Lũ Người Quỷ Ám - Chương 07

7

Ông Verkhovenxki đứng lặng suy nghĩ một lúc, ném cặp mắt mất hồn về tôi, với lấy mũ và chiếc can rồi lặng lẽ ra khỏi phòng. Tôi bước theo. Qua khỏi cổng, khi nhận thấy tôi đằng sau ông nói:      

-  À, anh còn ở đây. Tốt. Anh có thể như một nhân chứng. Anh theo tôi chứ?

-  Ông thực sự không định tới đó chứ? Ông hãy nghĩ hậu quả có thể xảy ra.

Ông ngừng lại một giây và nhìn tôi với một nụ cười thương tâm vô vọng, đầy tủi hổ và chán nản cùng cực, đồng thời chứa đựng một sự ngây dại kì lạ. Ông thì thầm:

-  Nhưng tôi không thể cưới vợ để che đậy tội lỗi của một kẻ khác.

Tôi đã chờ đợi ông nói điều đó. Cuối cùng điều khó nói đã được thốt ra sau bao nhiêu tránh né và giả vờ. Tôi thực sự phẫn nộ.

- Sao một tư tưởng hèn hạ như thế, bẩn thỉu như thế có thể xảy ra đối với một người thông minh, độ lượng như

ông, ngay... cả trước khi Liputin úp mở nói

ra.

Ông đưa mắt nhìn tôi không trả lời rồi bước đi. Tôi cũng bước theo. Tôi muốn nói cho bà Xtavroghina tất cả những điều tôi nghĩ. Tôi có thể tha thứ cho ông nếu ông tin lời Liputin chỉ vì bản tính mềm yếu đàn bà của ông, đằng này ông đã nghĩ tới điều đó từ lâu; Liputin chỉ xác nhận lại những điều ông nghi ngờ và đổ thêm dầu vào lửa: Ông Verkhovenxki đã sẵn ngờ, vực người thiếu nữ ngay từ đầu, không hề căn cứ vào đâu, dù bằng lời thóc mách của Liputin. Ông đã giải thích sự thúc giục cứng rắn của bà Xtavroghina như là bị thúc đẩy bởi sự vội vã ghê gớm, muốn che đậy tội lỗi bằng cuộc hôn nhân của một người khả kính - tội lỗi điển hình của một nhà quí tộc trẻ tuổi giàu có, tức đứa con trai Nicolai vô tích sự của bà! Tôi mong ông sẽ phải trả giá chuyện đó. Ông bước thêm chừng một trăm bước nữa rồi ngừng lại. Ông bỗng kêu lên:

-  Ôi trời xanh cao cả nhân từ! Ôi, biết lấy ai an ủi ta bây giờ?

Tôi dùng sức xoay người ông lại và nói:

-  Thôi, chúng ta về nhà đi, rồi tôi sẽ giải thích mọi chuyện cho ông nghe.

Một giọng nói tươi trẻ bỗng vang lên như điệu nhạc phía sau chúng tôi:

-  Đúng bác ấy rồi! Đúng là bác rồi, bác Verkhovenxki, chắc chắn là bác rồi!

Chúng tôi đã không nhìn thấy nàng tới và bất ngờ Liza hiện ra, sừng sững trước mặt chúng tôi trên lưng ngựa, cùng với người bạn đồng hành cố hữu phía sau. Nàng gò cương, kêu lớn bằng một giọng vui vẻ:

- Tới đây, tới đây mau! Xem nào, cháu không được gặp bác đã mười hai năm rồi nhưng nhận ra bác ngay, còn bác...

bác thực không nhận ra cháu hay

sao?

Ông Verkhovenxki nắm lấy bàn tay dang thẳng của nàng và bùi ngùi cúi xuống hôn, rồi chú mục nhìn nàng với một vẻ cầu nguyện. Ông không thốt được lời nào.

- Bác ấy còn nhận ra và vui mừng khi gặp lại em! Xem kìa, anh Mavriki, bác ấy sung sướng khi gặp em lại! Thế

sao cả hai tuần nay bác không đến nhà cháu chơi? Cô Varvara nói là bác bị ốm và không nên quấy rầy, nhưng

cháu biết cô ấy nói dối. Cháu giận lắm và trù ẻo bác dữ lắm, nhưng cháu muốn tự ý bác đến trước. Vì thế cháu

đã không nhắn nhe gì bác cả. Nhưng nhờ trời, bác không có gì thay đổi! Mà có, cháu trông thấy có vết nhăn

nhiều lắm, quanh mắt và hai bên má của bác. Cả tóc bác cũng đổi màu xám rồi. Nhưng, chính đôi mắt bác thì

vẫn như xưa! Còn cháu thì sao, bác, cháu có thay đổi gì không? Sao bác không nói gì

vậy?

Lúc đó tôi bỗng nhớ có nghe kể rằng khi được mang đi Petersburg hồi mười một tuổi, nàng đã bị ốm và trong lúc ốm nàng không ngớt khóc và gọi tên ông Verkhovenxki.

Ông bỗng thì thầm, giọng run rẩy vì mừng rỡ.

- Cháu... Bác..., đúng lúc bác nói: “Biết ai an ủi ta bây giờ?” thì bác nghe giọng nói của cháu... Thật là một

phép lạ và bác bắt đầu tin

tưởng...

- Tin tưởng có Trời? Trời xanh cao cả nhân từ? Bác thấy không, cháu vẫn còn nhớ thuộc lòng tất cả những bài học

của bác. Anh Mavriki, anh không thể tưởng tượng được niềm tin bác Verkhovenxki đã gây cho em đối với Trời

xanh cao cả nhân từ! Thế bác có nhớ bác kể cho cháu nghe chuyện ông Columbus37 khám phá ra Mĩ châu và mọi

người trên tầu la lên như thế nào không? Họ la “Đất liền, đất liền!” Chị vú Aliona của cháu kể lại với cháu

là lúc ngủ cháu cứ la “Đất liền, đất liền!” Cả mấy tuần lễ sau đó. Còn truyện Hamlet bác có nhớ bác kể thế

nào không? Và cách bác tả lại những người di dân nghèo khổ được chở từ Âu châu qua Mĩ châu như thế nào

không? Mavriki ạ, không có một tí sự thật nào trong đó cả - sau này em biết ra thực sự họ đã chuyên chở đi

như thế nào - thế mà bác ấy nói dối thành ra câu chuyện thật đẹp, đẹp hơn sự thật rất nhiều. Kìa, sao bác cứ

nhìn anh Mavriki như thế kia? Anh ấy là người tử tế và đáng tin cậy nhất trên đời, bác rồi sẽ phải mến anh

ấy, dù bác có muốn hay không, cũng như bác đã mến cháu vậy! Anh ấy chiều cháu mọi điều. Nhưng mà, bác

Verkhovenxki của cháu, bác cho cháu biết tại sao; chắc chắn bác lại cảm thấy khổ sở đến nỗi phải kêu to cần

người an ủi giữa đường phố như thế này. Bác không được hạnh phúc phải không bác? Cháu nói có đúng

không?

- Giây phút này bác thật hạnh phúc...

- Cô Varvara có làm tình làm tội bác không? - Nàng nói tiếp, không cần chờ ông trả lời. - Cô ấy vẫn khó chịu,

bất công, nhưng luôn luôn cần thiết như trước phải không bác? Bác có nhớ bác thường ngã vào tay cháu và cháu

đã khóc an ủi bác như thế nào không? Lại đây bác, bác đừng ngại Mavriki; cháu đã kể cho anh ấy nghe mọi

chuyện, về bác. Nếu bác muốn, bác có thể khóc ngay trên vai anh ấy đến bao giờ cũng được, anh ấy sẽ đứng yên

không nhích một phân nào? Bác nâng cái mũ lên một tí đi. Thôi bác bỏ hẳn ra đi. Đứng đây bác, kiễng chân

lên, thẳng người lên bác: cháu muốn hôn lên trán bác như lần cuối cùng bác cháu từ giã nhau. Kìa, có một cô

gái trên cửa sổ nhìn cảnh này kìa. Sát nữa, sát nữa! Ôi, tóc bác đã bạc trắng

rồi!

Nàng cúi mình trên yên ngựa và hôn lên trán ông.

- Cháu sắp đến thăm bác bây giờ. Ngay bây giờ! Cháu biết chỗ bác ở và vài phút nữa cháu sẽ tới. Bác thật cứng

đầu, thành ra cháu phải đi bước trước, nhưng sau đó cháu sẽ bắt bác đến nhà cháu chơi ở suốt ngày. Bác về

nhà nhanh lên để sửa soạn đón

cháu.

Rồi nàng phi ngựa đi, có anh chàng hộ tống theo sau. Khi chúng tôi trở về tới nhà ông, ông Verkhovenxki ngồi xuống chiếc ghế dài và bắt đầu khóc. Ông luôn mồm lẩm bẩm:

-  Nhờ trời, nhờ trời! Cuối cùng cũng có một phút hạnh phúc.

Trong vòng mười phút sau, Liza xuất hiện, có chàng Mavriki của nàng đi theo. Ông Verkhovenxki đứng dậy đón nàng, ông nói:

- Cháu và hạnh phúc, cả hai đến cùng một lượt.

- Đây là hoa của bác. Cháu mới lấy ở nhà bà Sevalie. Mùa đông mà lúc nào bà ấy cũng có hoa để mừng sinh nhật.

Bây giờ cháu muốn bác tiếp chuyện với anh Mavriki Drozdov. Cháu muốn mang biếu bác một cái bánh, nhưng anh

ấy cứ bảo như vậy không hợp với tinh thần người

Nga.

Mavriki là một đại úy pháo binh ba mươi tuổi. Chàng là một người cao lớn, đẹp trai, và đứng đắn không chê vào đâu được. Dung mạo chàng dễ cảm, mới trông thoáng vẻ tàn nhẫn, mặc dù bất cứ ai vừa quen chàng chưa được một phút cũng nhận ra chàng rất tử tế. Đồng thời, chàng rất kín đáo và không quen nhận bạn dễ dãi. Sau này, nhiều người trong thành phố nói chàng không sáng trí cho lắm, nhưng điều đó thật không công bằng.

Tôi thấy không cần phải tả sắc đẹp của Liza. Cả thành phố đang trầm trồ rồi, cho dù nhiều bà chê nàng. Một số còn ghét nàng nữa, đầu tiên vì sự kiêu hãnh của nàng - nàng và mẹ nàng vẫn chưa đi thăm một ai. (Sự thực là bà Drozdova trong người không được khỏe cho lắm). Lí do thứ hai khiến họ ghét Liza là vì nàng có họ hàng với vị đệ nhất phu nhân mới. Lí do thứ ba là nàng cứ đi vòng quanh thành phố trên lưng ngựa. Thành phố chúng tôi chưa hề có phụ nữ cưỡi ngựa đi rong, cho nên việc nàng xuất hiện trên lưng ngựa trước cả việc làm bổn phận viếng thăm mọi người là một thách thức đối với xã hội chúng tôi. Đó chỉ là một lẽ tự nhiên - dù cho nhiều người biết rằng nàng cưỡi ngựa là theo lời khuyên của bác sĩ. Cũng vì lời khuyên đó mà ngẫu nhiên gây ra một số phỏng đoán về tình trạng sức khỏe của nàng. Nàng thực ra không được khỏe. Mới nhìn qua ai cũng thấy ngay tình trạng căng thẳng thần kinh thường trực của nàng. Buồn thay, người thiếu nữ đáng thương đang phải trải qua một giai đoạn đau khổ, đó là chuyện sau này chúng tôi mới biết. Bây giờ, nhớ lại quá khứ, tôi nghĩ rằng nàng không được xinh cho lắm. Nàng người cao, mảnh khảnh, mềm mại, nhưng khỏe mạnh; nếu khuôn mặt nàng lôi cuốn thì đó là vì có những nét khác thường. Nàng có một khuôn mặt rất mỏng, mắt phượng, gò má cao, và có một nước da vàng nhợt. Nhưng có một cái gì quyến rũ khó cưỡng lại ở khuôn mặt nàng, và một sức mạnh kì bí trong đôi mắt đen hơi xếch ấy. Hình như nàng sinh ra để chinh phục, và chế ngự. Trông nàng kiêu hãnh, đôi khi thấy ngạo mạn, và tôi không chắc có khi nào nàng tỏ ra đễ thương được không. Nhưng nàng mong muốn một cách ghê gớm để tử tế và cố gắng hệt sức để được dễ thương. Chắc chắn trong con người rộng lượng đó có những ước vọng cao cả, nhưng con người nàng như suốt đời tìm kiếm một sự thăng bằng mà không thấy. Do đó, nàng luôn luôn như quay cuồng trong sự bồn chồn hỗn độn. Có thể nàng thực quá nghiêm khắc với mình vì không thể đạt được những đòi hỏi quá cao do nàng đặt ra.

Nàng ngồi xuống một chiếc ghế dài và đưa mắt nhìn quanh phòng.

- Sao vào những phút như thế này cháu lại cứ thấy buồn làm sao ấy? Bác học rộng như thế có hiểu tại sao không

hả bác? Cháu đã tưởng tượng biết bao nhiêu sung sướng khi được gặp lại bác và nhớ lại bao nhiêu là chuyện...

thế mà bây giờ cháu chẳng cảm thấy sung sướng chút nào, mặc dù cháu vẫn còn yêu bác lắm... Kìa, trời ơi, xem

kìa - bác ấy vẫn còn treo ảnh tôi trên tường kìa! Cho cháu xem một tí. Cháu nhớ rồi! Cháu nhớ

rồi!

Đó là một bức chân dung nhỏ bằng mầu nước của Liza mà bà Drozdova đã gửi cho ông Verkhovenxki từ Petersburg chín năm trước đây; ông đã treo lên tường từ đó đến giờ.

-  Cháu mà là một đứa bé xinh như vậy à? Thật khó mà tin được đó là khuôn mặt cháu.

Nàng đứng dậy, cầm bức tranh ngang mặt và nhìn vào trong gương.

- Này bác, bác dẹp ngay đi! Không, đừng treo nữa. Cháu không muốn trông thấy nó. - Nàng ngồi trở lại và tiếp: -

Một đời chấm dứt và một đời khác bắt đầu, rồi cũng chấm dứt. Một đời nữa khởi sự và cứ thế, cứ thế đến vô

tận... Mọi khoảng tiếp nối mập mờ dường như đã bị cắt xén đi. Coi kìa, cháu ví von sáo quá, nhưng bác cũng

thấy, có nhiều sự thật trong

đó!

Cười nhẹ, nàng nhìn tôi. Nàng đã đưa mắt nhìn tôi như vậy hai ba lần rồi. Ông, Verkhovenxki, trong cơn xúc cảm, đã quên không giới thiệu mọi người.

- Tại sao bác lại treo ảnh cháu dưới mấy con dao găm đó? Mà sao bác giữ nhiều dao, kiếm như thế? Để làm gì vậy?

Quả vậy không biết vì sao, ông treo hai con dao quắm vắt chéo nhau trên tường và bên trên là một thanh kiếm Trerkex38 thứ thật. Khi hỏi, nàng nhìn thẳng về tôi làm tôi định tra Lời, nhưng ngừng lại được. Cuối cùng ông Verkhovenxki nhổ ra sự vô ý và giới, thiệu chúng tôi với nhau. Nàng bảo tôi:

- Tôi biết hết về ông rồi. Tôi rất sung sướng được gặp ông. Mẹ tôi đã được nghe nhiều về ông: tôi xin giới

thiệu ông đây là Mavriki Drozdov. Anh ấy là một người rất tốt, ông cứ tin tôi đi. Ông biết không, hình như

tôi có một suy nghĩ buồn cười về ông: có phải ông là một tri kỉ của bác

Verkhovenxki?

Tôi đỏ mặt.

- Chết, xin ông tha lỗi cho, tôi đã dùng chữ không đúng. Thực ra tôi không định nói “buồn cười”, nhưng... nàng

cũng đỏ mặt và trông khá bối rối. - Nhưng sao ông phải xấu hổ vì sự tử tế của mình? Thôi, Mavriki, chúng ta

phải đi thôi. Còn bác, bác Verkhovenxki, cháu mong nửa giờ nữa bác sẽ có mặt ở nhà cháu. Chúng ta còn bao

nhiêu chuyện để nói! Từ giờ trở đi, cháu xin làm người tri kỉ của bác, và cháu muốn bác nói cho cháu nghe

mọi chuyện; mọi chuyện, bác nhớ

nhé!

Ông Verkhovenxki lập tức sợ hãi.

-  Ồ, bác đừng ngại Mavriki, anh ấy cũng biết cả rồi!

- Anh ấy biết chuyện gì? Bác không hiểu. Nàng kêu lên kinh ngạc:

- Sao, bác nói sao? Thì ra mọi người cứ cố giữ bí mật chuyện ấy! Bây giờ cháu mới biết tại sao cô Varvara đã

không cho cháu gặp Dasa. Cô ấy nói Dasa bị nhức

đầu.

- Nhưng làm thế nào... làm thế nào mà cháu biết?

- Làm thế nào ư? Thì cũng như mọi người khác. Không cần phải tinh ranh gì cho lắm mới khám phá được những

chuyện như

vậy.

- Như mọi người khác?

- Chứ sao, thế bác tưởng gì? Mẹ cháu biết được do bà vú già Aliona của cháu nói, bà ấy nghe chị người làm

Naxtaxia của bác kể. Có phải chính bác kể cho chị ấy nghe hay không? ít ra cũng chính mồm chị ấy nói

vậy.

Ông Verkhovenxki ấp úng, mặt đỏ bừng một cách thảm hại.

- Tôi... Bác có nói một ít cho chị ấy nghe, nhưng chỉ úp mở mà thôi.. Lúc ấy bác thật rối trí và bệnh hoạn,

cho

nên...

Nàng phá lên cười.

- Cháu hiểu rồi, người bạn tri kỉ thường nhật của bác không có sẵn và Naxtaxia thế chỗ, vì thế mới nên nỗi! Đã

thế Naxtaxia lại có cả đống bạn bè thân thiết... Mà có sao đâu - ví dụ mọi người đều biết, cháu cho là như

vậy càng tốt... Vậy bác cứ tới nhà cháu ngay nhé, nhà cháu ăn cơm chiều sớm. À, suýt nữa cháu quên, bác cho

cháu biết Satov là

ai?

Nàng lại ngồi xuống.

-  Satov hả? Sao, hắn là anh của Dasa.

Nàng bồn chồn ngắt lời:

- Dĩ nhiên cháu biết như vậy rồi. Bác thật buồn cười. Cháu muốn biết ông ta là một người như thế nào.

- À, hắn là một kẻ mơ mộng ở đây, người tử tế nhất và cũng là người cộc cằn nhất trên đời.

- Cháu nghe nói ông ta hơi kì lạ. Nhưng điều đó cháu không để ý tới. Cháu được biết ông ấy hiểu ba thứ tiếng,

kể cả tiếng Anh, và ông ấy có thể làm công việc về văn

chương.

Nếu đúng, cháu có nhiều việc muốn nhờ. Cháu cần có người phụ giúp, và càng sớm càng tốt. Theo bác ông ấy có nhận lời không? Có người đã mách ông ấy với cháu.

-  Ô, chắc hẳn sẽ nhận, và cháu sẽ làm được một việc thiện.

-  Không phải là vấn đề từ thiện. Thực sự cháu cần một người giúp đỡ.

Tôi xen vào:

- Tôi biết Satov cũng khá rõ, nếu cô muốn, tôi có thể đi ngay bây giờ để hỏi anh ta.

- Vậy thì ông làm ơn nói ông ấy tới gặp tôi vào mười hai giờ ngày mai. May quá! Cám ơn ông rất nhiều! Nào, đi

được chưa,

Mavriki?

Họ đã đi khỏi. Khi tôi cũng đi để đến nhà Satov, ông Verkhovenxki hớt hải chạy theo và chận tôi ở ngoài cổng:

- Này anh bạn, làm ơn có mặt ở đây lúc mười hay mười một giờ tối nay, khi tôi trở về. À, tôi rất lấy làm ân hận

đã quấy rầy anh và mọi người như

vậy.

8

Satov không có nhà. Khoảng vài giờ sau tôi trở lại nhưng hắn vẫn chưa về. Rồi khoảng bảy giờ tối, tôi quay trở lại nhà hắn lần thứ ba. Tôi đã định nếu lần này không gặp tôi sẽ để lại một mảnh giấy. Hắn vẫn biền biệt và cửa khóa chặt. Tôi định hỏi Lebiadkin ở tầng dưới xem Satov đi đâu, nhưng phòng ông ta cũng khóa và không thấy đèn đóm, động tĩnh gì bên trong, cả căn nhà như bỏ hoang. Lúc đi qua cửa phòng Lebiadkin, tôi cảm thấy tò mò vì những chuyện tôi mới nghe về ông ta. Cuối cùng tôi quyết định sáng hôm sau sẽ trở lại sớm, bởi vì tôi nghĩ một mảnh giấy không đủ để thuyết phục

Satov, con người nhút nhát và ương ngạnh. Tôi vừa ra khỏi cổng lầu bầu số xui xẻo thì đụng đầu Kirillov đang đi vào. Thực ra, anh ta nhận ra tôi trước. Anh ta hỏi tôi muốn kiếm ai cho nên tôi kể rõ sự việc và còn bày tỏ ý muốn lưu lại một mảnh giấy cho Satov. Anh ta bảo tôi:      

-  Vào đây. Tôi sẽ dàn xếp mọi chuyện cho anh..

Tôi nhớ Liputin nói rằng Kirillov đã dọn vào một ngôi nhà phụ ngoài sân. Ngôi nhà phụ này hơi quá rộng cho một người ở, cho nên anh ta ở chung với một bà già nhà quê nghễnh ngãng lo việc giữ nhà. Người chủ nhà ở một căn nhà mới ở đường khác, nơi ông ta còn làm chủ một quán rượu. Bà già này là họ hàng xa của ông ta, giữ phần trông nom căn nhà cũ cho ông ta. Ngôi nhà khá sạch sẽ, mặc dù giấy dán trên tường đã đen bẩn. Cái phòng chúng tôi bước vào thì la liệt những đồ gỗ đủ loại đủ cỡ: hài chiếc bàn để đánh bài, một chiếc tủ ngăn kéo bằng gỗ trăn, một cái bàn gỗ thông lớn dường như mang đâu từ một nhà bếp hay từ nhà một nông dân nào về, một vài cái ghế và một cái trường kỉ lưng bằng mây có để mấy chiếc gối da. Trong một góc phòng có đặt một bức tranh Đức Mẹ, bên dưới là ngọn đèn mà bà già đã thắp trước khi chúng tôi bước vào. Trên tường treo hai bức chân dung bằng sơn dầu tối tăm, một của cố Hoàng đế Nicolai Đệ nhất, hình như được vẽ trong khoảng từ năm 1820 đến 1830 gì đó, bức ảnh kia là một vị giám mục.

Kirillov thắp ngọn nến. Rồi anh ta lôi ra từ chiếc rương còn nguyên ở góc phòng một chiếc phong bì, xi, và một con dấu bằng thủy tinh. Anh ta bảo tôi:      

-  Ông niêm cái thư lại rồi viết địa chỉ trên phong bì.

Tôi nói không cần nhưng anh ta cứ ép phải làm. Tôi đề địa chỉ trên bao thư rồi cầm mũ định đi.

- Ồ, để uống nước trà đã chứ. Có trà pha sẵn rồi. Ông dùng một tách nhé?

Tôi không thể từ chối. Không bao lâu sau, bà già mang trà vào, nghĩa là, một ấm nước sôi lớn; một bình nhỏ đựng trà thật đặc, hai cái tách bằng sành lớn hình vẽ thô sơ, một ổ bánh loại đặc biệt, và một đĩa đầy toàn đường cục.

Kirillov nói:      

- Tôi thích uống trà. Ban đêm tôi đi tới, đi lui và uống trà, cho tới gần sáng. 0 nước ngoài không dễ gì được

uống trà bạn

đêm.

- Thế tội sáng anh mới đi ngủ à?

- Hôm nào cũng vậy, từ lâu rồi. Tôi ăn ít lắm, chỉ uống nước là nhiều. Liputin tinh ma nhưng hắn thiếu kiên

nhẫn.

Tôi hơi ngạc nhiên thấy anh ta có vẻ thích nói chuyện. Tôi nghĩ nên lợi dụng cơ hội, Tôi nói:

-  Tôi sợ cuộc gặp gỡ sáng nay hơi khó chịu.

Anh ta cau mày:

- Chuyện bậy bạ, hoàn toàn vô lý. Tất cả chỉ tại tính say sưa của Lebiadkin. Tôi không có nói gì với Liputin

cả; tôi chỉ giải thích một vấn đề nhỏ thế mà hắn nắm lấy đem xuyên tạc hoàn toàn. Óc tưởng tượng của Liputin

rất phong phú, hắn xây được cả một ngọn núi bằng những điều vô nghĩa. Hôm qua tôi tin

hắn...

Tôi cười:

- Và hôm nay anh tin tôi?

- Nhưng dù sao ông cũng biết chuyện rồi. Bây giờ tôi mới biết hắn là người hoặc nhu nhược, thiếu kiên nhẫn,

hiểm độc, hoặc... ghen

ghét.

Tiếng cuối cùng làm tôi để ý. Tôi nói:

- Dĩ nhiên, anh phỏng đoán nhiều thế kia thì cũng phải có một cái đúng.

- Có thể tất cả đều đúng.

- Vâng, cũng có thể như vậy. Liputin là một hỗn hợp phức tạp. Thế có thật hắn bịa chuyện anh đang viết về một

cái gì

không?

Anh ta lại nhăn mặt và nhìn xuống:

-  Sao ông lại nghĩ là hắn nói bịa chuyện?

Tôi xin lỗi và cho biết tôi không định tọc mạch vào công việc riêng của anh ta. Anh ta bỗng đỏ mặt.

-  Cái đó có thật. Tôi đang viết. Nhưng có gì lạ đâu?

Rồi anh ta nở một nụ cười trẻ con mà tôi đã được thấy buổi sáng. Anh ta nói tiếp:

- Có điều hắn bịa đặt hoàn toàn về chuyện đầu người gì đó - chính hắn mới là kẻ đưa ra vấn đề đó với tôi. Hắn

không hiểu rõ lắm. Tôi chỉ tìm hiểu giản dị lí do tại sao người ta không dám tự tử. Có vậy thôi. Và cũng

không lấy gì làm quan trọng cho

lắm.

- Anh nói “người ta không dám” nghĩa là làm sao? Phải chăng con số tự tử quá ít?

- Rất ít.

- Có thực anh nghĩ như thế không?

Anh ta không trả lời và đứng dậy, rời khỏi bàn đi đi lại lại trong phòng, trầm ngâm suy nghĩ. Tôi lại hỏi:

-  Thế anh bảo điều gì ngăn người ta không tự tử?

Anh ta nhìn tôi như đãng trí, như đang cố nhớ xem chúng tôi đang nói về chuyện gì.

- Tôi... Tôi chưa biết rõ chuyện đó... Tuy nhiên có thể nói có hai thành kiến ngăn người ta lại - hai điều, một

rất nhỏ và một rất lớn, mặc dù cái nhỏ cũng rất

lớn...

- Thế cái nhỏ là cái gì?

- Sự đau đớn.

- Đau đớn? Có thật nó đóng vai chủ chốt trong trường hợp tự tử hay không?

- Đó là sự đắn đo thứ nhất. Có hai loại tự tử: những người tự tử vì buồn rầu hay giận dữ quá sức và những người

vì điên khùng - hay ông gọi là gì cũng được, điều đó không quan trọng - và họ tự tử một cách thình lình. Họ

không nghĩ nhiều đến sự đau đớn, họ chỉ bất ngờ thực hiện, và thế là xong. Nhưng những người có những động

lực hợp lý sẽ suy nghĩ nhiều đến sự đau

đớn.

- Nhưng liệu có những người có những động lực hợp lý hay không?

- Đầy rẫy. Và nếu không có những thành kiến, họ còn có nhiều hơn nữa. Sẽ có rất nhiều, hầu như tất cả.

- Tất cả?

Anh ta không trả lời. Tôi hỏi tiếp:

-  Thế không có cách gì chết một cách không đau đớn hay sao?

Anh ta ngừng lại trước mặt tôi và nói:

- Ông hãy tưởng tượng một tảng đá, thí dụ, lớn bằng cái nhà, cheo leo bên trên đầu ông. Nếu nó rơi vào người

ông, nó có làm ông đau đớn không?

      

- Một hòn đá lớn bằng cái nhà hả? Dĩ nhiên đáng sợ thật.

- Tôi không nói chuyện sợ hay không sợ. Tôi hỏi có đau đớn không?

- Một khối đá nặng hàng ngàn tấn như vậy. Không, dĩ nhiên là không. Nó không đau đớn gì.

- Nhưng ví thử đứng phía dưới trong lúc nó cheo leo bên trên, chắc ông sẽ rất sợ nó gây đau đớn cho ông. Ngay

một nhà bác học thông thái nhất cũng sợ. Như vậy, ai cũng biết là không đau đớn mà ai cũng

sợ.

- Thôi được, còn sự đắn đo thứ hai làm người ta ngừng lại? Cái nguyên nhân lớn ấy?

- Thế giới bên kia...

- Anh định nói sự trừng phạt?

- Cũng không khác lắm. Nói thế giới bên kia là đủ.

- Nhưng có biết bao người vô thần không tin cái thế giới bên kia đó thì sao?

Anh ta không trả lời nên tôi nói thêm:

-  Có thể anh xét đoán theo ý riêng của anh.

Anh ta đỏ mặt nói:

- Không ai có thể tránh được việc xét đoán theo ý riêng của mình - Tự do thực sự sẽ đến khi không còn phân biệt

việc sống chết. Đó là cùng đích của mọi

người.

- Cùng đích? Nhưng khi đó không có ai muốn sống nữa thì sao?

-  Thì không còn ai cả, - anh ta nói bằng một giọng quả quyết:

-  Con người sợ chết bởi vì họ ham sống, đó là theo con mắt của tôi và theo như thiên nhiên đã định đặt.

Mắt anh ta sáng lên:

- Đó là một tư tưởng đồi bại chứa đựng tất cả sự lừa bịp. Đời sống là đau đớn, đời sống là sợ hãi, và con người

không sung sướng. Bây giờ cái gì cũng là đau đớn và sợ hãi. Bây giờ con người ham sống là bởi họ thích đau

đớn và sợ hãi. Đó chỉ là sự xếp đặt cho phù hợp. Chúng ta được ban cho đời sống mà phải trả bằng sợ hãi và

đau đớn, lường gạt là ở chỗ đó. Ngày nay con người chưa thực là người. Một ngày nào đó sẽ có những con người

tự do, kiêu hãnh, đối với họ sự sống hay cái chết không có gì khác biệt. Đó sẽ là một con người mới. Con

người chinh phục được đau đớn và sợ hãi, con người đó trở thành một Thượng đế, và Thượng đế kia sẽ mất

đi.

- Như vậy theo ý anh thì bây giờ vẫn có “Thượng đế kia” phải không?

- Không mà có. Không có đau đớn trong chính tảng đá, nhưng có đau đớn trong sự sợ hãi tảng đá, Thượng đế là sự

đau đớn vì sợ chết. Kẻ nào chinh phục được đau đớn và sợ hãi, chính hắn sẽ là một Thượng đế. Lúc đó sẽ có

một cuộc đời mới, một con người mới - cái gì cũng mới. Khi đó lịch sử sẽ chia làm hai phần: từ thời người

vượn cho tới khi hủy diệt Thượng đế, và từ khi hủy diệt Thượng đế

tới...

- Tới thời người vượn?

- Tới cuộc biến đổi con người và trái đất về thể chất. Con người sẽ là một Thượng đế và tự thay hình đổi xác,

và cả thế giới sẽ thay đổi. Tâm tư của con người, luôn cả những tư tưởng và tình cảm, sẽ thay đổi. Ông có

nghĩ rằng lúc đó thể chất con người sẽ thay đổi

không?

- Nếu mọi người ai ai cũng không quan tâm đến chuyện sống chết thì tất cả tự tử hết, và dĩ nhiên đó là một sự

thay đổi về thể

chất.

- Đó không phải là vấn đề. Họ sẽ thủ tiêu sự lừa dối, đó mới là cái họ giết. Kẻ nào muốn đạt được tự do tối

thượng thì phải dám tự giết mình. Kẻ nào dám thì sẽ phá vỡ được cái bí mật của sự lừa dối. Không có tự do

nào cao cả hơn. Tất cả nằm trọn trong đó; không còn gì cao hơn nữa. Kẻ nào dám tự tử sẽ là một Thượng đế.

Hiện nay ai cũng có thể làm cho không có Thượng đế và không có gì cả. Nhưng chưa từng có ai làm điều

đó.

- Nhưng đã có hàng triệu vụ tự tử rồi.

- Phải, nhưng tất cả đều vì những lí do sai lầm - tất cả đều tự tử với sự sợ hãi chứ không phải để diệt sợ hãi.

Kẻ nào tự tử để diệt sợ hãi sẽ trở thành một Thượng đế ngay lập

tức.

- Nhưng có thể hắn không có thì giờ để thành.

Kirillov trả lời với một sự kiêu hãnh bình thản, gần như khinh miệt:

- Cũng không sao. - Sau một lúc anh ta nói thêm: Tôi rất tiếc thấy ông coi cả câu chuyện này như trò đùa.

- Tôi ngạc nhiên thấy rằng lúc ở nhà ông Verkhovenxki anh dễ nổi nóng như vậy mà bây giờ anh lại bình tĩnh được

như thế, mặc dù anh nói với tất cả tin

tưởng.

Anh ta cười trả lời:

- Ở đó à? Ở đó là chuyện khôi hài. - Và anh buồn rầu nói thêm: Tôi không thích nhạo báng ai và không bao giờ

tôi

cười.

- Vâng, chắc những đêm dài suy tư bên tách trà cũng không vui vẻ gì cho lắm.

Tôi đứng dậy với lấy chiếc mũ. Anh ta mỉm cười kèm một chút ngạc nhiên:

- Ông nghĩ là không vui ư? Nhưng, tại sao? Không, tôi cũng không rõ. - Anh ta bỗng trở nên lúng túng. - Tôi

không biết những người khác thì sao, nhưng tôi cảm thấy không thể làm như họ được... Những người khác suy

nghĩ một chuyện này rồi bỗng nhảy sang chuyện khác. Nhưng tôi không thể nghĩ sang chuyện khác được; tôi cứ

suy nghĩ mãi một vấn đề. Thượng đế đã làm tôi day dứt cả đời. - Anh ta kết luận bằng một sự sôi nổi bất

ngờ.

- À, anh có thể cho tôi biết tại sao anh lại nói tiếng Nga vụng về như vậy không? Có lí nào năm năm ở nước

ngoài mà anh quên

được?

- Tôi nói không được đúng hả? Tôi cũng không biết. Nhưng không, việc đi nước ngoài không có liên hệ gì cả. Từ

xưa đến nay tôi vẫn nói như vậy bởi vì tôi không thèm để

ý.

- Một câu hỏi nữa, có thể tế nhị hơn một tí: tôi đã tưởng anh không ưa gặp người khác và không thích nói chuyện

cho lắm. Thế tại sao anh lại thành thật với tôi như

vậy?

- Với ông? Tại sao à..., sáng nay ông đã ngồi một cách yên lặng..., nhưng điều đó cũng không ăn nhằm gì. Ông

trông giống anh tôi. Rất giống. Giống một cách lạ, - anh ta bỗng đỏ bừng mặt - chết được bảy năm rồi. Giống,

rất

giống.

- Tôi chắc ông ấy đã ảnh hưởng sâu xa tới đường lối suy nghĩ của anh.

- Không, ông ấy không nói nhiều. Không bao giờ nói gì. Tôi sẽ chuyển giao cái thư giùm ông.

Anh ta lấy một chiếc đèn lồng để soi đường cho tôi ra cổng rồi khóa cổng lại. Tôi tự nhủ: “Hắn hoàn toàn mất trí, không còn nghi ngờ gì nữa”. Rồi tại ngay cổng, tôi lại gặp một cuộc đụng độ nữa.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3