Lũ Người Quỷ Ám - Chương 18
4
Có lẽ Piot’r Verkhovenxki cho rằng ngay khi anh ta đi rồi, Nicolai còn một mình, sẽ bắt đầu nắm tay đấm vào tường, và chắc chắn anh ta cũng muốn nhìn cảnh đó. Nhưng nếu đúng như vậy thì anh ta tưởng lầm: Nicolai vẫn hoàn toàn trầm tĩnh. Anh đứng nguyên bên cạnh bàn không nhúc nhích khoảng hai ba phút, có vẻ trầm ngầm suy nghĩ. Rồi trên môi nở một nụ cười lạnh lẽo, hờ hững. Anh từ từ ngồi lên chiếc ghế dài mà anh đã ngồi khi Piot’r tới và nhắm mắt như thể mệt mỏi quá sức. Một góc chiếc thư vẫn ló ra khỏi cái chặn giấy, nhưng anh không buồn nhúc nhích để giấu đi. Một lúc sau anh trở nên hoàn toàn vô ý thức với ngoại cảnh.
Khi Piot’r bỏ đi không giữ lời hứa ghé thăm bà Xtavroghina, bà không thể dằn được việc tới phòng con trai, bất kể giờ đó không thích hợp. Bà đã chịu đựng hết nổi trước những lo lắng quá sức và có ý hi vọng rằng con bà sẽ giải thích cho bà tất cả những điều mà bà không hiểu được. Bà gõ cửa và khi không nghe trả lời, bà bước vào, như đã vào khi đưa Piot’r tới thăm con. Thấy Nicolai ngồi bất động trên ghế, bà bước lại gần, tim đập mạnh. Bà ngạc nhiên, thấy con có thể ngủ gà ngủ gật như vậy, ngồi thẳng lưng và bất động, không nghe cả tiếng thở. Mặt anh, nhợt nhạt và khắc khổ. Người như đóng thành băng, lông mày hơi cau lại, trông anh như một bức tượng bằng sáp. Bà đứng gần anh có lẽ tới ba phút, hầu như không dám thở, và bỗng nhiên bà thấy sợ hãi. Bà rón rén ra khỏi phòng, ngừng bên cửa để làm dấu thánh giá hướng về phía anh. Bà bỏ đi không ai thấy, mang theo trong lòng một nỗi buồn nặng nề hơn nữa.
Nicolai ngủ được hơn một giờ, suốt giấc ngủ ở trong trạng thái mê mệt. Không một thố thịt chuyển động trên mặt hay thân thể; cặp lông mày vẫn cau lại một cách khắc khổ như lúc anh ngồi xuống. Nếu mẹ anh nán thêm ba phút nữa, có lẽ bà đã không thể chịu đựng được cảnh mủi lòng trước sự bất động hôn mê ấy và đã đánh thức anh dậy. Nhưng khi anh mở mắt ra thì chỉ có một mình, và dù đã mở mắt, anh vẫn không nhúc nhích suốt mười phút nữa. Anh như chăm chú nhìn vật gì ở góc phòng, mặc dù ở đó không có gì đặc biệt làm anh chú ý.
Rồi chiếc đồng hồ lớn trên tường gõ một cách êm ả và đều đặn đánh dấu nửa giờ. Nicolai quay đầu lại nhìn một cách lo lắng. Đúng lúc đó, chiếc cửa bên trong phòng mò ra và Alecxei, người hầu, bước vào. Một tay ông ta mang chiếc áo ấm, khăn quàng, và mũ của Nicolai, tay kia cầm một cái khay bạc trên có để một mảnh giấy.
- Thưa cậu đã chín giờ rưỡi rồi.
Ông ta loan báo bằng một giọng lặng lẽ, rồi vắt quần áo vừa mang vào lên một chiếc ghế ở góc phòng và chìa cái khay có mảnh giấy cho Nicoilai, trên đó có hai dòng chữ bằng bút chì. Nicolai đọc rồi lấy một cái bút chì để trên bàn, viết hai chữ cũng trên mảnh giấy đó rồi đặt lại lên chiếc khay. Anh đứng dậy khỏi ghế và nói:
- Khi tôi đi rồi ông đem gửi lại. Bây giờ để tôi thay quần áo.
Nhận thấy mình đang mặc mỗi cái áo khoác bằng nhung mỏng, anh suy nghĩ một lúc rồi bảo Alecxei mang đến cái áo khoác đen đứng đắn anh thường mặc trong các cuộc thăm viếng chính thức vào buổi tối.
Khi đã mặc quần áo xong, nghĩa là đầy đủ áo khoác ngoài, mũ... anh khóa cái cửa mà mẹ anh đã vào để thăm anh, cầm bức thư mà anh đã cố giấu dưới cái chặn giấy, và lặng lẽ bước ra khỏi phòng, có Alecxei theo sau. Anh đi đọc theo một hành lang dẫn tới một thang lầu hẹp, bằng đá, ở phía sau. Họ đi xuống và bước vào một phòng nhỏ trông thẳng ra vườn. Trong một góc phòng có một cái dù và một cái đèn lồng nhỏ hình như để đó để dùng trong trường hợp này.
Người hầu cố gắng lần cuối cùng để thuyết phục chủ đừng đi ra ngoài, ông ta nói:
- Trời đang mưa lớn và đường sá rất lầy lội.
Nhưng chủ ông ta đã giương dù, không trả lời và bước ra khu vườn nhớp nháp sũng nước, đen như mực. Ngoài trời gió đang rít lên và làm nghiêng ngả đám cây cối đã hầu như trụi hết lá. Lối đi hẹp, trải cát trong vườn đã ngấm nước và trơn trợt. Alecxei không đội mũ và không mặc áo khoác. Ông ta cầm chiếc đèn lồng, đi trước Nicolai khoảng ba bước để soi đường.
Nicolai bỗng hỏi:
- Tôi và ông như thế này có làm người ta để ý lắm không?
Alecxei trả lời bằng một giọng lặng lẽ đều đặn:
- Thưa cậu, ở cửa sổ họ không thấy chúng ta được đâu. Và ngoài ra, mọi việc đã được sửa soạn kĩ lưỡng.
- Mẹ tôi đang ngủ phải không?
- Bà đã đi nghỉ hồi đúng chín giờ, như mấy ngày mới đây, và thưa cậu, bà không có cách nào khám phá ra chuyện
gì. Mấy giờ tôi đón cậu về, thưa cậu? - Ông ta bấy giờ mới dám thêm vào một câu
hỏi.
- Khoảng một giờ hay một rưỡi gì đó, nhưng không tới hai giờ đâu.
- Thưa cậu vâng.
Họ đi theo con đường nhỏ khúc khuỷu mà họ nhớ thuộc lòng và tới một cái cổng nhỏ ở gốc bức tường đá bao quanh khu vườn. Chiếc cổng dẫn tới một con đường ngang nhỏ và hẹp. Cổng luôn luôn khóa. Alecxei đưa ra một cái chìa khóa. Nicolai lại lo lắng hỏi:
- Nó có kêu ken két không đấy.
Alecxei giải thích rằng ông ta đã đích thân cho dầu ngày hôm trước và hôm nay lại cho dầu nữa. Người ông ta đã ướt đẫm. Ông ta mở cổng và đưa chìa khóa cho Nicolai.
- Thưa cậu, nếu cậu quyết định đi xa, cậu cho tôi được phép nói rằng xin cậu đề phòng những người mà cậu có thể
gặp, nhất là ở những đường hẻm tối tăm vắng vẻ - thưa cậu, nhất là ở bên kia
sông.
Alecxei không thể dằn lòng không đưa ra lời cảnh cáo thêm này cho cậu chủ trẻ tuổi của ông ta. Ông ta đã biết Nicolai từ khi còn là một cậu bé, bế ẵm anh trên tay, và ông ta là một đầy tớ biết trách nhiệm, đứng đắn, thích đi nghe giảng đạo và thích đọc sách về tôn giáo.
- Đừng lo, bác Alecxei ạ.
- Thượng đế sẽ phù hộ cho cậu, thưa cậu - nhưng chỉ khi nào cậu làm điều phải.
- Cái gì? - Nicolai ngừng lại hỏi. Anh đã ra tới đường.
Alecxei rắn rỏi nhắc lại những lời vừa nói. Ngày xưa, bác ta chẳng bao giờ dám cả gan nói với chủ như vậy. Nicolai khóa cổng lại, bỏ chìa khóa vào túi, và bước đi dọc phố hẹp, mỗi bước chân là mỗi bước ngập trong bùn tới năm phân. Cuối cùng anh tới một con đường dài trải đá, vào giờ đó hoàn toàn hoang vắng. Anh biết rõ thành phố như lòng bàn tay và biết rằng đường Chúa Giáng sinh còn xa mới tới. Khi anh tới được chiếc cổng khóa chặt của căn nhà cổ của Filippoy, đồng hồ đã quá mười giờ. Từ khi anh em Lebiadkin đi rồi, tầng dưới nhà bỏ không, nhưng ở tầng trên, trong phòng Satov, có một ngọn đèn. Không có chuông nên Nicolai phải dùng tay đập cổng. Cửa sổ mở ra và Satov nhìn xuống đường. Anh ta chắc chắn khó phân biệt được cái gì, bởi vì anh ta đã chăm chú nhìn vào bóng tối trọn một phút. Bỗng anh ta hỏi:
- Phải anh đấy không?
Nicolai trả lời:
- Tôi đây.
Satov đóng cửa sổ, đi xuống lầu và ra mở cổng. Nicolai bước qua bực cổng và không nói một lời đi thẳng tới chái nhà của Kirillov.
5
Cửa cái chái không khóa và thực ra mở sẵn. Lối đi và hai căn phòng đầu tiên tối om, nhưng có một ngọn đèn thắp ở phòng thứ ba, căn phòng Kirillov ở và uống trà. Có tiếng cười và tiếng kêu kì lạ từ đó vọng ra. Nicolai bước về phía căn phòng có ánh sáng nhưng rồi ngừng lại ở ngưỡng cửa. Có nước trà trên bàn. Một bà già, họ hàng của người chủ nhà, đứng ở giữa phòng. Bà ta để đầu trần, mặc chiếc áo khoác bằng lông thỏ bên ngoài chiếc váy lót và đôi chân không đi tất xỏ trong một đôi dép cũ kĩ. Bà ta bế một đứa trẻ chừng mười tám tháng phong phanh mỗi chiếc áo, đôi chân bé tí để trần, cặp má đỏ ửng và mái tóc gần như màu trắng rối bù. Đứa bé trông như mới được nhấc từ chiếc nôi lên. Có lẽ nó mới khóc, bởi vì mắt nó còn ngấn lệ, nhưng bây giờ thì nó đang vỗ tay và cười đùa, mặc dù trong tiếng cười của nó vẫn còn nghe có tiếng nức nở. Nó đang chăm chú nhìn Kirillov lúc đó đang tung một quả bóng đỏ trước mặt nó. Quả bóng tung lên tới tận trần nhà và rơi xuống, đứa trẻ kêu: “Bóng! Bóng!” Kirillov bắt quả bóng và đưa cho nó, nó cầm trong đôi tay bé nhỏ và ném đi, định bắt chước tung lên. Kirillov chạy đi nhặt lấy. Cuối cùng quả bóng lăn xuống dưới gầm tủ, đứa trẻ nóng nảy lại kêu “Bóng, bóng!” và Kirillov nằm dài trên sàn nhà, cố dùng tay với quả bóng. Khi Nicolai bước vào phòng, đứa trẻ trông thấy anh và tức khắc kêu lên, ôm choàng lấy bà già và bà này bế ngay nọ đi chỗ khác. Kirillov đứng dậy với quả bóng trong tay và nói:
- Nicolai đó hả? - Anh ta nhìn như không mảy may, ngạc nhiên trước cuộc viếng thăm. - Dùng trà nhé?
Và anh ta đứng thẳng người lại.
- Tôi không phản đối gì cả, nhất là nếu trà thật nóng. Tôi ướt đẫm rồi.
Kirillov có vẻ bằng lòng và bảo đảm:
- Nóng, rất nóng. Ngồi xuống đi. Đừng để ý bùn đất anh mang vào. Lát nữa tôi sẽ lau sàn bằng giẻ ướt.
Nicolai ngồi xuống và uống cạn tách trà hầu như trong một ngụm.
- Một tách nữa?
- Thôi, cám ơn.
Kirillov, vẫn còn đang đứng, vội ngồi xuống trước mặt Nicolai:
- Anh tới đây có gì không?
- Vì công việc. Đây, đọc cái thư này đi. Gaganov gửi. Tôi đã nói về ông ta với anh ở Petersburg, anh nhớ không?
Kirillov cầm cái thư đọc rồi nhìn Nicolai như chờ đợi. Nicolai bắt đầu giải thích:
- Như anh biết, tôi gặp ông ta ở Petersburg một tháng trước đây, lần đầu tiên trong đời. Tôi và ông ta có gặp
nhau ba lần, trước mặt cả những người khác. Không được ai giới thiệu cũng chẳng tự giới thiệu, ông ta tỏ ra
rất xấc xược. Tôi đã nói chuyện đó với anh rồi, nhưng có vài điều anh vẫn chưa biết: bởi vì ông ta rời
Petersburg trước tôi, ông ta gửi cho tôi một cái thư, và mặc dù cũng chẳng có gì giống bức thư này, tôi thấy
thật ngạc nhiên và lạ lùng, bởi vì ông ta không thèm giải thích tại sao ông ta đã gửi nó cho tôi. Tôi vội
viết ngay thư trả lời ông ta, thẳng thắn nói rằng tôi chắc ông ta uất ức vì vụ đáng tiếc với cha ông ta bốn
năm trước ở hội quán tại tỉnh này, còn về phần tôi, tôi sẵn sàng xin lỗi ông ta bằng bất cứ cách nào ông ta
đưa ra, bởi vì hành động đó không phải cố ý mà do tôi bệnh hoạn vào lúc ấy. Tôi xin ông ta xét lại chuyện
đó. Ông ta không trả lời và bỏ đi. Bây giờ tôi lại gặp ông ta ở đây và ông ta đang giận điên lên. Vài điều
ông ta nói trước mọi người về tôi đã được báo cáo cho tôi biết: toàn là những lời nhục mạ và đầy những lời
buộc tội lạ lùng nhất. Cuối cùng, hôm nay tôi nhận được bức thư này - một bức thư như thế từ trước đến nay
không ai từng nhận được - đầy những câu tục tằn và công kích như câu: “anh với cái bản mặt phải đấm của
anh”. Cho nên tôi đến anh, hi vọng anh sẽ không từ chối giúp tôi một
tay.
Kirillov nhận xét:
- Anh nói không ai từng nhận được một cái thư như vậy, nhưng khi người ta nóng giận người ta mới viết những cái
thư như thế. Puskin đã viết một cái cho Heckeren. Được rồi, tôi sẽ giúp anh. Anh cho tôi biết phải làm gì
bây
giờ.
Nicolai giải thích rằng anh muốn Kirillov đi ngay hôm sau và tuyệt đối cần phải bắt đầu bằng việc xin lỗi một lần nữa rồi gửi một cái thư giải thích và xin lỗi thứ hai - tuy nhiên, với điều kiện là về phần ông ta, Gaganov sẽ hứa không gửi thư nhục mạ nữa. Nicolai khi đó sẽ coi cái thư mới nhận được như không có.
Kirillov nói:
- Quá nhiều nhượng bộ. Ông ta sẽ không chấp nhận.
- Hiện thời tôi tới đây để hỏi xem anh có đồng ý chuyển những điều kiện đặc biệt này cho ông ta hay không.
- Tôi sẽ chuyển. Đó là công việc của anh. Nhưng ông ta sẽ không chấp nhận.
- Tôi biết vậy.
- Ông ta muốn giao đấu. Anh nên nói cho tôi biết anh muốn giao đấu với ông ta bằng cách nào.
- Rồi, tôi muốn giải quyết xong xuôi nội ngày mai. Anh sẽ gặp ông ta khoảng chín giờ sáng. Ông ta sẽ nghe anh
nói hết rồi từ chối và bảo anh liên lạc với những người chứng của ông ta, khoảng mười một giờ. Bấy giờ, anh
sẽ dàn xếp với họ để tôi với ông ta gặp nhau khoảng một hay hai giờ trưa. Dĩ nhiên, vũ khí sẽ là súng lục và
tôi muốn anh xem xét cho việc giới tuyến cách nhau mười bước và sắp xếp cho chúng tôi đứng sau giới tuyến
mười bước, và chúng tôi sẽ sáp lại nhau theo hiệu lệnh. Mỗi người chúng tôi phải ngừng lại ở giới tuyến
nhưng trong khi đi tới có thể bắn trước. Rồi, tôi tin rằng tất cả có thế
thôi.
- Mười bước giữa hai lằn mức - như thế gần quá.
- Được rồi, cho mười hai bước vậy. Anh phải biết rằng ông ta thực tâm muốn đấu. Anh có biết nạp đạn vào súng
như thế nào
không?
- Tôi biết. Tôi cũng có súng riêng. Tôi sẽ hứa với họ rằng anh chưa bao giờ tập bắn súng lục. Người chứng của
ông ta cũng sẽ hứa như vậy. Lúc đó sẽ có hai cặp súng lục: cặp của tôi và cặp của ông ta, và chúng tôi sẽ
gieo sấp ngửa để xem sẽ dùng cặp
nào.
- Tốt lắm.
- Anh có muốn xem qua súng của tôi không?
- Tôi cũng nghĩ nên xem qua.
Kirillov ngồi xổm xuống ở một góc phòng bên chiếc rương. Anh ta không buồn đổ rương ra và chỉ lục những món lặt vặt khi cần. Anh ta lôi từ đáy rương một cái hộp bằng gỗ kè bọc nhung đỏ và lấy ra một cặp súng rất đẹp và đắt tiền.
- Tôi có đủ thứ: thuốc súng, đầu đạn, vỏ đạn. Khoan, tôi còn có một khẩu súng trái khế nữa.
Anh ta moi móc cái rương một lần nữa và lôi ra một cái hộp khác đựng một khẩu súng sáu của Mĩ.
- Anh có nhiều súng và tất cả đều đắt tiền cả.
- Phải, rất đắt.
Kirillov hầu như không có một xu dính túi và mặc dù anh ta hình như chẳng bao giờ để ý tới cái nghèo của mình, anh ta có vẻ hãnh diện khi trưng bầy những thứ vũ khí đắt giá mà chắc hẳn anh ta đã phải hi sinh lớn lao mới tậu được. Sau một lúc yên lặng ngắn. Nicolai hỏi một cách hơi ngập ngừng:
- Anh vẫn cương quyết đi tới cùng đấy chứ?
- Cương quyết. - Kirillov trả lời cụt ngủn. Qua giọng điệu câu hỏi, anh ta đã ý thức tức khắc những điều trong
đầu
Nicolai.
Lại một khoảng yên lặng ngắn nữa. Rồi Nicolai hỏi một cách thận trọng hơn trước:
- Khi nào?
Kirillov để mấy món vũ khí vằo hộp rồi trở lại ghế ngồi.
- Như anh biết, điều đó không túy thuộc vào tôi. Tôi sẽ làm khi nào được bảo làm. - Anh ta nói một cách vội
vàng, như thể không thích câu hỏi nhưng đồng thời sẵn sàng trả lời bất cứ câu chất vấn nào khác. Cặp mắt đen
mờ đục của anh ta chằm chằm nhìn vào Nicolai vặ vẻ mặt anh ta biểu lộ một sự trầm tĩnh khá thân
thiện.
Sau ba phút yên lặng, Nicolai hơi cau mày nói:
- Tôi có thể thông cảm được việc một người tự bắn vào mình, dĩ nhiên. Chính tôi đôi khi cũng nghĩ đến chuyện
làm như vậy. Và tôi thường tự nhủ: “Giả sử ta phạm một trọng tội”. - Tôi muốn nói một cái gì thực sự có tính
cách ô nhục, không thể diễn tả được, lố bịch..., một cái gì mà cả ngàn năm sau người ta vẫn nhớ và phỉ nhổ.
Rồi tôi nghĩ: “Một phát súng vào thái dương là sẽ chẳng còn gì. Vậy thì ta cần gì phải để ý đến mọi người và
lo lắng không biết một ngàn năm sau người ta còn ghê tởm mình không?” Anh đồng ý
chứ?
Sau một lúc cân nhắc những lời của Nicolai, - Kirillov nói:
- Anh gọi đó là một tư tưởng mới à?
- Tôi... Tôi không nói vậy... Chẳng qua khi nó nẩy ra trong đầu tôi, tôi cảm thấy... cảm thấy nó như một ý nghĩ
mới
mẻ.
- Anh “cảm thấy như” phải không? Tốt. Có nhiều tư tưởng lúc nào cũng có sẵn nhưng bỗng nhiên cảm thấy mới. Điều
đó đúng. Có nhiều chuyện tôi thấy bây giờ như thể thấy lần đầu
tiên.
Nicolai ngắt lời, nóng nảy muốn đưa ra hết ý nghĩ của mình:
- Thí dụ anh đang sống trên mặt trăng, và thí dụ anh đã làm tất cả những điều ghê tởm, lố bịch như vậy ở trên
đó. Rồi, khi anh tới đây, anh biết rằng ở trên kia người ta vẫn cười và phỉ nhổ mỗi khi đề cập tới tên anh,
khắp nơi trên mặt trăng, cả ngàn năm nữa vẫn còn. Nhưng bây giờ anh đang ở trên trái đất. và từ đây nhìn lên
mặt trăng, việc gì anh phải quan tâm tới những gì anh đã làm trên đó và lo không biết cả ngàn năm tên anh có
còn bị sỉ nhục ở trên mặt trăng
không.
- Không biết được. Tôi chưa từng ở mặt trăng bao giờ.
Anh ta nói không có một vẻ gì là châm biếm, như thể chỉ là một lời nhận xét thực tế bình thường.
- Con ai mới ở đây lúc nãy đó?
- Con của con riêng bà già - à không, của nàng dâu, cũng không khác gì mấy - đã tới đây. Ba ngày trước, với đứa
nhỏ. Cô ta ốm, rên cả đêm. Đau bụng. Mẹ đi ngủ, bà già mang đứa bé vào đây, tôi dỗ nó nín. Với quả bóng này.
Tôi mua quả bóng ở Hamburg. Tôi ném lên rồi bắt, cho khỏi đau lưng. Nó là con
gái.
- Anh thích trẻ con?
- Phải. - Anh ta trả lời, hoàn toàn hờ hững.
- Như vậy anh cũng thích cuộc sống, phải không?
- Vâng. Tôi thích, có gì không?
- Thế mà anh còn quyết chí tự bắn mình.
- Rồi sao? Có gì lạ đâu? Cuộc sống là một chuyện và chuyện kia là khác. Cuộc sống có thật nhưng không có cái gì
gọi là cái chết
cả.
- Như thế có phải anh đã đi tới tin tưởng rằng có một cuộc sống tương lai vĩnh cửu?
- Không, không phải một cuộc sống tương lai vĩnh cửu, mà chính hiện tại này có cuộc sống vĩnh cửu. Có những lúc
- anh có thể đạt được những lúc đó - thời gian bỗng ngừng lại và trở nên vĩnh
cửu.
- Và anh hi vọng sẽ đạt được một lúc như vậy?
- Phải.
Nicolai chậm rãi nói một cách đắn đo, cũng không có vẻ gì châm biếm:
- Trong thời đại chúng ta, thật khó có thể được. Trong sách Khải huyền55 thiên thần có hứa sẽ không còn có thời
gian
nữa.
- Tôi biết. Có nhiều sự thật trong đó, rõ ràng và đúng. Khi người ta đạt tới hạnh phúc, sẽ không còn có thời
gian bởi vì không cần nữa. Đó là một tư tưởng rất đúng sự
thật.
- Thế họ giấu thời gian ở đâu?
- Không ở đâu cả. Thời gian không phải là một vật, đó là một tư tưởng. Nó sẽ biến mất khỏi tâm trí.
Nicolai nửa buồn rầu nửa chán nản nói:
- Cái chuyện tầm thường cũ kĩ của triết học vẫn như xưa, kể từ thuở khai thiên lập địa tới giờ.
- Vẫn y như xưa kể từ khi các thời đại khai nguyên! Phải, và sẽ không có chuyện gì khác hơn, không bao giờ có!
- Kirillov nhắc lại. Mắt anh ta sáng lên như thể tư tưởng đó chứng minh được quan điểm của anh
ta.
- Có vẻ anh rất hạnh phúc, Kirillov ạ.
- Rất hạnh phúc. - Kirillov nói một cách hờ hững, như thể trả lời một câu hỏi bình thường nhất.
- Nhưng chỉ có điều mới đây anh có vẻ rất bận tâm và giận dữ với Liputin.
- Hừ... Bây giờ thì tôi không có gì chống báng ai. Khi đó tôi vẫn không biết rằng tôi hạnh phúc. Anh đã từng
nhìn một cái lá chưa, một cái lá trên cây
đó?
- Rồi.
- Mới đây tôi có nhìn một cái. Nó mầu vàng, điểm một ít mầu xanh và hơi úa ở cạnh. Gió thổi nó cuốn đi. Hồi tôi
mười tuổi, vào mùa đông, tôi đã nhắm mắt lại và tưởng tượng một cái lá, mầu xanh tươi, có những đường gân
nhỏ, và lấp lánh dưới ánh mặt trời. Khi tôi mở mắt ra, tôi không thể tin là thật, bởi vì nó đẹp quá. Rồi tôi
lại nhắm mắt
lại.
- Thế là thế nào? Một câu chuyện ngụ ngôn hả?
- Không..., tại sao? Tôi không kể một chuyện ngụ ngôn gì cả, đơn giản chỉ là cái lá. Một cái lá. Cái lá đó, nó
thật đẹp. Mọi sự đều
tốt.
- Mọi sự?
- Mọi sự. Con người cảm thấy bất hạnh bởi vì hắn không biết là hắn hạnh phúc. Đó là lí do độc nhất. Kẻ nào khám
phá được nó sẽ thấy hạnh phúc kể từ phút đó. Cái cô con dâu kia sẽ chết, đứa gái nhỏ ở lại - và mọi sự đều
tốt. Tôi đã bất ngờ khám phá ra như
vậy.
- Vậy thì, nếu người ta chết vì đói hay có kẻ nào ngược đãi hoặc hiếp đứa bé gái đó, cũng là tốt, phải không?
- Đúng. Và nếu có người đập vỡ sọ cái người đàn ông kia để cứu đứa bé gái, điều đó cũng tốt nữa. Và nếu không
có ai đập vỡ sọ kẻ đó, cũng tốt không kém. Mọi sự đều tốt. Nếu người ta chỉ biết rằng người ta hạnh phúc:
tất người ta hạnh phúc, nhưng khi nào người ta không biết vậy, người ta thấy bất hạnh. Và đó là tất cả vấn
đề.
- Thế anh nhận ra anh hạnh phúc như vậy hồi nào?
- Tuần trước, hôm thứ ba. Không, hôm thứ tư. Khoảng đêm thứ ba rạng ngày thứ tư.
- Trong dịp nào?
- Tôi không nhớ. Khi đó tôi đang đếm bước trong phòng. Điều đó không quan trọng. Tôi làm đồng hồ đứng lại. Lúc
đó là hai giờ ba mươi bảy phút
sáng.
- Có phải đó là một cử chỉ tượng trưng ngụ ý thời gian ngừng lại không?
Kirillov không trả lời câu hỏi. Một lúc sau anh ta nói:
- Họ xấu bởi vì họ không biết là họ tốt. Khi họ biết ra, họ sẽ không hiếp đứa bé gái. Họ phải tìm ra rằng họ
tốt, và rồi họ sẽ tốt hết, hết
thảy.
- Cho nên, bởi vì anh đã tìm ra, bây giờ chắc chắn anh tốt.
- Đúng, tôi tốt.
Nicolai cau mày nói:
- Tôi phải nói rằng tôi đồng ý điều đó.
- Kẻ nào thành công trong việc dạy con người rằng tất cả họ đều tốt sẽ kết liễu thế giới.
- Kẻ cố gắng dậy điều đó đã bị đóng đinh trên cây thánh giá rồi.
- Kẻ đó sẽ xuất hiện và là con người làm Thượng đế.
- Anh định nói Thượng đế xuống làm người?
- Không, con người làm Thượng đế - đó là sự khác biệt vĩ đại.
- Tôi thấy ngạc nhiên, có phải chính anh đã thắp ngọn đèn trước ảnh Đức Mẹ kia không?
- Phải, tôi thắp.
- Như vậy cuối cùng anh có tín ngưỡng?
- Bà già thích thắp đèn... và hôm nay bà ấy không có thì giờ.
- Tôi tin rằng anh chưa bắt đầu cầu nguyện?
- Tôi cầu nguyện mọi sự. Anh thấy con nhện đang bò kia không, ở trên tường đó? Tôi nhìn nó và tôi biết ơn nó
bởi vì nó
bò.
Cặp mắt anh ta lại sáng rực lên. Anh ta nhìn thẳng vào mặt Nicolai một cách cương quyết và không nao núng. Nicolai cau mày nhìn lại với vẻ không bằng lòng, nhưng sự biểu lộ của anh không có gì là nhạo báng. Cuối cùng, anh đứng dậy cầm lấy mũ và nói:
- Tôi đánh cuộc là lần sau tôi mới gặp anh, anh sẽ tin vào Thượng đế.
Kirillov cũng đứng dậy:
- Tại sao?
Nicolai trả lời với một cái thở ra:
- Nếu anh phát giác rằng anh tin nơi Thượng đế, Tất cả sẽ tin, nhưng bởi vì anh vẫn chưa biết nên anh chưa tin.
- Điều đó không đúng. Anh đã bóp méo tư tưởng. Đó là một sự khôi hài không đúng chỗ. Anh hãy nhớ cái vai trò
anh đã đóng trong đời tôi, Nicolai
ạ.
- Chào anh, Kirillov.
- Tối nào tới và gặp tôi lần nữa. Chừng nào?
- Sao, anh không quên chuyện ngày mai chứ?
- À, quên mất. Nhưng đừng lo, tôi sẽ không ngủ quên đâu. Tôi sẽ có mặt ở đó lúc chín giờ. Tôi biết cách thức giấc khi tôi muốn. Tôi đi ngủ và lẩm bẩm “bảy giờ”, nếu tôi nói “mười giờ”, là đúng mười giờ.
Nicolai nhìn gương mặt nhợt nhạt của Kirillov và nói:
- Anh có những khả năng thật đáng kể.
- Để tôi ra mở cổng cho anh.
- Đừng lo, có Satov rồi.
- Satov hả? Tốt. Thôi chào anh.