mạnh tập thể bị giảm đi rất
nhiều.
Quan hệ xã hội đúng là không phải chỉ một chữ thiện mà đủ.
Nhiệt tình giúp đỡ mọi người cố nhiên là đúng, nhưng liệu bạn có thể bảo đảm
được lần nào cũng đúng không? Con người ta không phải là thánh hiền, ai mà
chẳng có lỗi lầm, bản thân là người quản lý hay là nhân viên trong tập thể,
nhiều khi sẽ khó tránh khỏi những phiền toái xung đột, mà bản thân không thể
phân biệt rõ thị phi. Lỗi lầm của Đường Tăng, kỳ thực không phải ở chỗ bị mê
hoặc, cũng không phải ở chỗ không phân biệt rõ thị phi mà là ở chỗ ông chưa tạo
được một sân chơi hữu hiệu trong quản lý tập thể.
Để chúng ta nói với các Tôn Ngộ Không rằng, Bạch Cốt Tinh
hoàn toàn không đáng sợ nên không cần thiết phải hấp tấp như vậy. Cũng để chúng
ta nói với các Đường Tăng rằng, có lẽ phương pháp mà Tôn Ngộ Không ba lần đánh
Bạch Cốt Tinh đúng là không thích hợp, nhưng về sau có thể thay đổi. Song nếu
họ không thể học được cách hiểu giữa các bên, nếu họ không chú ý đến sự liên hệ
giữa mọi người với nhau trong tập thể thì họ sẽ vì những mâu thuẫn chồng chất
mà dẫn đến chia năm xẻ bảy.