Lũ Người Quỷ Ám - Chương 25

Chương Bốn

MỌI NGƯỜI NGÓNG ĐỢI

1

Chi tiết, cuộc đấu súng lan nhanh khắp thành phố và gây một ấn tượng lớn lao: mọi người đổ xô đứng về phía Nicolai. Nhiều người vốn thù nghịch nay lại tuyên bố là bạn hữu của anh. Lí do chính làm đảo lộn dư luận chung một cách bất ngờ là sự can thiệp của một nhân vật từ lâu vẫn im hơi lặng tiếng nay lại phát biểu những phán đoán rất thích đáng và thu hút tất cả đầu óc, khoác lên biến có một ý nghĩa mới lí thú. Câu chuyện xảy ra như sau:

Hôm sau cuộc đấu súng, mọi người tai mắt trong thành phố họp mặt tại nhà bà nghiệp chủ đầu tỉnh để mừng sinh nhật của bà. Ngôi sao của buổi tiệc là bà Julia fon Lembke, tháp tùng phu nhân là Liza, đẹp rực rỡ và tràn trê hạnh phúc - đĩ nhiên sự kiện này gây nên mối ngờ vực trong giổi các bà ngay tức khắc. Chuyện đính hôn của nàng với Mavriki Drozdov không ai còn nghi ngờ nữa. Đáp lại câu hỏi pha trò của một ông tướng hồi hưu, nhưng vẫn còn ảnh hưởng (sẽ nói thêm về ông sau này) chính Liza trả lời thắng thắn rằng nàng đã đính ước; nhưng vì lí do nào đó quí bà hiện diện không ai muốn tin chuyện đính hôn này. Tất cả ngoan cố phỏng đoán có điều ẩn khuất gia đình gì đó trong chuyện đính hôn và có bí mật đã xảy ra ở Thụy Sĩ; và chẳng hiểu sao quí bà một mực cho rằng bà Lembke có dính vào. Thật khó mà giải thích vì sao những lời đồn đại, hay đúng hơn những sự tưởng tượng này, lại cứ khăng khăng cố chấp như vậy, hoặc là tại sao phải có bà Lembke nhúng tay mới được. Giờ đây ngay khi bà Lembke bước vào, tất cả cặp mắt tò mò đổ dồn về phía bà.

Cũng phải lưu ý rằng vì cuộc đấu súng xảy ra còn nóng hổi và vì những tình tiết đặc biệt bao quanh nó, mọi người chỉ e dè to nhỏ với nhau, vả chưa ai biết được thái độ của nhà cầm quyền ra sao. Cho đến bây giờ chỉ được biết không có đấu thủ nào bị làm khó dễ. Chẳng hạn như sáng hôm sau cuộc đấu súng, Gaganov trở về dinh cơ Dukhov mà chẳng thấy sự can thiệp nào của chính quyền. Vì vậy ai nấy đều nóng nảy trông đợi có người lên tiếng trước tiên về vấn đề, mở cửa khai thông sự nôn nóng chung. Họ đặt tất cả hi vọng vào ông tướng mà tôi đã nói qua ở trên, và quả nhiên ông ta không phụ lòng mong đợi của mọi người.

Ông tướng là hội viên nòng cốt của câu lạc bộ thành phố. Ông không thuộc giới điền chủ giàu có nhất địa phương, nhưng lại nhiều sáng kiến độc đáo, có số đào hoa và thích phát ngôn mạnh bạo những đề tài cấm kị trước đám đông mà người khác chỉ dám rỉ tai thôi. Nên vai trò của ông nổi bật trong các buổi họp mặt thù tạc của chúng tôi. Ông có lối nói kiểu cách, đớt giọng và dằn từng tiếng. Ông hấp thụ thói quen này có lẽ ở những người Nga có xuất ngoại, hay ở những điền chủ giàu sang một thời nhưng bại sản vì sự giải phóng nông nô và đối với họ nói năng thanh lịch là dấu hiệu của địa vị mình. Một hôm ông Xtepan Verkhovenxki mỉa mai rằng một điền chủ càng bại sản thì càng nói đớt và dằn giọng không ít.

Vị tướng kể lại vấn đề rành mạch, không những chỉ vì ông là bà con xa với Gaganov - mặc dù giữa họ đã có cãi vã phải đưa nhau tới cửa công phán xử - mà còn vì thuở thanh xuân chính ông đã can dự hai vụ quyết đấu, và vì thế có lần bị giáng làm lính trơn ở miền núi Cavcaz. Có người nói tới chuyện bà Varvara đã đi ra ngoài lại kể từ sau cơn đau yếu của cậu con; đúng ra là khen nức nở bốn con ngựa xám của chiếc xe bà (những con ngựa chăn nuôi tại trại riêng của họ Xtavroghin) hơn là nói tới chính cá nhân bà. Thình lình ông tướng tuyên bố rằng ông đã gặp “chàng tuổi trẻ Xtavroghin” cưỡi ngựa sáng ngày. Mọi người im phăng phắc ngay tức thì. Ông tướng vừa tắc lưỡi vừa xoay xoay chiếc hộp đựng thuốc lá bằng vàng (chắc là quà tặng của một quí nhân nào đó) trong tay và tuyên bố bất ngờ rằng:

- Tôi thực lấy làm tiếc không có mặt ở đây mấy năm vừa rồi. Tôi muốn nói: bấy giờ tôi ở Carlxbad... Tôi rất, ờ - tôi rất quan tâm đến thanh niên đó. Tôi nghe nói rất nhiều về anh ta khi tôi trở về. Hừ. Chuyện anh ta mất trí có thật không? Đôi người đã quả quyết đúng như vậy. Kế đến, tôi nghe nói rằng có một sinh viên làm nhục anh ta trước mặt vài người bà con phái nữ và anh ta phải chui luồn dưới bàn. Và bây giờ Xtepan Siotxki vừa kể cho tôi biết, chàng Nicolai đấu súng với Gaganov. Dường như anh ta thách thức hắn với mục đích duy nhất là giơ đầu chịu cho một kẻ đang cơn thịnh nộ đập, chỉ cốt để được yên. Hừ... đó là trở lại truyền thống của ngự lâm quân từ hồi 1820. Có ai ở đây quen anh ta không?

Ông tướng ngừng nói như đợi câu trả lời. Cánh cửa dư luận đã mở. Thình lình tổng đốc phu nhân nói toang lên - bà bối rối vì bao nhiêu cặp mắt chợt đổ dồn về như theo một mệnh lệnh:

- Chuyện giản dị quá mà! Có gì đáng ngạc nhiên khi Nicolai đấu súng với Gaganov mà chẳng có hành động nào đối

với người sinh viên? Dù sao đi nữa cậu ta cũng không thể thách thức đấu súng với một người vốn là nông nô

của mình, phải vậy

không?

Những lời nặng cân này đưa ra một lối giải thích đơn giản và rõ ràng chưa ai hề nghĩ tới, thật có hậu quả vô lường! Mọi dấu hiệu của bép xép và tai tiếng tức thì lùi xa vào hậu trường nhường sân khấu lại cho hình thái mới. Những nét phác họa một gương mặt mới hiện ra. Gương mặt của một người thường bị hiểu lầm, một người triệt để tuân giữ khuôn phép xã hội. Chịu đựng sự lăng nhục chí tử của người sinh viên, nghĩa là một người học thức và độc lập, chàng chẳng đếm xỉa bởi vì kẻ lăng nhục này là một tên nông nô cũ. Xã hội thượng lưu sững sờ và coi rẻ kẻ bị tát tai nhục nhã, nhưng kẻ đó khinh miệt ý kiến của họ, vì biết rằng họ thực sự chẳng hiểu tí gì lề lối cư xử, mặc dầu họ thi nhau mà phát biếu ý kiến. Một ông quí phái trọng tuổi, hội viên của câu lạc bộ, nói với người kề bên, hăng hái tự phê:

-  Đó, thế mà chúng ta lại đi thảo luận về lối xử sự đúng cách!

Người kia nhiệt liệt tán đồng:

-  Thưa ngài, đúng, đúng đấy ạ. Người ta không thể nào đoán được rồi ra giới trẻ sẽ hành động gì.

Một hội viên khả kính thứ ba lên tiếng phản đối:

- Vấn đề ở đây không phải là một cá nhân trong giới trẻ nói chung. Đây không phải là một thanh niên tầm thường

mà là một thanh niên gương mẫu sáng chói nhất. Phải nhìn vấn đề như vậy mới

đúng.

- Vâng, ở đây chúng ta cần những người như vậy. Chúng ta đang thiếu những người quí phái đích thực.

Chủ điểm của vấn đề là thần tượng mới, người đã chứng tỏ có nghị lực, và còn là nhân vật danh gia vọng tộc trong tỉnh, như vậy người ấy không thể không có một giá trị trọng đại trong sinh hoạt xã hội. Tôi đã nói qua trạng thái tinh thần của giới nghiệp chủ địa phương. Nhiều người phấn khởi vô cùng. Kẻ thì vạch ra rằng:

- Chàng không những không thèm thách tên sinh viên đấu súng mà còn quyết chắp tay sau lưng không đụng vào hắn.

Thưa ngài, đó mới là đáng

kể.

- Chàng cũng không lôi hắn ra tòa nữa chứ!

- Anh cũng không màng việc có thể được bồi thường mười lăm đồng danh dự vì tên kia có hành vi lăng nhục cá nhân

đối với một người quí phái chính tông,

ha-ha-ha!

Một người khác xen vào, không kém hăng say:

- Xin để tôi kể cho quí vị về tòa án mới của chúng ta. Nếu một người phạm pháp quả tang ăn cắp hay biển thủ,

điều tốt nhất cho hắn có thể làm là chạy ngay về nhà giết mẹ mình. Người ta sẽ tha bổng hắn tức khắc và phụ

nữ trong phòng xử sẽ vẩy khăn tay hoan nghênh hắn. Tin tôi đi, đó là sự

thật!

- Rất đúng, rất đúng!

Dĩ nhiên người ta không thể bàn luận mà không nhắc lại những chuyện cũ. Người ta nhớ tới mối liên hệ của Nicolai với bá tước K... con người độc lập và có thái độ thù nghịch với những cải cách gần đây. Ông nổi tiếng hoạt động, mặc dù gần đây ông đã tiết giảm phần nào. Và bây giờ công chúng đột nhiên đoán chắc rằng Nicolai đính hôn với một ái nữ của bá tước, mặc dù lời đồn đại thực vô căn cứ. Còn như những sự phiêu lưu bí ẩn của Xtavroghin ở Thụy Sĩ với Liza Tusina, ngay cả các quí bà cũng chẳng buồn bàn tới nữa. Xin nói thêm là bây giờ bà Drozdova và con gái đã đánh một vòng thăm viếng đầy đủ mọi người. Liza giờ đây chỉ bị coi như một thiếu nữ đóng bộ mắc bệnh thần kinh thôi. Và người ta cho rằng nàng ngất xỉu vào ngày Nicolai đến chỉ là vì tên sinh viên kia có hành vi thô bạo bức hiếp Nicolai. Ngay cả những biến cố mà ngày hôm trước người ta còn tìm kiếm những lối giải thích lạ lùng, thì bây giờ họ gạt qua như chuyện tầm thường. Và người ta quên hẳn cô gái què liên quan đến chuyện đó - lại còn ngượng không nhắc tới nữa. “Dù cho cậu ta trong đời có lang bang với cả trăm cô gái què cũng có hề chi? Chúng ta ai không có lần trẻ dại?” Nhiều người bình phẩm về lòng tôn kính mẹ của Nicolai và tìm những đức tính khác gán thêm cho anh. Người ta hết lời ca tụng nền nếp giáo dục anh hấp thụ bốn năm ròng rã ở các trường đại học bên Đức. Tư cách của Gaganov bị mọi người lên án không tha thứ được, và bà Lembke giờ đây được tất cả nhìn nhận là người trông xa hiểu rộng.

Cho nên khi xuất hiện, Nicolai được đón tiếp trong bầu không khí trang nghiêm hơn nhiều. Nhận thấy ai nấy đều nhìn mình với vẻ mong chờ những điều lớn lao, anh bèn đắm mình ngay vào sự im lặng thăm thẳm, điều đó làm cử tọa thỏa mãn vô vàn hơn là nếu anh thuyết tràng giang đại hải với họ. Tóm lại anh không thể làm cái gì sai - anh là thần tượng. Trong xã hội tỉnh lẻ, một người đã có lần xuất hiện thì người ấy không thể nào lẩn tránh được nữa; và Nicolai một lần nữa lại hoàn thành những bổn phận xã hội một cách tế nhị và mĩ mãn. Tất nhiên người ta không hoan hô anh như một người khách vui tính cợt đùa. Người ta bảo nhau:

- Người này đã nếm đủ đắng cay trong đời, chứ không như người khác. Anh ấy có lí do để trầm ngâm tư lự.

Ngay như thái độ kiêu căng khinh khỉnh của anh, trong bốn năm rồi chỉ mang lại toàn thù ghét, thì bây giờ làm mọi người xúc động và thán phục. Bà Varvara đắc thắng, mặc dù bà phải buồn tiếc về dự định hôn nhân của con bà với Liza tan vỡ. Dĩ nhiên lòng tự cao về gia đình dự phần không ít trong thái độ của bà. Nhưng điềụ lạ lùng hơn hết là bà hóa ra tin tưởng rằng con bà thực sự đính hôn với ái nữ của bá tước K..., mặc dù bà cũng như mọi người khác chỉ nghe theo những lời đồn đại mà không dậm hỏi lại thẳng với con bà. Chỉ một đôi lần không thể kìm lòng, bà thầm trách đứa con thiếu cởi mở với bà. Nicolai chỉ cười và giữ im lặng, đối với bà thái độ đó có nghĩa là xác nhận. Nhưng bà không thể quên cô gái què. Ý nghĩ về nàng như tảng đá đè nặng trong lòng. Đó là cơn ác mộng chập chờn hình ảnh quái đản và những linh cảm trộn lẫn với mộng ước về ái nữ của bá tước. Chúng ta sẽ trở lại chuyện này. Khỏi phải nói cũng biết rằng bà Varvara chiếm lại sự nể trọng tột độ mà xã hội xưa kia đã dành cho bà, nhưng bây giờ bà không hưởng được là bao vì chẳng mấy khi bà ra khỏi nhà.

Song le bà đến thăm tổng đốc phu nhân một cách trọng thể, hiển nhiên vì bà cảm kích sâu đậm những lồi của phu nhân trong buổi tiệc hơn là của những người khác. Những lời nói ấy đã hóa giải rất nhiều bất bình đè nặng trong lòng người đàn bà đáng thương từ cái ngày chủ nhật không may mắn nọ. Bà xúc động và nói: “Tôi đã hiểu lầm bà ta!” Nhưng với bà Lembke thì bà Varvara chỉ nói suông là bà đến cám ơn. Tổng đốc phu nhân được tâng bốc tận mây xanh, nhưng phu nhân vẫn giữ vẻ thờ ơ và tự chủ. Bấy giờ phu nhân nhận thấy rõ ràng giá trị của mình. Thực ra, phu nhân có lẽ nhận thức hơi quá đáng về mình. Chẳng hạn như trong câu chuyện phu nhân tuyên bố rằng bà chưa hề nghe nói gì tới hoạt động của Xtepan Verkhovenxki hay là tiếng tăm về sở học của ông.      

- Dĩ nhiên tôi chấp nhận, cậu Piot’r - tôi rất thích cậu. Tính cậu hay bốc đồng, nhưng cậu còn trẻ, và tôi phải nói là cậu biết rất nhiều. Dù sao đi nữa cậu không phải là một nhà phê bình già về hưu.

Bà Varvara vội vàng chỉnh phu nhân về điểm trên: Xtepan Verkhovenxki không hề làm nhà phê bình bao giờ. Bà giải thích, trái lại ông đã luôn luôn sống trong nhà bà. Nhưng ông nổi tiếng vì hoàn cảnh liên hệ đến sự nghiệp của ông, “sự nghiệp trước kia của ông mà thiên hạ ai cũng biết khỏi nhắc lại”. Sau đó ông nổi danh vì những tác phẩm viết về lịch sử Tây Ban Nha, và hiện giờ ông định viết về các viện đại học Đức hiện đại và chắc còn viết cả về họa phẩm Đức Bà ở thành phố Dresden. Rõ ràng là bà Varvara không chối bỏ Xtepan Verkhovenxki trước sự khinh thị của Julia fon Lembke.

- Họa phẩm Đức Bà ở Dresden ư? Chắc bà muốn nói tới tác phẩm Đứa Bà Sistine phải không? Bà chị Varvara của tôi

ơi, tôi phải thú nhận là tôi đã ngồi trước tác phẩm đó hằng hai giờ đồng hồ liền và tôi đành bỏ cuộc với

thất vọng không ít. Tôi không thể hiểu được nó chút nào và tôi thực ngạc nhiên không biết những nét nguệch

ngoạc đó muốn vẽ cái gì. Karmazinov cũng cho là nó khó hiểu. Cho tới nay, kể cả người Nga cũng như người

Anh, chẳng ai khám phá được gì mới lạ về bức họa. Tôi có thể nói rằng thế hệ trước chúng ta đã tán tụng nó

quá

lố.

- Như vậy, tôi kết lụận là bây giờ có một mốt mới.

- Vâng, tôi cho rằng chúng ta không nên gạt bỏ ý kiến của giới trẻ. Người ta đã quá đơn giản gán cho họ nhãn

hiệu công xã viên, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta phải có thái độ thông cảm đối với họ. Lúc gần đây tôi đọc

mọi thứ - báo chí, tuyên ngôn công xã, và tất cả về khoa học tự nhiên. Tôi gửi mua dài hạn đủ loại tạp chí.

Vì chúng ta phải hiểu xã hội mà chúng ta đang sống và những người chúng ta phải chung đụng, có đúng không?

Người ta không thể sống suốt đời khép kín trong tháp ngà của mộng tưởng riêng mình. Tôi đã nghĩ nhiều về

điều đó, và tôi quyết định phải tử tế với thanh niên, có như vậy mới ngăn được họ tới bờ vực thẳm. Hãy tin

tôi đi, bà Varvara, chỉ có chúng ta, những người thuộc xã hội ưu tú, mới giữ họ khỏi rơi xuống đáy vực mà

những người già nua ngu xuẩn và hẹp hòi đang xô họ. Thêm nữa, tôi rất vui mừng được biết về ông

Verkhovenxki. Bà đã cho tôi một ý kiến: chúng ta có thể dùng ông ấy trong những buổi họp mặt văn nghệ. Tôi

sắp sửa tổ chức một cuộc giải trí kéo dài suốt ngày, bán thiệp tham dự, tiền lời giúp các cô giáo tư gia

nghèo khổ trong tỉnh chúng ta. Các cô giáo nghèo rải rác khắp nước Nga và riêng trong quận này đã có sáu cô

rồi. Cộng thêm với hai nữ điện tín viên, hai nữ sinh viên, và vô số phụ nữ khác muốn học một nghề mưu sinh

mà không có tiền trả học phí. Bà Varvara thân mến ơi, thân phận của phụ nữ Nga thật khủng khiếp! Vấn đề này

đang được nghiên cứu ở các trường đại học ở nước ta và đã từng được đưa ra trước Hội đồng Quốc gia. Trong

cái nước Nga kì lạ này, mọi việc đều có thể xảy ra, chúng ta có thể hướng dẫn sự nghiệp chung vĩ đại này

theo đường lối chính đáng chỉ bằng vào sự tử tế và tham gia trực tiếp của mọi tầng lớp xã hội. Ôi, chúng ta

thực sự có nhiều người giàu nghị lực hay không? Dĩ nhiên là có nhiều, nhưng lại phân tán khắp nơi. Vậy chúng

ta hãy siết chặt hàng ngũ và trở thành lớn mạnh hơn. Tóm lại, tôi sẽ bắt đầu bằng buổi họp mặt văn nghệ buổi

sáng, tiếp theo là bữa ăn trưa giản dị, rồi giải lao và sau đó buổi tối là khiêu vũ. Chúng tôi đã nghĩ tới

khai mạc cuộc vui buổi tối bằng những màn hoạt cảnh60, nhưng chi phí quá tốn kém, nên chúng tôi quyết định

trình diễn một cặp tứ vũ hóa trang tiêu biểu cho những trào lưu văn chương dành tiếng nhất. Ông Karmazinov

cho tôi ý kiến hay ho này. Ông ấy giúp tôi nhiều không kể xiết. Và bà biết không, ông sẽ đọc một tác phẩm

mới nhất trong dịp này - chưa ai đọc hay nghe nói tới bao giờ. Đó là sáng tác mới nhất và sau cùng, vì sau

đó ông ấy sẽ gác bút. Sáng tác này là tác phẩm nhỏ và duyên dáng của ông, mang tên là Cảm tạ. Ông cho rằng

cái tên bằng tiếng Pháp thú vị hơn mà lại cũng tế nhị nữa. Thực tình tôi cũng không đề nghị với ông cái tên

đại loại như vậy. Tôi thiết tưởng ông Verkhovenxki có thể đọc cho chúng ta một sáng tác tương tự nếu đừng

quá dài và quá bác học. Và tôi tin rằng cậu Piot’r sẽ ghé qua bà và cho bà biết chương trình, hay nếu bà cho

phép, chính tôi sẽ đánh xe tới. Tôi mong rằng bà không phản đối việc tôi xin ghi tên vào danh sách quan

khách của bà. Và tôi sẽ chuyển lời yêu cầu của bà tối ông Verkhovenxki, tôi cố thuyết phục ông ấy nhận

lời.

Bà Varvara trở về với lòng khâm phục phu nhân vô cùng, và - chỉ trời mới hiểu tại sao - bà thấy giận ông Verkhovenxki vô kể, người gì khốn khổ làm sao, chỉ ru rú trong nhà suốt ngày, chẳng hay biết gì tất cả biến chuyển bên ngoài.

Buổi chiều con bà và Piot’r đến định gặp bà và ông Verkhovenxki. Vừa thấy họ vào, bà thổ lộ ngay:

-  Tôi thấy bà Lembke hết sức quyến rũ, thực không hiểu tại sao trước kia tôi lại có thể nghĩ quấy về bà.

Piot’r nói rằng:

- Và bác phải làm lành với ông già nữa - ông ấy đang khá rầu rĩ. Bác đã xử với ông ấy thực quá tệ. Hôm qua khi

ông ấy gặp bác ngồi xe ra ngoài, ông ấy chào bác, nhưng bác quay mặt đi. Bác biết không, chúng ta sẽ tạo ông

ấy thành nhân vật quan trọng và tôi cho rằng ông ấy còn hữu

ích.

- Ồ, ông ấy sẽ đọc văn trong buổi họp mặt văn chương.

- Tôi đâu có nói tới điều này. Dù sao tôi cũng gặp ông ấy hôm nay, vậy bác có muốn nhắn gì không?

Bà Varvara lưỡng lự:

-  Nếu cậu muốn. Song tôi không chắc là cậu có thể sắp xếp được.

Rồi bà nhíu mày:

- Tôi muốn nói chuyện tận mặt với ông ấy. Tôi muốn xác định hẳn một ngày và một nơi mà cả hai có thể gặp được.

- Nhưng hẹn hò chi cho phiền, thì chỉ nói với ông ấy như vậy. Tại sao không để tôi nói ngay với ông ấy cho rồi.

- Tôi tin cậu có thể nói với ông ấy. Nhưng còn điều nữa, cậu nói với ông ấy rằng tôi muốn ông ấy đến tôi và tôi

sẽ cho ông ấy biết giờ nào. Nói với ông ấy là tôi nhất định sẽ làm như

vậy.

Piot’r cười toe toét và chuồn thẳng. Như tôi còn có thể nhớ được, bấy giờ trông anh ta ngông nghênh đặc biệt, và trút sự nóng nảy lên hầu hết mọi người. Lạ lùng thay mọi người đều tha thứ cho anh ta. Nói chung tất cả dường như cảm thấy rằng anh ta phải được đối xử một cách đặc biệt. Tôi phải ghi nhận nơi đây rằng anh ta rất giận dữ về cuộc đấu súng của Nicolai. Biến cố xảy đến với anh ta thật bất ngờ, lần đầu tiên nghe nói, mặt anh ta tái xanh. Có lẽ nó gần như cái tát vào tự ái của anh ta: anh ta chỉ nghe nói vào ngày hôm sau cuộc đấu súng khi ai ai cũng biết cả rồi. Khi tình cờ gặp Nicolai ở câu lạc bộ, năm ngày sau cuộc đấu súng, anh ta thì thầm với Nicolai:

- Nhưng anh không có quyền đấu súng như thế. Chuyện lạ là lần ấy là lần đầu tiên Piot’r gặp Nicolai ở câu lạc

bộ, năm ngày sau cuộc đấu súng, anh thì thầm với Nicolai: “Nhưng anh không có quyền đấu súng như thế”.

Chuyện lạ là lần ấy là lần đầu tiên Piot’r gặp Nicolai sau cuộc đấu súng năm ngày, mặc dù thật ra Piot’r hầu

như mỗi ngày đều đến thăm bà

Varvara.

Nicolai đi qua Piot’r chẳng thèm dừng lại, anh nhìn Piot’r một cách lơ đãng như thể không hay biết gì tới điều Piot’r đang nói. Nicolai đi qua phòng khiêu vũ về phía quầy rượu.

Piot’r rảo bước theo Nicolai - lơ là choàng vai Nicolai và vừa thì thầm:

-  Vậy rồi anh còn đi gặp Satov. Và anh còn quyết định công bố cuộc hôn nhân với Maria Lebiadkina nữa.

Thình lình Nicolai hất tay Piot’r và quay lại cau mày đe dọa. Piot’r nhìn chòng chọc Nicolai và môi nhếch nụ cười dài nhằng kì lạ. Nicolai tiếp tục đi.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3