Hồi ký Lý Quang Diệu - Chương 34 phần 1
34
CÓ THÊM BẠN BÈ Ở CHÂU PHI
Syed
Ja’afar Albar phản đối việc tôi dẫn đầu đoàn đại biểu đến châu Phi. Ông ta
nói ở nghị viện ngày 3/1/1964 rằng: “Thay vì làm cho người châu Phi biết đến
liên bang Malaysia, ông ta sẽ khiến cho các quốc gia châu Phi biết đến chính
ông ta thôi.” Ông ta muốn một thành viên nội các dẫn đầu đoàn đại biểu. Tunku
trả lời rằng tôi yêu cầu ông ta cho phép để giải thích về liên bang Malaysia
với những người bạn ở lục địa đó, và ông ta nghĩ tốt hơn là để cho dân chúng ở
những vùng lãnh thổ mới của liên bang làm theo cách riêng của họ để báo cho các
nước ở châu Phi rằng họ gia nhập liên bang theo tinh thần tự nguyện của họ. Nếu
chính phủ không hài lòng với kết quả của phái đoàn, thì có thể gửi đi một phái
đoàn khác, trong trường hợp đó, ông ta sẽ tính cả Albar trong đó. Cùng lúc đó,
Tunku cũng phê phán tôi vì đã trả lời một lá thư của Chu Ân Lai, dù lá thư này
tôi trả lời trước khi hợp nhất. Ông ta nói đây là một việc làm rất sai trái của
tôi. Đây quả đúng là Tunku và kiểu quanh co của ông ta. Tôi phải hiểu rằng
trong liên bang Malaysia cách cư xử như thế là không thể chấp nhận. Liên bang
sẽ không buôn bán với bất kỳ quốc gia cộng sản nào, nhất là Trung Quốc.
Phái
đoàn rời Singapore vào cuối tháng 1/1964 trên một chiếc máy bay thuê bốn động
cơ, khiến cho việc di chuyển của chúng tôi linh động hơn. Phái đoàn gồm có Tổng
ủy viên của Sarawak, Stephen Kalong Ningkan (ông ta gia nhập đoàn tại Lagos vào
tháng 2), và phụ tá của ông ta, James Wong, với Tổng ủy viên của Sabah, Harris
Salleh, và một thành viên trong nội các của ông ta, và ở Singapore có Devan
Nair, và thư ký nghị viện của tôi, Rahim Ishak. Tôi muốn mỗi nhóm chủng tộc
chính đều có người đại diện – Malay, Trung Quốc, Ấn Độ, Dayak và Kadazan. Chúng
tôi có hai viên chức cao cấp từ bộ phận đối ngoại làm thư ký, và một đội ngũ
các phóng viên người Malay. Chúng tôi lên kế hoạch đi thăm 17 đến 18 quốc gia
trong khoảng 35 ngày, và dừng lại ở Cairo và Alexandria trong khi tiến hành
việc sắp xếp. Điều này thật không đơn giản. Liên bang Malaysia không hề có đại
diện ở châu Phi da đen[35],
vì vậy việc liên hệ tiến hành chậm chạp và vòng vo, thông qua các phái đoàn của
họ ở London, hoặc các tòa đại sứ của họ ở Cairo, hoặc các đoàn đại biểu ở Liên
Hiệp Quốc, và đôi khi với sự giúp đỡ từ văn phòng đối ngoại của Anh. Điều này
bất lợi ở chỗ nó khiến liên bang Malaysia có vẻ như do Anh bảo hộ, nhưng đôi
khi không có sự chọn lựa nào khác. Chỉ một quốc gia duy nhất, Lybia, từ chối
tiếp đón chúng tôi.
[35]
Châu Phi da đen: thuật ngữ chỉ các nước châu Phi ởphía Nam sa mạc Sahara.
Chuyến
dừng đầu tiên của chúng tôi là Cairo. Tổng thống Nasser không hề thay đổi suy
nghĩ của ông ta về liên bang Malaysia từ khi tôi gặp ông ta vào tháng 4/1962.
Antara, thông tấn xã của Indonesia, đã tường thuật rằng đại sứ liên bang
Malaysia đến Cairo đã gặp phải sự lạnh nhạt của Nasser, người đã từ chối nhận
quốc thư của ông ta. Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập, Mahmood Fawzi, nói rằng luận
điệu này hoàn toàn sai sự thật. Antara cũng nói rằng Ai Cập đồng tình với
Indonesia. (Những người Indonesia đã xảo quyệt yêu cầu đại sứ quán Ai Cập ở
Kuala Lumpur chăm sóc quyền lợi của họ khi họ rút đại sứ của họ về.) Fawzi nói
điều này là “không có cơ sở”. Những chuyện đó là cú đấm đối với Indonesia.
Fawzi, trên 70, là người lịch duyệt và có học thức. Ông ta giải thích tại sao
Sukarno chống lại việc thành lập liên bang Malaysia và ông ta hy vọng đạt được
điều gì, rằng ông ta cần một vấn đề nào đó để giữ cho dân tộc của ông ta bận
tâm đến những tham vọng bên ngoài, và nếu như ông ta có thể làm tan rã liên
bang Malaysia, thì đó sẽ là vấn đề thời gian trước khi Sabah và Sarawak sẽ bị
sáp nhập vào phần Borneo của Indonesia.
Nasser
nồng nhiệt và thân thiện trong suốt cuộc thảo luận hai giờ, kèm theo bữa ăn
tối. Trong một thông cáo chung, ông ta phát biểu rằng ông ta đã nhận một lời
mời viếng thăm liên bang Malaysia. Mặt khác, Ai Cập công nhận liên bang
Malaysia và không xem nó là hình thức thực dân kiểu mới.
Ở
Tunisia, chuyến dừng kế tiếp của tôi, tổng thống Habib Buorguiba, một người Ả
Rập hoàn toàn Pháp hóa, bất ngờ lại là người theo đuổi một đường lối chống thực
dân mạnh mẽ. Vấn đề là Tunku, vì cá tính mềm mại và những tuyên bố ôn hòa của
ông ta, được coi như giống với các thủ lĩnh bộ tộc châu Phi tiêu biểu được
chính quyền thực dân nuôi dưỡng rồi sau đó được trao trả độc lập, và thông qua
họ, những kẻ cai trị trước đây vẫn giữ được ảnh hưởng chính trị và quyền lợi
kinh tế. Tuy nhiên Bourguiba chấp nhận rằng liên bang Malaysia, một đất nước
có10 triệu dân, với 10.000 binh lính, có quyền kêu gọi sự giúp
đỡ khi một quốc gia có tới 100 triệu người với 400.000 binh lính tấn công nó.
Tôi lặp lại lý lẽ này và nó đã có tác dụng tốt mỗi khi gặp một lãnh tụ nào có
vẻ dè dặt về những quan hệ phòng vệ của Liên bang Malaysia với nước Anh.
Từ
Tunisia chúng tôi bay tới Rabat, thủ đô của Ma-rốc. Đức vua không tiếp đón
chúng tôi, và viên Thủ tướng của ông ta tỏ ra không mấy quan tâm, khiến cuộc
nói chuyện của chúng tôi chán ngắt, ông ta không chống lại Liên bang Malaysia,
và dù sao đi nữa thì người Ma-rốc cũng thân phương Tây, vì vậy không có nguy cơ
là họ sẽ ủng hộ Indonesia của Sukarno.
Sau
đó là Algier, nơi tôi từng đến thăm hồi tháng 7/1962 trên đường tôi trở về sau
hội nghị London, lúc đó người Algeria vừa giành được độc lập từ tay Pháp. Dù
tôi từ Paris đến lúc đã khuya, Thủ tướng Ben Bella vẫn đãi tôi một bữa cơm tối
lúc 11 giờ đêm. Lần này có thể ông ta đã được bộ Ngoại giao cho biết rằng Tunku
không phải là nhà cách mạng chống chủ nghĩa thực dân nhưng ông ta biết tôi như
một người theo chủ nghĩa dân tộc và đã rất thân thiện. Với sự giúp đỡ của
Harris Salleh của Sabah và James Wong của Sarawak, tôi đã có thể thuyết phục
ông ta rằng chúng tôi có quyền không để cho người Indonesia thôn tính, nhưng có
quyền chia sẻ số phận của chúng tôi với người Malay, với họ chúng tôi đã cùng
chịu chung một ách thống trị của thực dân Anh. Sau đó James Wong và tôi được
mời dự một cuộc họp bất ngờ lần hai với ông ta. Ben Bella bày tỏ hy vọng hòa
bình sẽ được tái lập, và nói rằng Algeria sẵn sàng ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào mà
nó sẽ đưa Malaysia và Indonesia lại gần nhau để giải quyết những bất đồng một
cách thân thiện. Cuộc họp này đem lại một thông cáo do người Algeria soạn thảo
mà nó không hề phản ánh những do dự mà họ đã bộc lộ trước đây trong Ủy ban thẩm
tra tư cách của Liên Hiệp Quốc, và đã ghi lại rằng cuộc viếng thăm của phái
đoàn Malaysia là điềm báo tốt cho việc tăng cường hiểu biết và tình bạn lẫn
nhau giữa hai quốc gia.
Điểm
dừng tiếp theo của tôi là Bamako ở Mali, một xứ sở khô cằn, nhiều sa mạc. Tôi
ngạc nhiên khám phá ra rằng Timbuktu không phải là một nơi trong tưởng tượng.
Tại phi trường, tôi được đón tiếp theo kiểu Pháp, trước tiên là với một đội
quân danh dự, tiếp theo là một cô gái Phi lai Ả Rập da đen, mảnh mai trong bộ
áo phương Tây, hôn lên hai má và tặng tôi một bó hoa. Tổng thống Modibo Keita
trong chiếc áo choàng Ả Rập tiếp chúng tôi tại tòa lâu đài mới xây của ông ta,
những căn phòng trong đó có trần cao, đầy nhóc đồ đạc và được điều hòa không
khí. Một thông cáo chính thức đưa ra từ phủ Tổng thống nói rằng ông ta tái xác
nhận sự gắn bó của Mali đối với những nguyên tắc của chính sách không liên kết,
hoàn toàn phản đối sự có mặt của những căn cứ quân sự nước ngoài, nhưng nói
thêm rằng những nguyên tắc đó cũng đòi hỏi sự tôn trọng chủ quyền của các quốc
gia. Sau đó thông cáo đề cập đến lời mời vị nguyên thủ Mali viếng thăm chính
thức liên bang Malaysia và tuyên bố rằng ông ta đã tán thành. Giống như Ben
Bella của Algeria, Tổng thống Keita tỏ dấu hiệu rằng quốc gia của ông đã không
còn dè dặt về liên bang Malaysia.
Khi
bay về phía Nam, tôi có thể hiểu ra cách những người Ả Rập và châu Phi gặp gỡ
và hòa nhập vào nhau ở vùng Bắc Sahara, nơi đây nhiều người châu Phi đã cải
sang đạo Hồi. Về mặt dân tộc, châu Phi da đen là một thế giới hoàn toàn khác
với một nền văn hóa khác hẳn.
Liberia
là một tiếng thét. Chúng tôi đến thủ đô trước khi trời tối. Sau bầu không khí
sa mạc khô khan của Bamako, Monrovia ấm áp và ẩm ướt, giống như Singapore.
Nhưng Liberia chỉ là một bản sao chưa hoàn chỉnh của một quốc gia. Một đội quân
danh dự kiểu Mỹ đứng dàn hàng đến tận phi trường, trông không có tí gì là quân
đội hay cái gì khác ngoại trừ vẻ sang trọng. Một người Phi cao lớn chào mừng
tôi bằng thứ tiếng Anh theo giọng Mỹ và nói rằng ông ta là Bộ trưởng Ngoại
giao. Hầu hết các cơ quan của họ đều được đặt tên hoặc mô phỏng theo của Mỹ,
nhưng sự giống nhau chỉ dừng lại ở đó. Khi duyệt binh danh dự, tôi nghe 18 phát
súng đại bác nổ yếu ớt đến chưa từng có, giống như tiếng pháo lẹt đẹt vậy.
Trong
khi chúng tôi ngồi trong phòng VIP chờ lấy hành lý, viên Bộ trưởng Ngoại giao
nói là chúng tôi sẽ đi thẳng đến trang trại của Tổng thống William Tubman, ở đó
ông ta đang chờ để dùng bữa tối với chúng tôi. Phải mất ít nhất là hai giờ đi
xe. Tôi hết hồn. Chúng tôi đã bay suốt ba tiếng đồng hồ, và cần tắm rửa thay
quần áo. Nhưng không có cách nào khác. Chúng tôi lại lên đường. Có bảy quân
nhân mở đường trên những chiếc mô tô quân sự hai ống pô của hãng
Harley–Davidson, và tiếng máy bộ đàm của người dẫn đường chính và của viên sỹ
quan hộ tống quân sự ở chỗ ngồi phía trước chiếc Cadillac của chúng tôi cứ kêu
không dứt. Khi một trong những chiếc mô tô rơi xuống mương nước, viên Bộ trưởng
Ngoại giao không hề lo lắng chút nào. Trên con đường của chuyến đi dài ba tiếng
đồng hồ, có hai mô tô nữa bị lạc tay lái bay khỏi lòng đường. Những người ngồi
xe bị thương nặng hay nhẹ, chẳng ai quan tâm. Tôi quyết định không hỏi, qua
phản ứng của viên Bộ trưởng Ngoại giao và viên sỹ quan tùy viên, những chuyện
đó dường như là chuyện xảy ra hàng ngày.
Chúng
tôi đến và được đưa vào để chụp hình. Trước đó tôi phải cố nài mới được cho ít
phút để rửa ráy. Sau đó Tubman diễn thuyết thật lâu. Cuối cùng, bữa ăn tối cũng
được dọn. Ông ta gõ một cái búa lên bàn và nói: "Mời ngài Phó Tổng thống.”
Viên Phó Tổng thống ngồi ở cuối bàn cảm ơn Chúa vì bữa ăn. Gần nửa đêm chúng
tôi cáo lui để tiếp tục thực hiện một cuộc hành trình dài tới nhà nghỉ của
chúng tôi ở Monrovia.
Mệt
lử, tôi lấy bộ pyjama đi vào phòng tắm, và nhận thấy bồn tắm đầy nước với cặn
bẩn dưới đáy. Tôi rủa thầm và kéo nút chặn ra, nhưng mặc dù mệt mỏi, bản năng
vẫn báo cho biết tôi đang làm một cái gì đó ngu ngốc và nhanh chóng đậy nút
chặn lại. Quả nhiên là vòi không chảy nước. Với số nước bẩn còn sót lại, tôi đã
xoay xở hết sức để rửa sạch bụi bặm dầu mỡ trong chuyến đi. Tôi tìm một chai
nước soda để đánh răng. Chẳng thấy, tôi phải dùng Fanta. Nó ngọt, nhưng còn hơn
là không có gì cả, tôi hy vọng thuốc đánh răng sẽ trung hòa được đường. Sau tất
cả sự kích động đó, tôi không ngủ được. Tôi cầm lên mấy thứ sách báo gì đó trên
chiếc bàn cạnh giường. Nó là tài liệu ca tụng Tổng thống, ngôi sao của châu
Phi, vị cứu tinh của đất nước. Tôi xếp nó lại để mang về nhà như một vật kỷ
niệm về cách thức làm thế nào để không gây ấn tượng cho khách.
Không
cần thiết phải có một tuyên bố chung ở Liberia, vì Tubman được biết là một
người thân Mỹ. Ông ta ủng hộ liên bang Malaysia và nhận lời mời viếng thăm liên
bang của Tunku. Ngày hôm sau, tôi lang thang khắp Monrovia để ngắm khu dinh
Tổng thống khổng lồ này và những khu ổ chuột tệ hại quanh đó. Tôi thấy dễ chịu
khi ra ngoài.
Sau
Monrovia là Conakry ở Guinea, một quốc gia bài Pháp nhất trong các quốc gia
châu Phi nói tiếng Pháp. Tổng thống Pháp De Gaulle không hài lòng khi Guinea bỏ
phiếu chọn việc tách khỏi cộng đồng Pháp. Họ nói với chúng tôi rằng người Pháp
đã lấy đi tất cả điện thoại và các máy móc khác trước khi trao trả đất nước.
Nhưng thậm chí nếu như mọi thứ vẫn được để lại trong tình trạng hoạt động, thì
những chính sách trung ương tập quyền mà Tổng thống Sekou Toure đã theo đuổi
chắc chắn sẽ đưa chúng đến chỗ nghèo nàn. Năm 1964, những vật dụng này vẫn chưa
hoàn toàn hư hỏng. Đoàn đại biểu được thu xếp ở trong những biệt thự nhỏ cạnh
bờ biển trông giống như những chiếc lều mái lá rộng rãi dành cho các tù trưởng
bộ lạc, nhưng được xây bằng gạch và hồ.
Sekou
Toure là người theo chủ nghĩa công đoàn. Ông ta rất thông minh. Chúng tôi dành
nhiều thời gian bàn về chủ nghĩa xã hội thong qua một người phiên dịch, và ông
ta tặng tôi mấy tác phẩm của ông ta, Socialism for Guinea (Chủ
nghĩa xã hội cho Guinea). Mọi người đều biết ông ta là người chống lại sự can
thiệp của chủ nghĩa đế quốc vào các thuộc địa cũ của Pháp để ủng hộ những lãnh
tụ da đen ưa chuộng các chính sách của Pháp, nhưng dù ông ta không biết nhiều
về Malaysia, tôi vẫn có thể làm cho ông ta hiểu rằng binh lính Anh là cần thiết
cho sự sống còn của một quốc gia nhỏ bé đang bị một người láng giềng khổng lồ
đe dọa. Dù quan điểm ban đầu của ông ta ra sao đi nữa, tôi cảm thấy mình đã làm
ông ta dễ tiếp nhận và phóng khoáng hơn. Ông ta có thể thấy rằng James Wong,
Harris Salleh và tôi không phải là tay sai cho thực dân. Ông ta tiếp chúng tôi
với một tác phong lịch sự, đãi chúng tôi một bữa trưa long trọng, và không phản
đối Malaysia.
Sau
đó chúng tôi huớng tới Abidjan ở Ivory Coast (Bờ biển Ngà). Nơi đây tương phản
hoàn toàn với Conakry. Tổng thống Houphouet Boigny, một người Pháp da đen, đã
là một Bộ trưởng trong nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp. Lịch sự trong thái độ, tao nhã
trong ăn mặc, ông ta tiếp chúng tôi trong tòa lâu đài tráng lệ tọa lạc trên
sườn đồi và chúng tôi dùng bữa với các món ăn Pháp tuyệt vời và rượu vang hảo
hạng. Ông ta là người Phi chắc chắn, vì có tới hai vợ, cả hai cùng có mặt trong
bữa ăn, họ đều trẻ, rất hấp dẫn và là chị em.
Không
cần phải thuyết phục ông ta về trường hợp của chúng tôi. Ông ta nói rằng những
lãnh tụ châu Phi đi theo con đường khác và trở thành những kẻ chống thực dân và
theo cộng sản hoặc theo chủ nghĩa xã hội rồi sẽ chịu thất bại. Tôi bị ấn tượng
bởi chủ nghĩa hiện thực của ông ta. Ông ta có một Tham mưu trưởng người Pháp.
Những Bộ trưởng của ông ta cũng có những ủy viên người Pháp như thế. Những
người Pháp này ghi chép các thứ và tỏ ra rất hiệu năng. Tổng thống nhận lời mời
viếng thăm Malaysia của Tunku không chút ngần ngừ. Lúc đó Ivory Coast là một
thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, đại diện cho khối châu Phi, và
vì thế rất có lợi khi có họ đứng về phe Malaysia.
Kế
đó là Accra ở Ghana. Trong số các đại sứ đến đón tôi tạiphi trường có
những người thuộc các nước Ivory Coast, Ai Cập và Algeria. Điều đó khẳng
định rằng Algeria hiện ủng hộ chúng tôi. Ghana, vào thời tôi sưu tập
tem thì nước này mang tên Gold Coast (Bờ biển Vàng), là nước đầu tiên của châu
Phi giành được độc lập (năm 1957). Lãnh tụ của nước này, Kwame Nkrumah, là một
người có tinh thần Liên châu Phi và đã nêu gương cho những người khác bằng cách
lấy một người vợ Ai Cập. Báo chí địa phương gọi ông ta là Osagyefo, người của
thời đại hoặc người dẫn đường, và ông ta có uy tín là người chống thực dân. Vào
ngày tôi đến, tờ Evening News của Accra viết: “Liên bang
Malaysia hiện mang dấu ấn của chủ nghĩa thực dân mới.” Tờ báo so sánh nó với
Liên hiệp Trung Phi đã tan rã và sự sáp nhập của Aden vào Liên hiệp Nam Ả Rập.