Steve Jobs - Chương 17 - Phần 01

Chương 17

NeXT

Giải thoát Prô-mê-tê (25)

Những tên cướp biển từ bỏ con tàu


Từ sau khi trở về từ châu u vào tháng 8 năm 1985, khi vẫn
đang suy tính sẽ làm gì tiếp theo thì Jobs gọi điện cho Paul Berg - một nhà
sinh hóa học ở Stanford để cùng thảo luận về những tiến bộ khoa học trong việc
cấy gen và tái tổ hợp DNA. Berg mô tả những khó khăn khi thực hiện những thí
nghiệm trong phòng thí nghiệm sinh học và thời gian nuôi cấy đến khi có kết quả
phải kéo dài hàng tuần liền. “Sao anh không mô phỏng quá trình đó bằng máy
tính?” - Jobs hỏi. Berg trả lời rằng những máy tính có khả năng thực hiện những
mô phỏng đó có giá quá đắt đối với phòng thí nghiệm của một trường đại học. “Đột
nhiên, anh ấy trở nên rất phấn khích với khả năng đó” - Berg nhớ lại - “Anh ấy
nung nấu ý tưởng đó khi quyết định thành lập một công ty mới. Anh ấy trẻ, giàu
có và phải tìm ra thứ gì đó để làm trong suốt phần đời còn lại của mình”.

Jobs thảo luận với các học viện để xem nơi làm việc của họ cần
những thiết bị gì. Đó là điều mà ông chú tâm kể từ năm 1983. Đây cũng là năm
ông tới thăm phòng khoa học máy tính ở Brown để giới thiệu Macintosh không những
là một chiếc máy tính làm việc hiệu quả mà còn có nhiều tính năng hữu dụng cho
các phòng thí nghiệm của các trường đại học. Mong ước của các nghiên cứu sinh của
các trường đại học là có một nơi làm việc vừa hiệu quả lại vừa kín đáo. Với tư
cách là người đứng đầu bộ phận Macitosh, Jobs đưa ra một bản dự án để tạo ra một
chiếc máy với tên gọi Big Mac. Nó sẽ có hệ điều hành UNIX với giao diện thân
thiện của Macintosh. Nhưng sau khi Jobs bị trục xuất khỏi bộ phận Macitosh, người
kế nhiệm Jean - Louis Gassée đã hủy bỏ dự án Big Mac.

Khi chuyện đó xảy ra, Jobs đã vô cùng đau khổ gọi điện cho
Rich Page - kỹ thuật viên thiết kế bộ chip xử lý của Big Mac. Đó là cuộc gọi cuối
cùng trong hàng loạt những cuộc trò chuyện của Jobs với rất nhiều nhân viên bất
mãn của Apple. Họ hối thúc Jobs mở một công ty mới và giải thoát họ khỏi Apple.
Sau dịp nghỉ lễ ngày Quốc tế lao động, kế hoạch dần được hình thành và triển
khai.

Jobs nói chuyện với Bud Tribble, trưởng bộ phận phần mềm của
Macitosh thưở ban đầu và nói qua về ý tưởng thành lập một công ty có thể xây dựng
các trụ sở làm việc vừa hiệu quả mà vừa riêng tư. ông cũng tuyển luôn kỹ thuật
viên George Crow và nhân viên điều hành Sunsan Barnes từ bộ phận Macintosh, những
người đã từng nói chuyện với Jobs và quyết định rời bỏ công ty để hợp tác với
ông.

Vị trí quan trọng còn lại mà Jobs đang tìm kiếm là một người
có thể tiếp thị sản phẩm mới tới các trường đại học. ứng cử viên sáng giá cho
chức vụ đó là Dan"1 Lewin - đang làm việc tại Apple và đã từng lập các
liên hội các trường Đại học để mua Macintosh với số lượng lớn. Ngoài việc thiếu
hai chữ cái đầu tiên trong phần họ, Lewin có vẻ ngoài ưa nhìn của Clark Kent và
sự bóng bẩy của người Princeton(25). Anh ta và Jobs có một điểm chung: Lewin đã
từng viết luận văn tốt nghiệp về Bob Dylan và khả năng lãnh đạo đầy cuốn hút và
Jobs thì hiểu biết về cả hai vấn đề trên.

Một nhóm bạn đại học cùng với Lewin bất ngờ được chọn vào
nhóm Macitosh nhưng anh đã vô cùng chán nản khi biết Jobs rời công ty và Bill
Campbell đã tái cơ cấu lại bộ phận Marketing theo xu hướng làm giảm vai trò của
Marketing trực tiếp tới các trường đại học. Anh ấy cũng định gọi cho Jobs vào đợt
nghỉ Quốc tế Lao động nhưng Jobs đã gọi trước. Lewin đã lái xe đến khu nhà tuềnh
toàng của Jobs, cùng đi dạo và bàn luận về khả năng thành lập một công ty mới.
Lewin vô cùng hào hứng nhưng lại không sẵn sàng tham gia. Anh sắp sửa cùng
Campbell tới bang Austin vào tuần sau và anh cũng muốn chờ đợi xem mọi việc thế
nào ròi mới quyết định. Sau khi quay về, anh đã trả lời với Jobs là đồng ý.
Thông tin này đến rất đúng lúc, hôm đó là ngày 13 tháng 9, vào đúng buổi họp
lãnh đạo Apple.

Mặc dù trên danh nghĩa Jobs là chủ tịch hội đồng quản trị
nhưng từ sau ngày bị trục xuất khỏi Apple, ông chưa bao giờ góp mặt trong bất cứ
buổi họp nào. ông gọi cho Sculley và nói rằng ông sẽ tham gia và bảo Sculley
cho thêm một phần nhỏ vào cuối buổi họp là mục “báo cáo của chủ tịch”. Jobs
không nói rõ nội dung của phần này và Sculley cứ nghĩ rằng đó chỉ là những chỉ
trích về việc tái cơ cấu vừa rồi. Thay vào đó, khi đến lượt mình nói, Jobs đã
mô tả cho ban lãnh đạo nghe về kế hoạch thành lập công ty mới: “Tôi suy nghĩ rất
nhiều và đã đến lúc để tôi tiếp tục cuộc sống của mình”. Jobs bắt đầu: “Hiển
nhiên là tôi đã tìm được thứ để làm. Tôi đã 30 tuổi rồi”. Sau đó ông đề cập đến
một số ghi chú đã được chuẩn bị sẵn để mô tả kế hoạch tạo dựng một công ty dành
cho thị trường giáo dục trình độ cao của ông. ông hứa rằng công ty mới này sẽ
không cạnh tranh với Apple và muốn đem theo một ít nhân lực không quan trọng,
ông cũng đề nghị từ chức chủ tịch Apple và hy vọng hai công ty sẽ hợp tác với
nhau trong tương lai. ông nghĩ có lẽ Apple sẽ muốn mua lại quyền phân phối đối
với những sản phẩm của ông hoặc các giấy phép phần mềm của Macintosh.

Mike Markkula lo ngại khả năng là Jobs sẽ lôi kéo một số
nhân viên khỏi Apple. “Tại sao anh lại lấy một số nhân viên theo anh?” Ông ta hỏi.

“Đừng lo lắng”, Jobs đảm bảo với ông ta và ban lãnh đạo rằng
“Đây là những nhân viên cấp thấp và sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động công ty,
và dù gì thì họ sẽ vẫn rời đi”.

Ban lãnh đạo ban đầu có vẻ bằng lòng với đề đạt của Jobs.
Sau cuộc thảo luận kín, các giám đốc thậm chí còn đề nghị là Apple sẽ góp 10% cổ
phần cho công ty mới và Jobs vẫn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị.

Đêm đó, Jobs và 5 “kẻ phản bội” gặp nhau ăn tối tại nhà ông.
ông vui mừng với việc đầu tư của Apple, nhưng những người khác lại cho rằng như
thế thật không khôn ngoan chút nào. Họ cùng đồng ý rằng tất cả họ cùng xin nghỉ
việc một lúc là cách hay nhất. Họ có thể đưa ra những lí do nghỉ việc hợp lý và
trong sạch.

Vì thế, Jobs đã viết một lá thư cho Sculley chính thức nói
tên của năm nhân viên định thôi việc, họ cùng nhau ký ở phía dưới chữ ký của
ông và ngay trước buổi họp nhân viên lúc 7:30 sáng ngày hôm sau, Jobs đã lái xe
đến Apple và đưa nó cho Sculley.

“Steve, đây không phải là những nhân viên cấp thấp” -
Sculley nói

“À, những người này sớm hay muộn cũng định nghỉ” - Jobs tiếp
lời - “Họ đang định nộp đơn xin nghỉ việc của họ vào 9 giờ sáng nay”.

Cách nói của Jobs rất chân thành. Năm nhân viên đó không phải
những người quản lý các bộ phận cũng như không phải là thành viên thuộc nhóm
chính của Sculley. Trên thực tế, họ đều cảm thấy mình không được coi trọng với
cách tái cơ cấu mới của công ty. Nhưng theo quan điểm của Sculley, họ là những
người đóng vai trò rất quan trọng: Page là một thành viên Apple, Lewin là nhân
vật chủ chốt cho thị trường giáo dục cấp cao. Thêm vào đó, họ đều biết về dự án
Big Mac, mặc dù nó đã bị hoãn lại thì đây vẫn là thông tin độc quyền. Tuy
nhiên, Sculley vẫn rất lạc quan.

Thay vì đẩy sự việc lên đỉnh điểm, ông ta đề nghị Jobs tiếp
tục giữ chức chủ tịch. Còn Jobs nói rằng ông sẽ suy nghĩ thêm về việc đó.

Nhưng khi Sculley tới buổi họp nhân viên vào lúc 7:30, ông
ta nói về những người định ra đi và đã có một vụ om sòm xảy ra. Theo Sculley
thì hầu hết họ đều người đều cảm thấy Jobs đã vi phạm nghĩa vụ chủ tịch của
mình và họ đều choáng váng trước sự phản bội công ty của Jobs:

“Chúng ta nên bóc trần âm mưu của hắn ta, như thế thì mọi
người mới thôi tôn hắn như vị Chúa cứu thế đi”, Campbell hét lên, theo lời
Sculley. Mặc dù sau này Campbell trở thành luật sư tuyệt vời của Jobs và là một
thành viên tích cực trong ban lãnh đạo nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng ông
đã rất kích động vào sáng hôm đó:

“Tôi đã giận dữ khủng khiếp, đặc biệt khi Jobs lấy đi nhân
viên Dan Lewin”. Campbell nhớ lại:

“Dan" đã gây dựng được nhiều mối quan hệ với các trường
đại học. Cậu ấy luôn cằn nhằn về những khó khăn khi làm việc với Steve, thế mà
cậu ấy lại bỏ đi”, Campbell đã rất tức giận và rời khỏi buổi họp để gọi về nhà
Lewin. Khi nghe vợ Lewin nói anh ấy đang tắm, Campbell đã nói rằng: “Tôi sẽ chờ”.
Vài phút sau, khi cô ấy nói Lewin vẫn đang tắm, Campbell vẫn nói rằng: “Tôi sẽ
chờ”. Cuối cùng, khi Lewin nghe điện thoại, Campbell hỏi chuyện đó có phải là sự
thật không.

Lewin thừa nhận, và, Campbell dập máy mà không nói bất cứ lời
nào.

Sau khi nghe được thông tin về sự giận giữ của các nhân viên
cấp cao, Sculley đã khảo sát các thành viên ban lãnh đạo. Họ cũng có cảm nhận
tương tự, rằng Jobs đã dùng những lời hứa hẹn là không lấy đi những nhân viên
quan trọng để lừa dối họ. Arthur Rock đặc biệt tức giận. Mặc dù luôn đứng về
phía Sculley trong cuộc đối đầu Memorial Day, ông vẫn có mối quan hệ họ hàng
bên nội với Jobs. Mới chỉ tuần trước, Arthur còn mời Jobs cùng bạn gái tới gặp
mặt gia đình ông tại San Francisco và cả bốn người đã có bữa tối tuyệt vời tại
nhà riêng trên tòa cao ốc Pacific của Rock. Jobs đã không đề cập gì về công ty
mới mà ông dự định thành lập nên Rock cảm thấy bị phản bội khi nghe được thông
tin từ Sculley. “Hắn đã đứng trước ban lãnh đạo và lừa dối tất cả chúng tôi” -
Rock gầm gừ - “Hắn nói với chúng tôi rằng hắn đang nghĩ đến việc hình thành một
công ty khi mà thực tế hắn đã thực sự thành lập nó rồi. Hắn nói chỉ định lấy một
số nhân viên tầm trung. Nhưng rồi lại là năm nhân viên cao cấp ra đi”. Với
Markkula, dù không biểu hiện gì nhiều song vẫn có thể nhận ra sự buồn bã, đau đớn
- “Anh ta lấy đi một vài viên chức cao cấp mà đã dàn xếp từ trước khi rời đi. Đấy
không phải là cách xử lý mọi việc. Đó là sự vô đạo đức”.

Sau dịp cuối tuần, cả ban lãnh đạo và nhân viên đều thuyết
phục Sculley rằng Apple sẽ phải tuyên chiến với người đồng sáng lập công ty của
họ. Markkula đưa ra một tuyên bố chính thức buộc tội Jobs về hành động “mâu thuẫn
trực tiếp với phát ngôn của anh ta rằng anh ta sẽ không tuyển dụng bất cứ nhân
lực chủ chốt nào của Apple”. Ông ta còn quan ngại rằng: “Chúng tôi đang đánh
giá những hành động có thể tiếp diễn”. Nhật báo Wall Street đã trích dẫn lời của
Campbell:

“quá choáng váng và sững sờ” trước hành động của Jobs.

Jobs đã rời khỏi buổi họp với Sculley và nghĩ rằng mọi thứ
có thể tiến triển thuận lợi, vì thế mà ông đã giữ im lặng. Nhưng sau khi đọc
báo, ông thấy rằng mình buộc phải đáp trả. Ông đã gọi điện cho một số phóng
viên thân quen và mời họ tới nhà cho một số mẩu tin vắn riêng tư vào những hôm
sau. Sau khi gọi cho Andy Cunningham - người phụ trách nắm giữ các phương tiện
truyền thông tại Regis McKenna. “Tôi tới khu nhà tuềnh toàng của ông tại
Woodside,” cô nhớ lại, “và tôi thấy ông đang tất tưởi nấu nướng cùng năm đồng
nghiệp và vài phóng viên ở bên ngoài bãi cỏ”. Jobs bảo cô rằng ông sắp tổ chức
một buổi họp báo chính thức và sẽ tuôn ra những lời xúc phạm. Cunningham thấy
lo sợ và bảo Jobs: “Như thế thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến ngài đấy”. Cuối cùng
ông rút lại quyết định và nói rằng sẽ đưa cho các phóng viên bản sao lá thư có
kèm chữ ký của nhân viên và hạn chế việc bình luận mỉa mai đi.

Jobs đã cân nhắc việc sẽ chỉ gửi cho phóng viên lá thư có
kèm chữ ký nhưng Susan Barnes thuyết phục Jobs rằng như thế thì tỏ vẻ khinh thường
quá. Thay vào đó, Jobs lái xe đến nhà Markkula, lúc đó AI Eisenstat cũng ở đấy.
Họ đã có một cuộc nói chuyện rất căng thẳng khoảng 15 phút, vốn định ra ngoài
lánh mặt chờ nhưng sau 15 phút, Barnes đã mở cửa vào để ngăn Jobs nói những điều
không nên. Jobs để lại lá thư mà ông soạn bằng máy Macintosh và in bằng công
nghệ mới - LaserWriter:

17 tháng 9 năm 1985

Mike yêu quý

Báo sáng nay đà đưa tin rằng Apple đang định truất quyền tôi
khỏi ghế Chủ tịch. Tôi không biết họ lấy nguồn tin từ đâu nhưng họ đang gây hiểu
nhầm cho công chúng và thật không công bằng với tôi.

Tôi nhớ rằng trong buổi họp ban lãnh đạo vào thứ 5 tuần trước
tôi đà thông báo về quyết định đầu tư mạo hiểm mới của mình và đề nghị từ chức
chủ tịch.

Ban lănh đạo đà từ chối yêu cầu từ chức và còn đề nghị tôi
hoàn việc từ chức lại một tuần.

Tôi đà đồng ý và được ban lanh đạo khích lệ rằng sẽ xem xét
đề Ấn mới này và rằng có thể Apple sẽ cùng đầu tư vào đó. Vào thứ sáu, sau khi
nói chuyện với John Sculley - người có thể sẽ cùng hợp tác với tôi - đã xác nhận
thiện chí của Apple là sẽ cùng thảo luận về vấn đề nhân công giữa Apple và dự
án mới của tôi.

Rồi sau đó, công ty lại xuất hiện trên báo chí với tư cách
thù địch với tôi và dự án này. Theo đó, tôi phải nhấn mạnh lại về việc chấp nhận
đơn từ chức một cách tức thời của tôi.

Như anh biết, việc tái cơ cấu công ty đà đẩy tôi vào tình thế
không việc làm cũng như không thể tiếp cận những báo cáo quản lý thường xuyên của
công ty. Tôi mới 30 tuổi và tôi vẫn muốn cống hiến và thành đạt.

Sau những gì chúng ta cùng làm với nhau, tôi mong việc ra đi
này sẽ diễn ra trong yên bình và được cả đôi bên tôn trọng.

Trân trọng, Steven p. Jobs

Khi một nhân viên từ nhóm thiết bị tới văn phòng của Jobs để
gói ghém đồ đạc, anh này đã nhìn thấy một khung ảnh ở trên sàn. Nó là ảnh của
Jobs và Sculley trong một cuộc nói chuyện thân mật với lời đề tặng mới chỉ khoảng
bảy tháng trước đây: “Đây là Những Ý tưởng Tuyệt vời, Những Kinh Nghiệm tuyệt vời
và Tình Bạn tuyệt vời! John”. Khung kính đã vỡ. Jobs đã ném nó xuống sàn ròi bỏ
đi. Từ hôm đó, ông ấy không bao giờ nhắc đến Sculley nữa.

Khi Apple thông báo về quyết định từ chức của Job, cổ phiếu
của hãng tăng lên một điểm, tức là khoảng 7%. “Cổ đông vùng bờ Đông luôn lo lắng
về việc “khu vực California” sẽ điều hành của công ty” - biên tập viên của bản
tin chứng khoán công nghệ giải thích - “bây giờ, việc cả Jobs và Wozniak từ chức
đã trấn an được các cổ đông”. Nhưng Nolan Bushnell, người sáng lập Atari (10
năm trước là một cố vấn được nhiều người trọng vọng) đã nói với Time rằng tài
năng của Jobs đã bị uổng phí”. “Cảm hứng của Apple đến từ đâu đây? Phải chăng
Apple đang định lấy sự lãng mạn từ thương hiệu Pepsi?”

Sau vài ngày nỗ lực dàn xếp với Jobs thất bại, Sculley và
ban lãnh đạo Apple quyết định kiện ông vì tội “vi phạm bổn phận được ủy thác”.
Việc tố tụng nêu rõ Jobs đã lạm dụng quyền hành:

Mặc dù Jobs được ủy thác điều hành Apple, nhưng trong khi phục
vụ cho công ty với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và một nhân
viên tại Apple thì Jobs lại thể hiện lòng trung thành giả tạo đối với những lợi
nhuận của Apple.

(a) Bí mật lên kế hoạch thành lập một công ty để cạnh tranh
với Apple.

(b) Bí mật âm mưu chiếm dụng trái phép những ưu điểm trong
các mẫu thiết kế, trong bản kế hoạch phát triển và marketing của Apple cho sản
phẩm Next Generation (dòng máy đời sau).

(c ) Bí mật lôi kéo những nhân lực chủ chốt của Apple

Vào thời điểm đó, Jobs đang sở hữu 6,5 triệu cổ phiếu của
Apple, tương đương với 11% cổ phần của công ty, trị giá hơn 100 triệu đô. Ông bắt
đầu bán cổ phần của mình và trong vòng năm tháng ông đã bán sạch chúng và chỉ
giữ lại một cổ phần để giúp ông có thể tham gia các cuộc họp cổ đông nếu muốn.
Ông rất giận dữ và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhiệt huyết làm việc cũng
như khiến ông ngay lập tức muốn trở thành một đối thủ thực sự của Apple. Nhân
viên của công ty mới - Joanna Hoffman nói rằng “Jobs thật sự tức giận, ông nhắm
vào thị trường giáo dục - một mảng rất mạnh của Apple đơn giản chỉ vì lòng thù
hận. Steve làm vậy chỉ để trả thù”.

Tất nhiên, Jobs không nhìn sự việc theo hướng đó. ông trần
tình với tờ Newsweek rằng:

“tôi chẳng còn xu lẻ nào trong túi cả”. Lại một lần nữa ông
mời những phóng viên thân thiết của mình tới nhà riêng và lần này không có Andy
Cunningham ở đó để nhắc nhở ông phải thận trọng nữa. ông phủ nhận những cáo buộc
lôi kéo năm đồng nghiệp khỏi Apple: “Tất cả họ chủ động gọi cho tôi” Jobs nói với
cả nhóm phóng viên đang đứng rải rác trong ngôi nhà tuềnh toàng của mình.

Jobs tiếp lời: “Họ đã nghĩ đến việc rời bỏ công ty từ trước
ròi. Chính Apple đã làm mọi người nhầm lẫn”.

Ông quyết định hợp tác với tạp chí Newsweek để đưa những câu
chuyện và những bài phỏng vấn về mình lên mặt báo. Ông nói với tạp chí này rằng:
“Việc tôi giỏi nhất là tìm ra được một nhóm người tài năng và làm việc cùng họ”,
ông cũng quyết tâm sẽ giữ vững thái độ với Apple:

“Tôi sẽ luôn nhớ về Apple như cách một người đàn ông nhớ về
người phụ nữ đầu tiên mà anh ta yêu”. Nhưng nếu cần thiết, ông cũng luôn sẵn
sàng đối đầu với ban điều hành của Apple. “Giữa nơi công cộng mà một ai đó gọi
anh là tên trộm cắp thì đương nhiên anh phải phản kháng thôi”. Apple cũng đã
thái quá khi coi Jobs là một mối họa và kiện ông. Cũng thật buồn. Điều đó cho
thấy Apple không còn là một công ty đáng tin cậy nữa. “Thật khó tin rằng một
công ty đáng giá 2 tỷ đô với 4.300 nhân viên không thể cạnh tranh được với sáu
„ kẻ cưỡi ngựa" - dân cao bồi miền viễn Tây, nước Mỹ”.

Để ngăn lại chuỗi hành động gây bất lợi của Jobs, Sculley đã
gọi cho Wozniak và thuyết phục Woz lên tiếng: “Steve là gã có thể xúc phạm và
gây hại cho mọi người” - Wozniak nói với Time ngay tuần đó. Woz còn tiết lộ
thêm rằng Jobs đã đề nghị anh tham gia vào công ty mới - Jobs đã sử dụng cách xảo
quyệt này để giáng một đòn vào ban quản trị hiện tại của Apple. Còn với báo San
Francisco Chronicle, Wozniak đã thuật lại việc bị Jobs can thiệp và dừng các hoạt
động của Frog Design từ xa với cái cớ là điều đó có thể cạnh tranh với các sản
phẩm của Apple: “Tôi rất trông chờ một sản phẩm tuyệt vời và tôi cũng mong là cậu
ấy thành công nhưng tôi không còn niềm tin vào cậu ta nữa”.

Hãy tự đứng lên bằng đôi chân của bạn:

“Điều đúng đắn nhất đối với Jobs mà nói thì đó là khi chúng
tôi sa thải anh ta”- Arthur Rock nói. Theo lý thuyết thì những tình yêu gặp trở
ngại sẽ làm người ta trưởng thành và hiểu biết hơn. Nhưng mọi chuyện không đơn
giản như thế. Tại công ty mà Jobs thành lập sau khi bị cách chức tại Apple,
Jobs có thể thỏa sức thể hiện con người mình, cả tốt lẫn xấu. Ông không bị ràng
buộc. Kết quả là một loạt sản phẩm đặc sắc đã khai sáng cho thị trường công nghệ
ảm đạm. Đây mới là những kinh nghiệm học hỏi đích thực. Những gì đã đưa ông đến
với những thành công không phải là việc bị cách chức khỏi Apple mà là việc ông
học được từ chính những thất bại của mình.

Điều đầu tiên mà ông làm là thể hiện niềm đam mê của mình với
thiết kế. ông chọn cho công ty mới một cái tên rất cởi mở: Next (kế tiếp). Để
khiến nó trở nên thật khác biệt, ông đã đi học một lớp thiết kế logo. Vì thế,
ông kết thân với Paul Rand, một chuyên gia thiết kế logo. Vào năm 1971, nhà thiết
kế đồ họa sinh ra tại Brooklyn này đã tạo ra những logo nổi tiếng nhất trong
ngành kinh doanh, bao gồm logo cho Esquire, IBM, Westinghouse, ABC, và UPS. Anh
ta vẫn đang còn hợp đồng với IBM và giám sát viên ở đó nói rằng hiển nhiên anh
ta sẽ gặp rắc rối nếu thiết kế logo cho một công ty khác. Vì thế Jobs đã nhấc
điện thoại gọi cho giám đốc điều hành của IBM, John Akers. Akes đang không ở thị
trấn và Jobs lại nài nỉ Phó chủ tịch Paul Rizzo để được thông qua việc này. Sau
khoảng 2 ngày, Rizzo đã đúc rút được rằng phản kháng lại Jobs là điều vô ích và
ông đã cho phép Rand được làm việc cho Jobs.

Rand bay tới Palo Alto và dành thời gian đi bộ, nói chuyện
và lắng nghe quan điểm của Jobs. Máy tính sẽ có hình lập phương, Jobs tuyên bố.
ông yêu hình khối. Nó hoàn hảo mà giản đơn.

Vì thế Rand quyết định logo sẽ là một hình lập phương với tựa
đề sẽ nghiêng 1 góc 280. Khi Jobs đề nghị Rand thiết kế 1 vài lựa chọn để xem
xét thì Rand nói rằng anh không thiết kế những mẫu khác nhau cho khách hàng:
“Tôi chỉ giải quyết vấn đề của anh và anh trả công tôi.

Anh có thể sử dụng sản phẩm tôi làm ra hoặc có thể không
dùng nhưng tôi sẽ không tạo ra nhiều lựa chọn và anh vẫn sẽ phải trả tiền cho
tôi.”

Jobs rất khâm phục lối suy nghĩ của Rand, và ông quyết định
cược một phen. Công ty sẽ phải trả một khoản phí lớn khoảng 100,000 đô - la chỉ
để có một mẫu thiết kế. “Mối quan hệ của chúng tôi rất rõ ràng” - Jobs nói -
“Anh ta là một nghệ sĩ chân chính nhưng lại rất sắc sảo khi giải quyết các vấn
đề kinh doanh. Rand có vẻ ngoài cứng nhắc, trông có vẻ thô lỗ nhưng thực ra lại
rất nhẹ nhàng”. Đó là một trong những lời đánh giá cao nhất mà Jobs từng nói:
chân chính như một nghệ sĩ.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3