Một Đời Như Kẻ Tìm Đường - Chương 02
NĂM ẤY LÀ NĂM 1963, KHỞI ĐẦU HÀNH TRÌNH HẠNH PHÚC PHAN VĂN TRƯỜNG Năm ấy là năm 1963, tôi 17 tuổi.
Thật tôi sẽ nhớ mãi cái năm Mão ấy, tôi vừa bước chân tới nước Pháp để du học, thì tôi đã bị một người Việt Nam tước mất gần hết tài sản ngay đêm đầu tiên.
Nếu vào thời điểm ngày hôm nay thì thực tình mà nói số tiền tôi mất hồi đó cũng không quá to, 3 ngàn đô-la. Nhưng đó là tất cả số tiền tôi đem đi để làm vốn cho ít nhất hai năm học, đối với một sinh viên không có nhà của gia đình anh em bên cạnh thì nó to lắm. Mà nó cũng rất to đối với cha mẹ tôi, vì đó cũng là tất cả số tiền cha mẹ tôi dành dụm để chuẩn bị cho con đi học ở nước ngoài.
Với đồng lương công chức của cha tôi thì đó là công dành dụm từ nhiều năm về trước. Thế nhưng ngay hôm đầu tiên tôi tới Pháp, mắt nhắm mắt mở, chân ướt chân ráo, giờ giấc ngược xuôi, thì tôi đã bị tước mất số tiền đó do một băng đảng du đãng ăn chơi, họ chuyên môn đón đầu những sinh viên còn ngây thơ vừa bước sang nước xa lạ. Tôi đã bị dọa bởi vũ khí, và tôi đã để tuột tất cả những gì có trong tay, cả số tiền khổng lồ được dành dụm bằng tình yêu của cha, được gói ghém từ bàn tay của mẹ. Và từ một thanh niên mới ra đời với nhiều ưu đãi, tôi đã biến trong khoảnh khắc thành một thằng bé vô gia cư, chưa có nghề nghiệp và nhất là không còn gì trong tay để phấn đấu, cũng như không có chỗ vịn thực sự, trên một đất nước mà mình chưa nói sỏi tiếng người, chưa hiểu thực văn hóa, chưa có bạn, chưa có cả một tấm để trải mình ban đêm.
Ngày đó đâu có như bây giờ, không có điện thoại di động, chi có telegram để báo tin khi cần, nhưng linh tính đã khuyên tôi không thông báo cho gia đình ở nước nhà, vì chuyện đã rồi, việc báo tin chi làm cho cha mẹ lo thêm. Thế là tôi ôm một mình bí mật rằng tôi đã trắng tay. Vài chục năm sau, khi nghĩ lại sự cố đã xảy ra cho mình, thì tôi mới ngỡ ra là chính cái sự cố vô cùng bi đát ấy đã giúp cho tôi, một thằng bé 17 tuổi, sớm thành người.
Khởi đầu hành trình hạnh phúc Trùng lúc ở bên Pháp tôi bị trắng tay hết tiền, thì cha tôi lại bị sự cố tại nước nhà.
Phải một người bạn của Cha đi công cán sang Pháp mới cho tôi thông tin không mấy vui về Cha Mẹ tôi có gửi ông bạn đó một lá thư trong đó Mẹ dặn đi dặn lại là con có cầm cự với số tiền mang theo càng lâu càng tốt, rồi đến khi gia đình ổn định trở lại thì Mẹ sẽ gửi tiếp. Nào Mẹ có biết sự thật phũ phàng phía bên này...
Và tôi cũng viết vội vài hàng gửi Mẹ qua tay của ông bạn rằng Mẹ đừng lo, số tiền Cha Mẹ cho con còn nguyên và nhờ đó con sẽ sống được thoải mái nhiều năm sắp tới. Đó là lần đầu tiên tôi đã nói dối Mẹ.
Vào những năm 60, thì xã hội Pháp không như ngày nay, đó là một xã hội tuy không kỳ thị nhưng vẫn khép kín. Người Pháp thì đã đành, nhưng ngay cả người Việt sống bên Pháp cũng không cởi mở như ngày nay. Ngày đó, chưa có các tiệm fastfood hay hamburger như Mac Donald hay Kingburger, nơi mà một em trẻ như tôi có thể kiếm việc dễ dàng để tự nuôi sống. Thế nhưng, cũng vì tôi sang Pháp trễ so với khóa niên học, nên tôi chỉ được đăng ký vào nội trú một trường ở ngoại ô xa, trường Francisque Sarcey | Dourdan, cách Paris hơn 50 km. Cũng may cho tôi là tôi không được nhận vào các trường tại Paris, vì có lẽ tôi sẽ phải bỏ học dở do đời sống Paris quá đắt đỏ. Ngày ấy tại Dourdan, cái gì cũng rẻ, thêm vào đó, đây là một thị trấn rất nhỏ, gần như một cái làng lớn.
Chính vì Dourdan nhỏ bé mà tôi đã tìm ra nơi nương tựa.
* * *
TÌc ci tội phi kể tới Cha Tºul, Cha là cổ clo của nhà thờ Du lieu, không có chất có lẽ tôi là không có ngày hôm Tay Lần đầu thì 12 Cha, là chính tôi là 111 ul lạnh đến gõ cửa nhà t), Tối hôi tố, big oi, tối đa 100 Inuôi tìm đến nơi Thánh. "Đi vào nhà thờ, long bát 11, Nhung cảnh của bên trong nhà thờ bất thình lình tha và Cha xuất hiện, Cha hiểu ngay tôi đang có vẫn lề Ch: 12ì tôi vào nơi Cha tiếp khách, Cha không hỏi han gì là lại chìa ngay với tôi một khúc bánh mì. Cha nói: Em vào Giày chia sẻ bìa con của tôi. Thì ngày hôm đó, tôi nhới thực sự có một người bạn đầu tiên trên đất Pháp, đó chính là Cha Paul. Cứ đến chủ nhật là tôi đến giúp việc trong nhà thờ Dourdan và được Cha cho một bữa cơm ản áp. Lần đầu ra đời gặp “nhân loại” tôi đã có ngay được cảm nhận là nhân loại không phải là một ý niệm gì trừu tượng, mà là những gương mặt cụ thể và tích cực. Gương mặt đầu tiên của nhân loại đối với tôi là Cha Paul. Cha đã có những nghĩa cử đơn giản nhưng chứa chan tình người. Cha Paul đã là người đầu tiên làm cho tôi thấu hiểu được rằng hạnh phúc là một thứ gì rất chân thật, trong sáng, ấm áp.
Và chỉ cần mỗi tuần một buổi sáng chủ nhật giúp việc trong lễ nhà thờ cũng đã cho tôi cảm nhận phảng phất được niềm hạnh phúc đó suốt tuần.
Và cũng không có gì sung sướng hơn là biết rằng Chúa ở trên cao đã đoái nhìn xuống ban cho tôi phúc lành, mà vẫn biết rằng phúc lành chi là một mẩu bánh mì mộc mạc.
Trong đời sống nhà trường, tôi được nội trú, tôi còn nhận được sự yêu thương của vợ chồng gác dan. Nhìn từ ngoài, ông bà Jean trông rất dữ dằn. Có lẽ nghề gác cửa, cấm kẻ lạ xâm nhập vào khu vực nhà trường, cấm học sinh thoát ra ngoài đi bụi đời đã vẽ lên nét mặt của cặp vợ chồng tất cả cái nghiêm nghị của thế gian.
Tuy nhiên, trái tim của họ bằng vàng. Ông bà Jean đã thấu hiểu cảnh ngộ của tôi ngay từ lúc tôi nhập học ngày đầu. Bà ấy thường hay rầy tôi, nhưng lúc nào bà cũng quan tâm. Một hôm bà bảo tôi: Máy giặt giũ làm sao? Trông mày dơ bẩn thế kia, mày cởi hết quần áo ra đưa tao giặt. Thế là tôi được bà giặt quần áo miễn phí, bà còn ngụy biện rằng đằng nào ông bà cũng có máy giặt, nhiều ít gì cũng thế. Tuy nhiên, bà còn ủi thẳng thắn cho từng chiếc sơ mi, chiếc quần. Đến khi tôi chụp ảnh gửi về cho Mẹ thì Mẹ tôi rất ngạc nhiên hồi âm ngay hỏi ai giặt và trông nom cho tôi mà áo quần ngay ngắn thế. Sau này khi Mẹ tôi sang Pháp, Mẹ đã tỏ ý muốn đến cám ơn tận nơi ông bà Jean. Tôi thì cứ bị bà Jean mắng hoài, nhưng tôi hiểu đó là lời mắng của sự quan tâm, lời mắng để cải thiện một thanh niên không được sống bên gia đình của mình. Những lời mắng này thật mát mẻ trong lòng tôi. Ông Jean thì lại thương tôi một cách cụ thể hơn. Cứ đến hai ngày cuối tuần, ông rủ tôi đi làm thêm. Ông chuyên sửa điện nước, đổ rác, sơn nhà, đổ nền, nạo ống khói... Thế là ông và tôi chia nhau việc. Ông nhận việc chuyên môn, còn tôi thì việc chân tay. Có lần, tôi nạo xong ống khói mặt mũi đen đủi quần áo lọ lem làm mọi người cười. Tôi cũng cười, cái cười của một đứa thanh niên thật hãnh diện vừa nhận được chút tiền để tự nuôi thân. Ông bà Jean dần dần coi tôi như một đứa cháu trong nhà. Tôi cảm nhận được hạnh phúc sâu đậm đó, rằng tôi đã được người bản xứ nhận lãnh. Chi được nhìn nhận như vậy thôi cũng đủ để làm cho tôi cảm thấy mình thật quá may mắn.
Ở trong trường tôi còn được một người khác giúp đỡ tôi rất nhiều. Đó là Bà Monique, y tá săn sóc sức khỏe của học sinh nội trú. Gọi là Bà, nhưng bà chưa có chồng tuy đã quá 50. Người ác miệng nói là bà không có nhan sắc nghiêng thành do đó mới khó lấy chồng. Nhưng đối với tôi, thì bà là một con người nhân hậu mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi gặp bà lần đầu lúc tôi bị bịnh. Mùa đông năm 1963 kỷ lục lạnh, nhiệt độ xuống hơn 15 độ âm. Tôi thiếu quần áo ấm và sau một lớp thể dục ngoài trời tôi bị lạnh phổi và được đưa vào nằm phòng bệnh hại tuần. Bà Monique mới hỏi tôi gia đình ở đâu, vì trên nguyên tắc, học sinh nhuốm bệnh phải được trả về gia đình, chứ giường bệnh nội trú chỉ là tạm thời, quá lắm là hai, ba ngày. Sau khi tôi khai hết cảnh ngộ thì không những bà cho phép tôi ở lại mà bà còn chăm lo cho tôi thật tận tụy. Sau này, tôi thường hay lên thăm bà trong giờ chơi, tôi hay tặng bà một miếng bánh sô cô la hoặc là một bó hoa tôi hái trong rừng. Bà cũng thường viết thư trấn an Mẹ tôi. Đây không phải là trách nhiệm của bà, tôi cảm nhận đó là lòng thương. Từ lúc đó, tôi mới lại hiểu cụ thể hơn thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc rút cục là sự cảm nhận tình thương mà mọi người dành cho mình. Nhưng trên hạnh phúc đó, còn có cái duyên mà Đấng Trên Cao đã sắp sẵn cho mình. Tại sao mình lại được hưởng đặc ân đó thì mình thực sự không biết.
Trường học của tôi có một tục lệ là cứ mỗi 15 ngày thì nhà trường tổng vệ sinh nên đuổi tất cả nội trú ra trong hai ngày cuối tuần. Tất cả học sinh đều đợi dịp đó để về với gia đình nên họ vui tíu tít. Ngược lại đối với tôi thì dịp đó lại gây cho tôi nhiều khó khăn vì tôi không có gia đình, không có nơi để về... Vào hai ngày cuối tuần đó người ta dọn giường của sinh viên nội trú, mở toang cửa sổ, khóa máy sưởi, rải thuốc Javel, phun vòi nước sát trùng để tổng tẩy uế.
Bà Monique là người đầu tiên cứu tôi, bà đề nghị tôi ở lại trong trường, nhưng ở tạm trong căn phòng dành cho người bệnh.
Bà coi đó là một trường hợp bất khả kháng, do đó tôi không thể coi đó là giải pháp thường trực. Tôi cũng có mấy người bạn Việt Nam ở trong nhà Lào Việt tại Cư Xá quốc tế cho phép tôi giải nệm ngủ lậu qua đêm. Ở đây ông gác dan biết chuyện nhưng ông ấy cũng tốt nên ông không cằn nhằn. Nhưng riêng tôi lại còn có thêm một phương án khác. Một hôm tôi gặp lại một bạn xưa tên là Lân, Lân mới rủ tôi tới nhà chị Trà. Chị Trà là một phụ nữ đã đúng tuổi có chân tu. Nhà của chị Trà là một căn hộ nhỏ bé, vỏn vẹn có một phòng, ở ngoại ô Levallois. Tuy căn nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đông sinh viên tới xin ngủ qua đêm. Chị bảo nhà của chị là nhà của Chúa, các em cứ tới trú. Thế là đêm nào cũng có đứa giải nệm nằm la liệt dưới đất, có hôm năm đứa chúng tôi phải nằm sát gần nhau vì căn phòng nhỏ quá. Nhưng chúng tôi rất vui, vì không những được qua đêm miễn phí mà còn có sẵn một bếp nhỏ để nấu xào.
Đông như thế làm cho chúng tôi như có gia đình bên cạnh. Hơn thế nữa, chính vì gặp gỡ nhau tại nhà chị Trà mà chúng tôi truyền cho nhau công việc làm để kiếm tiền thêm. Lân thì rủ tôi cùng đi hầu bàn, Hà thì chỉ cho những chỗ để mua trái cây rẻ, những hoa trái già héo sắp thối nhưng vẫn còn ăn được. Huy thì lại chỉ cho tôi một chỗ làm đêm được trả rất hậu hĩnh. Đó là những dịch vụ tại bệnh viện ít ai muốn làm và có chút rủi ro nếu không cẩn thận. Từ lúc thường gặp những người bạn mới này, tôi không thiếu việc. Hễ mình chấp nhận việc khó hoặc nặng nhọc thì kế sinh nhai đơn thuần không phải là một vấn đề. Nhận định này cho tôi có được tự tin. Tự tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ sợ đói, chi một ý tưởng đó thôi đã làm cho tôi thấy cuộc đời đượm tươi màu hồng. Thật vui, thật hạnh phúc. Duy một cái là trong lớp học tôi không được xuất sắc cho lắm.
Cuối niên học 63-64 rút cục tối thi đấu. Điểm suýt soát, nhưng vừa vặn để lên Đại Học. Vừa đúng lúc đó thì Cha tôi cũng hồi sức. Bao nhiêu mây đen phủ trên bầu trời của tôi như dần dần tản bay.
* * *
Phải mấy chục năm sau, tôi mới dám hồi tưởng lại cái thời kỳ kinh khủng đó. Vì khách quan mà nói, nó kinh khủng quá.
Nhưng tại sao tôi không giữ lại một chút đắng cay là một điều tôi khó lý giải. Mẹ tôi, khi gặp lại tôi vài năm sau đó mới rõ sự thật, bà cứ khóc mãi, bà tự trách sao trót để đứa con yêu lâm vào cảnh ngộ quái dị như vậy. Nhưng trong lúc mẹ khóc thì tôi lại vui cười sung sướng ôm mẹ. Tôi còn nói với mẹ: “Mẹ ạ, suốt năm học ấy con không khổ chút nào mà rất sung sướng mẹ ạ, mẹ đừng khóc nữa... vì chẳng có gì để khóc.” ** Một hôm, vào năm 1994, tôi được cô thư ký đưa lên một đơn xin việc, lúc đó tôi đang làm Phó Tổng một tập đoàn đa quốc gia. Hồ sơ xin việc có cả hình của người nộp đơn. Tôi nhận ra ngay, đúng hắn, không thể sai, người đã cướp hết tài sản của tôi vào lúc tôi đang tập tễnh ra đời. Cô thư ký nể tôi, cứ mỗi khi có người Việt xin việc thì cô hay báo cáo trực tiếp cho tôi. Tôi đã hít một hơi thở thật mạnh. Và chỉ trong một chớp mắt, tôi đã chỉ đạo “để cho Ban nhân sự xử lý bình thường đơn xin việc”, tôi không để lộ cho ai chuyện riêng của tôi, Có lẽ hắn cũng đã quên tôi và cả sự việc rồi, hơn 30 năm đã qua. Trong lòng tôi không có chút hận thù mà ngược lại tôi lại có cảm giác nhẹ nhõm hơn, cứ như đã trút được cái gì còn vướng mắc.
Nghi lại chuyện của tôi, tôi không khỏi bàng hoàng và cùng một lúc tôi có cảm giác hạnh phúc. Bàng hoàng vì có lẽ tôi sẽ không bao giờ sẵn sàng sống lại một thời kỳ như thế. Nhưng tại sao tôi lại có cảm giác hạnh phúc từ sự trải nghiệm đó thì thực tình tôi không rõ. Phải chăng tôi đã được hưởng trọn niềm hạnh phúc của một con người tự tạo nên. Từ bàn tay trắng tôi đã thành con người tôi ngày nay. Tôi đã lông bông nhưng chưa bao giờ bụi đời.
Tôi mới khám phá ra rằng tôi đã được hưởng một cái ADN cứng cỏi, lấy tính hiền từ làm cách hành xử. Lấy nụ cười can trường để làm bia bảo vệ. Những thứ đó như có sẵn trong cơ thể. Rõ ràng tôi chỉ biết mìm cười mà không biết khóc. Phải chăng đó là do tính lạc quan. Tôi chưa bao giờ nhìn nỗi khó trước mặt như là một cực hình mà ngược lại tôi đã chỉ trông thấy những cơ hội được mở ra, thậm chí những thách thức rất đáng sống. Phải chăng là tôi đã hiểu rất sớm rằng hạnh phúc bắt nguồn từ tình yêu thương. Tôi đã được nhà trường Dourdan yêu thương, Cha Paul yêu thương, Ông Bà gác dan yêu thương, Bà y tá Monique yêu thương, Chị Trà thánh thượng yêu thương. Thế giới của tôi vào lúc đó chỉ có thế nhưng đó là thế giới của những người tình nghĩa. Tình nghĩa và đoàn kết, biết cảm nhận, biết xót xa, biết chia sẻ. Chia sẻ hột cơm, chia sẻ mồ hôi, chia sẻ ngọt bùi. Phải chăng là tôi luôn luôn có trong người tế bào hy vọng. Tương lai sẽ luôn luôn sáng nếu còn hy vọng. Thực ra, chính khi mình nằm tận đáy thì mình mới bám vào hy vọng để trông chờ. Từ đáy thì mình chỉ có thể vươn lên, tương lai chỉ có thể sáng hơn! Phải chăng là tôi có một niềm tin mãnh liệt nơi Đấng Trên Cao. Tôi đã cầu nguyện rất nhiều. Nhưng, trong lời cầu nguyện tôi luôn luôn chỉ vì cố thêu sắc luull và 0 0 của Thượng Pet chu toi chua bao giờ xấu những thứ khác. Và tôi ngạc nhiên tôi chưa bao giờ bị đấng trên cao tới.
Có lần tôi hỏi Cha tôi: “Cha ơi, thế nào là thành công? Thế nào là một cuộc đời sung mãn và hạnh phúc?”. Ông nhìn đứa con và chậm rãi trả lời: “Người thành công là người muốn khẩn khoản chia lại những gì Phúc Lành đã ban cho mình. Chia lại tài sản, chia lại kiến thức, chia lại kinh nghiệm sống”. Tôi lại hỏi Cha: “Còn thế nào là hạnh phúc?”. Cha mim cười và ôn tồn chia sẻ với tôi: “Con ạ, hạnh phúc là cái gì con cảm nhận được khi con đã chia sẻ thật nhiệt tình, với tất cả lòng trong sáng từ bi”. Và Cha còn nói thêm: “Con hãy đem cả thân thế của con để xây dụng tình người, con hãy dùng tài sản riêng tư như là những viên gạch để kết nối và đoàn kết người với người. Con đừng bao giờ nhìn lên hay nhìn xuống mà coi mỗi người như là một người bạn đồng hành, đón nhận học với những cá tính của họ. Con hãy quý trọng ý kiến của mỗi người, vì chỉ có sự đa dạng mới làm nên một xã hội hùng mạnh, một đất nước trù phú”. Những lời của Cha còn văng vẳng bên tai. Nghĩ lại tôi vẫn choáng váng, và tôi chỉ mong suốt cuộc đời xứng đáng với ước niệm của Cha.
MÌNH HÃY TỰ TIN Love grows by giving. The love we give away is the only love we keep. Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được.
ELBERT HUBBARD Believe in yourself! Have faith in your abilities! Without a humble but reasonable confidence in your own powers you cannot be successful or happy.
Nếu bạn không tin tưởng, một cách vững vàng nhưng khiêm tốn, vào sức mạnh tiềm tàng trong con người của mình thì bạn khó lòng thành công và hạnh phúc. Vậy bạn hãy cứ tự tin!
- NORMAN VINCENT PEALE Trước nhất tôi xin có lời cảm ơn chân thành các bạn đọc nào đã tự ý sửa chữa và biên tập lại bài viết của tôi trước khi đưa lại lên mạng để phổ biến. Bài gốc tôi gửi có đôi dòng dùng một hai từ khác, không đích xác bằng từ mà bạn đọc đề nghị. Tôi xin nói thêm là suốt đời mình, tôi nhận được luôn luôn cái may mắn đó, là được xã hội chiếu cố điều chỉnh và hoàn thiện để từ con người của tôi có khả năng xuất phát nhiều tinh túy hơn. Các bạn ạ, nào tôi có viết để được phổ biến rộng rãi như vậy, vì tôi tưởng là bài này cũng như nhiều bài khác của mình cũng chỉ để làm đầy vơi những trang giấy của các cơ quan thông tin và văn hóa.
Đọc lại bài mình viết thì mới cảm nhận được thêm nhiều điều mà mình không thấy lúc đang sống thời kỳ mình tả.
Thú thật, tôi sẽ không bao giờ trở thành con người của tôi ngày hôm nay nếu thánh nhân trên trời không tặng tôi cơ hội đo được sự mong manh của cuộc sống. Có cảm nhận thực được sự mong manh đó thì mới do được sự cường tráng có sẵn trong ADN của mỗi con người, chứ không riêng ai, nhưng sự cường tráng đó có lẽ chỉ xuất phát khi bản thân động viên tất cả sức lực của mình để vượt trở ngại và rủi ro. Nghĩ thế, tôi đâm thương những đứa trẻ cùng tuổi 16, 17 đã được cha mẹ che chở đến độ chúng không thể tưởng tượng được là cuộc đời có thể chứa những thách thức như tôi đã gặp. Và tất nhiên chúng cũng không có được cơ hội thi thố tài năng và đo được nét cường tráng của mình, từ đó khó lòng tạo được sự tự tin.
Tôi đã rất tự tin khi sau này đi xin việc lần đầu tiên, lúc mới tốt nghiệp ra trường. Tôi đã tự tin khi ngỏ lời xin hỏi cưới người bạn đời. Tôi đã tự tin khi được nhận các trách nhiệm mới, tuần tự theo khả năng và hoài bão của mình. Tôi cũng tự tin khi xin về nước để đóng góp, bất chấp việc gì miễn là có ích và miễn phí. Tôi không ngờ sự tự tin vào chính mình, chi bản thân mình, có khả năng đem lại nhiều thành quả và nhất là nhiều hạnh phúc đến như vậy.
Tôi cũng cầu nguyện nhiều, và vẫn tin như bàn thạch vào Đấng Trên Cao. Gia đình tôi vốn rất sùng đạo Phật. Nhưng có một điều rất kỳ diệu tôi muốn chia sẻ là tôi không phân biệt nhiều lắm đạo này với đạo nọ, vì tôi vững tin là Ánh Sáng Bên Trên không có hình thái, không mang tính phân biệt. Tôi vào nhà thờ Thiên Chúa Giáo một cách rất tự nhiên, tôi ngồi xuống cầu nguyện một cách rất vô tư và tôi biết Bên Trên là một Đấng Toàn Năng, Phúc Đức Vẹn Toàn. Lần nào cầu nguyện tôi cũng chỉ nhận được tín hiệu dịu hiền nhưng mãnh liệt là “con hãy nỗ lực bản thân để vượt thách thức, vì con có đủ khả năng”. Chỉ một ý nghĩ rằng Đấng Trên Cao tin tưởng vào bản thân tôi đã đủ giúp cho tôi có nghị lực và sáng suốt.
Chỉ một lần vợ chồng tôi có một lời cầu nguyện cụ thể. Đó là cách đây 12 năm, vào năm Bính Tuất, chúng tôi đang đi du lịch bên Ý Đại Lợi (Italy), tại Bellagio, ở bờ hồ Como. Lúc đó là đúng 16 giờ 58, chúng tôi vội vào nhưng Cha nói là không vào được vì chi hai phút nữa nhà thờ Bellagio đóng cửa. Chúng tôi xin cầu nguyện chi hai phút thôi, Cha đành chấp thuận.
Lúc ra khỏi nhà thờ, vợ chồng tôi hỏi nhau Anh cầu nguyện gì? Em nguyện cầu chi? Cả hai đều ngỡ ngàng khám phá là chúng tôi dù không nói gì với nhau mà đã cùng cầu nguyện cho hai con gái của chúng tôi được phù hộ về việc có con. Thật không ngờ rằng sự đáp ứng đã là một phép lạ... Đó là lần duy nhất trên đời tôi có lời cầu nguyện cụ thể. Còn suốt đời, tôi chỉ xin Đứng Trên Cao cho thêm sức mạnh và can đảm, để mang sức mạnh đó truyền tải lại cho các bạn nào cần.
Bạn ạ, hãy tìm ngay trong bản thân sức mạnh kinh khủng mà mình sẵn có. Chắc chắn bạn có, hãy tin tôi đi. Nhưng bạn sẽ chỉ khám phá ra sức mạnh tiềm tàng đó khi bạn thực sự bỏ công ra đi tìm nó. Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài chỉ phù du và hời hợt, lại làm cho bạn mất cơ hội để tự hào một cách chính đáng.
Hãy nghe tôi một lần, bạn nhé.
Cuốn sách định mệnh Quyền và tự do chọn lựa: Giới hạn của sự chủ động The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.
Những kẻ yếu đuối không bao giờ biết tha thứ, dấu ấn ấy chỉ dành cho kẻ cường tráng.
- MAHATMA GANDHI Mùa hè năm 1954, cha tôi được bổ nhiệm vào một công việc mới (trong Bộ Kiến thiết) tại Sài Gòn, cả gia đình theo cha vào Nam. Sau một thời gian tá túc tại nhà cô Hằng (em ruột của cha), gia đình tôi mướn được một căn nhà trên đường Võ Tánh, quận 1, ngày nay là đường Nguyễn Trãi.
Căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ, trống trải, đồ đạc hầu như không có gì, ngoài mấy thứ lặt vặt: một cái chổi cùn, đống nhật báo cũ, một chiếc chải cọ sờn mòn và lọ nước tẩy đã dùng hết quá nửa. Ngoài ra thì còn một cuốn sách cũ. Cuốn sách bị vất ngay trên thềm nhà, làm cho người mới tới có cảm tưởng cũng thuộc lô đồ đạc chủ cũ định mang đi nhưng chẳng may bị rơi ra trong cuộc di chuyển. Có lẽ cuốn sách không có mấy ý nghĩa với họ, nên chẳng có ai quá quyến luyến. Mà quả thực, nó cũ rích, đã mất bìa sau và vài trang cuối.
Cuốn sách mang tựa đề Grands Coeurs, là phiên bản tiếng Pháp dịch từ tiếng Ý. Tác giả không phải một tên tuổi nổi tiếng, Edmondo de Amicis. Trên bìa sách có ghi năm xuất bản là 1948 cho phiên bản tiếng Pháp. Mãi về sau này, có dịp tìm hiểu về tác giả, tôi được biết ông là một nhà báo kiêm nhà văn chuyên viết truyện ngắn sống trong thế kỷ XIX. Cuốn sách gốc “Cuore” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1886, hai chục năm trước khi tác giả qua đời (1908).
Tôi luôn xem việc bắt được cuốn sách này là một phép lạ.
Thời đó, sách in bằng tiếng Pháp khá hiếm ở Việt Nam, tôi vốn học trường Tây, nhặt được cuốn sách Tây cũng là một sự trùng hợp bất ngờ. Nhưng còn một chuyện lạ khác xung quanh cuốn sách, nhưng tôi sẽ để cho độc giả khám phá trong những trang sắp tới.
Suốt mùa hè năm đó, cha mẹ tôi loay hoay với việc dọn dẹp và trang trí ngôi nhà mới, thì tôi nằm dài ra sàn gạch hoa mát rượi để đọc sách. Lúc đó, tôi lên 8, em trai lên 4 và em gái út mới được một tuổi.
Cuốn sách toàn kể chuyện trẻ con bên Ý và hầu hết các câu chuyện trong đó xảy ra trên sân trường học. Sân trường đối với những đứa trẻ như tôi là nơi có những kỷ niệm huyền diệu nhất nên tôi mê cuốn sách lắm, đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần.
Thật ra, nếu không đọc sách thì tôi cũng chẳng có việc gì khác để tiêu đi quãng thời gian giữa hai năm học. Còn cha mẹ tôi thì quá hân hoan khi thấy con trai có món ăn tri thức để lấp đầy thời gian rảnh rỗi.
Tôi đọc sách và tôi khóc, nhiều xúc cảm trào lên trong tâm hồn tôi giữa những câu chuyện trẻ con. Càng đọc càng khóc, càng khóc càng đọc. Sau mùa hè, cuốn sách đã in sâu vào tâm khảm tôi những gì tuổi đó tôi có thể hiểu, đó là lòng tốt, tinh thần trách nhiệm của người học trò, sự phục thiện, nói dối là điều rất xấu, chia sẻ những gì mình có với người khác, nhất là làm sai thì phải biết nhận lỗi và xin lỗi...
Sau này, khi chơi với bạn bè, cũng có đứa bảo tôi ngây thơ và gà tô, ý là có lỗi thì phải biết giấu nhẹm đi, chứ ai lại tự mình xin lỗi! Đến lúc đó, tôi mới hiểu cuốn sách đã ảnh hưởng tới tôi mạnh mẽ nhường nào, nó giống như một đường ngay thẳng vẽ lên một tờ giấy trắng.
Hơn 60 năm sau, trong một cuộc giao lưu với nhóm sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhận được câu hỏi: “Thưa thầy! Cuốn sách nào được thầy ưa thích nhất?”. Thú thực, tôi từng đọc rất nhiều sách của những nhà văn nổi tiếng trên thế giới, như Hemingway, Steinbeck, Proust, Camus... Hồi nhỏ, tôi từng rất thích tiểu thuyết kiếm hiệp của Alexandre Dumas và cũng có nhiều năm ghiền truyện chưởng Trung Hoa. Nhưng vào đúng lúc nhận được câu hỏi của các em, tôi đã buột ra một câu trả lời mà đến hôm nay vẫn làm cho tôi ngạc nhiên: “Cuốn Grands Coeurs các em ạ!”.
Tôi còn nói thêm: “Cuốn sách này thầy đã đọc cách đây hơn 60 năm, nay thầy không biết có còn được để trên kệ nhà sách nào không để thấy có thể mua tặng các em”.
Nhưng phép lạ đã xảy ra, bạn có tin không?
Ngay sáng hôm sau, tới văn phòng làm việc, tôi nhận được cuốn sách những tưởng đã mất tích trong lịch sử văn học. Sách được dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Tâm hồn cao thượng”, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016, đúng 130 năm sau khi tác giả Edmondo de Amicis ra mắt độc giả lần đầu tiên.
Cảm ơn anh Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng và địa ốc Hòa Bình đã tặng tôi phiên bản đầu tiên bằng tiếng Việt khi sách được in lại! Anh Hải vừa là người bạn tôi trân quý, vừa là người lãnh đạo mà tôi ngưỡng mộ.
Cảm ơn anh Nguyễn Văn Phước và các bạn ở Công ty First News - Trí Việt đã dành hết tâm huyết cho việc xây dựng tủ sách đồ sộ “Hạt giống tâm hồn”.
Tôi nghẹn ngào không biết nói gì hơn. Phép lạ này, tôi cũng không có lời nào để lý giải về sự trùng hợp cả về ý tưởng lẫn thời gian.
* * *
Bạn ạ, cuốn sách Grands Coeurs là những mẩu chuyện hồn nhiên về những đứa trẻ khi ở trường hay ở nhà, những trò chơi chung, những mẫu đàm thoại giữa chúng... Trong những mẩu chuyện này, luôn có những sai lầm, phản ứng bồng bột của những đứa trẻ, nhưng rồi chuyện nào cũng kết thúc bằng một sự nhìn nhận thật phục thiện, một sự xin lỗi thật tử tế, một sự đền bù đầy tình cảm. Để rồi những sự đảo lộn do những đứa trẻ vô tình gây ra trong sân trường, trong khuôn viên gia đình đều tìm thấy sự thăng bằng trở lại, sự ôn hòa an nhiên. Xã hội xưa kia là thế, và chỉ có thế. Tính chất phác, sự thanh bạch hiện lên trên mỗi nét mặt những con người chưa tới tuổi trưởng thành và nếu có đứa nào trót yếu đuối, nói dối, mặt nó tự nhiên sẽ đỏ gay lên vì xấu hổ. Ngay sự xấu hổ vào thời đó cũng đã được coi như một hình phạt nặng nề rồi.
Tôi cho rằng các bạn nên mua cuốn sách này cho những thành viên vị thành niên trong gia đình bạn, thậm chí cho cả những người lớn nữa. Không chỉ vì cuốn sách chứa đựng những bài học về luân lý, mà nó còn cho ta cảm giác mát dịu của tâm hồn giữa một thế giới trong lành, với những tình cảm giản đơn và mẫu mực.
Cảm giác mát dịu đó, tôi xin thú thật, đã ám ảnh tôi suốt đời. Tôi đã khát khao tìm lại sự trong sáng giản đơn đó chung quanh tôi, một thứ ánh sáng nhẹ nhàng giúp cho con người tìm ra mọi giải pháp cho mọi tình huống. Đó là giải pháp của tình thương nhân loại được truyền giữa người với người, như một món ăn tinh thần cần thiết, như một thứ nước uống có thể gột rửa tâm hồn và làm nhẹ tâm can. Với ánh sáng đó, không tội lỗi nào mà không thể tha thứ, bỏ qua nếu người phạm phải biết hối hận, xin lỗi và cải thiện.
Chẳng lẽ thế giới ấy không còn?!
Nói ra rất có thể bạn không tin, nhưng đây là sự thật của đời tôi: Trong mọi lựa chọn, mọi quyết định, tôi đều cố gắng đi tìm ánh sáng đó để nhìn rõ hơn việc phải làm. Xin bạn đừng lầm lẫn điều đó với việc thắp hương xin xỏ, cầu khấn các đấng siêu nhiên với tinh thần mang tính vụ lợi và dị đoan.
Thời phải chọn trường kỹ sư để học, nào tôi có chọn thật đâu. Tôi đã lùi lại nhìn thế giới và tự nhủ: Trên đời này, người nào có gắng rồi cũng có công việc tốt, còn làm việc gì thì cũng được.
Thế là tâm hồn của tôi tìm được sự an nhiên và sau đó, việc lựa chọn mất phần gay go. Tôi đã chọn môn học hoàn toàn tách rời ý nghĩ sau này mình sẽ làm nghề gì, làm sao để kiếm nhiều tiền, mà chỉ chú trọng vào sự thoải mái của tâm hồn nếu như con đường đó mở ra cho tôi.
Nhớ lại hồi đó, do điểm thi tốt, tôi có nhiều quyền lựa chọn đăng ký học vào các ngôi trường tốt. Thầy và chúng bạn nhiệt tình khuyên bảo, rằng tôi nên chọn trường này hay trường nọ, hầu hết đều dựa trên những lý luận chiếm đóng tương lai. Cha mẹ tôi thì không can thiệp. Chính vì vậy, tôi cũng ngạc nhiên thấy mình sao quá nhẹ nhàng trong việc lựa chọn.
Tôi đã không nghiên cứu chương trình học, không tham khảo nghề nào sẽ đưa đến bến tương lai nào, chỉ một cảm nhận hạnh phúc, duy nhất, đã giúp tôi sớm có quyết định của mình. Tôi đã chọn Trường Cao đẳng Quốc gia Cầu đường của Pháp sau khi tôi được chiêm ngưỡng dung nhan của cụ Hoàng Xuân Hãn ở nhà trường. Cụ là một học giả uyên thâm, một tấm gương đạo đức và cũng là một sinh viên Trường Cầu đường của Pháp. Tôi quá ngưỡng mộ cụ và cố theo gót cụ, ít nhất là trong việc chọn trường.
Tiêu chuẩn chọn lựa của tôi đấy, gần như là ấu trĩ!
Đến lúc chọn chỗ làm cũng vậy. Khi tôi tốt nghiệp, thị trường công việc bên Pháp rất tốt nên mỗi người đều may mắn có nhiều lựa chọn. Tôi cũng lùi lại một bước để chiêm ngưỡng vấn đề và tìm tới nơi cho mình cảm giác thoải mái, hạnh phúc.
Sau này, tôi cảm nhận chưa bao giờ mình quyết định sai và ngay cả khi nơi làm việc xảy ra chuyện bất ổn thì tôi vẫn có những phản ứng rất nhẹ nhàng và nhanh chóng: Mình sẽ không bao giờ sống chung lâu với những người dối trá, quỷ quyệt, mưu mô, tham lam. Chỉ ít lâu sau, tôi lại được trở về với cái thế giới mà tôi yêu, với những con người đạo đức mà tôi mến. Chẳng có lựa chọn chi mấy, mình chỉ cần tránh cái âm để cho cái dương toả sáng và đem lại sự an nhiên cho tâm hồn.
Trong đời sống tình cảm, tôi cũng có những cuộc phiêu lưu như bất kỳ ai, nhưng rồi luôn có một bàn tay vô hình bên cạnh ngăn tôi lại khi có những tình huống éo le rình rập và ngược lại, khuyến khích tôi đến với những cuộc gặp gỡ chân thiện.
Chuyện lấy vợ cũng thế, vô cùng nhanh chóng và đơn giản, vì đối với tôi, một cảm giác nhẹ nhàng đơn giản là tín hiệu cho sự tốt đẹp. Linh tính tinh vi đã đi vào cuộc chơi, giúp cho người phải lấy một quyết định có được sự tự tin. Lúc gặp người bạn trăm năm lần đầu, tôi chỉ tự nhủ: Thật ra, người nào trong sáng, hướng thiện là được, chứ biết chọn ai với tiêu chuẩn nào! Rồi có thêm một ông cụ trên tám mươi tuổi hé môi thổi vào tai tôi: “Cháu lấy ai cũng được, miễn là cháu phải tạo nên không khí đạo đức tốt lành trong gia đình của cháu”. Vậy là, chẳng cần những lời động viên cho tới những cân nhắc, lý luận cầu kỳ, chẳng có nhiều cuộc đi chơi để tìm hiểu về nhau trong nhiều tháng, hai chúng tôi lấy nhau.
Sau này, khi phải quyết định chuyển sang sống và làm việc tại Brazil, rồi Quốc đảo Fiji, Singapore, sau đó là Mã Lai, tôi cũng chẳng lần lữa lâu dài. Cứ thấy vui vẻ và ấm áp, tốt lành thì đi, chi đơn giản có thế. Luôn luôn chọn ánh sáng của cái dương và tránh không khí ngột ngạt của cái âm.
* * *
Bạn có tin không, cuốn sách “Tâm hồn cao thượng” là gốc rễ của tất cả mọi sự trong đời tôi. Niềm tin vững như bàn thạch của tôi: sự chân thiện, phong cách đạo đức là nguồn gốc tạo ra sự may mắn và sự bền vững. Tất nhiên, tôi không chứng minh được điều này. Tôi chỉ có sự trải nghiệm cho phép mình phỏng đoán như vậy.
Trong hơn 70 năm cuộc đời, chưa bao giờ tôi tính toán tới lui, làm thế tôi giống như những đứa trẻ hồn nhiên trong sách.
Chưa bao giờ tôi cho đồng tiền vào cuộc chơi và chuyện kỳ diệu là trong đời tôi, chưa bao giờ sự lừa dối phớt qua trí óc. Trong cuốn sách “Tâm hồn cao thượng”, bạn sẽ không tài nào tìm thấy vai trò chi phối của đồng tiền và đôi khi chính những người nghèo lại là những nhân vật ấm áp và nhiệt huyết nhất trong cốt truyện.
Thành thử, nếu bạn hỏi tôi phải quyết định ra sao trong những tình huống phức tạp thì câu trả lời của tôi là: Bạn hãy tạo môi trường tốt đẹp xung quanh mình, hãy có những người bạn tốt lành, hãy luôn luôn mang ý tưởng tích cực và phụng sự, lúc đó, bạn sẽ tìm ra một thế giới trong sáng mà ở đó, lộ trình bạn phải lựa chọn hiện ra một cách rõ ràng, dễ dàng đến trở thành dĩ nhiên. Chỉ đạo đức mới tạo ra sự trong sáng và chi với sự trong sáng, con đường của bạn mới hiện rõ. Sau đó thì chẳng cần phải quyết định gì, mọi chuyện sẽ diễn biễn một cách tự nhiên, tích cực hơn.
Bạn chỉ cần nhớ một điều, người gian kẻ dối có thể kiếm được rất nhiều cơ hội trong cuộc đời của họ, nhưng người đạo đức thì không cần tìm kiếm, vì lẽ đời là xã hội thường muốn trao cho người tốt và thiện chí những trách nhiệm mà họ mong ước.
Những đúc kết đó tôi từng đưa vào bài diễn văn chúc mừng tân khoa Đại học Hoa Sen năm 2017. Bài diễn văn có thể được xem như một cẩm nang tôi gửi gắm các bạn trẻ vừa tốt nghiệp, tôi xin chép lại để tặng bạn đọc.
Các em tân khoa thân mến! Hôm nay, Thầy có ý nghĩ ngộ nghĩnh là gửi cho các em một lá thư, tuy Thầy đang đứng ngay trước mặt các em! Lá thư này, thầy dành riêng cho các em, vì hôm nay là ngày của các em. Thầy rất hân hạnh được tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Hoa Sen và Thầy muốn tặng các em một cẩm nang, trước khi một số em vào đời và một số em sẽ còn học tập thêm, với mục đích sau này dốc hết tài năng của mình cho xã hội. Nhưng trước hết, Thầy muốn thay mặt các em long trọng tạ ơn tất cả các phụ huynh của các em có mặt ngày hôm nay. Thầy đã từng là học trò, rồi là sinh viên, rồi là phụ huynh, rồi cuối cùng là nhà giáo. Thấy hiểu sâu đậm tâm tình của từng vai trò và Thầy xin được phép chia sẻ sự hy sinh của cha mẹ, ông bà của các em. Có lẽ phải hơn một ngàn ngày chăm sóc và theo dõi, cũng như hàng trăm đêm lo âu phập phồng, để rồi được sống trong giờ hạnh phúc tuyệt vời, chính ngày hôm nay. Các em ơi, ngay tại đây, ngay lúc này, các em hãy đứng dậy ngay, thay cho lời cảm tạ sâu sắc.
Cũng ngay tại đây, thầy xin thay mặt các phụ huynh và các em tân khoa tri ơn sâu sắc nhà trường, ngôi trường thân yêu mà ngày mai đây sẽ là ngôi trường xưa yêu dấu, trị ơn các thầy cô đã tận tụy hướng dẫn các em, để ngày hôm nay chúng ta cùng nở mặt nở mày, xin trị ơn Ban giám hiệu và nhất là bà Hiệu trưởng Bùi Trân Phương kính mến, trong nhiều năm đã vượt bao nhiêu trở ngại để xây dựng nhà trường như là một nơi đào tạo có chất lượng không chi những kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ cho guồng máy kinh tế văn minh, mà còn đào tạo những con người với lương tri, nhân tâm và lòng vị tha để phục vụ cho toàn xã hội. Các phụ huynh ơi, các em tân khoa ơi, tôi lại xin mời tất cả chúng ta cùng đứng dậy để cùng nhau vỗ tay thật ròn rã như pháo nổ, để bày tỏ lòng tri ơn của chúng ta đối với những người mà xã hội đã giao cho sứ mệnh đào tạo những con người cho xã hội, những công dân cho đất nước.
*** Đối với nhà trường, có lẽ nhiệm vụ đối với các em nay đã hoàn tất. Các em sắp tạm biệt. Đối với phụ huynh các em, một giai đoạn lớn đã kết thúc. Hôm nay, các phụ huynh còn có trách nhiệm với các em, nhưng ngay ngày mai, vận mệnh của các em, nay đã trưởng thành, hoàn toàn nằm trong sự định đoạt của chính các em.
Những lựa chọn, những bước tiến sẽ đều do sự chủ động của chính các em. Nó sẽ như thế từ đây mãi mãi. Và nó sẽ phải như thế, mãi mãi, các em ạ. Trước khi các em vào đời lập nghiệp mưu sinh, Thầy có đôi lời muốn gởi đến các em, hy vọng sẽ là hành trang theo các em suốt đời.
1. Ngày hôm nay chị đánh dấu giai đoạn đầu của một cuộc phiêu lưu. Cuộc đời là cả một cuộc phiêu lưu thích thú, mà phần thưởng luôn luôn là một chai nửa đầy nửa vời. Hãy nhìn nửa vời để cảm nhận được hạnh phúc rằng mình có được một chai nửa đấy.
Nhưng cũng hãy nhìn nửa chai đây để hiểu rõ rằng cái nửa vời kia là rủi ro, là công việc chưa hoàn tất, là lộ trình chưa đi tới, có khi là điều gì đó đang bị xã hội bỏ rơi trong khi mình đang tiến bước. Khi các em ở bên phía dương, các em hãy nhớ là xã hội loài người còn có phía âm. Vào đúng lúc đó các em phải tập cảm nhận mình đã may mắn như thế nào. Phải luôn ý thức: “Học tập là mãi mãi”.
Càng có tuổi, các em sẽ càng thấy rõ không có lộ trình học tập nào tạo được hứng thú cho bằng khi bản thân đã nhuần nhuyễn những kiến thức và đối chiếu với nhiều trải nghiệm.
2. Các em hãy yêu thương xã hội và gắn bó với mọi thành phần. Có người kém hơn thì mới có người cao hơn. Chính vì thế mà các em phải thấm thía những may mắn của mình và các em nhớ nhé: Chớ bao giờ nhìn xuống để xem thường một ai, cũng như không phải lúc nào các em cũng ngước mắt lên cao để ao ước. Các em cứ yêu xã hội là xã hội sẽ yêu các em. Thành công sẽ tới, may mắn sẽ hỗ trợ các em chứ không hẳn do chi tài năng của các em!
Và nếu, đối khi, các em thấy xã hội không đẹp, thì các em hãy làm cho xã hội đẹp hơn bằng những hành động và tác phong đẹp, vì chính các em là xã hội đấy.
3. Thành công bắt buộc sẽ tới với các em, vì xã hội ngày nay vô cùng tích cực, ai ai cũng cần sự thành công của người khác để chính mình thành công. Đó là ý nghĩa của “toàn cầu hóa” và của “làm việc nhóm”. Vậy, chính các em hãy ý thức phải hỗ trợ cho người khác thành công, để rồi chính mình thành công. Ngày nay không còn thành công nào là cá nhân nữa. Các em hãy làm ngay đi để đừng bao giờ phải hối tiếc. Thời gian không bao giờ trở lại, cơ hội sẽ lướt qua nếu mỗi chúng ta không cố gắng hết sức mỗi lúc.
Và muốn có được tác phong đó chúng ta phải biết yêu nghề và biết đam mê. Yêu loài người, yêu chủng tộc, yêu người đi trước cũng như rộng lượng sẻ chia với người đi sau.
4. Các em hãy đón nhận thất bại như là một món quà quý báu. Nhiều người suốt đời không có được “ân huệ” đó, và chính đó là lý do mà họ không có thêm cơ hội để thành công. Các em hãy ra ngoài đồng, nhìn lên trời cao để cầu mong thánh nhân ban cho một ân huệ, đó là ân huệ được trải nghiệm và được nếm mùi thất bại.
Mỗi lần thất bại ta sẽ cứng cáp hơn và ta sẽ có nhiều bài học để thành công sau này.
5. Cuối cùng, các em đừng bao giờ nghĩ đến đồng tiền. Xưa kia, khi còn trẻ Thầy thú nhận đã nhìn đồng tiền với lòng hăng say.
Thầy đã may mắn gặp một Đức Hiền Từ dạy Thầy: “Quý vật tìm quý nhân”. Ngay lúc đó, Thầy không hiểu rõ ý nghĩa, nhưng càng sống Thầy càng nghiệm ra rằng, khi ta cho xã hội lòng nhiệt huyết, những kiến thức, những đồ án có tính cách xây dựng, thì loài người và xã hội sẽ quý chúng ta, và sẽ tặng lại cho chúng ta sự êm ấm, sự an sinh. À ra thế, Thây tự nhủ, đâu bao giờ mình dám nghĩ mình là quý nhân? Nhưng thực vậy. Các em cứ cư xử có tác phong, các em cứ giao thiệp có quy có phép, các em cứ biết chia đều và nếu không đạt kết quả như mong muốn thì hãy cứ nhận lấy phần thiệt thòi, thì các em sẽ ngạc nhiên khám phá ra xã hội sẽ tặng cho các em gấp trăm lần như thế. Chớ bao giờ làm nô lệ của đồng tiền nhé các em.
Cũng chính vì lý do đó mà không những người, mà cả những tổ chức nữa cũng phải hướng về tinh thần vị tha. Vị tha là cho hết, với tấm lòng, với tất cả tình cảm lành mạnh, với tận đáy của hy sinh. Gương sáng của phụ huynh các em đấy. Gương sáng của Trường Đại Học Phi Lợi Nhuận đấy, gạt bỏ óc lời lỗ và đồng tiền ra khỏi tư duy tính toán vụ lợi để dành hết tình cảm và sự săn sóc cho việc đào tạo giáo dục con người. Với tinh thần đó, những con em, những sinh viên sẽ được vươn lên như những cây xanh màu mỡ, được lớn lên trong sự nuôi nấng ân cần, được tu tập trong sự tĩnh mịch của thế giới trong lành, chứ không phải trưởng thành từ những tổ chức mang tính hơn thiệt. Hôm nay, tôi rất hạnh phúc được hưởng sống những phút hưng phấn cùng với những tân khoa minh sáng trước mặt tôi, với Trường Đại học Hoa Sen đáng kính.
Để kết thúc, tôi xin đọc 4 câu thơ của Thi sĩ Văn Liêm, là GS. TS.
Đào Văn Lượng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, trong bài thơ “Khát vọng”: Cuộc đời người chỉ cháy một lần Đừng leo lét, lụi tàn khi đông đến, Ta muốn đốt tim ta thành ngọn nến Cháy đến kiệt cùng giọt sáp long lanh!
Yêu Đại học, đam mê giáo dục, đối với tôi, là cháy như ngọn nến, đến kiệt cùng giọt sáp long lanh. Chúc mừng các tân khoa, chúc các em vững bước trên đường đời!
GS. PHAN VĂN TRƯỜNG Cố vấn Chiến lược Trường Đại học Hoa Sen, Cố vấn Chính phủ Pháp - Thương mại Quốc tế, GS.
Viện John Von Neumann, Đại học Quốc gia TPHCM Les voies du Seigneur sont impénétrables. Những lộ trình mà Chúa chọn rất khó thấu triệt cho người phàm.