Lũ Người Quỷ Ám - Chương 09
Chương Bốn
CÔ GÁI THỌT CHÂN
1
Satov cũng không làm ra vẻ ương ngạnh và đích thân đến nhà Liza Nicolaevna vào giữa trưa như tôi đã viết mấy lời đề nghị với anh. Chúng tôi đến hầu như cùng một lúc bởi hôm đó cũng là bữa đầu tiên tôi đến thăm nàng. Liza, mẹ nàng và anh chàng Mavriki đang ngồi tranh luận trong phòng khách rộng lớn. Bà Drozdova bảo con gái đánh dương cầm, một bản nhạc valse đặc biệt nào đó. Liza vừa khởi sự đàn thì mẹ nàng bảo rằng đó không phải là bản valse mẹ nàng yêu cầu. Mavriki vô tình nói rằng, anh cho là đúng bản đó rồi; thế là bà Drozdova bật lên khóc lóc giận dữ. Bà không được khỏe và đi lại khó khăn lắm, chân sưng vù lên, và mấy ngày nay bà chẳng làm được việc gì ngoài việc làm rùm beng những chuyện nhỏ nhặt, mặc dù bà cũng hơi sợ con gái. Họ vui mừng khi chúng tôi đến. Liza hớn hở ra mặt, và sau khi cám ơn tôi đã chuyển lời nàng đến Satov, nàng đi tới anh, lộ vẻ đầy tò mò.
Satov đã dừng lại, tần ngần trước ngưỡng cửa. Liza cảm ơn anh đã đến và đưa anh tới mẹ nàng.
- Thưa mẹ, đây là ông Satov, người mà con đã nói với mẹ. Và đây là ông Govorov, bạn quí của ông Verkhovenxki và
của con nữa. Mavriki Nicolaevitr cũng có gặp ông ấy hôm
qua.
- Ai là giáo sư, hả con?
- Mẹ ạ, không ai là giáo sư cả.
- Sao lạ vậy, chính miệng con nói với mẹ có ông giáo sư kia mà. Đúng là ông này đây. - Bà chỉ Satov và nói với
vẻ khinh
miệt.
- Con nào có nói vơi mẹ là hôm nay con đợi ông giáo sư đâu, ông Govorov làm việc cho chính phủ, còn ông Satov
đây... là cựu sinh
viên.
- Ờ, sinh viên hay giáo sư có khác gì, cả hai đều dính dấp tới đại học. Nhưng sao, bất cứ mẹ nói điều gì con
cũng cứ phải nói trái lại vậy. Còn cái ông ở Thuy Sĩ có ria mép và núm
râu...
-Mẹ đang nói tới con ông Verkhovenxki, anh Piot’r, bà nhất quyết gọi là giáo sư không hiểu vì sao. - Liza vừa nói vừa đưa Satov về
phía cuối phòng khách, cả hai ngồi xuống trường kỉ. Liza thì thầm: Khi chân bà sưng, bà dễ nổi cáu
lắm.
Mắt nàng tiếp tục dò xét, nhất là chum tóc cố hữu rối bù của anh. Liza vô tâm bỏ tôi ở lại với bà già. Bà hỏi:
- Ông ở trong quân đội à?
- Dạ không, tôi làm việc cho chính phủ.
Từ phía cuối phòng đằng kia, Liza nói át ngay:
- Ông Govorov là bạn quí của ông Verkhovenxki:
- Vậy ông làm cho ông Verkhovenxki à, nhưng ông ấy là giáo sư mà?
Liza nóng nảy la to:
- Trời ơi, ngày đêm mẹ cứ mơ mộng giáo sư.
- Lúc thức, tao cũng thấy họ đầy rẫy ra. Còn mày phải luôn luôn cãi lại với mẹ mày mới được hay sao? Này ông,
bốn năm trước, khi Nicolai Xtavroghin còn ở đây, ông có ở đây
chưa?
Tôi trả lời là đã.
- Và có một người Anh ở với ông, đúng không?
- Dạ, không.
- Đấy, ông biết đó, không có người Anh nào - thật láo toét. Mụ Varvara và lão Verkhovenxki láo quá. Chúng láo
thật.
Liza cười thành tiếng, nàng giải thích:
- Vì cô Varvara và bác Verkhovenxki hôm qua nói rằng giữa Nicolai Xtavroghin và ông hoàng Harri của Shakespeare
trong vở kịch “Henrich IV” có nét giống nhau nên mẹ lại dựa vào cớ không có người Anh nào ở đây lúc đó mà
cho là họ
sai.
- Vì không có Harri, nên không có người Anh nào hết. Nicolai lộn xộn thật, mình nó giả điên làm hề.
Liza bắt buộc phải giải thích thêm cho Satov:
Mẹ tôi chỉ đùa đó thôi. Bà thuộc làu kịch của Shakespeare. Tôi đọc lớn tiếng cho bà nguyên màn thứ nhất của kịch “Otelo”. Nhưng mẹ tôi hôm nay không được khỏe. Mẹ à, đồng hồ vừa gõ mười hai tiếng, mẹ có nghe không? Tới giờ uống thuốc rồi đó.
Từ hành lang người tớ gái vào báo tin:
- Thưa bà, bác sĩ tới.
Bà già đứnglên, vừa gọi con chó cưng nuôi trong phòng:
- Dimmirca, Dimmirca, mau lên, đi thôi.
Đó là con chó già nhỏ nhắn ương ngạnh, nó chẳng thèm nghe lời bà gọi. Nó chui xuống gầm trường kỉ chỗ Liza ngồi.
- Không đi theo ạ? Được rồi, cũng chẳng ai cần! Thôi, xin chào ông. Tôi chưa biết nhớ quí danh.. - bà quay sang
nói với tôi: :
- Thưa, Anton Govorov.
- Cũng thế cả thôi! Nó vào lỗ tai này ra lỗ bên kia. Không, không cần tiễn tôi, Mavriki. Tôi chỉ gọi Dimmircạ.
Nhờ trời, tôi còn đi được một mình, và mai, tôi định cho người đánh xe ra ngoài
chơi.
Rồi bà bước ra với đôi chút giận dữ. Liza, vừa nói, vừa gật đầu thân mật với Mavriki, làm anh tươi hẳn lên:
- Ông Govorov, tôi mong ông nói chuyện với Mavriki.
Tôi tin rằng cả haị sẽ đươc hữu ích nhiều nhờ quen biết nhau hơn...
Chẳng biết làm gì hơn, tôi đành tán gẫu với Mavriki Drozdov.
2
Tôi sửng sốt khi biết Liza thực sự muốn gặp Satov về vấn đề văn chương thuần túy. Tôi không hiểu được nhưng trước đây tôi ngỡ đấy chỉ là cái cớ. Nhận thấy Liza tỏ ra không có gì muốn giấu chúng tôi, mà còn nói to và rõ ràng, Mavriki và tôi bắt đầu chú ý lắng nghe. Chẳng bao lâu sau chúng tôi được mời nhập bọn với họ trong câu chuyện. Hóa ra ước vọng của nàng là xuất bản một cuốn sách, nàng đang tìm một phụ tá vì nàng thiếu kinh nghiệm về văn chương. Tôi ngạc nhiên trước vẻ nghiêm trọng khi nàng bắt đầu giải thích dự án của nàng với Satov. Tôi nghĩ: “Nàng phải nhiều ý tưởng mới lạ lắm đây. Nàng không bỏ thì giờ hồi ở Thụy Sĩ vào chuyện không đâu”. Satov chăm chú lắng nghe, mắt chẳng rời sàn nhà. Anh chẳng lộ chút ngạc nhiên khi biết người con gái phù hoa này có cao vọng không ngờ.
Dự định văn chương của nàng như sau. Hằng trăm báo toàn quốc và địa phương, phát hành khắp nước Nga hằng ngày đăng tải hàng ngàn biến cố. Rồi theo thời gian qua, giấy báo hoặc xếp đông dùng gói hàng, hoặc vứt bỏ như rác rưởi. Nhiều biến cố đăng tải đập mạnh vào trí tưởng tượng quần chúng, được ghi nhớ trong một lúc, rồi sau đó rơi vào quên lãng. Đôi khi người ta thích tìm lại những chuyện như thế, nhưng không biết chỗ nằo để bắt đầu trong biển giấy báo, nhiều khi lại còn không biết được nơi và ngày tháng, thậm chí năm xảy ra biến cố. Cho nên, nếu những biến cố trọn năm được tóm tắt lại trong một quyển sách và sắp xếp theo phương thức hẳn hoi với phần chỉ dẫn và bảng phối kiểm chỉ rõ ngày tháng; quyển sách như thế sẽ cho ý tưởng tổng quát về sinh hoạt nước Nga riêng trong năm đó, mặc dù, dĩ nhiên một phần nhỏ nhoi của các biến cố, mới chỉ có thể liệt kê. Satov nói:
- Thay vì một biển giấy báo là những pho sách dầy cộm chứ gì.
Liza bênh vực dự án của nàng một cách nhiệt thành, mặc dù nàng thấy khó khăn, vì không quen diễn đạt ý tưởng mình. Nàng cam đoan với Satov chỉ cần một quyển sách là đủ và lại không dầy cộm như anh tưởng... Cho như nó có dầy đi nữa, nó cũng còn dễ sử dụng, vì trọng tâm của dự án là cách sắp xếp các dữ kiện. Nàng không có ý định thu lượm mọi sự việc rồi nhét vào sách. Nghị định, sắc lệnh, chính sách, luật lệ địa phương đều phải loại ra ngoài, mặc dù chúng có thể có tầm quan trọng. Đại khái có lẽ loại đi nhiều, chỉ giới hạn phạm vi lựa chọn các dữ kiện tiêu biểu ít nhiều không khí trí thức đặc biệt và dân tộc tính Nga trong mỗi thời kì. Dĩ nhiên, mọi sự việc có thể dùng - các chuyện lạ, các vụ hỏa hoạn, các cuộc lạc quyên của quần chúng, các hành vi đẹp, các tội ác, các tin tức về nạn lụt. Vâng, có lẽ phải thêm một số sắc lệnh nữa, nếu chúng tiêu biểu được giai đoạn đó. Nhưng sự lựa chọn phải nhằm rọi ánh sáng lên các trào lưu chung, ngõ hầu phác họa được bức tranh toàn cảnh. Và sau cùng, cuốn niên giám phải dễ đọc để độc giả trung bình thích thú, ngoài ra cũng quan tâm đến giá trị tham khảo nữa. Vì thế, nó phải được xem như một phản ánh của đời sống tinh thần, văn hóa và đạo đức của xứ sở trọn năm.
Liza nhấn mạnh:
- Chúng ta muốn sao mỗi người đều mua một quyển, muốn nó là vật dụng cần yếu trên mỗi bàn giấy. Tôi nhận thấy
rằng nó thành công hay không hoàn toàn tùy thuộc vào dự án. Và thưa ông Satov, đó là lí do tôi gặp
ông.
Nàng xúc động, và mặc dù lời giải thích còn thiếu sót và lộn xộn, Satov cũng mường tượng khá rõ những gì nàng nghĩ trong đầu. Anh lẩm bẩm:
- Có nghĩa là sẽ phải có định hướng, sự lựa chọn các sự kiện sẽ theo một định hướng riêng.
- Hoàn toàn không phải thế. Tôi không muốn chọn lựa theo định hướng, và tôi cũng chẳng muốn có định hướng nào
hết. Cái định hướng độc nhất của tôi là khách
quan.
Satov nói, vừa trở người:
- Vâng, có định hướng cũng chẳng sao. Và hễ có chọn lựa là không thể tránh định hướng. Nguyênn việc chọn lựa dữ
kiện cũng cho ta thấy định hướng rồi. Nhưng dù sao ý kiến của cô cũng không đến nỗi nào.
Liza hỏi với hy vọng:
- Vậy có thể có được một quyển sách như thế chứ?
- Chúng ta phải nghĩ xem đã. Cô biết đó là một việc phức tạp. Không thể nói ngay đước. Chúng ta cần kinh
nghiệm. Và ngay cả khi chúng ta đã xuất bản một quyển sách, chúng ta còn phải học mọi chuyện về xuất bản.
Sau nhiều thử thách ý tưởng nảy nở dần dần. Ý kiến của cô kể ra được
đó.
Sau cùng đôi mắt anh rời sàn nhà, ngước nhìn nàng. Đôi mắt long lanh, anh rất mực chú ý. Anh ngập ngừng hỏi Liza, nhưng với giọng thân thiện:
- Đó là sáng kiến của riêng cô?
Liza cười tươi như hoa và trả lời:
- Nghĩ thì dễ, làm được mới khổ. Tôi thực sự chưa rành. Tôi không thông minh lắm, tôi chỉ theo đuổi cái gì mình thấy rõ ràng thôi.
- Theo đuổi?
Nàng hỏi lại:
- Tôi đã dùng từ không thích đáng à?
- Cô có thể dùng theo ý cô. Tôi không ám chỉ....
- Khi tôi còn ở ngoại quốc, tôi nghĩ phải làm gì hữu ích. Tôi có tiền mà chẳng biết làm gì! Tôi cũng phải góp
phần vào lợi ích chung chứ? Rồi thì ý nghĩ ấy đến với tôi bất chợt, tôi không hề nghĩ ngợi gì tới nó, nhưng
tôi cực kỳ thỏa mãn khi phát hiện nó. Tôi thấy ngay cần có người giúp đõ. Dĩ nhiên, người cộng tác ấy sẽ là
người hợp tác xuất bản luôn. Chúng ta sẽ chia đôi: ông hoạch định chương trình và làm việc, còn tôi, thì có
sáng kiến và bỏ vốn. Ông nghĩ cuốn sách có sống vững
không?
- Nếu chúng ta hoạch định đúng mức, nó phải được.
- Tôi tưởng cũng nên nói với ông, tôi không đặt nặng vấn đề kiếm lời, nhưng nếu bán chạy và có lời càng hay.
- Nhưng tôi, tôi có làm được gì đâu?
- Ông chưa hiểu à? Tôi mời ông hợp tác, chúng ta sẽ chia hai, ông năm tôi năm. Ông chỉ cần thảo kế hoạch đi.
- Sao cô biết tôi đủ sức thảo ra cái gì có giá trị?
- Người ta đã nói với tôi nhiều về ông, ở nhiều nơi khác nhau. Tôi biết ông rất thông minh, nào là... ông làm
việc cho lý tưởng, ông suy nghĩ nhiều về mọi chuyện. Piot’r Verkhovenxki nói với tôi về ông, khi tôi gặp ông
ấy ở Thụy Sĩ. - Và nàng tiếp theo lẹ làng: - Anh ấy là người thông minh tuyệt vời, phải
không?
Satov liếc nhanh nàng, rồi nhìn trở lại sàn nhà.
- Nicolai Xtavroghin cũng nói với tôi nhiều về ông.
Satov đỏ mặt ngay. Liza đẩy xấp báo cột dây về phía anh, vừa nói:
- Còn đây là xấp báo. Tôi đã chọn thử vài dữ kiện làm đầu và đánh số. Ông xem thế nào.
Satov đỡ lấy xấp báo.
- Ông mang về nhà xem sau. Và sẵn ông cho biết hiện ông ở đâu?
- Đường Giáng sinh, nhà ông Filippov.
Liza nhanh nhảu nói:
- Tôi biết nhà ấy. Dường như, nêu tôi không lầm, ở đó có một đại úy - ông Lebiadkin thì phải, ông ta hẳn là
láng giềng của
ông?
Satov ngồi bất động cả phút, mắt vẫn không rời sàn nhà, tay ôm xấp báo. Anh lẩm bẩm, hạ thấp giọng thật lạ như thì thầm:
- Tốt hơn cô nên tìm người khác làm việc này, tôi chẳng được tích sự gì đâu. Liza đỏ mặt. Nàng bảo: - Ông ám chỉ việc gì? Mavriki, làm tín lấy giùm cái thư cho tôi!
Tôi theo Mavriki đi tới bàn. Nàng cực kì dao động, vừa mở thư vừa nói với tôi:
- Ông hãy xem thư này. Ông có thấy thư nào giống thư này bao giờ chưa? Ông vui lòng đọc giùm, to lên, tôi muốn ông Satov cũng được nghe.
Và với sự kinh ngạc không ít, tôi đọc to bức thư sau đây:
Kính gửi tuyệt thế giai nhăn, cô Elizaveta Tusina!
Thưa Quí nương,
Ôi nàng đẹp nhất trần đời,
Ngựa phi trong gió, tóc bời như mây.
Giáo đường quì cạnh mẹ đây,
Mặt xinh đôi má hây hây ửng hồng.
Ta mơ đến chuyện vợ chồng,
Sụt sùi ta tỏ tấm lòng với ai.
(do một kẻ ít học làm trong một cuộc tranh luận).
Thưa quí nương,
Tôi không tiếc gì cho bằng chẳng được cái vinh diệu hy sinh cánh tay ở chiến trường Sevastopol41, xét rằng tôi không có may mắn ở đó. Trong suốt chiến dịch này tôi phục vụ cục tiếp liệu, bận bịu công việc tiếp tế lương thực dơ bẩn, thật là bất hạnh. Quí nương là tiên nữ thuở xưa giáng trần. Còn tôi chẳng ra gì. Tuy vậy qua hình ảnh quí nương tôi vẫn cảm thấy sự Vĩnh cửu. Xin quí nương coi bài thơ trên như một bài thơ không hơn không kém, bởi vì, dù quí nương có nói gì đi chăng nữa thì thơ cũng chỉ là vô nghĩa, và trong đó người ta có thể nói những chuyện mà trong văn xuôi sẽ bị coi là sỗ sàng. Mặt trời có lẽ nào nổi cơn thịnh nộ với con vi trùng làm thơ ca ngợi mặt trời từ trong giọt nước mà nó sinh sống với bao vi trùng khác (đó là nếu quí nương nhìn qua kính hiển vi)? Ngay như hội nhân đạo bảo vệ súc vật ở Petersburg gồm những người tốt lành nhất, và rủ lòng thương xót sâu xa đến lũ chó và ngựa khổ đau, cũng khinh thị lũ vi trùng tầm thường và không thèm đả động chút gì đến chúng, tất cả bởi vì kích thước nó quá nhỏ nhoi. Còn tôi nữa, tôi cũng bé mọn như vi trùng. Ý muốn lập gia đình hẳn là lố bịch cho tòi lúc này, nhưng ngày gần đây tôi sẽ là chủ nhân ông của hai trăm cựu nông nô, thông qua kẻ “ghen ghét người” mà quí nương khinh miệt. Tôi có thể thông báo với quí nương nhiều, rất nhiều điều, và tôi sẵn sàng đưa ra tài liệu làm hậu thuẫn cho chúng để đưa một người đi Xibir. Mong quí nương không khinh lời đề nghị của tôi. Bức thư này là của con vi trùng trong thư.
Kẻ đầy tớ hèn mọn của quí nương
Đại úy I. Lebiadkin (hồi hưu)
Xiri hầu quí nương.
Tôi la to, không kìm được bực tức.
- Đồ hạ cấp, viết thư thật tởm. Lại viết trong cơn say nữa chứ. Tên đó tôi biết mà.
Liza đỏ mặt, nàng giải thích ngay:
- Tôi nhân thư hôm quạ, tôi đoán liền là một tên đần độn nhà quê. Nên tôi đâu có đưa mẹ tôi đọc, cho bà khỏi
phải nổi sùng thêm, nhưng nếu hắn tiếp tục, tôi thật không biết phải làm sao. Mavriki muốn đến bảo hắn chấm
dứt.
Nàng nói với Satov:
- Từ lâu tôi xem ông như người cộng tác, và khi biết ông ở chung nhà, tôi nghĩ tôi nên hỏi ông không biết hắn
còn giở trò gì nữa
đây.
Satov làu nhàu, như miễn cưỡng:
- Hắn ngang ngược, be bét rượu chè.
- Hắn lúc nào cũng ngu ngốc như thế sao?
- Không hẳn vậy, lúc tỉnh rượu chẳng đến nỗi nào.
Tôi cười xen vào:
- Tôi biết một ông tướng làm thơ y hệt vậy.
Mavriki từ nãy vẫn im lặng, giờ mới phát biểu:
- Tôi cho rằng cái thư đó đủ nói lên trong đầu hắn có gì.
Liza hỏi:
- Tôi nghe nói hắn sống với người em gái?
- Vâng.
- Nghe đồn hắn bắt nạt cô ta khiếp lắm, có đúng không?
Satov liếc nhanh Liza lần nữa - và cau mày. Anh đi tới cửa vừa lẩm bẩm:
- Việc đó chẳng ăn nhằm gì đến tôi.
Liza gọi giật lại:
- Khoan đã... Ông đi đâu vội thế? Còn nhiều chuyện bàn nữa mà.
- Còn gì nữa? Mai tôi sẽ cho biết...
Kiza đoan quyết với anh, giọng nàng càng lúc càng dao động hơn:
- Sao vậy? Chúng ta bàn chuyện quan trọng nhất: nhà in. Ông tin tôi, tôi không nói chơi đâu, tôi muốn làm thật
mà. Nào, chúng ta quyết định xuất bản cuốn sách, chúng ta sẽ cho in ở đâu? Đó là cả vấn đề, vì chúng ta
không định lên tận Moskva in, còn nhà in địa phương không đảm trách nổi. Tôi nghĩ ngợi nhiều đến chuyện lập
nhà in riêng, ông đứng tên được chứ. Tôi biết mẹ tôi không phản đối, nếu được ông đứng tên cho.
Satov hỏi một cách ủ rũ:
- Sao cô biết tôi đảm nhiệm nổi nhà in?
- Sao không, hồi còn ở Thụy Sĩ, Piot’r Verkhovenski có đề cử ông trong việc này. Anh ấy bảo tôi là ông rành
việc ấn loát lắm. Anh ấy còn muốn viết cho tôi giấy giới thiệu tới ông, nhưng tôi quên không lấy.
Satov sa sầm nét mặt. Bây giờ tôi còn nhớ rõ, anh đứng lặng vài giây rồi bước ra khỏi phòng. Liza giận tím mặt. Nàng quay sang hỏi tôi:
- Anh ta thường bỏ đi ngang như vậy à?
Tôi nhún vai. Nhưng lúc ấy đột nhiên Satov quay trở lại, bước thẳng tới bàn, bỏ xấp báo xuống và tuyên bố:
- Tôi không cộng tác với cô được. Tôi không có thì giờ.
- Nhưng tại sao vậy? Có điều gì làm ông giận?
Giọng nàng đượm vẻ thất vọng, nhưng cầu khẩn, làm xao xuyến lòng anh, anh ngẩn nhìn nàng một hồi lâu như muốn len lỏi vào tận ngõ ngách tâm hồn nàng. Anh hạ thấp giọng như thì thào:
- Dù thế nào đi nữa, tôi cũng không muốn...
Và lần này anh đi thật: Liza sững sờ chết lặng đi.
Mavriki lớn tiếng:
- Tên quái gở!