Steve Jobs - Chương 01 - Phần 01
Chương 1
THỜI NIÊN THIẾU
♦
Bị bỏ rơi và Được lựa chọn.
♦
Được nhận làm con nuôi
Khi Paul Jobs giải ngũ khỏi đơn vị Cảnh sát biển sau chiến
tranh thế giới thứ II, ông đã có một cuộc cá cược với những người bạn thủy thủ
của mình. Họ dừng chân ở San Francisco, nơi mà chiếc thuyền của họ bị bỏ lại và
Paul cá rằng ông sẽ tìm được vợ trong vòng hai tuần, ông là một người thợ máy
có thân hình lực lưỡng, cao chừng 1,8m, xăm trổ đầy mình và hao hao giống James
Dane. Nhưng vẻ ngoài hấp dẫn ấy không phải là lý do khiến ông có thể hẹn hò được
với Clara Hagopian, cô con gái hóm hỉnh của một người Armenia nhập cư. Thật
tình cờ, Paul và những người bạn có một chiếc ô tô, không giống với nhóm bạn mà
Clara vốn có ý định đi cùng tối đó.
Mười ngày sau, tháng 3/1946, Paul đính hôn với Clara và nhận
được khoản tiền thắng cược. Cuộc hôn nhân này hóa ra lại có một kết thúc hạnh
phúc và dường như không gì có thể chia cắt được họ trừ cái chết, chỉ xảy ra hơn
40 năm sau đó.
Paul Reinhold Jobs lớn lên trong một nông trại bò sữa ở
Germantown,Wiscousin. Mặc dù người cha nghiện rượu và đôi khi đánh đập ông,
Paul lại đối lập hoàn toàn với tính cách nhẹ nhàng và điềm đạm ẩn sau vẻ bề
ngoài tưởng chừng gai góc đó. Sau khi bỏ học trung học, ông đi lang thang qua
vùng Trung Tây (Midwest) và xin vào làm thự máy cho đến khi gia nhập Lực lượng
Cảnh sát biển năm 19 tuổi, mặc dù không biết bơi. Ông được bố trí làm việc cho
sư đoàn USS M.C Meigs và dành phần lớn thời gian quân ngũ của ông là vận chuyển
quân đến Ý dưới lệnh Tướng Patton, ông đã được khen tặng nhờ tài năng và kinh
nghiệm có được từ công việc của một người thợ máy và lính cứu hỏa nhưng đôi lúc
ông cũng rơi vào một số rắc rối nhỏ khiến ông không bao giờ có thể thăng cấp
ngoài một anh lính thủy quèn.
Clara được sinh ra ở New Jersey, nơi cha mẹ bà đã dừng chân
sau cuộc chạy trốn người Thổ Nhĩ Kỳ ở Armenia. Sau đó, họ chuyển đến khu trung
tâm ở San Francisco khi bà còn là một đứa trẻ. Clara có một bí mật nhưng hiếm
khi bà nhắc đến là bà từng kết hôn nhưng người chồng đã hi sinh trong chiến
tranh. Vì vậy, khi bà gặp Paul Jobs, bà hoàn toàn có quyền để bắt đầu một cuộc
sống mới.
Giống như nhiều người đã sống qua thời kỳ chiến tranh, họ đã
trải qua quá nhiều buồn vui, mất mát trong cuộc sống để khi nó đi qua, mong muốn
của họ chỉ đơn giản là định cư, xây dựng gia đình và sống một cuộc sống ít biến
động. Paul và Clara hầu như không có tiền, vì vậy, họ chuyển đến Wisconsin sống
với gia đình bên nội trong vài năm, sau đó chuyển đến Indiana, nơi Paul được nhận
vào làm một thợ máy ở công ty Quốc tế Harvester. Paul có niềm đam mê mày mò sửa
chữa, lắp ghép những chiếc xe ô tô cũ. Ông đã kiếm được tiền nhờ vào việc mua,
phục chế những chiếc ô tô trong thời gian rảnh rỗi và bán lại chúng. Chính vì vậy,
cuối cùng, ông quyết định từ bỏ công việc là một thợ máy để dành toàn thời gian
cho công việc kinh doanh những chiếc xe cũ.
Tuy nhiên, Clara lại thích sống ở San Francisco nên bà đã
thuyết phục chòng mình quay trở lại đây vào năm 1952. Họ mua một căn hộ nhìn ra
Thái Bình Dương ở quận Sunset, nằm ở phía Nam của Công viên Golden Gate. Tại
đây, Paul làm cho một công ty tài chính với tư cách là nhân viên ký kết hợp đồng
thu mua xe hóa giá (repo) của những người không đủ khả năng trả nợ vay. Ông đồng
thời cũng vấn tiếp tục công việc thu mua, tái chế và bán lại những chiếc xe cũ
như thời gian trước nên cuộc sống của họ cũng khá đầy đủ.
Tuy nhiên, cuộc sống của họ vẫn chưa được vẹn toàn. Họ muốn
có con, nhưng không may mắn, Clara đã từng có mang, nhưng bị chửa ngoài dạ con,
vì thế bà không thể sinh nở được nữa, điều này ngăn cản ước muốn có con của hai
vợ chòng. Vì thế vào năm 1995, sau chín năm kết hôn, họ quyết định xin con
nuôi.
Cũng giống như Paul Jobs, Joanne Schieble sinh ra trong một
gia đình nông thôn vùng Wisconsin, gốc Đức. Cha bà, Arthur Schieble, đã di cư đến
vùng ngoại ô của Green Bay, nơi ông và vợ gây dựng một trang trại nuôi chồn
cũng như tạo được thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, bao gồm cả bất
động sản và quang khắc (khắc bằng ánh sáng trên bản kẽm). Arthur rất nghiêm khắc,
đặc biệt là về các mối quan hệ của cô con gái. ông đã phản đối gay gắt mối tình
đầu của Joanne với một nghệ sĩ không phải là một người Công Giáo. Chính vì vậy,
không lấy gì làm ngạc nhiên khi ông dọa sẽ từ mặt Joanne, một sinh viên tốt
nghiệp tại Đại học Wisconsin khi cô đem lòng yêu Abdulfattah "John"
Jandali, một người trợ giảng theo đạo Hồi đến từ Syria.
Jandali là con út trong một gia đình Syria danh giá có chín
người con. Cha của ông sở hữu hệ thống nhiều nhà máy lọc dầu và vô số các ngành
kinh doanh khác, trong đó phải kể đến số lượng lớn cổ phần ở Damascus và Homs,
cũng như khả năng gây ảnh hưởng và kiểm soát giá lúa mì trong khu vực. Sau này,
Jandali tiết lộ mẹ của ông là một “người phụ nữ Hồi giáo truyền thống”, một “mẫu
người nội trợ bảo thủ và biết vâng lời.” Giống như gia đình của Schieble,
Jandali rất coi trọng học vấn. Mặc dù Abdulfattah theo đạo Hồi, ông được gửi
theo học nội trú ở một trường dòng và tốt nghiệp đại học tại đại học Hoa Kỳ ở
Beirut trước khi lấy bằng tiến sĩ về khoa học chính trí tại trường đại học
Wisconsin.
Mùa hè năm 1954, Joanne đã cùng Abdulfattah tới Syria. Họ ở
Homs hai tháng và Joanne đã học được cách nấu vài món ăn Syria từ gia đình anh.
Khi hai người trở về Wisconsin, Joanne phát hiện ra mình mang bầu. Lúc đó, mặc
dù cả hai đều đã 23 tuổi, nhưng họ quyết định không kết hôn vì cha của Joanne
lúc đó đang hấp hối và trước đó thì ông đã đe dọa sẽ từ mặt con gái nếu cô cưới
Abdulfattah. Hơn thế nữa, việc nạo phá thai cũng không phải là một lựa chọn dễ
dàng trong thế giới những người theo Công giáo. Vì vậy, đầu năm 1955, Joanne tới
San Francisco. Tại đây bà đã gặp và được một vị bác sĩ tốt bụng giúp đỡ. ông đã
che chở cho người mẹ độc thân, đỡ đẻ và âm thầm sắp xếp việc cho nhận con nuôi.
Yêu cầu của Joanne là con của bà phải được gửi vào một gia
đình có trình độ học vấn đại học. Vì vậy, người bác sĩ đã dự định giao đứa bé
cho một gia đình vợ chòng luật sư. Nhưng vào ngày cậu bé ra đời - ngày 24 tháng
2 năm 1955 - cặp vợ chồng này lại quyết định từ chối vì họ muốn nhận một bé
gái. Vì vậy, thay vì trở thành con nuôi của cặp vợ chòng luật sư, cậu bé lại được
một người thợ cơ khí bỏ học từ cấp 3 nhưng có niềm đam mê mãnh liệt với máy móc
và vợ ông, một kế toán viên nhận nuôi, cặp vợ chòng này là Paul và Clara. Họ đặt
tên cậu bé là Steven Paul Jobs.
Khi Joanne phát hiện ra rằng con trai mình đã được một cặp vợ
chòng mà thậm chí chưa tốt nghiệp trung học nhận nuôi, bà từ chối ký các giấy tờ
liên quan đến việc giao nhận con nuôi. Sự bất đồng này kéo dài vài tuần, thậm
chí kể cả sau khi Steve đã được đưa về gia đình Jobs. Cuối cùng, Joanne cũng
khoan nhượng đồng ý cho vợ chòng Jobs nhận nuôi cậu bé với điều kiện bố mẹ nuôi
phải cam kết sẽ mở tài khoản tiết kiệm để lo cho Steve học đại học sau này.
Cũng còn một lý do khác khiến Joanne lúc đầu khăng khăng không ký giấy chuyển
nhận con nuôi đó là vì cha bà sắp chết và bà dự định sẽ kết hôn với Jandali
ngay sau đó.
Bà hi vọng rằng sau khi cưới nhau, họ sẽ thuyết phục dần được
gia đình và nhận lại con.
Arthur Schieble qua đời vào tháng 8 năm 1955, sau khi việc
nhận con nuôi đã được hoàn tất. Ngay kỳ Giáng sinh năm đó, Joanne và
Abdulfattah đã kết hôn tại Thánh đường Philip - một nhà thờ Công giáo ở Green
Bay. Abdulfattah cũng lấy bằng tiến sĩ chính trị quốc tế một năm sau đó và họ
có thêm một cô con gái đặt tên là Mona. Sau khi Joanne và Jandali ly dị vào năm
1962, Joanne bắt đầu một cuộc sống mơ mộng và bà cũng chu du khắp nơi. Mona
Simpson, sau này khi đã trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng được nhiều người biết
đến, bà đã đưa nguyên mẫu về cuộc sống của người mẹ vào trong cuốn sách có tựa
đề “Anywhere but Here" (tạm dịch là Không đâu ngoài nơi đây). Việc cho
Steve làm con nuôi cũng được giữ bí mật và vì thế phải gần 20 năm sau hai anh
em mới được gặp lại nhau.
Từ khi còn rất nhỏ, Steve Jobs đã biết mình là con nuôi.
"Cha mẹ tôi rất cởi mở với tôi về chuyện đó” ông nhớ lại. Steve nhớ rất
rõ, hồi 6 - 7 tuổi, có lần ông ngồi trên bãi cỏ ở nhà mình nói chuyện cô bạn sống
ở nhà đối diện. “Việc cậu được nhận nuôi có nghĩa là bố mẹ đẻ của cậu không cần
cậu nữa phải không?” cô bạn đó hỏi Steve. “Một luồng điện chạy qua đầu tôi như
sét đánh ngang tai,” Jobs bồi hồi nhớ lại. “Tôi nhớ mình đã chạy về nhà, ròi
khóc nức nở. Và cha mẹ nuôi đã nói, „Điều đó không đúng, con phải hiểu điều
đó", ông bà đã nghiêm nghị nhìn thẳng vào đôi mắt tôi và nói rằng, “Chính
chúng ta đã đặc biệt muốn nhận nuôi con”. “Từng câu, từng chữ được cả cha và mẹ
nuôi tôi nhắc đi nhắc lại một cách rành mạch và nhấn mạnh”.
Bị bỏ rơi. Được lựa chọn. Đặc biệt. Những khái niệm đó đã trở
thành một phần con người Jobs và phong cách sống của ông. Những người bạn thân
của ông cho rằng tuổi thơ của Jobs với ý nghĩ mình bị cho đi làm con nuôi đã để
lại những tổn thương trong ông. “Tôi nghĩ niềm đam mê kiểm soát hoàn toàn bất kể
thứ gì mình làm ra bắt nguồn trực tiếp từ tính cách của ông và việc ông bị bỏ
rơi ngay từ lúc mới sinh,” người đồng nghiệp lâu năm, Del Yocam tâm sự. “Jobs
muốn kiểm soát những gì xung quanh mình, ông ấy nhìn nhận mỗi sản phẩm được tạo
ra như một bộ phận không thể thiếu của bản thân”. Greg Calhoun, một người bạn
thân của Jobs từ sau khi tốt nghiệp đại học lại nhìn nhận ra một khía cạnh khác
ở ông. “Steve kể với tôi rất nhiều về việc ông bị bỏ rơi và những nỗi đau ông
phải hứng chịu.Nó giúp ông tự lập hơn. Steve chọn cho mình một hướng đi khác biệt
và nó là kết quả của hoàn cảnh khác biệt mà ông đã trải qua, vượt lên trên hẳn
những điều Chúa ban cho bản thân ông từ khi sinh ra”.
Sau này, khi Steve ở tầm tuổi cha đẻ lúc bỏ rơi ông, Jobs
cũng đã từ chối trách nhiệm của một người cha với con ruột mình. (Cuối cùng,
sau này ông cũng nhận lại con). Chrissann Brennan, mẹ của đứa trẻ nói rằng
chính việc bị bỏ rơi từ khi còn bé khiến Jobs như “một chiếc cốc dễ vỡ” và đó
cũng là nguyên nhân giải thích những hành động của ông. “ông ấy bị bỏ rơi rồi lại
bỏ rơi chính con ruột mình” bà nói. Andy Hertzfeld, người đã làm việc với Jobs
tại Apple vào đầu những năm 1980, là một trong số ít những người vẫn giữ được mối
quan hệ gần gũi với cả Brennan và Jobs, ông nhận định “Câu hỏi lớn nhất về
Steve là tại sao đôi lúc ông ấy không thể kiểm soát bản thân khỏi việc cư xử
tàn nhẫn và nguy hiểm với một số người”, ông này nói. “Tất cả đều chỉ quy về lý
do Steve bị bỏ rơi từ khi sinh ra và phải trải qua cuộc sống khác biệt của đứa
trẻ bất hạnh”.
Nhưng nhận định này của Andy đã bị Steve bác bỏ. “Có một số
nhận định cho rằng bởi vì tôi bị bỏ rơi, nên tôi đã làm việc rất chăm chỉ và cố
làm thật tốt để khiến bố mẹ đẻ muốn nhận lại tôi. Cũng có một vài nhận định vô
nghĩa khác. Tất cả đều thật nực cười!”, ông nhấn mạnh. “Việc biết mình bị bỏ
rơi và được nhận nuôi thực tế đã giúp tôi tự lập hơn, nhưng chưa bao giờ tôi cảm
thấy mình bị bỏ rơi. Ngược lại, chính cha mẹ nuôi tôi khiến tôi thấy mình đặc
biệt”. Jobs sẵn sàng nổi đóa với bất cứ ai gọi Paul và Clara Jobs là bố mẹ
“nuôi” hay ngụ ý họ không phải là bố mẹ “thật” của ông. Jobs nhấn mạnh rằng “Họ
là bố mẹ của tôi 1000%”. Còn khi nói về bố mẹ đẻ của mình, Jobs lại lạnh lùng:
“Họ chỉ là những người cung cấp tinh trùng và trứng. Chẳng có gì cay nghiệt cả,
đó là cách để nhìn nhận sự việc, đơn giản là ngân hàng tinh trùng và trứng,
không gì khác”.
Thung lũng Silicon
Từ bé, Paul và Clara Jobs đã nuôi dưỡng cậu con trai của họ,
có thể nói, giống như khuôn mẫu nuôi dạy vào cuối những năm 1950.
Khi Steve hai tuổi, họ tiếp tục nhận nuôi một bé gái tên là
Patty. Ba năm sau, họ chuyển về sống tại một căn hộ ở ngoại ô. Công ty tài
chính CIT mà Paul đang làm việc với vị trí nhân viên ký kết hợp đồng mua lại
(repo) đã luân chuyển ông tới trụ sở tại Palo Alto, nhưng những chi phí sinh hoạt
ở đó nằm ngoài khả năng của gia đình ông, vì thế ông chọn làm việc tại một chi
nhánh của công ty đặt tại Mountain View, một thị trấn ở miền Nam, với sinh hoạt
phí ít đắt đỏ hơn.
Ông chỉ vào một khu để bàn làm việc trong nhà để xe và nói với
Steve: “Steve, từ giờ, đây sẽ là bàn làm việc của con”. Jobs vẫn nhớ ông hoàn
toàn bị ấn tượng bởi sự lành nghề và khéo léo của cha mình khi làm việc. “Tôi
nghĩ thẩm mỹ của bố tôi rất tốt bởi vì ông ấy biết cách chế tạo nên mọi thứ.
Nếu chúng tôi cần một cái thùng máy, ông sẽ làm nó. Khi dựng
hàng rào, ông cũng đưa tôi một cái búa để cùng làm”.
Năm mươi năm sau, hàng rào này vẫn bao quanh sân sau và hai
bên hông nhà Jobs ở Mountain View, ông đã vuốt ve khung rào và tự hào kể cho
tôi về bài học người cha đáng kính đã dạy mà ông mãi khắc ghi. Cha ông đã nói rằng,
cho dù là dựng hàng rào hay làm thùng máy, đều cần phải chú ý cả mặt sau ngay cả
khi nó sẽ bị che khuất, đó chính là nguyên tắc quan trọng khi làm việc, “ông ấy
thích làm mọi thứ một cách hoàn hảo. ông ấy quan tâm đến cả những phần mà thông
thường mọi người không để ý”.
Cha ông tiếp tục tân trang để bán lại những chiếc xe ô tô đã
qua sử dụng, và trang trí nhà để xe với những bức tranh yêu thích của mình, ông
chỉ ra từng chi tiết thiết kế cho con trai mình từ đường nét, lỗ thông hơi, mạ
crom hay việc cắt giảm số ghế. Sau khi đi làm về, ông thường thay bộ quần áo vải
thô của người thợ cơ khí và vào nhà để xe, thường thì Steve sẽ đi cùng ông.
“Tôi nghĩ rằng lúc đó mình có thể giúp Steve phát triển một chút khả năng về cơ
khí chế tạo nhưng thậm chí thằng bé chẳng có thích thú gì với những việc khiến
nó bẩn tay. Nó thật sự chẳng bao giờ quan tâm đến mấy việc liên quan đến cơ
khí”. Paul sau này nhớ lại.
“Tôi không thích thú với việc sửa chữa ô tô,” Jobs thừa nhận.
“Nhưng tôi thích đi vào gara và nói chuyện cùng với cha tôi”. Ngay cả khi lớn
hơn, cho dù biết được rằng mình chỉ là con nuôi nhưng Steve không xa cách mà lại
càng gần gũi với cha hơn. Một ngày, lúc Steve khoảng tám tuổi, ông tìm thấy một
bức hình chụp cha khi còn tại ngũ trong lực lượng Cảnh sát biển, “ông ấy đang ở
trong phòng máy, ở trần, trông giống hệt James Dean. Đó là một trong những giấy
phút thú vị nhất của một đứa trẻ. ôi, cha mẹ tôi thật sự đã từng rất trẻ và quyến
rũ”.
Nhờ những chiếc ô tô, cha của Steve đã cho ông những trải
nghiệm đầu tiên về điện tử. "Cha tôi không hiểu sâu về điện tử, nhưng ông
đã “chạm trán” nhiều trường hợp trong khi giải quyết những vấn đề liên quan đến
ô tô và những thứ ông đã sửa chữa. Ông chỉ cho tôi những nguyên lý cơ điện tử,
và tôi vô cùng thích thú về điều đó”.Thậm chí, mọi thứ còn thú vị hơn khi ông
được cùng cha mình thu lượm linh kiện lắp ghép. “Cứ cuối tuần, chúng tôi đều sắp
xếp một chuyến đi thu lượm phế thải vật liệu. Chúng tôi tìm kiếm những máy phát
điện, bộ chế hòa khí và đủ các loại linh kiện cần thiết.” Steve vẫn nhớ những lần
ông đứng chờ cha mình thương lượng mua hàng, “ông ấy là người thương lượng giá
cả tuyệt vời bởi vì ông ấy còn rõ về giá trị của những linh kiện đó hơn cả những
người bán chúng”. Chính việc này đã giúp Paul và Clara có được khoản tiền tiết
kiệm dùng trang trải chi phí học đại học cho Steve như đã hứa khi nhận nuôi
ông. “Chi phí học đại học của tôi được tích góp từ việc cha tôi được trả 50
đô-la cho một con xe Ford Falcon hoặc sửa chữa một vài chiếc xe không hoạt động
trong vòng vài tuần rồi bán với mức 250 đô-la mà không báo cáo với Sở thuế vụ
(IRS).
Ngôi nhà của gia đình Jobs và những người khác trong vùng được
xây dựng bởi Joseph Eichler, một nhà phát triển bất động sản, công ty của ông
này đã xây dựng hơn mười một nghìn ngôi nhà trên khắp các vùng của California
trong những năm 1950 đến 1974. Chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng thiết kế những ngôi
nhà đơn giản, hiện đại phù hợp với người Mỹ - “mọi người”- của Frank Lloyd,
Eichler đã xây dựng nên những ngôi nhà với chi phí thấp với kiến trúc tường
kính cao từ sàn đến trần nhà, hệ thống dầm hở, sàn bê tông và có nhiều cửa kính
trượt. Trong một lần chúng tôi đi dạo quanh khu nhà Jobs ở, ông đã nhận xét
“Eichler đã làm được một việc phi thường.
Những ngôi nhà của ông ấy tạo ra đều thông minh, rẻ và tốt.
Họ mang đến cho những người thu nhập thấp những thiết kế đơn giản và tinh tế.
Thiết kế ngôi nhà của họ có những điểm nhấn nhỏ tuyệt vời như hệ thống lò sưởi
bức xạ nhiệt ở trên sàn.
Bạn có thể trải tấm thảm sàn lên và khi chúng tôi còn bé,
chúng tôi thoải mái nằm trườn ấm áp trên chiếc „giường sàn" đó”.
Jobs nói rằng ông đánh giá cao những thiết kế nhà trang nhã
và thân thiện của Eichler. Chính điều đó đã nuôi dưỡng trong ông niềm đam mê
sáng tạo những sản phẩm có thiết kế tinh tế đáp ứng được hầu hết thị hiếu của
người tiêu dùng. “Tôi yêu những thiết kế đó - vừa nói ông vừa chỉ tay về phía
những ngôi nhà - ông ấy đã mang lại những tác phẩm thiết kế tinh xảo, chức năng
đơn giản nhưng lại tiết kiệm chi phí. Đây chính là tầm nhìn cốt lõi trong chiến
lược phát triển của Apple. Đó cũng là những gì chúng tôi cố gắng tạo ra với máy
tính Mac và sau đó là iPod”.
Sống đối diện nhà Jobs có một người đàn ông rất thành công
trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. “ông ấy không xuất chúng nhưng ông ấy
đang kiếm được rất nhiều tiền,” Jobs nhớ lại.
“Vì thế cha tôi nghĩ, „cha cũng có thể làm được". Tôi
nhớ, ông đã làm việc cật lực. Ông tham gia các lớp học vào buổi tối, vượt qua kỳ
kiểm tra cấp chứng chỉ và lao vào thị trường bất động sản.