Ngày xưa có một chuyện tình - Chương 18

18

TÔI LẠI ĐI CHƠI VỚI PHÚC VÀ MIỀN, lòng nửa buồn nửa vui.

Nhưng đó là sự chọn lựa của tôi và tôi hài lòng vói quyết định khó khăn đó.

Để đến được thảo nguyên bình yên, đôi khi con người ta buộc phải leo qua những ngọn núi cao trong lòng mình.

Ba đứa tôi lại xuống Gò Rùa, lại vào Tiên Nông, lại lên Dốc sỏi và nhiều nơi khác nữa.

Những cuộc trò chuyện giữa chúng tôi dần dần trở nên tự nhiên hơn. Tình yêu như một tấm chăn chỉ đủ sưởi ấm cho hai người. Và vì tôi là người bị

thừa ra nên trong mối quan hệ tế nhị này, chính thái độ của tôi sẽ quyết định thái độ của Phúc và Miền. Tôi hiểu điều đó nên bao giờ tôi cũng vui vè khi ở cạnh hai đứa nó. Cho dù nổi buồn có sẽ làm tổ dài lâu trong lòng, tôi vẫn biết cách cất nổi buồn ở nhà trước khi đi gặp tụi nó. Tôi không hể vờ vịt.

Thật sự thì tôi rất vui vè khi thấy Miền vui vẻ vì tôi vui vẻ.

Những tiếng đổn thổi về chuyện tình cám eủa hai đứa bạn tôi tan dần theo gió và trong khi tôi bắt đầu quen với nhũng chuyến đi chơi ba ngưòi thì Phúc đột ngột biến mất khỏi thị trấn.

Buổi sáng không thấy Phúc đến lớp, trưa tôi ghé nhà nó, sửng sốt thấy nhà nó vắng hoe.

Căn nhà như vừa bị lục tung, đồ đạc ngổn ngang, bừa bãi. Tủ giường bàn ghế còn nguyên nhưng chiếc xe đạp không thấy đâu.

Tim thắt lại, tôi chạy từ nhà trước ra nhà sau, chui vào các xó xinh, vẫn không đoán được chuyện gì vừa xảy ra với hai cha con nó.

- Phúc ơi, Phúcl

Lòng ngập trong lo lắng, tôi ra sau hè, ngoác

miệng kêu lớn. Tôi gọi năm lần bảy lượt, vẫn chẳng nghe ai đáp lại. Chỉ có tiếng của tôi lồng lộng trong nắng trưa.

Cho đến chiều thì cà thị trấn ồn ào bàn tán về sự mất tích thình lình của hai cha con Phúc.

Kẻ thì đoán hai cha con nó nửa đêm bỏ nhà ra đi, nhưng tại sao họ lại làm thế thì không ai giải thích được. Người thì bảo gia đình nó bị cướp. Cướp xông vào nhà, tra khảo không ra nơi giấu vàng liền lấy chiếc xe đạp và trói hai cha con nó đem đi. Tôi thì tôi không tin một thợ hổ như ba thằng Phúc có vàng trong nhà. Nhưng nếu không tin vào điều đó thì tôi cũng không biết phải tin vào điều gì trước một sự kiện bí ần như vậy.

Hôm sau đến lớp, tôi và Miền bị cả đám bạn vầy quanh. Đơn giàn vì ba đứa tôi hay cặp kè với nhau.

-Tụi mày có biết thằng Đuôi Tôm đi đâu không?

Tụi tôi bị bao vây giữa một lô một lốc những câu hòi, câu nào câu nấy na ná nhau vì lặp đi lặp lại mỗi một nội dung.

Dĩ nhiên là tôi ú ớ trước những chất vấn cùa tụi bạn. Vì tôi cũng đang thắc mắc giống hệt như tụi nố.

Ba tôi là bạn thân cùa ba Phúc, nhưng ngay cà ông cũng lắc đầu khi tôi tò mò hỏi ông có biết gì về tung tích cùa hai cha con nó không.

Câu chuyện lạ lùng này râm ran suốt một tháng rổi cũng nhạt dần. Hơn nữa, trong thời điểm đó bọn học trò chúng tôi lo vùi đầu vào tập vi kỳ thi học kỳ

hai đã gần kề.

*

Sau khi Phúc biến mất khoảng bốn tháng, đến lượt Miền ra đi. Chị Lụa sắp sinh con đầu lòng, mẹ nó cử nó vào Phú Yên để nuôi chị. Miền bảo tôi thế, chỉ một hôm trước khi nó rời thị trấn.

Tối đó, Miền hẹn tôi và hai đứa gặp nhau bên bờ giậu mổng tơi trước nhà Miền. Tôi và nó cố tình đứng khuất trong con hẻm chạy bên hông nhà để

người đi ngang không nhìn thấy.

Trăng non thắp sáng từng chiếc lá sau lưng Miền khiến khung cảnh trỏ nên mờ ào và liêu trai như trong truyện Từ Thức. Nghĩ đến cánh Từ Thức chia tay nàng Giáng Hương để rồi vĩnh viễn không gặp lại, lòng tôi không khỏi nao nao. Tôi hoàn toàn không nghĩ sẽ có ngày Miền xa tôi nên khi nghe nó báo tin, tôi vô cùng hụt hẫng.

Mãi một lúc, tôi chép miệng hỏi:

- Miền đi chừng nào về?

- Miền cũng không biết nữa.

- Trường mình sắp khai giảng rồi.

Tôi bâng quơ nói, mắt nhìn lên những cành lá đẫm ánh trăng và nghe tiếng Miền thở dài:

- Chắc Miền nghỉ học một năm.

Rời thị trấn ngay trước mùa khai giáng, tôi biết Miền sẽ không thể vào lớp mười hai như những học sinh khác nhưng khi nghe chính miệng nó xác nhận điều đó, lòng tôi bất giác chùng xuống. Tôi không hiểu tại sao ba mẹ

Miền lại dễ dàng quyết định một chuyện hệ trọng như vậy. Mẹ nó có thể

thuê người giúp việc hoặc nhờ người bà con lo cho chị Lụa. Nếu không, chính bà cũng có thể vào Phú Yên ở với con gái. Chuyện học hành liên quan đến tương lai cùa Miền, sao ba mẹ nó xem nhẹ nhàng quá. Tôi buổn rầu nghĩ, và trước khi chia tay Miền, tôi hạ giọng ngập ngừng:

- Lâu nay Miền có tin tức gì về Phúc không?

Tôi chi hỏi cho có hỏi. Nếu Miền biết tin Phúc, thế nào Miền cũng nói với tôi, không cần tôi phải mở lời. Và lại trong bốn tháng qua, đây không phải là lần đầu tiên tôi hỏi Miền câu này. Và không chỉ tôi hỏi nó, nó cũng hay hỏi tôi bằng mẫu câu tương tự. Những lúc như vậy, đứa này luôn bắt gặp vẻ

mặt tuyệt vọng của mình trong mắt đứa kia, đến mức những ngày gần đây chúng tôi không buổn hỏi nhau câu hỏi quen thuộc và nhàm chán đó nữa.

Vì hỏi như vậy chẳng khác nào hỏi "ngày mai trời có mưa không?" trong khi đứa nào cũng biết mùa nắng còn lâu mới chấm dứt.

Nhưng tối hôm đó thì tôi hỏi. Vì tôi không biết bao giờ mới gặp lại Miền nữa.

*

Những ngày tháng tiếp theo là quãng thời gian vô cùng trống trải với tôi.

Tôi đi học một mình, và trên đường về nắng chang chang cũng chi có mình tôi lủi thủi đạp xe đi.

Khi đột ngột mất cả tình yêu lẫn tình bạn, trái tim tôi biến thành trơ lì. Mười bảy tuổi, tôi đã sớm nhận ra cuộc sống không phải lúc nào cũng bình yên và sau một đêm ngủ dậy, rất có thể mọi thứ hoàn toàn thay đổi.

Thỉnh thoảng tôi ghé qua nhà Miền những lúc ông Sáu Thôi đi vắng để hỏi thăm tin tức nó.

Khác hẳn với ông chổng ham rượu, mẹ cùa Miền là một phụ nữ hiền lành.

Bao giờ bà cũng ân cần mỗi khi tôi tới chơi:

- Ngổi chơi đi con! Để bác đi lấy nước cho con uống!

Tôi cũng chỉ trò chuyện qua quýt, đại khái hòi thăm Miền sống ra sao, chừng nào về quê đi học lại. Lần nào bà cũng trà lời lơ lừng:

- Chừng vài tháng nữa con à.

Lần gần nhất, đột nhiên bà hỏi:

- Con và con gái bác có gì với nhau không, con?

- Có gì là sao hà bác? Tôi bỡ ngỡ hỏi lại, bụng giật thon thót, vừa hiểu vừa không hiểu bà muốn đề cập tới chuyện gì.

- Ý bác muốn hỏi là thời gian qua hai đứa con thích nhau phải không? - Mẹ

nó hỏi thẳng, ánh mắt bà cũng nhìn thẳng vào mặt tôi, dò xét.

- Dạ, không có đâu bác! - Tôi lí nhí đáp, mặt đò bừng - Tụi con chỉ là bạn bè thôi!

Bà lại tặc lưỡi, sau một thoáng trầm ngâm:

- Vậy chứ con có biết nó thích ai không?

- Dạ, con không biết,

Tối ấp úng nói thêm:

- Hình như bạn Miền chẳng thích ai. Con thấy bạn ấy chì lo học thôi!

Tôi nói dối, vì tôi không biết tại sao bà lại quan tâm đến điều đó. Con gái thị trấn thường lấy chồng sớm. Nhưng trừ những đứa gia cành khó khăn hoặc lười học, đa số tụi nó đều tốt nghiệp trung học trước khi lập gia đình.

Chẳng lẽ bà muốn gà chồng cho Miền ngay khi nó chưa đặt chân vào lớp mười hai? Có phải vì bà nghe thiên hạ xì xầm về chuyện Phúc và Miền và bà muốn chính thức hóa tin đổn bằng một đám cưới để dẹp tan những lời dị

nghị?

Bữa đó tôi ra về, nghe đầu ốc ong ong u u. Tự nhiên tôi thấy tội nghiệp những bà mẹ quê tôi. Lo cho con ăn học từ tấm bé đã vất vả, đến khi con khôn lớn lại thắc thòm lo dựng vợ gả chồng, tâm trí chẳng một phút thành thơi.

Bà Sáu Thôi càng tội nghiệp hơn nữa. Bởi nếu tôi xác nhận mối quan hệ

tình cảm giữa Phúc và Miền thì bà cũng chẳng biết chàng rể tương lai của bà hiện nay đang ồ đâu.

Có khi thằng Đuôi Tôm chẳng còn sống trên cõi đòi cũng nên! Đôi khi tôi nơm nớp nghĩ, vì nếu chưa chết thế nào nó cũng tìm cách liên lạc với tôi, hoặc ít ra là với Miền. Giả dụ nó đang kẹt chuyện gì đó không quay về

được thì nó vẫn có thể tìm cách cho tụi tôi biết là nó đang ở đâu, đang làm gì, bét nhất cũng thông báo cho tụi tôi biết là nó đang còn sống.

Đằng này, nó lặn một hơi không tăm tích.

*

Sau lần đó, tôi không ghé nhà Miền nữa. Tôi sợ bà Sáu Thôi sẽ lại chất vấn tôi vể chuyện tình cảm cùa Miền. Tôi chĩ có thể nói dối bà trót lọt một hoặc hai lần. Những lần tiếp theo, miệng lưỡi tôi cố thể đánh lừa bà nhưng thái độ của tôi rất có thể sẽ nói điều ngược lại.

Năm cuối cấp, tôi cũng không có nhiều thì giờ để nghĩ ngợi vẩn vơ, mặc dù trong những lúc ngồi học bài đầu óc tôi thình thoảng vẫn nhớ tới những gì đã xáy ra trong cuộc đời tôi.

Sau khi ngoại tôi mất, cậu Huân đã bỏ làng Phô Thị để vào Sài Gòn làm ăn (và có lẽ để tiếp tục viết những tình khúc cho nhũng cô gái mới quen để tiễn họ đi lấy chồng) nên dạo này tôi chẳng có ai để chia sẻ buồn vui.

Lẽ ra tôi đã có vài cuộc tình để hâm nóng trái tim nguội lạnh của mình nhưng những đứa con gái thích tôi thì tôi lại không thích đứa nào trong tụi nó.

Tôi biết tôi vẫn không thôi yêu Miền, dù tôi không rõ một tình yêu như vậy sẽ biến tôi thành kiểu mẫu cùa sự thủy chung hay biểu tượng cùa sự ngu ngốc.

Đôi lúc tôi nghĩ yêu là yêu. Cậu Huân từng nói với tôi "Người ta chỉ có thể

định nghĩa tình yêu bằng chính tình yêu, con à. Tình yêu là thứ không thể

dán mác. Cho điểm tình yêu hoặc gán cho tình yêu bất cứ thang bậc nào là cách tốt nhất để chứng minh mình không hiểu nó"

Cậu Huân luôn luôn nói đúng, dù khi còn sống ngoại tôi báo rằng cậu luôn luôn làm sai.

Có lẽ tôi giống cậu Huân. Tôi luôn yêu thương một người con gái dù người con gái tôi yêu đã đi yêu người khác. Tôi không có tài viết nhạc như cậu, nhưng tôi giống cậu ở chỗ không bao giờ phán xét tình yêu của mình.

Sau này, tôi nghe ai đó phân loại tình yêu: yêu bằng lý trí và yêu bằng con tim. Với tôi, tình yêu chẳng liên quan gì đến lý trí. Lý trí không biết yêu.

Giống như cảnh sát giao thông, lý trí chi có nhiệm vụ theo dõi và uốn nắn con tim - với cái còi lúc nào cũng lăm lăm trên miệng. Và con tim, như lịch sử nhân loại đã chỉ ra, lắm khi vượt đèn đỏ hoặc đi vào đường một chiều.

Bởi cũng như con ngưòi, con tim luôn có những giới hạn. Nó cũng đầy rẫy những lỗi lầm. Nhưng cho dù như vậy, lỗi lầm của con tim là loại lỗi lầm đáng tha thứ nhất trong các loại lỗi lầm mà loài người mắc phải.

*

Khi tôi học gần xong lớp mười hai thì Miền trở về.

Tôi đến nhà thăm nó, thấy nó xanh xao hơn trước. Tôi biết chăm sốc trẻ sơ

sinh cực nhọc như thế nào nên không ngạc nhiên lắm, chì thấy tội nó. Chắc nó còn phải giúp chị Lụa cơm nước, giặt giũ suốt thời gian qua.

- Chị Lụa sinh con trai hay con gái hà Miền?

- Con trai.

Tôi ngước mắt lên giậu mổng tơi, bâng khuâng:

- Miền đi đã tám tháng rồi đố.

- Ờ. - Miền gật đầu - Chị Lụa còn muốn Miền ở thêm nhưng Miền đòi về.

Miền nhớ mẹ.

Tôi nhìn khuôn mặt xạm đi của nó, thèm đặt tay lên vai nó biết bao nhưng tôi không dám. Tôi chì liếm môi:

- Miền nên nghỉ ngơi nhiêu cho khỏe.

- Miền biết rổi.

Tôi tính hòi nó về Phúc nhưng đoán là nó chẳng có tin gì mới nên tặc lưỡi lảng qua chuyện khác:

- Sang năm Miền đi học lại không?

- Miền chưa biết.

Câu trà lời cùa nó làm tôi tròn mắt, ái ngại:

- Sao lại chưa biết? Miền phải đi học tiếp chứ?

Miền chớp chớp mắt nhưng nó không nói gì, có vẻ nó muốn láng tránh đề

tài này.

Tôi kiên nhẫn đợi thêm một lát vẫn không thấy Miền đáp trả, đành khụt khịt mũi:

- Khi nào gặp khó khăn gì, Miền cứ nói với Vinh nhé!

Trước khi tôi khăn gói ra Đà Nẵng ở nhà chú tôi để ôn thi vào đại học sư

phạm, tôi còn gặp Miền thêm nhiều lần nũa và lần nào gương mặt buổn buồn của nó cũng làm tôi xốn xang khó tả. Dạo này, Miền ở nhà phụ mẹ

trông coi cửa hàng tạp hóa, và căn cứ vào chuyện mẹ nó dần dần giao hết công việc cho nó, có vẻ như bà quyết định cho nó nghỉ học hẳn.

Không được đi học tiếp, chắc Miên khổ tâm lắm. Tôi bâng khuâng nhủ

bụng và bao giờ đi gặp Miền về, đầu óc tôỉ cũng giống như một căn nhà kho bừa bộn. Tôi càng cố sắp xếp những ý nghĩ của mình thì chúng lại càng lộn xộn, ngổn ngang.

*

Thi đậu vào đại học, tôi trọ luôn tại nhà chú tôi ở Đà Nẵng, vừa đi học vừa phụ thím tôi trông coi và kèm học cho hai đứa em họ. Vì vậy, tôi ít có dịp về nhà. Ba tôi cũng bảo tôi gắng tập trung học hành, đừng phân tâm vì nhũng chuyện khác. "Trông nom vườn ổi, ba thuê hàng xóm phụ giúp được rồi", ông bào thế và tôi yên tâm ở lì ngoài Đà Nẵng dùi mài kinh sử, ba tháng mới đón xe đò về thăm nhà một lần.

Dĩ nhiên lần nào về, tôi cũng đến thăm Miền. Thời gian này ông Sáu Thôi đã yếu đi nhiều. Ông đã không còn ghé quán rượu bà Vọng để gây sự với ông Đường vào những buổi chiều. Sau lần say xỉn trúng gió suýt chết, ông ở lì trên căn gác gỗ cất phía sau cửa tiệm tạp hóa, mỗi ngày chỉ uống vài chung nhỏ do Miền mua về cho ông.

Đến khi chị Lụa đem bé Su về gửi cho ông bà ngoại nuôi giùm thì ông Sáu Thôi dường như biến thành con người khác. Ông bớt rượu, suốt ngày quanh

quẩn chơi với cháu, và khi tôi gặp ông đã thấy ông tỉnh táo và vui vẻ hơn hình ảnh tôi vẫn nhìn thấy ở ông trước đây.

Tôi có mặt ở nhà Miền hôm chị Lụa đem bé Su về. Lúc đó, tôi đang học năm thứ ba đại học. Trong một chuyến về thăm quê, tôi ghé chơi nhà Miền và bắt gặp chị Lụa ở đó.

Gặp tôi, chị reo lên:

- Ô, Vinh lớn từng này rổi cơ à.

Chị nháy mắt trêu tôi:

- Sắp lấy vợ chưa Vinh?

Chị Lụa đã sinh thêm đứa con thứ hai, hôm về quê chị dắt theo cả hai đứa.

Thằng anh tên Su, ba tuổi. Con em tên Cà Rốt, một tuổi.

Chị bảo chị sắp mở quán ăn nên không thể trông coi hai đứa con cùng lúc, đành gửi đứa lớn về nhà ngoại.

Chị Lụa ở chơi khoảng một tuần, rồi lật đật dắt con bé Cà Rốt ra đi. Công việc bề bộn đang đợi chị, chị không ở lâu hơn được.

Từ ngày chị Lụa gửi bé Su về nhà ngoại, tôi cảm thấy yên tâm hơn về Miền.

Hai dì cháu có vẻ quấn quýt nhau và tôi tin có thằng nhóc bi bô suốt ngày bên cạnh, cuộc sống của Miền sẽ bớt buổn tẻ hơn.

Những lần gặp sau này, tôi và Miền không đứa nào nhắc đến Phúc. Vì nhắc đến nó cũng chẳng để làm gì khi mà đã bốn năm trôi qua chúng tôi không hề biết một tin tức gì về nó. Hoặc là Phúc đã chết, hoặc nó đã đi nước ngoài nếu nó còn sống, tuy không nói ra nhưng khi nhìn vào mắt nhau tôi và Miền đều tin rằng đứa này đang nghĩ giống hệt đứa kia.

Nhưng cho dù như vậy, tôi vẫn không thể làm như chưa từng có chàng trai nào tên Phúc đi ngang qua cuộc đời cùa tôi và Miền. Phúc không còn tổn tại nhưng ký ức về nó vẫn còn sống động trong tâm trí chúng tôi và chính điều đó ngăn cản tôi nhích lại gần hơn với Miền, dù tôi biết những ngày này nó đang rất cô đơn.

Miền vẫn vui chơi với bé Su, hai dì cháu vẫn cười rúc rích với nhau mỗi khi đuổi bắt quanh chân bàn nhưng giữa lúc Miền vui vẻ nhất thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp những bóng mây buồn giăng ngang mắt nó. Lúc ấy, lòng bồi hồi, tôi như muốn làm con ong đất chui vào tâm hổn nó biết bao, để xem nguyên cớ gì đã làm nó kém vui đến vậy: do học hành dở dang hay do trái tim nó vẫn còn vương vấn mối tình đầu dang dở.

Tôi biết rồi tôi sẽ tỏ tình với Miền, vì tôi vẫn luôn yêu nó và nhất là vì tôi không thể giương mắt ra nhìn nó sống một mình, lớn lên một mình và rồi sẽ

già đi một mình như vậy. Đã có nhiều chàng trai trong thị trấn ngấp nghé Miền (lạ nhất là có cả thằng Lẹ trong số đó) nhưng cho đến ngày tôi ra trường Miền vẫn thờ ơ với tất cả.

Sau khi tốt nghiệp, tôi về nhận nhiệm sở tại trường trung học thị trấn trước vẻ mặt hân hoan của ba tôi.

Tôi lui tới nhà Miền nhiều hơn, trò chuyện với nó nhiều hơn và ao ước bộc lộ tình cảm với nó cũng ngày một lớn hơn.

Nhưng ngay cả khi tin rằng một lúc nào đó tôi sẽ ngỏ lời với Miền thì tôi cũng không biết bao giờ lòng tôi sẽ lăn bánh. Từ ngày về dạy học ở quê nhà, tôi đã cố nhiều cơ hội và tất cà cơ hội đó đều lần lượt trôi qua theo nhiều cách khác nhau.

Chỉ đến gần đây, tôi bất ngờ biết được một bí mật lâu nay Miền vẫn giấu tôi. Điều đó thôi thúc tôi phải sải bước nhanh hơn trên con đường tình cảm cùa mình.

Đó là hôm tôi đem chiếc ô tô bằng nhựa đến làm quà cho bé Su.

Thằng bé mừng lắm. Nó cầm chiếc ô tô đặt xuống trước mặt Miền:

- Dì ơi dì, dì leo lên xe đi, con chỏ dì đi chơi!

Miền cười:

- Con định chở dì đi đâu?

- Con chở dì đi Phú Yên thăm mẹ!

Thằng bé thốt nhiên sụt sịt:

- Con nhớ mẹ!

Miền vuốt tóc Su:

- Con nín đi! Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ về thăm con.

Thằng bé vẫn thổn thức:

- Nhưng con muốn ở với mẹ.

Tôi và Miền phải xúm vào dỗ nó, nói ngon nói ngọt cà buổi nó mói thôi nức nở. Và đến khi tôi vặn chốt cho chiếc ô tô chạy lòng vòng trên nền nhà, thằng bé mới dần lãng đi nỗi buồn nhớ mẹ.

Đợi bé Su chạy ra sân chơi, tôi quay sang Miền, bùi ngùi chép miệng:

- Tội nghiệp thằng bé! Mới từng này tuổi đã phài sống xa mẹ!

Miền như không nghe thấy tôi. Đôi mắt nó đang nhìn một điểm vô định lơ

lừng phía trên đầu tôi, cái cách nhìn mà như không nhìn, như thể ảnh mắt nó bị mắc kẹt và rổi bị treo lại ở một chỗ nào đó trong không gian khiến tôi gần như nín thở.

Tôi hồi hộp dán mắt vào mặt nó, lòng dậy lên nỗi băn khoăn mơ hổ và khi trông thấy những giọt lệ đang lặng lẽ ứa ra từ khóe mắt đỏ hoe của nó, từ từ

lăn tròn xuống má như những hạt thủy tinh thì tôi vô cùng sửng sốt.

Trước vẻ thăm dò của tôi, Miền chậm rãi nói, tôi thấy rõ đôi môi nó mấp máy và tôi tin chắc tôi đang nghe rỗ từng từ nhưng ý nghĩa trong câu nói khiến đầu ốc tôi bất chợt tơi vào cõi mông lung, mờ mịt:

- Thằng bé không sống xa mẹ đâu, Vinh!

Trong khi tôi đang cố gắng đánh vật với những ý nghĩ lộn xộn trong đầu để

cố hiểu xem Miền muốn ám chi điều gì thì câu nói tiếp theo của Miền đã nhanh chóng cắt nghĩa giùm tôi, đổng thời làm tôi muốn quỵ xuống tại chỗ:

- Nó là con của Miền.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3