Ngày xưa có một chuyện tình - Chương 16
16
TÔI LÀ MỘT CẬU HỌC TRÒ LỚP mười một, còn quá trẻ để đối diện với những dằn vặt của bản thân.
Bài toán cuộc sống đặt ra cho tôi khác rất xa với những bài toán trong sách vở. Nó có thể có rất nhiều đáp số khác nhau, cũng có khi chẳng có đáp số
nào cà. Mỗi một ngày trôi qua tôi càng nhận ra đó là loại đề toán không có những bài giải mẫu. Tự tôi phải dò tìm. Tự tôi phải mày mò. Mà tôi thì có hàng mớ những bài toán như vậy.
Hết nghĩ đến Phúc, tôi lại nghĩ về Miền.
"Nếu Phúc không đột ngột biến thành một chàng trai hấp dẫn thì liệu Miền có
yêu tôi không, hay nó mãi mãi chỉ xem tôi là một người bạn tốt?". Tôi biết đó là một câu hỏi ngu ngốc, chỉ có tác dụng gây nhức đầu. Nó thuộc về loại câu hỏi mà người ta chỉ có thể đi rón rén chung quanh nó chứ không thể
chạm vào cái lõi của nó để biết được thực chất của vấn đề.
Suốt một thời gian dài, tôi giống như con tằm loay hoay trong tổ kén, mụ
mị và bất lực. Và nếu cuộc đời tôi mãi xoay quanh những câu hỏi tối tăm đó, tôi sẽ giống như người bị bịt mắt và tôi không biết phải cư xừ như thế
nào với thế giới chung quanh.
Làm cho thế giới đổ vỡ hẳn là dễ dàng hơn nhiều so với việc hàn gắn nó -
tất nhiên tôi cố không chọn cách dễ dàng mặc dù những lúc đắm chìm trong buồn chán và giận dỗi tôi thấy sợi dây liên hệ giữa tôi và hai đứa kia nếu đứt tung cũng là một lối thoát cho cả ba.
Vấn đề là tôi không ghét Phúc như tôi có thể làm thế và tôi vẫn chãm chỉ
yêu Miền cho dù nó chẳng yêu tôi. Lối thoát cho tình thế của tôi bất ngờ
đến từ bên ngoài. Năm lớp mười một, tụi bạn trong lớp bắt đầu xì xào về
mối quan hệ giữa Phúc và Miền. Trong thị trấn bé nhỏ như thị trấn tôi ở, hai con ruổi yêu nhau có khi ngưòi ta cũng phát hiện ra, huống gì Phúc và Miền cứ tung tăng bên nhau suốt cả mùa hè.
Thằng Hướng lưu lạc ở Phú Yện đã bắn tiếng về: "Để cho con Miền học hành! Đứa nào quấy rầy em gái tao, hôm nào về tao sẽ tính sổ!".
Ông Sáu Thôi chắc cũng nghe thiên hạ đổn đại về con gái mình nhưng ông không tỏ thái độ gì. Dạo này ông không còn ghé quán bà Vọng thường xuyên như trước nhưng mỗi lần đến đó, ông vẫn không bỏ được thói quen gây gổ và cuối cùng vật nhau với ông Đường như một tiết mục không thể
thiếu.
Năm tôi học lớp mười một thì ông Sáu Thôi đã gần năm mươi tuổi. Ông lớn hơn ông Đường gần chục tuổi vì vậy những năm sau này, khi tuổi tác bắt đầu tham gia vào các trận tranh tài thì cuộc tì thí giữa hai đấu sĩ đã không còn cân sức và vạt ruộng ven đường quốc lộ thường xuyên là nơi ông Sáu Thôi gửi gắm bản thân mình.
Miền hẳn nhiên vô cùng rắu rĩ về chuyện đó. Hổi nhò, xấu hổ với cả thị
trấn, có lẽ Miền cám thấy dễ chịu đựng hơn bây giờ. Khi trở thành một thiếu nữ đang yêu, chỉ xấu hổ với mỗi thằng Phúc thôi, chắc Miền đã rất muốn chui xuống đất.
Thêm vào đó, tiếng xì xầm của tụi bạn và lời đe nẹt từ phương Nam của anh nó khiến nó dường như chẳng còn lòng dạ nào tập trung vào bài vở. Điềm bài tập của nó sụt đi từng ngày và kinh khùng nhất là nhiều hôm nó đứng trơ như phỗng trên bảng khi bị thầy cô gọi lên trả bài, điều chưa từng xảy ra trước đây.
Tôi theo dõi tất cả những điều đó bằng nỗi lo lắng lặng thầm. Nhưng dù muốn, tôi cũng không nghĩ ra cách nào giúp Miền vượt qua tâm trạng tôi tệ
hiện nay.
Cho đến hôm thằng Cu Em bô bô nói bậy ngoài sân trường với một đám bạn vây quanh thì tôi không làm thinh được nữa.
- Tụi mày có biết thằng Phúc và con Miền
tuần nào cũng dắt nhau vô Tiên Nông để làm gì không? - Cu Em cất giọng cợt nhả.
- Để làm gì? - Nhiều cái miệng nhao nhao.
Cu Em nheo một bên mắt, cười khả ố:
- Để làm chuyện vợ chồng chứ làm gì!
Cả đống đứa lập tức ngoác miệng cười theo.
Lúc đó là đầu giờ, Phúc và Miền chưa đến trường. Tôi tin nếu Phúc có mặt ở đó, chắc chắn thằng Cu Em sẽ không yên thân với nó.
Những năm cấp hai, Cu Em chuyên về hùa với thằng Lẹ hiếp đáp những đứa nhỏ con. Lên cấp ba, Lẹ nghi học, thằng Cu Em trở thành bơ vơ. Không còn phe cánh, Cu Em bớt hung hăng, nhưng bây giờ nó chuyển qua đấu vỗ
mồm.
- Bộ mày theo rình tụi nó sao biết rõ vậy, Cu Em?
Tôi hắng giọng hỏi, đã nghe máu nóng dổn lên mặt. Từ khi lên lớp mười, tôi đã hết còm. Tôi không còn sợ đánh nhau, mặc dù tôi nghĩ đã là học sinh cấp ba chẳng ai lại thụi nhau huỳnh huỵch như hồi lớp sáu, lớp bảy.
Nhưng ngay lúc này, tôi muốn đánh nhau quá. Thằng Cu Em nói xấu Phúc và Miền nhưng tôi cảm thấy như chính mình bị xúc phạm.
- Cần gì theo rình mới biết! Cặp đôi nào mà chẳng vậy!
Tôi hừ mũi:
Hai đứa nó chi là bạn bè thôi.
- Bạn bè cái mốc xì! – Cu Em tia nước bọt qua kẽ răng - chỉ có ngu như
mày mới nghĩ vậy thôi!
Tôi lập tức nhảy xổ vào Cu Em. Không phải vì tức chuyện nó chửi tôi ngu, mà tức chuyện nó phao tin đổn nhàm về Phúc và Miền.
Không biết do siêng tập xà đơn, do cố ăn nhiều hay do tới tuổi lớn mà năm nay sức vóc tôi không kém gì Cu Em, thậm chí cườm tay tôi trông còn rắn
chắc hơn nó.
Tôi đấm vô mặt Cu Em. Nó nghiêng đầu tránh được và lập tức đấm trả. Tôi cũng nhanh mắt né được. Nhưng tới cú ra đòn thứ hai thì tôi và nó đều lãnh đủ. Sau một hổi quần thảo, cà hai bắt đầu vừa đấm nhau vừa lấy tay xoa vết bầm trên má, miệng không ngớt hít hà.
Đấm qua đấm lại một lúc, tôi và Cu Em dính chặt vào nhau, không biết do đứa nào tóm áo đứa nào trước. Hai đứa bắt đầu chuyển qua đấu vật trước tiếng hò reo huyên náo của tụi bạn và chẳng mấy chốc tôi và nó đã rất giống ông Sáu Thôi và ông Đường khi cả hai bất thần ngã lãn ra sân trường, miệng phì phò thỏ, tay vẫn không ngừng kẹp cổ đối phương.
Thầy giám thị xuất hiện đúng vào lúc tôi lật ngửa được thằng Cu Em và chuẩn bị đè lên người nó.