Danh Tướng Việt Nam - Chương 83: Lời Cuối Sách
Vài lời cuối sách
Bạn đọc yêu quý!
Sau khi hoàn tất những dòng cuối cùng của bản thảo, tác giả thấy tập 4 của bộ DANH TƯỚNG VIỆT NAM sao mà khô khan quá gần như chỉ gồm toàn những trang chữ dày đặc. Bao nhiêu hình tư liệu chụp được thì đã cho in trong mấy chục cuốn sách xuất bản trước rồi, không thể và cũng không nên cho in lại nữa. Đang lúc lúng túng chưa biết phải xoay xở như thế nào thì may mắn thay, một số bạn đồng nghiệp đã hào hiệp ra tay giúp đỡ. Tiến sĩ Phạm Hữu Công và Nghiên cứu sinh Sử học Phí Ngọc Tuyến (hiện đang công tác tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh) đã cấp tốc liên hệ với một số nhà Bảo tàng của các tỉnh. Và chỉ mấy ngày sau, Nghiên cứu sinh Sử học Phí Ngọc Tuyến đã hồ hởi đem đến tặng tôi ít số tấm ảnh tư liệu do Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh và Bảo tàng tỉnh Nghệ An gửi.
Một trong số những đồng nghiệp mà tôi đặc biệt quý mến là Thạc sĩ Võ Văn Tường, do quá bộn rộn công việc, hầu như chúng tôi không hề có dịp để đàm đạo với nhau, nhưng hễ tôi cần bất cứ tấm ảnh tư liệu nào thì chỉ cần gọi điện thoại tới là anh gửi tặng tôi ngay. Bạn đọc gần xa hẳn đã rõ, anh là Thạc sĩ về Khoa học Xã hội và Nhân văn nhưng cũng đồng thời là một nhà nhiếp ảnh rất chịu khó và cũng rất có tài, là tác giả của cuốn VIỆT NAM DANH LAM CỔ TỰ rất nổi tiếng và một số công trình nghiên cứu khác về chùa chiền Việt Nam. Cũng như những lần trước, anh lại tiếp tục gửi tặng tôi một số tấm ảnh mà tôi muốn có, không kèm theo bất cứ một điều kiện nhỏ nào. Tự đáy lòng mình, tôi chân thành cảm ơn anh.
Nhân nói về ảnh tư liệu, tác giả xin một lần nữa cảm ơn bà Hoàng Phương Châm ở Bảo tàng Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) và Thượng Toạ Thích Thiện Bảo ở tuần báo Giác Ngộ những người đã gửi tặng cho tác giả hàng chục tấm ảnh quý về Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Ấn Độ. Tác giả đã trân trọng sử dụng và chú thích đầy đủ xuất xứ trong các bộ sách đã xuất bản trước đây.
Sách mang tên tôi nhưng tên tôi lại gắn bó rất chặt chẽ với những tình cảm nồng hậu của các bạn đồng nghiệp đang sống và làm việc ở khắp mọi miền của đất nước. Những người bạn có cái tâm luôn luôn ngời sáng và vô tư.
NGUYỄN KHẮC THUẦN
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
I. Tài liệu chữ Hán của Trung Quốc
II. Tài liệu chữ Hán của Việt Nam
III. Tài liệu chữ Việt chọn lọc
IV. Thần tích, truyền thuyết dân gian và các hồ sơ khảo sát thực địa
I. Tài liệu chữ Hán của Trung Quốc
Âu Dương Tu – Tống Kỳ: TẤN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Âu Dương Tu – Tống Kỳ: TÂN ĐƯỜNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Ban Cố: TIỀN HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Cát Hồng: BÃO PHÁC TỬ NỘI NGOẠI THIÊN. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Cốc Ứng Thái: MINH SỬ KỈ SỰ BẢN MẠT. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Hoài Nam Vương Lưu An: HOÀI NAM TỬ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Lịch Đạo Nguyên: THUỶ KINH CHÚ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Ngụy Trưng: TUỲ THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán
Phạm Việp: HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Phòng Kiều: TẤN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán
Trần Thọ: TAM QUỐC CHÍ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Tư Mã Thiên: SỬ KÍ TƯ MÃ THIÊN. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
Nhạc sử: THÁI BÌNH HOÀN VŨ KÍ. Kim Lăng ấn bản.
Thung Đình Ngọc: MINH SỬ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán
II. Tài liệu chữ Hán của Việt Nam
Khuyết danh: ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC.
Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ.
Quốc Sử quán triều Nguyễn: KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn: ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ.
Ngô Thì Sĩ: VIỆT SỬ TIÊU ÁN.
Phan Huy Chú: LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ.
Vương Duy Trinh: THANH HOÁ QUAN PHONG.
III. Tài liệu chữ Việt chọn lọc
Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn: LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM (tập 1) Nxb. Giáo dục. Hà Nội. 1960.
Phan Huy Lê: LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM (tập 2) Nxb. Giáo dục Hà Nội. 1960.
Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: LỊCH SỬ VIỆT NAM (tập 1). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1983.
Nguyễn Khắc Thuần: CÁC ĐỜI ĐỀ VƯƠNG TRUNG QUỐC. Nxb Giáo dục. 2002.
Nguyễn Khắc Thuần: ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM. Nxb. Giáo dục, tập 2-2000 và tập 3-1998.
Nguyễn Khắc Thuần: ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Nxb. Văn hoá – Thông Tin 2002.
Nguyễn Khắc Thuần: TRÔNG LẠI NGÀN XƯA (tập 2) Nxb Giáo dục. 1998.
IV. Thần tích, truyền thuyết dân gian và các hồ sơ khảo sát thực địa
(vì số lượng quá nhiều nên chúng tôi xin phép miễn phần liệt kê danh mục cụ thể).
* * *
[1] Ví dụ: Trong tập 1 này, chúng tôi chỉ sử dụng có ba tư liệu nhỏ của các tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam (Nhà Xuất bản Giáo dục, 1990) mà thôi.
[2] Năm đời gồm: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Còn như mười nước, nếu so với bản đồ Trung Quốc hiện đại thì Ngô (ở An Huy), Tiên Thục (ở Tứ Xuyên), Ngô Việt (ở Chiết Giang), Sở (ở Hồ Nam), Mân (ở Phúc Kiến), Nam Hán (ở Quảng Đông), Nam Bình (ở Hồ Bắc), Hậu Thục (cũng ở Tứ Xuyên), Nam Đường (ở Giang Tô) và Bắc Hán (ở Sơn Tây).
[3] Kiều Công Tiễn cũng đọc là Kiểu Công Tiễn.
[4] Đại Việt sử kí toàn thư, ngoại kỉ, quyển 5, tờ 21 a-b.
[5] Đại Việt sử kí toàn thư, ngoại kỉ, quyển 5, tờ 19-a.
[6] Nay là vùng Nghệ An.
[7] Châu Đại Hoàng nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
[8] Đại Việt sử lược (quyển 1).
[9] Nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
[10] Nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.
[11] Thời Hán, đó là đất Cẩm Khê. Thời Lê, đó là đất huyện Hoa Khê. Nay là đất huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
[12] Nay thuộc huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.
[13] Nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
[14] Nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
[15] Nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
[16] Nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.
[17] Nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
[18] Nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.
[19] Nay thuộc huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng.
[20] Nay là vùng thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
[21] Đại Việt sử lược (quyển I).
[22] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 1, tờ 6-b và tờ 7-a).
[23] Xem bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nguyễn Khắc Thuần hiệu dính và viết lời bạt. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
[24] Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên) chú thích rằng: Trường Châu là đất 4 huyện Văn Dương, Đồng Thái, Trường Sơn và Kỳ Thường thời Nguyễn. Nay, cả bốn huyện này thuộc tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình.
[25] Sách này chỉ chép là Ái Châu chứ không chỉ rõ là ở địa điểm nào của Ái Châu.
[26] Đinh Tiên Hoàng chia nước ra làm mười đạo và dự định sẽ tuyển mộ quân lính như sau: Mỗi đạo gồm 10 quân, mỗi quân gồm 10 lữ, mỗi lữ gồm 10 tốt, mỗi tốt gồm 10 ngũ, mỗi ngũ gồm 10 người. Theo đó thì quân số sẽ lên tới một triệu người. Tuy nhiên, đó chỉ là lí thuyết, là ước vọng mà thôi. Lê Hoàn được thăng tới chức Thập Đạo Tướng Quân, tức là chức võ quan cao cấp nhất thời Đinh. Chức này, Lê Hoàn được tấn phong vào năm Tân Mùi (971).
[27] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 1, tờ 25-a.
[28] Nguyên bản chú thích: Lê Hoàn người Ái Châu nhưng về sau lên ngôi lại đóng đô ở Hoa Lư, cho nên sử vẫn gọi Ái Châu là Tây Đô.
[29] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 1, tờ 22-b.
[30] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 1, tờ 14 a-b.
[31] Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn làm vua từ năm 951 đến năm 965. Ngay sau khi lên ngôi, Nam Tấn Vương đã sai người đến đón anh ruột của mình là Ngô Xương Ngập về làm vua. Đó là Thiên Sách Vương. Đây là thời nước ta đồng thời có hai vua.
[32] Đinh Toàn sinh năm 974, lên nối ngôi lúc mới 5 tuổi.
[33] Tống Thái Tổ thống nhất Trung Quốc vào năm 960.
[34] Tên đất đời Tống, tương ứng với hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay.
[35] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 1, tờ 9 a-b).
[36] Đại việt sử kí toàn thư, (Bản kỉ, quyển 1, tờ 9a-b).
[37] Trước đây, do chỗ nhầm lẫn Lãng Sơn (tên một hòn đảo ở Hạ Long) ra Lạng Sơn, nên nhiều người lấy làm khó hiểu rằng tại sao Lê Hoàn lại sai đóng cọc gỗ … Ở khu núi non hiểm trở. Thủy binh ta lúc này có ngược sông Lục Nam và sông Thương để đánh giặc, nhưng bãi cọc gỗ thì cũng ở khu vực sông Bạch Đằng mà thôi.
[38] Nhiều tác giả – Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc-Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1976, trang 47.
[39] Trương Hống (cũng có tài liệu chép là Trương Khiếu) và Trương Hát là hai anh em. Theo truyền thuyết, cả hai đều là tướng của Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục). Đền thờ của hai anh em này được Nam Tấn Vương (con Ngô Quyền dựng lên ở sông Như Nguyệt, xưa cho là rất linh thiêng, hương khói đời đời không dứt.
[40] Dẫn lại của Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường Kiệt, sông Nhị xuất bản. Hà Nội, 1950, trang 289.
[41] Dẫn lại của các tác giả Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1976. trang 64.
[42] Tên một trong những bến đò nổi tiếng của sông Cầu.
[43] Ở phía bắc bến đò Như Nguyệt, nay là khu vực thôn Mai Thượng, xã Mai Đinh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc.
[44] Dẫn lại của các tác giả Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội, 1976, trang 74.
[45] Võ Nguyên Giáp – Vũ trang quần chúng cách mạng xây dựng quân đội nhân dân. Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1972, trang 70.
[46] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 9-a).
[47] Xin tham khảo thêm Đại Việt sử lược, bản dịch của Nguyễn Gia Tường, Nguyễn Khắc Thuần hiệu dính và viết lời bạt. Nxb Tp. Hồ Chí Minh 1993.
[48] Xin tham khảo thêm phần viết về Lý Thường Kiệt.
[49] Phan Huy Lê (chủ biên): Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. Nxb QĐND. Hà Nội. 1976, trang 46.
[50] Nay là xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc.
[51] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 4, tờ 26-a).
[52] Tháng chạp năm Quý Mùi, Trần Tự Khánh mất, được nhà Lý truy phong làm Kiến Quốc Đại Vương.
[53] Trần Thừa là thân phụ của vua Trần Thái Tông. Sau, Trần Thừa được tôn làm Thượng Hoàng.
[54] Vua Lý Huệ Tông chỉ có hai Công Chúa, đó là Thuận Thiên Công Chúa (sinh vào tháng 6 năm Bính Tí, 1216) và Chiêu Thánh Công Chúa (sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần, 1218).
[55] Đại việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 4, tờ 32-b và 33-a).
[56] Thuận Thiên Công Chúa sinh vào tháng 6 năm Bính Tí (1216) kết hôn với Trần Liễu trước năm 1224 nhưng chưa rõ là năm nào. Năm Đinh Dậu (1237), Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường Thuận Thiên Công Chúa (lúc này đã có thai 3 tháng) cho Trần Cảnh (bấy giờ đã 20 tuổi và làm vua được 12 năm).
[57] Đại việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 4, tờ 33a-b và 34a-b).
[58] Chùa Chân Giáo ở ngay trong kinh thành Thăng Long, được xây dựng từ tháng 9 năm Giáp Tí (1024), đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028).
[59] Sự kiện này: sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 6, tờ 12) chép: “Trần Thủ Độ giết vua Lý Huệ Tông, cho nên, bọn tôn thất nhà Lý phần nhiều đều ấm ức thất vọng. Nhân họ làm lễ tế tổ tiên ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm, (Trần) Thủ Độ sai người ngầm đào hố sâu, dựng nhà lên trên rồi giật dây cho đổ, chôn sống hết tôn thất nhà Lý.”
[60] Đó chính là Trấn Quốc Khang sau này.
[61] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5. tờ 29-a).
[62] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 28-b).
[63] Tô-ga-tra là cháu gọi Thành-cát-tư Hãn là bác ruột. Sử cũ thường phiên âm là Tháp-sát-nhi.
[64] Tên một vương quốc cổ, nằm ở vùng Vân Nam của Trung Quốc ngày nay. Tướng U-ri-ang-kha-đai thường được sử cũ phiên âm là Ngột Lương Hợp Thai, Ngột-đãi-hợp-thai hay Cốt-đãi-hợp-thai … v.v
[65] Trước đó, vua nước Đại Lý là Đoàn Hưng Trí đã đầu hàng U-ri-ang-kha dai và nhận dẫn đường cho quân Mông Cổ đánh xuống nước ta. Nhưng, Đoàn Hưng Trí đã bị bệnh mà mất vào cuối năm 1257.
[66] Nay là vùng Châu Phong, tỉnh Vĩnh Phú.
[67] Tức Lê Phụ Trần. Xin xem thêm LÊ TẦN.
[68] Nguyên là Hoàng Hậu của Lý Huệ Tông. Năm 1226, sau khi Lý Huệ Tông bị giết, bà được đem gả cho Trần Thủ Độ. Nhờ có nhiều công lao, cho nên, sau khi mất, bà được truy phong là Linh Từ Quốc Mẫu. Xem thêm TRẦN THỊ DUNG.
[69] Trần Nhật Hiệu là con thứ ba của Trần Thừa, em của An Sinh Vương Trần Liễu và vua Trần Thái Tông.
[70] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 22-b).
[71] Nay là khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (Hà Nội).
[72] Một trong những thủ lĩnh xuất sắc của các đội dân binh được sử cũ ghi chép lại là Hà Bổng (chủ trại Quy Hóa).
[73] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 4, tờ 26-a).
[74] Triều Lý trước sau kéo dài tất cả 215 năm và có 9 vị vua nối nhau trị vì. Đó là: Lý Thái Tổ (1010-1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1127-1138), Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1175-1210), Lý Huệ Tông (1210-1224) và Lý Chiêu Hoàng (1224-1225). Lý Chiêu Hoàng là Nữ Hoàng.
[75] Chùa này năm ngay trong kinh thành Thăng Long.
[76] Nhà Trần nhờ lợi dụng hôn nhân mà giành được ngôi báu, cho nên, rất sợ người khác họ cũng sẽ lợi dụng hôn nhân để giành ngôi của mình. Bởi vậy, nhà Trần quy định rằng người họ Trần chỉ lấy người họ Trần mà thôi. Cuối đời Trần, quy định này mới bị bãi bỏ.
[77] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 25 a-b).
[78] Lý Huệ Tông cưới bà khi đang đi chạy loạn, không có ai đứng ra chủ hôn nên bị coi là bất chính.
[79] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 25-b).
[80] Đại Việt sử kí toàn thư. (Bản kỉ, quyển 5, tờ 25-b và 26-a).
[81] Tên gọi này nghĩa là: người đàn ông họ Lê đã có công phò tá nhà Trần.
[82] Lý Chiêu Thánh bị giáng ngôi Hoàng Hậu năm 1237.
[83] Thời này, chức hàm cao nhất trong quan lại là Tam Thái (Thái Sư, Thái Bảo, Thái Phó) và Tam Thiếu (gồm Thiếu Sư, Thiếu Bảo, Thiếu Phó).
[84] Chức lo việc dạy cho Thái Tử, người sẽ được lên nối ngôi vua.
[85] Đoạn sông Hồng từ Bạch Hạc trở xuống.
[86] Đoạn sông Hồng chảy qua huyện Châu Giang, Hải Hưng.
[87] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 22-a).
[88] Tích lấy tứ Bắc sử. Xưa, vua nước Sở là Sở Chiêu Vương chạy loạn ra nước ngoài. Bấy giờ chỉ có một người làm nghề bán thịt dê tên là Duyệt đi theo phò tá. Hết loạn trở về, Sở Chiêu Vương ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối mà nói rằng: -Nhà Vua mất nước khiến tôi không được đi bán thịt dê, nay vua lấy lại được nước, tôi lại được làm nghề bán thịt dê như cũ, tước lộc thế là đủ, còn mong thưởng thêm gì nữa?.
[89] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kí. quyển 6, tờ 9-b và tờ 10-a.
[90] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 6, tờ 9 a-b.
[91] Muốn rõ hơn về tác phẩm này, xin đọc thêm hai cuốn sách. Một là bản dịch Binh thư yếu lược (phụ Hổ trướng khu cơ) của Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970. Ở đây, phần Hổ trướng khu cơ là binh pháp của Đào Duy Từ (1572-1634). Hai là Trần Hưng Đạo-Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, Nguyễn Khắc Thuần chủ biên. Nhà Xuất bản Trẻ, 1987.
[92] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 22-a.
[93] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ. quyển 5, tờ 43-b.
[94] Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 6, tờ 11-a.
[95] Niên hiệu của vua Trần Nhân Tông, dùng từ năm 1285 đến năm 1293.
[96] Đây chỉ dòng dõi nhà vua. Với vua Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo 1à cháu ruột. Với vua Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo là anh con nhà bác. Với vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo là bác họ.
[97] Tức Phần Dương Quận Vương, tước hiệu của Quách Tử Nghi, người Trung Quốc đời Đường, có công lớn, được vua Đường rất kính nể.
[98] Dẫn lại của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm trong Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỉ XIII. Bản in lần thứ tư. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1975, trang 41 và 42.
[99] Dẫn lại của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Sách đã dẫn, trang 43.
[100] Dẫn lại của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Sách đã dẫn, trang 37.
[101] Bến Bình Than nay thuộc xã Trần Xá, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng.
[102] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 43-b).
[103] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44a).
[104] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44a-b).
[105] Xin xem thêm mục 1 – Tóm lược về tiểu sử.
[106] Dẫn lại của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm trong Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỉ XIII. Sách đã dẫn, trang 178.
[107] Khám định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 8, tờ 14).
[108] Nhiệm vụ quan trọng này được trao phó cho Trần Kiện. Rất tiếc là chẳng bao lâu sau đó thì Trần Kiện đã đem cả gia quyến đi hàng giặc. Đi đến biên giới phía Bắc, Trần Kiện bị gia nô của Trần Hưng Đạo bắn chết.
[109] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6. tờ 11-a.).
[110] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 48-a).
[111] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 48-a).
[112] Dẫn lại của các tác giả Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. Nxb QĐND, Hà Nội, 1976, trang 90.
[113] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 51 a-b).
[114] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 52-b và 53-a).
[115] Từ Minh Thiện – Thiên Nam hành kí – Dẫn lại của các tác giả Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Sách đã dẫn, trang 92.
[116] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, ta 53-a).
[117] Nguyên sử. Dẫn lại của các tác giả Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. Sách đã dẫn, trang 95.
[118] Tôn Tử – Tôn Tử binh pháp.
[119] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6, tờ 8-b).
[120] Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6, tờ 9 a-b).
[121] Cũng do bà Hoàng Hậu Thuận Thiên sinh hạ. nhưng thân sinh là Trần Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông. Trần Quốc Khang được phong tước Tĩnh Vương.
[122] Đây chỉ Trần Thừa, người được tôn làm Thượng Hoàng, mặc dù trước đó chưa từng làm vua.
[123] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 1-b).
[124] Đây là lần xuất chinh đi đánh dẹp những cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc ít người ở Nẫm Bà La (vùng Quảng Bình ngày nay).
[125] Về thế thứ họ hàng, Trần Quang Khải tuy ở vai em con nhà chú của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, song, Trần Quang Khải lại là con của vua Trần Thái Tông và em của vua Trần Thánh Tông.
[126] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 1-b và tờ 2-a).
[127] Con của Trần Liễu (nhưng danh nghĩa lại là con của vua Trần Thái Tông) do bà Hoàng Hậu Thuận Thiên sinh hạ.
[128] Em ruột của Trần Quang Khải.
[129] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 50-a).
[130] Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái: Đại Nam quốc sử diễn ca.
[131] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 20-b).
[132] Quý tộc họ Trần đồng thời được ban hai tước vị khác nhau, đó là tước vị quý tộc và tước vị triều đình. Với hệ thống tước vị quý tộc, Trần Nhật Duật được phong tới Đại Vương, nhưng với hệ thống tước vị triều đình, ông chỉ được phong tới mức cao nhất là Quốc Công.
[133] Năm sinh và năm mất của Trần Nhật Duật, các bộ sử cũ đều chép giống nhau, nhưng khi tính tuổi, sử cũ lại nói ông thọ 78 tuổi. Cho dẫu là tính theo tuổi ta thì con số 78 cũng không đúng.
[134] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 40 a-b).
[135] Công cuộc thôn tính Trung Quốc của quân Mông – Nguyên hoàn tất vào năm 1278, tức là trước cuộc xâm lăng này 7 năm. Nhà Tống (960-1278) đến đó là dứt.
[136] Thát là Thát Đát, tức giặc Nguyên. Vua Trần sợ quân sĩ của mình nhầm họ với số người Trung Quốc trong lực lượng của quân Nguyên để rồi có thể giết nhầm nên mới gọi như vậy.
[137] Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái: Đại Nam Quốc sử diễn ca.
[138] Công Chúa Thiên Thụy là vợ của Hưng Trí Vương Trần Quốc Nghiễn.
[139] Ma Lôi là tên một làng ở Hải Hưng, nổi tiếng với nghề làm nón. Nón Ma Lôi là nón do làng này làm ra.
[140] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 8, tờ 5.
[141] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 4-a).
[142] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 14-b và tờ 15 a-b).
[143] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 14-b).
[144] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 42-b).
[145] Đây chỉ Thượng Hoàng Trần Thánh Tông.
[146] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 52-b và tờ 53-a).
[147] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 53-a).
[148] Sách đã dẫn. Nhà Xuất bản Giáo dục. Hà Nội, 1990, trang 134.
[149] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 7, tờ 27).
[150] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 47-a)
[151] Phan Đại Doãn, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Thái Hoàng: Sổ tay Nhân vật lịch sử Việt Nam (Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1990, trang 141.)
[152] Đà Mạc tức Tha Mạc, hay bãi Mạn Trù. Đất này nay thuộc tỉnh Hải Hưng.
[153] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 47-a).
[154] Đại Nam quốc sử diễn ca.
[155] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 38 a-b).
[156] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 38-a).
[157] Vũ Hầu tức Khổng Minh Gia Cát Lượng, vị quân sư lừng danh của Lưu Bị (thời Tam Quốc), cũng là của lịch sử Trung Quốc.
[158] Đây Đỗ Khắc Chung muốn nhắc chuyện Lý Tả Xa đã bày mưu cho Hàn Tín khi đi đánh nước Yên, rằng trước khi tiến đánh, hãy viết thư gởi cho vua nước Yên. Hàn Tín nghe theo, quả nhiên, nước Yên vừa nhận thư đã xin hàng.
[159] Tên một kẻ ăn trộm nổi tiếng của Trung Quốc. Tích này chưa rõ nghĩa, xin được khảo cứu sau.
[160] Tức vua Nghiêu, một vị vua của huyền sử Trung Quốc, được Nho gia hết lời ca ngợi.
[161] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 45-b và tờ 46 a-b).
[162] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 32-b và tờ 33-a).
[163] Đạo quân Toa Đô đã vượt biển vào đánh phá đất Chiêm Thành từ năm 1282.
[164] Châu Ô và châu Lý nay thuộc vùng đất từ phía Nam Hà Tĩnh trở vào đến hết Thừa Thiên-Huế. Châu Hoan nay thuộc vùng Nghệ An, còn châu Ái nay thuộc Thanh Hóa.
[165] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 7, tờ 39).
[166] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 8, tờ 7).
[167] Sách đã dẫn. Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1990, trang 19.
[168] Vua bị chết trận: Trần Duệ Tông (1372-1377); vua bị bức tử: Trần Phế Đế (1377-1388) và Trần Thuận Tông (1388-1398). Vua bị cướp ngôi: Trần Thiếu Đế (1398-1400). Quyền thần khét tiếng nhất: Hồ Quý Ly. Chính Hồ Quý Ly đã cướp ngôi của nhà Trần vào năm 1400.
[169] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 8, tờ 16-a).
[170] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ. quyển 8, tờ 17a-b và tờ 18-a).
[171] Đây chỉ những trận đánh đầy khó khăn của quân đội nhà Trần trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285).
[172] Con của Tĩnh Vương Trần Quốc Khang, tức là anh em con chú con bác với vua Trần Nhân Tông.
[173] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 47-a).
[174] Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ quyển 10, tờ 1-b).
[175] Đại Việt thông sử (Đế kỷ, đệ nhất).
[176] Chữ Đinh cũng đọc là Thinh, cho nên, Lê Đinh dược nhiều người phiên âm là Lê Thinh.
[177] Đại Việt thông sử (Đế kỉ, đệ nhất). Các thư tịch cổ khác như: Đại Việt sử ký toàn thư (bản kí, quyển 10, tớ 1-a), Lam Sơn thực lục (Quyển 1) … v.v. cũng chép tương tự.
[178] Đại Việt thông sử (Đế kỷ, đệ nhất).
[179] Đại Việt thông sử (Đế kỷ, đệ nhất).
[180] Đại Việt thông sử (Đế kỷ, đệ nhất).
[181] Phụ Đạo là tên chức danh đứng đầu một khu vực địa phương dưới cấp huyện. Phụ Đạo còn có uy quyền cả về mặt tinh thần đối với dân trong khu vực.
[182] Lam Sơn thực lục (quyển 1).
[183] Nguyễn Trãi: Chí Linh sơn phú.
[184] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[185] Lam Sơn thực lục (Quyển 1). Trong Đại Việt thông sử Lê Quý Đôn không chép là đầm Ma Viện mà chép là sông Lam Xuyên.
[186] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[187] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[188] Nguyễn Trái: Bình Ngô đại cáo.
[189] Lũng Nhai tức Lũng Mi hay làng Mé, nay thuộc lã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách Lam Sơn chừng 10 cây số.
[190] Danh sách cụ thể của 18 người tham dự Hội thề Lũng Nhai trong các bộ gia phả xưa, gần giống như nhau chứ chưa phải là hoàn toàn giống như vậy.
[191] Lam Sơn sự tích.
[192] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[193] Xin tham khảo thêm: Nguyễn Trãi – Quân trung từ mệnh tập (nguyên bản Hán văn hoặc bản dịch Việt văn trong Nguyễn Trãi toàn tập).
[194] Lấy ý tứ Bài từ của Ngô Thế Vinh viết cho Ức Trai di tập.
[195] Nguyễn Trãi-Bình Ngô đại cáo.
[196] Trong Đại Việt thông sử, Lê Quý Đôn đã thống kê cả một danh sách đến 51 người, nhưng trong đại Việt sử kí toàn thư, thì tất cả chỉ có 30 người. Đây theo Lam Sơn thực lục.
[197] Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo.
[198] Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo.
[199] Nguyễn Trãi – Chí Linh sơn phú.
[200] Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập (Thơ gửi Thái Giám Sơn Thọ).
[201] Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập (Tố oan thư).
[202] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[203] Tại đây, Lê Lợi cho xây thành để đặt đại bản doanh. Thành này, nhân dân địa phương gọi là thành Lục Niên. (Xem bản đồ in kèm theo trong sách này).
[204] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[205] Về lực lượng và nhiệm vụ cụ thể của cả ba đạo quân, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo, cũng ở trong sách này.
[206] Lúc đầu, Lê Lợi đặt đại bản doanh tại Tây Phù Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội); sau, Lê Lợi dời đại bản doanh về Bồ Dề (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).
[207] Lam Sơn thực lục (quyển 2).
[208] Lam Sơn thực lục (quyển 2).
[209] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[210] Về diễn biến chung của trận Chi Lăng – Xương Giang, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về các danh tướng khác trong sách này.
[211] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[212] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[213] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[214] Người được đưa lên ngôi này, Lam Sơn thực lực nói là Hồ Ông, nhưng nhiều thư tịch cổ khác thì lại nói là Trần Cảo. Trên cơ sở kết quả phân tích sử liệu gần như nhau, phần lớn các nhà nghiên cứu hiện nay đều cho đó là Trần Cảo.
[215] Quân điền là chính sách chia ruộng đất công của các làng xã thành từng phần bằng nhau, sau đó, đem cấp lại cho xã dân mỗi người một số phần khác nhau, tùy theo chức tước và địa vị xã hội của họ.
[216] Nguyễn Trãi: Chí Linh sơn phú.
[217] Hồ Chí Minh: Vì độc lập tư do, vì chủ nghĩa xã hội, Nhà Xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1970, trang 144.
[218] Là người có lòng thành, chí lớn.
[219] Xin tham khảo thêm Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh.
[220] Xin tham khảo thêm Danh tướng Việt Nam (tập 1) Của Nguyễn Khắc Thuần, phần viết về Trần Quang Khải.
[221] Nguyễn Trãi: Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh.
[222] Nguyễn Trãi: Chuyện cũ về Băng Hồ Tiên Sinh.
[223] Bằng cớ là Nguyễn Trãi chào đời trong tư dinh của Trần Nguyên Đán năm 1380, mà năm đó, tư dinh của Trần Nguyên Đán còn ở kinh thành Thăng Long.
[224] Nguyễn Trãi: Chuyện cũ về Băng Hồ Tiên Sinh.
[225] Trác Văn Quân là con gái của Trác Vương Tôn, người Trung Quốc đời Hán, góa chồng sớm nên về ở với cha tại đất Lâm Cùng. Còn Tư Mã Tương Như là một danh sĩ nổi tiếng về thi phú và đàn ca. Một lần ông đi qua Lâm Cùng, cầm đàn gảy khúc Phượng cầu hoàng, làm cho Trác Văn Quân cảm động, bỏ nhà mà trốn theo Tư Mã Tương Như về đất Thành Đô. Hai người đã sống rất hạnh phúc đến hết đời.
[226] Trần Thị Thái có thai trước khi Nguyễn Phi Khanh đỗ Bảng Nhãn, tức là trước năm 1374. Vậy thì có thể suy luạn rằng: hoặc là Nguyễn Trãi không thể sinh vào năm 1380, hoặc là con đầu lòng của Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái là con gái hay con trai mà mất sớm. Nay, chính sử thống nhất ghi năm sinh của Nguyễn Trãi là năm 1380.
[227] Trần Nghệ Tông làm Thượng Hoàng từ 1372 đến 1394.
[228] Đoạn viết về Nguyễn Trãi từ khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải về Trung Quốc, cho dện lúc ông bị giam lỏng tại kinh thành Thăng Long, chúng tôi dựa theo ghi chép của nhiều tài liệu dã sử cũng là theo cách tái hiện sự kiện này của nhiều người. Nhưng chi tiết đang bàn cãi, chúng tôi không trình bày ở đây, vì sợ gây nặng nề một cách không cần thiết.
[229] Nguyễn Trãi: Chí Linh sơn phú.
[230] Kết quả nghiên cứu của những nam gần đây (khoảng từ 1975 đến nay) cho phép kết luận như vậy.
[231] Chuyện li kì chung quanh việc Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi tìm đến Lam Sơn, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Trần Nguyên Hãn cũng ở sách này.
[232] Mười tám người và Lê Lợi nữa là mười chín. Danh sách cụ thể. Xin vui lòng tham khảo phần viết về Lê Lợi cũng ở trong sách này.
[233] Ngô Thế Vinh (1803-1856), người huyện Nam Chân, nay là huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, đỗ Tiến sĩ năm 1829.
[234] Lam Sơn thực lục (quyển 2).
[235] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[236] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[237] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[238] Xin tham khảo thêm nguyên bản chữ Hán hoặc giả là bản dịch ra Việt văn, in chung trong Nguyễn Trãi toàn tập.
[239] Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo.
[240] Tính đến nay, nước ta có tất cả ba người được UNESCO trân trọng ghi tên vào hàng danh nhân của nhân loại, đó là: Nguyễn Du (1965), Nguyễn Trãi (1980) và Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990).
[241] Nguyễn Trãi: Đề kiếm. Hai câu trên có nghĩa là: Khi đã chỉnh đốn xong càn khôn thì thế gian mấy ai còn nghĩ tới bậc anh hùng.
[242] Ngoài Tuyên ngôn độc lập do Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945, thì bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt viết năm 1077 và bài Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết năm 1428 cũng được coi là có ý nghĩa như Tuyên ngôn độc lập của nước nhà.
[243] Đại Việt sử kí toàn thu (Bản kỉ, quyển 10, tờ 67-a).
[244] Đại việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 11, tờ 9 b và tờ 10a).
[245] Nguyễn Trãi: Hải khẩu dạ bạc hữu cảm.
[246] Đại việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 11, tờ 55 a-b và tờ 56-a).
[247] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 11, tờ 56-b).
[248] Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án: Tang thương ngẫu lục.
[249] Về diễn biến chung của trận Khả Lưu, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Lê Sát cũng ở trong tập II này.
[250] Đại Việt thông sử (Chư phần truyện).
[251] Là một thuật ngữ quân sự cổ, có nghĩa là trên dưới sau trước phải tơasi và trong ngoài cùng dựa vào nhau.
[252] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[253] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[254] Về trận Lạc thủy, xin xem thêm phần viết về Nguyễn Lý cũng ở trong sách này.
[255] Xin vui lòng tham khảo thêm phàn viết về Trịnh Khả cũng ở trong sách này.
[256] Lam Sơn thực lục (quyển 1).
[257] Lam Sơn thực lục (quyển 1) Xin tham khảo thẽm phần viết về Nguyễn Lý cũng ở trong sách này.
[258] Có nghĩa là quân sĩ dưới quyền phải theo lệnh mà làm cho đến nơi đến chốn.
[259] Lam Sơn thực lục (quyển I).
[260] Về các đạo quân, xin tham khảo thêm phần viết về Phẩm Văn Xảo, cũng ở trong sách này.
[261] Việt thông sử (Đế kỉ, đệ nhất).
[262] Chi tiết của Trận Khả Lưu, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Lưu Nhân Chú và Lê Ngân cũng ở trong sách này.
[263] Quân số và nhiệm vụ của từng đạo quân, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo cũng ở trong sách này.
[264] Chi tiết về trận Tốt Động, Chúc Động, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cũng ở trong sách này.
[265] Chữ Chú còn có âm khác là Thụ, cho nên, có nhiều người dọc là Lưu Nhân Thụ. Lại cũng vì ông được ban quốc tính là họ Lê, nên cũng nhiều người đọc họ tên ông là Lê Nhân Thụ.
[266] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện). Sách dã dẫn.
[267] Dẫn theo Phan Huy Lê – Phan Đại Doãn: Khởi nghĩa Lam Sơn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội 1977. Trang 142.
[268] Về diễn biến chung của cuộc tấn công vào Nghệ An, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Nguyễn Chích cũng ở trong tập II này.
[269] Xin tham khảo thêm phần viết về Lê Suất, Lê Ngân, Đinh Lễ, Lê Văn An … trong cùng tập II này.
[270] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[271] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[272] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[273] Về các đạo quân của Lam Sơn tấn công ra Bắc, xin tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo cũng ở trong tập II này.
[274] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[275] Minh sử (Quyển 154).
[276] Về kẻ chạy thoát này, Hoàng Minh thực lục ghi là Chủ Sự Phan Hậu, nhưng Minh triều bản kỉ sự (Quyển 22) thì ghi là Phan Nguyên Đại. Rất có thể là Phan Hậu và Phan Nguyên Đại cũng chỉ là một người mà thôi.
[277] Nguyễn Trãi: Chí Linh sơn Phú.
[278] Xin tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần Giai thoại dã sử Việt Nam (Tập 2, Nxb Trẻ. 1994).
[279] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[280] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[281] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[282] Việt Vương tức Câu Tiễn, vua của nước Việt ở Trung Quốc thời Chiến Quốc, người đã giết nhiều cận thần từng vào sinh ra tử với mình – NKT.
[283] Đại việt thông sử (Chư thần truyện). Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biến, quyển XV, tờ 20).
[284] Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1990. Sai lầm của sách này có lẽ là do sao chép sai lầm của một trong số các bản chép tay bộ Đại Việt thông sử.
[285] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[286] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện). Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[287] Lời dẫn kể trên, cộng với việc Trịnh Khả được tham dự Hội thề Lũng Nhai vào năm 1416, tỏ rõ Trịnh Khả không thể sinh vào năm 1403 được.
[288] chưa rõ họ, chỉ biết hắn cũng là người Thanh Hóa.
[289] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[290] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[291] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[292] Lúc này, Thái Giám không phải là hoạn quan.
[293] Về lực lượng và nhiệm vụ cụ thể của ba đạo quân, xin tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo cũng ở trong tập II này.
[294] Nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
[295] Nay thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.
[296] Nay thuộc làng Tu Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú. Xa Lộc còn có tên gọi khác là Đồng Rọc hay Ròng Rọc.
[297] Về diễn biến chung của trận Tốt Động – Chúc Động, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo cũng ở trong tập II này.
[298] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[299] Đại Việt thông sử (Chư thần chuyện).
[300] Đại Việt thông sử (Chư thần chuyện).
[301] Đại việt thông sử (Chư thần truyện). Lúc này, vì vua Nhàn Tông còn quá nhỏ tuổi (Nhà vua lên ngôi năm lên hai), cho nên Trịnh Khả mới sợ như thế.
[302] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[303] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[304] Về gia đình và dòng họ của Lê Khôi, xin tham khảo thêm mục I-Thuở hàn vi trong phần viết về Lê Lợi cũng ở trong sách này.
[305] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[306] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[307] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[308] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[309] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[310] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí), Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Thanh Hóa, mục Nhân vật).
[311] Danh sách 19 người này, theo gia phả một số dòng họ hiện còn lựu giữ dược thì gồm có: Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,. Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiếm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Lê Bồi, Nguyễn Lý, Đinh Lan và Trương Chiến.
[312] Lam Sơn thực lục (quyển l). Phần đầu của đọan trích này, sử cũ cũng có chỗ chép hơi khác. Đại để, Lê Lợi tự ví mình với Lưu Bang khi bị Hạng Võ bao vây ở Huỳnh Dương, tình thế rất nguy cấp. Dũng tướng của Lưu Bang là Kỷ Tín đã cải trang làm Lưu Bang ra hàng khiến cho Hạng Võ tưởng thật mà giết chết rồi lui quân, Lưu Bang nhờ đó mà thoát nạn. Sau, Lưu Bang dựng, nên nhà Hán. Nhắc xong sự tích ấy, Lê Lợi hỏi các tướng rằng, có ai dám làm như Kỷ Tín hay không?
[313] Sở Hầu tức Hạng Võ.
[314] Ba anh em của Đinh Lễ là: Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt. Tuy nhiên, sách Đại Nam nhất thống chí thì chỉ chép có hai người là Đinh Lễ và Đinh Liệt mà thôi.
[315] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[316] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[317] Bản kí, quyển 10, tờ 30-b. Khuất Hà là tướng của Lỗ Hoàn Công. Khuất Hà từng cầm quân đi dành nước Vân ở Bồ Tao, thắng lớn nên tự cho mình là giỏi. Sau, Khuất Hà lại được đem quân đi đánh nước La là một nước rất nhỏ bé. Chẳng dè, bị quân nước La đánh cho đại bại, phải tự tử. (Tích lấy từ Sách Tả truyện – NKT).
[318] Đại Nam nhất thống chí (Tỉnh Thanh Hóa – Tập hậu – mục Nhân vật).
[319] Là thuật ngữ quân sự cổ, có nghĩa là tính toán trước và tính toán đúng để có thể quyết thắng.
[320] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
[321] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển XI, tờ 32 a-b), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển XVI, tờ 33).
[322] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[323] Trong danh sách 19 người dự Hội thề Lũng Nhai (kể cả Lê Lợi), tên của Nguyễn Lý dừng hàng thứ 17.
[324] Lam Sơn thực lục (quyển l).
[325] Về quân số giặc bị tiêu diệt trong trận Bồ Mộng, theo Lam Sơn thực lục là hơn ba trăm tên, nhưng theo Đại Việt thông sử thì lại lầ hơn ba ngàn tên.
[326] Lam Sơn thực lục (quyển l).
[327] Theo Đại Việt thông sử (Chư thần truyện). Đại Nam nhất thông chí (tỉnh Thanh Hoá, mục Nhân vật) nói ông là người huyện Thụy Nguyên. Chúng tôi chưa có dịp khảo sát tại quê nhà Lê Ngân nên tạm chép theo ghi chép của sách xưa.
[328] Lạc Thủy là tên một địa điểm nằm ở vùng thượng lưu sông Chu, phía trên của Lam Sơn.
[329] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[330] Về trận dành này, xin tham khảo thêm phần viết về Lê Sát.
[331] Lam Sơn thực lục (Quyển l).
[332] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[333] Lam Sơn thực lục (Quyển l).
[334] Xin vui lòng tham khảo thêm chi tiết của sự kiện này trong phần viết về Lê Sát.
[335] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 17, tờ 15).
[336] Đại Việt thông sử (chư thần truyện). Sách dã dẫn.
[337] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[338] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[339] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 10, tờ 7a).
[340] Lam Sơn thực lục (Quyển I).
[341] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[342] Về trận đánh thành Xương Giang, xin tham khảo thêm phần viết về Trần Nguyên Hãn.
[343] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[344] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[345] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[346] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[347] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển XI, tờ 43-a).
[348] Đại Việt Thông sử (Chư thần truyện).
[349] Chức ấy có nghĩa là Phó chỉ huy vệ quân Thiết Kị.
[350] Lam Sơn thực lục (quyển 1).
[351] Lam Sơn thực lục (quyển 1).
[352] Sách đã dẫn. Mục Chư thần truyện.
[353] Bản kí, quyển 10, tờ 8-a và 8-b.
[354] Lý Triện được ban quốc tính (tức là lấy theo họ của Lê Lợi), cho nên, sử cũ cũng thường chép là Lê Triện.
[355] Kể cả 5 vạn quân có sẵn trong thành và ở các nơi khác kéo về.
[356] Lam Sơn thực lục (quyển 2).
[357] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[358] Đại Việt Thông sử (Chư thần truyện).
[359] Lam Sơn thực lục (Quyển 1). Trận này, Đại Việt thông sử chép là chém được hơn ba ngàn tên giặc.
[360] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[361] Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
[362] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[363] Xa Lộc Còn có tên khác là Ròng Rọc hay Đồng Rọc. Đất này nay thuộc làng Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú. Ở đây hiện vẫn còn một số di tích của trận đánh này.
[364] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[365] Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
[366] Lam Soạn thực lục nói người gởi thư báo tin mừng là Đinh Lễ, nhưng Đại Việt thông sử lại nói là Nguyễn Xí.
[367] Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển X, tờ 30-a).
[368] Xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về danh tướng Lê Lai cũng ở trong sách này.
[369] Chúng tôi dẫn theo Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử (Chư thần truyện). Hiện chưa rõ con gái của Lê Niệm là Hoàng Hậu của ai.
[370] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 39, tờ 35.
[371] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 39, tờ 36.
[372] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 39, tờ 35.
[373] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 42, tờ 10.
[374] Hoàng Bình Chính: Hưng Hóa phong thổ lục. Dẫn lại của Phan Huy Lê – Chu Thiên – Vương Hoàng Tuyên – Đinh Xuân Lâm trong Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (Tập III), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1960, trang 233.
[375] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 43, tờ 21.
[376] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 43, tờ 28.
[377] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 43, tờ 28.
[378] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 40, tờ 11.
[379] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 40, tờ 29.
[380] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 41, tờ 3.
[381] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 41, tờ 3.
[382] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 41, tờ 3 và 4.
[383] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 41, tờ 7 và 8.
[384] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 38, tờ 7.
[385] Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Chính biên, quyển 38, tờ 31.
[386] Mỹ Lương, Minh Nghĩa là tên huyện. Huyện này xưa thuộc trấn Sơn Tây, nay thuộc tỉnh Hà Tây.
[387] Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Chính biên, quyển 39, tờ 17.
[388] Trịnh Sâm là con của Trịnh Doanh, nối nghiệp chúa từ tháng 1 năm Đinh Hợi 1767, ở ngôi chúa được tất cả 15 năm: 1767-1782.
[389] Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Chính biên, quyển 43, tờ 28.
[390] Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, quyển 1.
[391] Đại Nam liệt truyện, Tiền biên, quyển 6.
[392] Phủ biên tạp lục, quyển 3.
[393] Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, quyển 1.
[394] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 44, tờ 22.
[395] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 44, tờ 18.
[396] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 44, tờ 28.
[397] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 45, tờ 2.
[398] nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
[399] Vũ Thế Dinh – Mạc thị gia phả.
[400] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 46, tờ 15 và 16.
[401] Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 30.
[402] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 46, tờ 18.
[403] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 46, tờ 20.
[404] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 46, tờ 21.
[405] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 46, tờ 29.
[406] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 47, tờ 17.
[407] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 47, tờ 33.
[408] Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 30.
[409] Ngô Gia Văn Phái: Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 14.
[410] Ngô Gia Văn Phái: Hoàng Lê nhất thống chí, Hồi thứ 14.
[411] Đặng Tiến Đông: Đặng gia phổ hệ toàn chính thực lục. Sách chép tay gồm 6 quyển:
- Quyển 1 gọi là Ngoại kỉ chép nguồn gốc của của họ Đặng vốn là họ Trần.
- Quyển 2 chép về Nghĩa Quốc Công Đặng Huấn.
- Quyển 3 chép về đời Hà Quận Công Đặng Tiến Vinh.
- Quyển 4 chép về đời Doanh Quận Công Đặng Thế Tài.
- Quyển 5 chép về đời Yên Quận Công Đặng Tiến Thự.
- Quyển 6 chép về đời Dận Quận Công Đặng Tiến Cẩm.
[412] chỉ Tôn Tử và Ngô Khởi, hai nhà binh pháp nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại – NKT.
[413] nằm giáp giới giữa Ninh Bình với Thanh Hóa ngày nay – NKT.
[414] cũng nằm giáp giới giữa Ninh Bình và Thanh Hóa ngày nay – NKT.
[415] chỉ Nguyễn Huệ – NKT.
[416] Nơi vua ở sao cho phía sau thì gần núi, đất được chọn hoặc là ở giữa chốn dân cư, hoặc là đâu đất tốt có thể làm kinh đô được, tùy con mắt tinh tường của Phu Tử xét và định đoạt. Chọn nhanh nhanh lên. Ủy cho quan Trấn Thủ là (Nguyễn Văn) Thận xây dựng cung điện, nội trong ba tháng phải xong để tiện cho vua ra ở.
[417] Thực ra, suy cho cùng thì cũng còn có những lúc chính quyền tự chủ ở nước ta bị sụp đổ bởi sự xâm lăng của Trung Quốc (ví dụ như chính quyền Khúc Thừa Mỹ bị quân Nam Hán đánh đổ vào năm 930), nhưng thời gian bị mất độc lập của ta không đáng kể và dấu ấn đô hộ của Trung Quốc cũng rất mờ nhạt, cho nên sử thường nói Việt Nam có hai thời kì bị phong kiến Trung Quốc đô hộ.
[418] Hồ Chí Minh: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (in trong tác phẩm VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO, VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI). Nxb Sự thật, Hà Nội. 1975. Trang 61.
[419] Hồ Chí Minh: Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước (in trong tác phẩm VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO, VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI). Nxb. Sự thật. Hà Nội. 1975. Trang 259. Tác giả xin được chú thích thêm: Lời kêu gọi này Bác Hồ đọc vào ngày 17-7-1966.
[420] Đây là hai câu đầu của bài II: Cảnh binh đảm chư đồng hành (lính gác khiêng heo cùng đi) rút từ tập “NHẬT KÍ TRONG TÙ.” Hai câu ấy có nghĩa là: trên cõi đời này có đến ngàn điều đắng cay và vạn điều đau khổ, nhưng chẳng có đắng cay đau khổ nào bằng mất quyền tự do.
[421] Nhà Tây Chu thành lập năm 1027 TCN và bị diệt vong vào năm 771 TCN.
[422] Lúc này, người Trung Quốc cũng chỉ mới có tên chứ chưa có họ. Tần Trọng (như ghi chép của thư tịch Trung Quốc) không phải là họ và tên mà chỉ có nghĩa là ông Trọng ở đất Tần.
[423] Lịch sử nhà Chu gồm hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất là Tây Chu (từ năm 1027 TCN đến năm 771 TCN) và giai đoạn thứ hai là Đông Chu (từ năm 770 TCN đến năm 256 TCN).
[424] Nhà Đông Chu được sử cũ chia làm hai chặng khác nhau. Chặng thứ nhất (từ năm 770 TCN đến năm 476 TCN) gọi là thời Xuân Thu, chặng thứ hai (từ năm 475 TCN dấn năm 256 TCN) gọi là thời Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc là thời tranh hùng tranh bá của bảy nước mạnh, đó là Tần, Sở, Ngụy, Tề, Triệu, Yên và Hàn.
[425] Tần Trang Tương Vương là vua đời thứ 33 của nước Tần, làm vua từ năm 249 TCN đến năm 247 TCN.
[426] Thư tịch cổ của Trung Quốc thường gọi Tần Thuỷ Hoàng (vị Hoàng Đế đầu tiên của nhà Tần) là Triệu Dinh Chính nhưng thực ra thì Dinh Chính cũng chưa hề có họ. Thân sinh của Dinh Chính là Tử Sở từng phải đi làm con tin ở nước Triệu và sinh Dinh Chính ở nước Triệu, nhân đó cho Dinh Chính lấy họ Triệu.
[427] Về cuộc Nam chinh này, các thư tịch cổ của Trung Quốc như HOÀI NAM TỬ (của Hoài Nam Vương Lưu An), SỬ KÍ (của Tư Mã Thiên), TIỀN HÁN THƯ (của Ban Cố) … đều có chép đến.
[428] Tư Mã Thiên: SỬ KÍ TƯ MÃ THIÊN, Quyển 112.
[429] Hoài Nam Vương Lưu An: HOÀI NAM TỬ.
[430] Chuyện Lý Ông Trọng được Vũ Quỳnh chép trong LĨNH NAM CHÍCH QUÁI. Ngoài ra thần tích Đức Thánh Chèm và Từ Liêm huyện Lý Thiên Vương sự tích cũng chép chuyện này khá rõ.
[431] Mã Thiên: SỬ KÍ TƯ MÃ THIÊN, Quyển 112
[432] Lưu Bang tức Hán Cao Tổ lập ra nhà Tiền Hán năm 206 TCN, ở ngôi Vương 4 năm (206 TCN-202 TCN), ở ngôi Hoàng Đế 8 năm (202 TCN-195 TCN) mất năm 195 TCN, hưởng thọ 61 tuổi (256 TCN-195 TCN).
[433] Triệu Đà tức Triệu Vũ Đế, lập ra nước Nam Việt năm 206 TCN, ở ngôi Vương 23 năm (206 TCN-183 TCN), ở ngôi Hoàng Đế 46 năm (183 TCN-137 TCN), mất năm 137 TCN, hưởng thọ 120 tuổi (257 TCN-137 TCN)!
[434] Niên trong đại tồn tại của các triều đại ghi dưới đây chỉ là niên đại danh nghĩa, niên đại thực tế thì có khác hơn một chút. Về thế thứ cụ thể của các triều đại, xin vui lòng tham khảo thêm Nguyễn Khắc Thuần: CÁC ĐỜI ĐẾ VƯƠNG TRUNG QUỐC, Nxb Giáo dục, 2002. Sách đã được tái bản lần thứ nhất.
[435] Nhà Trần tuy vẫn còn tồn tại lay lắt thêm mấy năm nữa nhưng cục diện Nam – Bắc triều thì kể như đã hoàn toàn kết thúc kể từ năm 581-năm nhà Tuỳ được dựng lên.
[436] Đến năm 907 thì nhà Đường mới hoàn toàn sụp đổ, nhưng nền đô hộ của nhà Đường ở trên đất nước ta thì bị xoá bỏ từ năm 905.
[437] Ban Cố (Trung Quốc): TIỀN HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[438] Ban Cố (Trung Quốc): Sách đã dẫn.
[439] Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vùng cực Nam của quận Nhật Nam ở vào khoảng đèo Hải Vân, có lan sang chút ít của Quảng Nam. Cũng có người nói cực Nam của quận Nhật Nam kéo đến đến Phú Yên ngày nay, tuy nhiên, sức thuyết phục của ý kiến này không cao.
[440] Ban Cố (Trung Quốc): sách đã dẫn.
[441] Phòng Kiều (Trung Quốc): TẤN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[442] Ngụy Trưng (Trung Quốc): TUỲ THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư quán.
[443] Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc): TÂN ĐƯỜNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[444] Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc): TÂN ĐƯỜNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[445] Vào cuối thời Tây Hán, nếu tổng hợp những con số theo khi chép của Ban Cố (Trung Quốc) trong TIỀN HÁN THƯ (Sách đã dẫn) thì ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam có tất cả 918.835 suất đinh. Từ cuối Tây Hán đến đầu Đông Hán là một khoảng thời gian ngắn, cho nên, chúng tôi ước đoán là toàn cõi Âu Lạc lúc này chỉ có khoảng một triệu suất đinh.
[446] Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc): THỦY KINH CHÚ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán. Ngoài số quân đông đảo này, Mã Viện còn được mang theo đến 2.000 xe, thuyền có loại lớn nhỏ nữa.
[447] Trần Thọ (Trung Quốc): TAM QUỐC CHÍ (Ngô Chí). Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[448] Ban Cố (Trung Quốc): TIỀN HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[449] Kế Hàm: NAM PHƯƠNG THẢO MỘC TRẠNG và Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[450] Ban Cố (Trung Quốc): TIỀN HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[451] Phòng Kiều (Trung Quốc): TẤN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán
[452] Về lai lịch của Lý Bí, chúng tôi xin được trình bày khi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của ông ở phần sau.
[453] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỷ, quyển 3, tờ 8-b)
[454] Về dòng Vô Ngôn Thông, xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần: ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM (Tập II), Nxb Giáo dục.
[455] Về nhân vật Cát Hồng, xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần: ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM (Tập II), Nxb Giáo dục.
[456] Xin vui lòng tham khảo bản dịch của Nguyễn Gia Tường, do Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính và viết lời bạt. Nxb. TP HCM 1993.
[457] Đại Việt Sử Lược, Quyển 1.
[458] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ. (Ngoại kỉ, quyển 3, tờ 1-b). Tác giả xin được chú thích thêm: Hán Quang Vũ (Lưu Tú) là người khai sáng ra nhà Hậu Hán (cũng tức là Đông Hán: 25-220), ở ngôi 32 năm (25-57), mất năm 57, hưởng thọ 63 tuổi (06 TCN-57). Trong thời gian ở ngôi, Hán Quang Vũ sử dụng hai niên hiệu, đó là Kiến Vũ (25-56) và Kiến Vũ Trung Nguyên (56-57).
[459] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ. (Ngoại kỉ, quyển 3, tờ 2-a).
[460] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ. (Ngoại kỉ, quyển 3, tờ 2a-b).
[461] Có thuyết nói rằng, thân mẫu của Hai Bà Trưng là Trần Thị Đoan, nhưng, sức thuyết phục của thuydết này rất thấp. Chúng tôi cho rằng đó chỉ là sự tự ý thêm thắt của người đời sau.
[462] Chữ Mê trong tên quê hương của Hai Bà cũng đọc là Mi. Bởi lẽ này, nhiều người phiên âm là Mi Linh. Tuy nhiên, cách phiên âm phổ biến nhất xưa nay vẫn là Mê Linh.
[463] Văn Lang là một trong số 15 bộ hợp thành của nhà nước Văn Lang, gồm có: Văn Lang, Giao Chỉ, Tân Hưng, Dương Tuyền, Vũ Định, Vũ Ninh, Chu Diên, Phúc Lộc, Ninh Hải, Lục Hải, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường và Bình Văn.
[464] Theo Phạm Việp (Trung Quốc) trong HẬU HÁN THƯ (Quận quốc chí) thì mười hai huyện thuộc quận Giao Chỉ gồm có: Long Biên, Luy Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đới, Kê Từ, Tây Vu, Chu Diên, Phong Khê và Vọng Hải.
[465] Theo Phòng Kiều (Trung Quốc) trong TẤN THƯ thì sáu huyện của quận Tân Xương (mới lập) gồm có: Mê Linh, Gia Ninh, Ngô Định, Lâm Tây, Tây Đạo và Phong Sơn.
[466] Vạn Xuân là quốc hiệu do Lý Nam Đế đặt ra từ năm 544.
[467] Sáu quận đó là: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tị Ảnh, Hải Âm và Lâm Ấp.
[468] Mười hai châu đó gồm có: Giao Châu, Trường Châu, Phong Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu, Lục Châu, Vũ An Châu, Vũ Nga Châu, Thang Châu và Chi Châu.
[469] Năm phủ của tỉnh Sơn Tây là: Quảng Oai, Quốc Oai, Vĩnh Tường, Lâm Thao và Đoan Hùng. Một phân phủ là phân phủ Vĩnh Tường.
[470] Với nền văn hoá tiêu biểu là Bắc Sơn (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).
[471] Với nền văn hoá tiêu hiểu là Bàu Tró (nay thuộc tỉnh Quảng Bình).
[472] Xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần – TRÔNG LẠI NGÀN XƯA (tập 2-phần Lược truyện các bậc tổ sư, Nxb Giáo dục.1998. Làng Cổ Đô xưa nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
[473] Theo thần tích làng Lâu Thượng (nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) thì gia đình Hai Bà Trưng chuyên làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Ở đó, loại trứng ngài nào tốt thì được gọi là trứng chắc, loại nào kém hơn thì được gọi là trứng nhì … Vì lẽ này cha mẹ đặt tên cho Hai Bà là Chắc và Nhì. Theo thần tích làng Hạ Lôi thì Trưng Trắc và Trưng Nhi là hai chị em sinh đôi.
[474] Xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần: CÁC ĐỜI ĐẾ VƯƠNG TRUNG QUỐC, Nxb Giáo dục, 2002. Sách đã được tái bản lần thứ nhất.
[475] Cha của Tần Thủy Hoàng là Tử Sở, vì từng phải làm con tin ở nước Triệu nên lấy họ Triệu chứ thực ra thì không phải là người họ Triệu.
[476] Xin vui lòng tham khảo mục 2. Giải mã một cách đặt tên (cũng thuộc phần II này).
[477] Hai chữ Man Thiện có lẽ cũng không phải tên gọi mà chỉ là một vinh hiệu, nghĩa là người man di tốt. Đời sau vì kính phục mà gọi thế chăng?
[478] Truyền thuyết dân gian vùng Hà Tây có chuyện Đỗ Năng Tế, theo đó thì Đỗ Năng Tế người ở vùng nay thuộc huyện Quốc Oai, khoẻ mạnh, nhiều cơ mưu và đặc biệt là rất giỏi võ nghệ. Bà Man Thiện đã mời Đỗ Năng Tế về dạy cho hai người con gái của mình. (Tác giả xin được chú thích thêm rằng, việc bà Man Thiện mời thầy dạy võ nghệ cho con là điều rất phù hợp với tất cả các truyền thuyết khác, còn như nhân vật có đầy đủ họ và tên là Đỗ Năng Tế thì ắt hẳn là do người đời sau thêm vào cho dễ nghe chứ thời Hai Bà Trưng, dân ta chưa có họ).
[479] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[480] Nhà Tân do Vương Mãng lập ra năm 08 và tồn tại trước sau tổng cộng 17 năm (từ năm 08 đến năm 25), truyền nối được hai đời. Trong suốt thời gian tồn tại, nhà Tân đã thay nhà Tiền Hán để đô hộ nước ta.
[481] Hầu hết thư tịch cổ của ta và Trung Quốc đều chép tên chồng của Trưng Trắc là Thi Sách, duy chỉ có Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc) trong THUỶ KINH CHÚ (Quốc Học Cơ Bản Tùng Thư, Thương Vụ Ấn Thư Quán) chép là Thi. Tờ 62, quyển 37 của THUỶ KINH CHÚ viết rằng: Chu Diên Lạc Tướng tử danh Thi, sách Mê Linh Lạc Tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê. Cáu này chỉ có thể dịch là con trai của Lạc Tướng Chu Diên tên là Thi hỏi cưới con gái của Lạc Tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. Chữ sách ở đây phải dịch là hỏi cưới, không thể dịch thành tên là (Thi) Sách. Tuy nhiên trong sách này, chúng tôi vẫn theo cách gọi quen thuộc và phổ biến vốn có từ muôn dời nay mà chép tên chồng của Trưng Trắc là Thi Sách.
[482] Về nhân vật Lưu Tú (tức hán Quang Vũ), xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần: CÁC ĐỜI ĐẾ VƯƠNG TRUNG QUỐC, Nxb Giáo dục, 2002. Sách đã được tái bản lần thứ nhất.
[483] Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ từ năm 34, tức là 9 năm sau khi nhà Hậu Hán được dựng lên.
[484] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[485] Về nhân vật Thi Sách, THỦY KINH CHÚ của Lịch Đào Nguyên (Trung Quốc) viết rằng chính Thi Sách đã cùng với Hai Bà Trưng khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của nhà Hậu Hán. Tuy nhiên, phần lớn các thư tịch cổ (của ta và của Trung Quốc), đặc biệt là hàng loạt những truyền thuyết dân gian đều khẳng định rằng Tô Định đã giết Thi Sách trước khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
[486] Hát Môn: cửa sông Hát, nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
[487] Ngô Thì Sĩ (thân sinh của Tiến Sĩ Ngô Thì Nhậm) người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đỗ Hoàng Giáp năm 1766, làm quan được trải phong dần tới chức Đốc Đồng, Ngô Thì Sĩ là tác giả của một loạt tác phẩm rất có giá trị như: ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TIỀN BIÊN, VIỆT SỬ TIÊU ÁN, NGỌ PHONG VĂN TẬP, ANH NGÔN THI TẬP, NGHỆ AN THI TẬP, HẢI ĐÔNG CHÍ LƯỢC …
[488] VIỆT SỬ TIÊU ÁN – Trưng Nữ Vương.
[489] Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái: ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA.
[490] Bấy giờ, một trong những tục lệ phổ biến của người Việt là cạo tóc cho nên Tô Định phải bắt chước làm theo như thế cho dễ chạy trốn. Về tục lệ phổ biến này, xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần – ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM (Tập 1), Nxb Giáo dục, 2004. Tập 1 có tên gọi riêng là Từ những thành tố nội sinh đến những nền văn minh đặc sắc.
[491] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[492] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 3, tờ 2 a-b)
[493] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC. (Tiền biên, quyển 2, tờ 10). Tất cả thư tịch cổ của ta đều nói Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành. Tuy nhiên, theo ghi chép của HẬU HÁN THƯ và một sô thư tịch cổ thì bây giờ mỗi huyện có một thành. Ở Nam Việt và Âu Lạc có tất cả 7 quận với 56 huyện thành cụ thể như sau:
- Giao Chỉ: 12 thành.
- Cửu Chân: 05 thành
- Nhật Nam: 05 thành.
- Hợp Phố: 05 thành
- Nam Hải: 07 thành
- Thương Ngô: 11 thành
- Uất Lâm: 11 thành
Như vậy, con số 65 thành chắc là có sự nhầm lẫn nào dó. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất không phải là Hai Bà Trưng đã giành lại được bao nhiêu thành mà là ở chỗ nhân dân toàn cõi đã nhất tề đứng về phía Hai Bà.
[494] Truyền thuyết dân gian nói rằng cả hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng xưng Vương, nhưng tất cả các thư tịch cổ đều nói chỉ có Trưng Trắc xưng Vương.
[495] Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng chữ Vương trong Hùng Vương thực ra chỉ là do đời sau tự ý thêm vào. Việc chính thức xưng Vương chỉ bắt đầu có từ Thục Phán (An Dương Vương) mà thôi.
[496] Sách do Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiêp ấn hành, Hà Nội. 1983
[497] Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái: ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA.
[498] Dẫn lại của các tác giả LỊCH SỬ VIỆT NAM (tập 1). Sách đã dẫn, trang 266.
[499] Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc): THUỶ KINH CHÚ. Quốc Học Cơ Bản Tùng Thư, Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[500] ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA.
[501] Nhà Hậu Hán (hay Đông Hán) thành lập năm 25, đến đây mới chỉ được 15 năm.
[502] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[503] Về thời điểm bắt đầu của cuộc đàn áp này, thư tịch cổ của Trung Quốc chép không đồng nhất. Ngay trong cùng tác phẩm HẬU HÁN THƯ, Phạm Việp cũng tỏ ra bất nhất. Chúng tôi dựa vào chi tiết Mã Viện được phong làm Phục Ba Tướng Quân vào tháng 4 năm 42 để viết như trên.
[504] Mã Viện được Hán Quang Vũ phong làm Phục Ba Tướng Quân. Chức vụ quan trọng này tướrước đó hơn 150 năm (năm 112 TCN) chỉ mới có một người duy nhất được triều đình Hán Vũ Đế (141 TCN-87 TCN) tấn phong là Lộ Bác Đức.
[505] Đoàn Chí là kẻ đã cùng với Mã Viện cầm quân đi đàn áp Lý Quảng và giết hại không biết bao nhiêu sinh linh ở Hoãn Thành.
[506] Lưu Long nguyên là Thái Thú Nam Quận (vùng Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay) nhưng vì phạm gian dối nên bị bãi chức, đến đây, hắn được ra làm quan. Trước khi xuất quân, Lưu Long được phong làm Trung Lang Tướng.
[507] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Sách đã dẫn. Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc): THUỶ KINH CHÚ, Sách đã dẫn.
[508] Hợp Phố nay thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
[509] HẬU HÁN THƯ nói là Đoàn Chí chết vì bệnh tuy nhiên truyền thuyết dân gian và đặc biệt là theo thần tích đình Ngọc Lâm (đình này nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) thì chính Thánh Thiên Công Chúa đã chủ động đem quân lên đánh phá giặc tại Hợp Phố, khiến cho Đoàn Chí phải chống đỡ rất mệt mỏi. Cuối cùng hắn lâm bệnh mà mất.
[510] Xin vui lòng tham khảo thêm tiểu mục a – Về chính trị, trong mục 2-Chính sách thống trị của phong kiến Trung Quốc thuộc phần 1 của Chương thứ nhất này.
[511] Nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
[512] Trước đây nhiều người nhầm tưởng Lãng Bạc là Hồ Tây. Theo chúng tôi thì Lãng Bạc là vùng đất trũng, nay tương ứng với đất đai các huyện ở phía Đông nam của Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương.
[513] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán. Tác giả xin được chú thích thêm rằng, Tây Vu là khu vực nay đại để tương ứng với Từ Sơn và Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh.
[514] Cấm Khê nay đại để tương ứng với vùng thung lũng Suối Vàng ở dưới chân núi Vua Bà (thuộc dãy Ba Vì). Vùng này lưng dựa núi, mặt trông ra ba dòng sông lớn là sông Đà, sông Hồng và sông Đáy, lại có đường hiểm thông vào Cửu Chân. Đây là vùng đệm giữa đồng bằng Bắc Bộ với Trung Bộ, rất thuận tiện cho việc tổ chức phòng ngự lâu dài.
[515] Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái: ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA.
[516] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán. Tác giả xin dược chú thích thêm rằng, bản thân HẬU HÁN THƯ cũng chép không thống nhất. Ở phần Lưu Long truyện thì nói chính Lưu Long đã bắt dược Trưng Nhị ở cửa Cấm Khê nhưng ở phần Mã Viện truyện lại nói Mã Viện giết chết được cả Trưng Trắc và Trưng Nhị rồi chặt đầu đưa về Lạc Dương.
[517] Ở đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, lễ hội chính để tưởng niệm Hai Bà được tổ chức vào ngày 8-3 và hiện nay, cả nước cùng tổ chức tưởng niệm Hai Bà Trưng vào ngày này. Ở Đồng Nhân (Hà Nội) cũng có đền thờ Hai Bà Trưng. Lễ tắm tượng ở đền này được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng 2 hàng năm. Viện lẽ đền Đồng Nhân ở ngay trong lòng Thủ Đô nên cũng có người đề nghị lấy ngày mồng 6 tháng 2 làm ngày tưởng niệm Hai Bà Trưng chính thức chung cho cả nước. Tuy nhiên ý kiến này không nhận được sự đồng tình của xã hội.
[518] Lời bàn của Bảng Nhãn Lê Văn Hưu, dẫn từ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ. (Ngoại kỉ, quyển 3, tờ 3-a).
[519] Lời bàn của Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên, dẫn từ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 3, tờ 3-b và 4-a).
[520] Lời phê của các sử gia trong Quốc Sử Quán triều Nguyền, dẫn từ KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 2, tờ 12).
[521] Hoàng Giáp Ngô Thì Sĩ: VIỆT SỬ TIÊU ÁN.
[522] Chỉ tính riêng trong hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ đã có tới 51 địa điểm thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà. Tương tự như thế, chỉ tính riêng tại Hà Nội cũng đã có tới 24 địa điểm thờ Hai Bà Trưng và những tướng lĩnh của Hai Bà.
[523] Ví dụ Miếu Bà Trắc (tức miếu thờ bà Trưng Trắc) ở phía Nam hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc).
[524] Truyền thuyết nói Bát Nàn có họ và tên đầy đủ là Vũ Thị Thục nhưng điều này chắc là do người đời sau tự ý thêm vào chứ ở đầu Công nguyên, người Việt chưa có họ.
[525] Bởi lẽ này, trong đền thờ Thiều Hoa thường có một cái rổ đựng vải vụn, ý muốn nhắc nhở về thời con gái khốn khổ của Thiều Hoa.
[526] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[527] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[528] Hán Thuận Đế (125-144) là Hoàng Đế thứ 7 của nhà Hậu Hán. Theo ghi chép của Phạm Việp (Trung Quốc) trong HẬU HÁN THƯ thì bấy giờ, Hán Thuận Đế đã phải triệu tất cả Công, Khanh cùng trăm quan về họp để bàn kế sách ứng phó. Nhiều người đề nghị phải huy động ít nhất là 40.000 quân tinh nhuệ đi đàn áp mới mong bình định được, nhưng Đại Tướng Lý Cố đã đưa ra 7 lí do không nên đem đại quân đi, bởi vì theo Lý Cố thì “Nay ở Nhật Nam quân ít, lương cạn, giữ chẳng được mà đánh cũng chẳng xong”, cho nên, tốt nhất là phải dùng kể kết hợp giữa dụ dỗ, mua chuộc với li gián. “Phải chiêu mộ dân Man đi làm lính để chúng tự đánh lẫn nhau. Ta nên chở vàng lụa tới cấp cho chúng. Kẻ nào làm được kế phản gián, lấy được đầu giặc thì nên phong cho hắn tước Hầu rồi cắt đất mà thưởng cho.” Rốt cuộc, Hán Thuận Đế đã nghe theo kế hoạch hiểm độc của Lý Cố.
[529] Trong các thư tịch cổ, Khu Liên có khi còn được chép là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Có lẽ cũng tương tự như Hùng Vương trong lịch sử người Việt. Khu Liên không phải là tên người mà rất có thể là phiên âm Hán Việt của từ kurung (trong một số ngôn ngữ có ở vùng Đông Nam Á, kurung có nghĩa là tộc trưởng hay người đứng đầu). Về lên gọi của vương quốc do Khu Liên lập nên, thư tịch cổ của Trung Quốc chép là Lâm Ấp. Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc) trong THUỶ KINH CHÚ giải thích rằng Lâm Ấp chính là Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng đi mà gọi là Lâm Ấp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hai chữ Lâm Ấp có thể là do phiên âm của tên tộc người, đó là tộc Krom hay Prum – tộc người chủ yếu của bộ lạc Dừa.
[530] Trong cộng đồng 54 các dân lộc anh em của Việt Nam, có dân tộc Chăm với 4 nhóm chính (đó là: Chăm Bà-la-môn, Chăm Ba-ni, Chăm Islam và Chăm Hơ-roi) mà địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là vùng Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và An Giang.
[531] Trần Thọ (Trung Quốc): TAM QUỐC CHÍ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[532] Cả hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục đều đỗ Tiên Sĩ dưới thời Đường Đức Tông (779-805). Hai anh em đã cùng nhau sang Trung Quốc, dốc chí học tập rồi thi đỗ Tiến Sĩ. Đây là hai người Việt đỗ Tiến Sĩ đầu tiên, đỗ ngay khi nền giáo dục và thi cử Nho học ở nước ta chưa khai sinh.
[533] Truyền thuyết về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá. ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Thanh Hoá tỉnh – tập hạ) cũng chép tương tự.
[534] Cũng có truyền thuyết nói rằng, chính chị dâu của Bà Triệu là kẻ phản bội đầu tiên mật báo cho quân Ngô biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa của hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh. Triệu Quốc Đạt bị giết nhưng Triệu Thị Trinh thì thoát được. Trước khi đến Phú Điền, Triệu Thị Trinh đã giết chết chị dâu để cảnh cáo tất cả những kẻ nào nuôi lòng phản trắc.
[535] Bởi lẽ này nhiều người lầm tưởng đây là sinh quá của Bà Triệu. Đó là chưa nói rằng, ở huyện Ninh Hoá (cũng tức là Yên Hoá) nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do cũng có đền thờ Bà Triệu nên thư tịch cổ cũng có lúc nhầm tưởng đây là quê hương của Bà Triệu.
[536] Truyền thuyết này có lẽ là do người đời sau hư cấu nên, cốt để cắt nghĩa vì sao nhân dân khắp nơi lại nô nức tụ họp với với Bà Triệu nhanh và đông như vậy. Thực tế là Bà Vương hay Lệ Hải Bà Vương là tước hiệu mà nhà Ngô đã dùng để mua chuộc Bà Triệu sau nhiều lên đàn áp bất thành chứ không phải là đã có ngay trong thời kì khi Bà Triệu còn chuẩn bị khởi nghĩa.
[537] ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Thanh Hoá tỉnh. Tập hạ). Tác giả xin dược chú thích thêm rằng quan Thú mục tức là quan lại đứng đầu các địa phương ở dưới cấp quận.
[538] Truyền thuyết dân gian về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá.
[539] Cũng có tài liệu nói rằng tên gọi Nhuỵ Kiều Tướng Quân (vị nữ tướng quân có vẻ đẹp rất yêu kiều) là do quan Ngô đặt cho Bà Triệu, nhưng, số tài liệu này chỉ chiếm một tỉ lệ rất ít.
[540] Dẫn ý từ ghi chép của ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ. (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 3-b)
[541] Trần Thọ (Trung Quốc): TAM QUỐC CHÍ (Ngô chí).
[542] Nguyên tác Hán văn của tác giả trong bài VỊNH SỬ.
[543] Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái: ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA. Tác giả xin được chú thích thêm rằng: thay phiên thần là thay quan đô hộ, chỉ việc Ngô Đại Đế cách chức Thứ Sử Giao Châu của Lữ Đại mà trao chức này cho Lục Dận.
[544] Tôn Tử (Trung Quốc): TÔN TỬ BINH PHÁP.
[545] ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Thanh Hoá tỉnh, Tập hạ).
[546] ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Thanh Hoá tỉnh, Tập hạ).
[547] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 3, tờ 9). Tác giả xin được chú thích thêm rằng: Theo TỪ HẢI TỪ ĐIỂN (Trung Quốc) thì Thành Phu Nhân là vinh hiệu do dân ở khu vực thành Tương Dương đặt cho bà Hàn Thị là thân mẫu của tướng quân Chu Tự, người Trung Quốc đời Tấn (265-420). Bà đã tự mình vạch kế hoạch và trực tiếp chỉ huy thực hiện việc tu bổ thành, giúp con đánh lui dược tướng giặc là Phù Phi, giữ vững thành Tương Dương. Nương Tử quân là vinh hiệu của Công Chúa Bình Dương, con gái của Đường Cao Tổ (618-626). Lúc Đường Cao Tổ mới khởi binh chống lại nhà Tuỳ, Bình Dương Công Chúa đã cùng với chồng là Sài Thiệu, chiêu mộ và trực tiếp cầm quân giúp cha đánh đổ nhà Tuỳ. Riêng bà là thủ lĩnh của 7 vạn tinh binh. Vì lẽ này, Bình Dương Công Chúa được sử sách Trung Quốc tặng cho vinh hiệu là Nương Tử quân.
[548] Chữ của Trần Quang Khải trong bài cảm khái ông viết sau trận đại thắng quân Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
[549] Ngô Đại Đế tên thật là Tôn Quyền (182-252), ở ngôi Vương 8 năm (221-228), ở ngôi Hoàng Đế 23 năm (229-252), mất năm 252, hưởng thọ 70 tuổi.
[550] Tôn Lượng (243-260), lên ngôi lúc mới 11 tuổi, ở ngôi Vương 6 năm (252-258), bị quyền thần là Thừa Tướng Tôn Sâm phế truất, phẫn chí mà tự tử vào năm 260, hưởng dương 17 tuổi.
[551] Tôn Hưu (235-264), là con trai thứ sáu của Tôn Quyền và là anh ruột của Tôn Lượng. Tôn Hưu ở ngôi 6 năm (258-264), mất năm 264, hưởng dương 29 tuổi.
[552] Nước Ngụy của họ Tào thành lập năm 220, bị diệt vong vào năm 265. Nước Thục của họ Lưu thành lập năm 221, bị diệt vong vào năm 263.
[553] Thời Thập Lục quốc là thời tồn tại và tranh giành của 16 nước. Gồm có:
Tiền Triệu (304-329);
Thành Hán (304-347);
Tiền Lương (314-376);
Hậu Triệu (319-351);
Tiền Yên (337-370);
Tiền Tần (350-394);
Hậu Tần (384-417);
Hậu Yên (384-407);
Tây Tần (385-431);
Hậu Lương (386-403);
Nam Lương (397-414);
Nam Yên (398-410);
Tây Lương (400-421);
Hạ (407-431);
Bắc Yên (407-436);
Bắc Lương (401-439).
Nói khác hơn, nhà Tấn bất quá chỉ là nước lớn nhất trong số rất nhiều nước của Trung Quốc lúc bấy giờ mà thôi.
[554] Cục diện Nam – Bắc Triều bắt đầu từ năm 420 và kết thúc vào năm 581. Nam Triều gồm 4 triều do bốn dòng họ nối nhau trị vì đó là họ Tống (của họ Lưu: 420-479), Tề (của họ Tiêu: 479-502), Lương (cũng của họ Tiêu nhưng khác chi: 502-557) và Trần (của họ Tôn: 557-589). Bắc Triều gồm có tất cả 5 triều do năm dòng họ nối nhau trị vì. Cụ thể như sau: Bắc Ngụy (của họ Thát-bạt: 386-534), Đông Ngụy (của họ Nguyên: 534-550), Tây Ngụy (cũng của họ Thát-bạt: 534-557), Bắc Tề (của họ Cao: 550-577) và Bắc Chu (của họ Vũ: 557-581). Thời Nam – Bắc Triều, các triều của Nam Triều (trừ triều Trần) đã đô hộ nước ta.
[555] Cũng tức là VIỆT SỬ LƯỢC – tác phẩm khuyết danh. Xin vui lòng tham khảo bản dịch của Nguyễn Gia Tường do Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính và viết lời bạt. Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 1992.
[556] Do được viết vào thời Trần nên ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC cũng như nhiều tác phẩm đương thời khác đã tuân theo điền lệ riêng của nhà Trần là đổi tất cả những người họ Lý thành họ Nguyễn.
[557] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, Tiền Lý kỉ, quyển 4, tờ 14-b). Tác giả xin được chú thích thêm 4 vấn đề. Một là để phân biệt với nhân vật Lý Phật Tử là người đã lợi dụng hôn nhân để lật đổ chính quyền của Triệu Việt Vương (tức Triệu Quang Phục) giành quyền đứng đầu nhà nước Vạn Xuân cuối thế kỉ VI, thư tịch cổ thường gọi Lý Bôn là Tiền Lý Nam Đế và Lý Phật Tử là Hậu Lý Nam Đế. Hai là trong Hán tự, chữ Bôn cũng đọc là Bí, cho nên Lý Bôn cũng được nhiều người đọc là Lý Bí. Ba là khái niệm người Bắc ở đây dùng để chỉ người Trung Quốc, còn người Nam là người Việt. Bốn là thời Tây Hán bắt đầu từ năm 206 TCN và chấm dứt vào năm 08, tồn tại trước sau tổng cộng 214 năm với 13 đời nối nhau trị vì.
[558] Triệu Việt Vương dữ Lý Nam Đế truyện (truyện Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế). Tác phẩm này được coi là của Lý Tế Xuyên Về vấn đề này, xin vui lòng tham khảo thêm Nguyễn Khắc Thuần – ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM (tập 1), Nxb. Giáo dục. 2004.
[559] Theo ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Nam Định tỉnh) thì vào thời Nguyễn đó là xã Hậu Tái (huyện Thư Trì) và xã Tử Đường (huyện Thụy Anh).
[560] Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: LỊCH SỬ VIỆT NAM, tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1983. Trang 404-405.
[561] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ (Mã Viện truyện) chép rằng, chính Mả Viện đã tâu xin triều đình Hán Quang Vũ (25-57) chia đất huyện Tây Vu làm hai huyện mới lạ Vọng Hải và Phong Khê.
[562] Phạm Việp (Trung Quốc): HẬU HÁN THƯ. Sách đã dẫn.
[563] Xã này thời Nguyễn thuộc làng Vĩnh Mộ, huyện Vĩnh Lạc, trấn Sơn Tây.
[564] Ví dụ: Diêu Tư Liêm – LƯƠNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán; Diêu Tư Liêm – TRẦN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[565] Lương Vũ Đế (Hoàng Đế đầu tiên của nhà Lương), tên thật là Tiêu Diễn, sinh năm 464, mất năm 549, hưởng thọ 85 tuổi.
[566] Có lẽ vì sinh thời, Lý Bôn (tức Lý Bí) từng giữ chức Giám Quân ở đây nên dân Hà Tĩnh đến nay vẫn còn huý chữ Bí, họ thường gọi quả bí là quả bù (tức quả bầu), quả bí đỏ thì gọi là quả bù rợ.
[567] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 15-a). Tác giả xin được chú thích thêm rằng: đất Chu Diên từ thời thuộc Lương đến thời thuộc Tuỳ tương ứng với vùng Hải Dương và Hưng Yên hiện nay.
[568] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ. (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 15-a). Tác giả xin được chú thích thêm rằng, kinh đô của nhà Lương là Kiến Khang, nay thuộc thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) của Trung Quốc.
[569] Trong thời Nam – Bắc Triều. họ Lương là dòng họ lớn nhất và có thế lực nhất. Đại diện đầu tiên của dòng họ Tiêu là Tiêu Đạo Thành (tức là Tề Cao Đế: 479-482) đã thành lập ra như Tề (479-502) – triều đại thứ hai của Nam Triều. Tuy không phải trực hệ nhưng người khai sinh ra nhà Lương (502-557) – triều đại thứ ba của Nam Triều – là Tiêu Diễn (tức Lương Vũ Đế: 502-549) cũng thuộc họ Tiêu. Nhân vật Tiêu Tư – Thái thú Giao Châu lúc này cũng là bà con cùng họ tộc của Lương Vũ Đế.
[570] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 15-a). Trong LƯƠNG THƯ và TRẦN THƯ (Súc Ấn Bách Nạp bản. Thương Vụ ấn Thư Quán); Diêu Tư Liêm (Trung Quốc) cũng viết tương tự như vậy.
[571] Diêu Tư Liêm: LƯƠNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán
[572] Diêu Tư Liêm: LƯƠNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[573] Về vấn đề này, xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần – DANH TƯỚNG VIỆT NAM (Tập 1. Nxb Giáo dục. 1997. Sách đã được tái bản lần thứ bảy).
[574] Theo các tác giả của LỊCH SỬ VIỆT NAM (Tập 1. 1983. Sách đã dẫn), thì văn bia Sambhuvarman là tài liệu đầu tiên ghi rõ quốc hiệu Champa nhưng lại không cho biết quốc hiệu này bắt đầu được sử dụng từ lúc nào. Tuy nhiên, căn cứ vào phổ hệ Phạm Vương được Diêu Tư Liêm (Trung Quốc) ghi trong LƯƠNG THƯ (sách đã dẫn) thì chúng ta cũng có thể ước đoán rằng quốc hiệu Champa xuất hiện trong khoảng từ sau năm 541 đến trước năm 629. Ở đây chúng tôi sử dụng quốc hiệu Champa như một ước lệ, dùng để chỉ vương quốc của người Chăm.
[575] Hoành Sơn (dãy núi nằm ngang) là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Trên dãy Hoành Sơn có Đèo Ngang, ngọn đèo từng được Bà Huyện Thanh Quan nói đến trong bài thơ Qua Đèo Ngang rất nổi tiếng của Bà.
[576] Châu Cửu Đức nay tương ứng với địa hạt của tỉnh Hà Tĩnh.
[577] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 15-b).
[578] Câu này, tất cả các sách giáo khoa và xã hội xưa nay vốn quen sử dụng lời dịch là: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”; chúng tôi xin được dịch lại cho đúng là: “Sông núi nước Nam, Nam Đế ở.”
[579] Cũng có tài liệu nói niên hiệu của Lý Nam Đế là Đại Đức chứ không phải là Thiên Đức. Theo chúng tôi, lí do nhầm lẫn rất có thể là vì trong Hán tự, mặt chữ Thiên với mặt chữ Đại khá giống nhau, chữ Thiên (天) chỉ hơn chữ Đại (大) một gạch ngang ở trên.
[580] Tất cả các niên hiệu từng có trong lịch sử Việt Nam chúng tôi đã giới thiệu đầy đủ trong cuốn THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM. Nxb Giáo dục. 1993. Sách đã được tái bản tới lần thứ chín. Tương tự như vậy, tất cả các niên hiệu từng có trong lịch sử Trung Quốc chúng tôi đã giới thiệu đầy đủ trong cuốn CÁC ĐỜI ĐẾ VƯƠNG TRUNG QUỐC. Nxb Giáo dục. 2002. Sách đã được tái bản lần thứ nhất.
[581] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 3). Tác giả xin được chú thích thêm rằng Đại Đồng là niên hiệu của Lương Vũ Đế (502-549). Trong thời gian 47 năm ở ngôi, Lương Vũ Đế sử dụng tất cả 7 niên hiệu khác nhau mà Đại Đồng là niên hiệu thứ năm, được dùng từ năm 535 đến năm 546.
[582] Chữ Phiêu cũng đọc là Thiêu, vì thế, Dương Phiêu còn được đọc là Dương Thiêu.
[583] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 16-a).
[584] Diêu Tư Liêm (Trung Quốc): TẦN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán. Cũng là tác phẩm của Diêu Tư Liêm, nhưng trong LƯƠNG THƯ ông không nói gì về trận này.
[585] Theo thần tích đền Thanh Liệt thì Phạm Tu hi sinh vào ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu (tức là vào tháng 8 năm 545).
[586] Gia Ninh lúc bấy giờ là tên một huyện của quận Giao Chỉ. Nay, đất đai của huyện Gia Ninh xưa tương ứng với một vùng rộng lớn nằm giáp giới giữa Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc với Phú Thọ. Tuy nhiên trung tâm của huyện Gia Ninh có lẽ là ở huyện Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.
[587] Thành Gia Ninh nay thuộc xã Gia Ninh, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
[588] Nay là vùng Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
[589] Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: LỊCH SỬ VIỆT NAM. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1983. Trang 412-413.
[590] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 16-b và 17-a). Tác giả xin được chú thích thêm hai chi tiết nhỏ. Một là hai chữ Di Lão mà Trần Bá Tiên nói đến ở đây là để chỉ chung tất cả người Việt. Hai là động Khuất Lão (cũng dọc là Khuất Lạo hay Khuất Liệu) nay thuộc địa phận hai xã Cổ Tiết và Văn Lang, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ.
[591] Dân các làng thuộc hai xã Cổ Tiết và Văn Lang vẫn thường gọi Lý Nam Đế là ông Vua Mù và mỗi khi tế thì phải xướng tên các lễ vật thật rõ ràng.
[592] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ cho biết Lý Nam Đế mất vào tháng 3 năm Mậu Thìn (548): “Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày, nhiễm lam chướng, lâm bệnh mà mất.” (Ngoại kỉ, quyển 4, Triệu Việt Vương kỉ, tờ 18-a).
[593] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 18a-b).
[594] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 18a-b).
[595] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 7).
[596] Nhà Lương chia châu Cửu Đức cũ thành ba châu là Đức Châu, Lợi Châu và Minh Châu. Phần lớn đất đai của Đức Châu nay tương ứng với địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
[597] Diêu Tư Liêm (Trung Quốc): TRẦN THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán.
[598] Ái Châu nay đại để tương ứng với địa phận tỉnh Thanh Hoá.
[599] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 19-b). KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 9).
[600] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 6). Đầm này nay thuộc xã Dạ Trạch, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
[601] Về Nhất Dạ Trạch truyện, xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần – VIỆT SỬ GIAI THOẠI (Tập 1). Trọn bộ 8 tập. Nxb Giáo dục. Sách đã được tái bản đến lần thứ 9.
[602] Hành trạng của tướng tổng chỉ huy quân nhà Lương là Dương Phiêu sau đó như thế nào thì không được rõ. Thư tịch cổ chỉ nói đến Trần Bá Tiên vốn là tướng tiên phong của Dương Phiêu chứ không nói gì thêm về Dương Phiêu nữa.
[603] Nhà Trần tồn tại trước sau tổng cộng 32 năm (557-589) với tất cả 5 đời nối nhau trị vì. Nhà Trần cũng đóng đô ở Kiến Khang. Khác với những triều đại trước đó của Nam Triều, nhà Trần lấy họ của Hoàng Đế làm tên cho triều đại mình.
[604] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 19-a). KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 8).
[605] Thái Bình cũng chính là quê hương của Lý Nam Đế. Xin xem mục 2 thuộc phần IV cũng cùng chương thứ nhất này.
[606] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 19-b).
[607] Bãi Quần Thần nay thuộc địa giới của hai xã Thượng Cát và Hạ Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
[608] Thành Ô Diên nay thuộc xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nơi đây hiện vẫn còn đền thờ Bát Lang (tức Nhã Lang) là con trai của Lý Phật Tử.
[609] Ví dụ: ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 20 a-b); KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 12 và 13); LĨNH NAM CHÍCH QUÁI (Nhất Dạ Trạch truyện); VIỆT ĐIỆN U LINH (Triệu Việt Vương dữ Lý Nam Đế truyện) …
[610] Cửa Đại Nha cũng tức là cửa Ác, đến thời Lý thì được đổi thành cửa Đại An, nay là cửa Đáy, ranh giới tự nhiên về phía đông của hai tỉnh Nam Định và Ninh Binh. Ở đây hiện vẫn còn đền thờ Triệu Việt Vương.
[611] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 12 và 13).
[612] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 20b và 21a)
[613] Ngô Thì Sĩ: VIỆT SỬ TIÊU ÁN.
[614] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 4, tờ 15 a). Các thư tịch cổ khác như LĨNH NAM CHÍCH QUÁI, VIỆT ĐIỆN U LINH và KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC cũng chép tương tự.
[615] Dương Kiên (541-604) chính là Tuỳ Văn Đế hay Tuỳ Cao Tổ (581-604) – Hoàng Đế khai sáng của nhà Tuỳ. Năm 604, Tuỳ Văn Để bị chính con trai của mình là Dương Quảng giết hại để giành ngôi.
[616] Nhà Tuỳ tồn tại trước sau tổng cộng 37 năm (581-618) và truyền nối được tất cả ba đời. Kinh đô của nhà Tuỳ là Đại Hưng (đất này nay thuộc tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc). Xin vui lòng tham khảo thêm: Nguyễn Khắc Thuần – CÁC ĐỜI ĐẾ VƯƠNG TRUNG QUỐC. Nxb Giáo dục 2001, sách đã được tái bản lần thứ nhất.
[617] Theo ghi chép của Nguỵ Trưng (Trung Quốc) trong TÙY THƯ (Súc Ấn Bách Nạp Bản, Thương Vụ ấn Thư Quán) thì Kinh Đức Lượng mới đi đến Doãn Châu (nay thuộc huyện Quảng Thông, Vân Nam, Trung Quốc) thì bị bệnh nặng nên không thể đi dược nữa. Toàn bộ lực lượng của nhà Tuỳ vì thế chỉ do Lưu Phương cầm đầu.
[618] Theo ghi chép của Ngụy Trưng (Trung Quốc) – sách đã dẫn – thì nhà Tuỳ đã huy động đến 27 quân doanh. Dựa theo phiên chế của quân đội nhà Tuỳ chúng ta có thể ước đoán là khoảng 10 vạn quân.
[619] Ngay từ năm mới 16 tuổi (582). Lý Uyên dã được Tuỳ Cao Tổ phong làm Đường Quốc Công. Thời Tuỳ Dưỡng Đế (604-618), Lý Uyên vừa là Thứ Sử Kì Châu, vừa là Thái Thúi của hai quận Vinh Dương và Lâu Phiền. Năm 618, Lý Uyên phế truất ngôi Hoàng Đế mới lập của Dương Hựu (tức Tuỳ Cung Đế) rồi lập ra nhà Đường.
[620] Nhà Đường tồn tại trước sau tổng cộng 289 năm (618-907), trong đó có 287 năm đô hộ nước ta (618-905). Nhà Đường truyền nối được 21 dời. Kinh đô của nhà Đường là Trường An (nay thuộc thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc).
[621] Đường Cao Tổ (618-626) họ và tên thật là Lý Uyên – Hoàng Đế đầu tiên của nhà Đường.
[622] Địa danh An Nam dùng để chỉ nước ta. Lúc này, An Nam Đô Hộ Phủ quản lãnh 12 châu vùng đồng bằng với tổng cộng 59 huyện, ngoài ra còn có 41 châu ki-mi (châu ràng buộc lỏng lẻo) ở vùng rừng núi và trung du.
[623] Khâu Hòa nguyên là Thái Thú quận Giao Chỉ dưới thời nhà Tuỳ, sau đó được nhà Đường lưu dụng và cho giữ chức Giao Châu Đô Hộ Phủ. Ở Giao Châu Đô Hộ Phủ, Khâu Hoà là người đầu tiên được giữ chức này.
[624] Lưu Diên Hựu tên giữ chức An Nam Đô Hộ Phủ đầu tiên. Theo Âu Dương Tu và Tống Kỳ (Trung Quốc) trong TÂN ĐƯỜNG THƯ (Súc Ấn Bách Nạp Bản, Thương Vụ Ấn Thư Quán) thì Lưu Diên Hựu là người Bành Thành, thuộc Từ Châu (Trung Quốc), từng đỗ Tiến Sĩ và được nhà Đường xếp vào loại có tài làm quan. Trước khi được bổ là quan đô hộ ở An Nam Đô Hộ Phủ, Lưu Diên Hựu là Thứ Sử ở Cơ Châu (Trung Quốc).
[625] Xin vui lòng tham khảo bản dịch của Nguyễn Gia Tường do Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính và viết lời bạt. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1992.
[626] Riêng với hai nhân vật Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, chúng tôi đã rất cố gắng tìm kiếm thêm tư liệu từ các thần tích và truyền thuyết dân gian nhưng kết quả hầu như không có gì đáng kể. Do quá xa xôi cách trở nên tính cho đến khi khởi thảo tập sách này, chúng tôi chưa thể thực hiện thêm một chuyến khảo sát nào khác. Hi vọng sẽ dược bạn đọc gần xa thông cảm và vui lòng bổ sung tư liệu. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu việc bổ sung này khi sách có cơ may được tái bản.
[627] Âu Dương Tu – Tống Kỳ: TÂN ĐƯỜNG THƯ. Sách đã dẫn. Tác giả xin được chú thích thêm rằng: dân di lão nghĩa là dân già cả ở đất man di. Dân di lão cũng có khi được thư tịch cổ chép là người Lý. Còn như Tô là phần sản phẩm nông nghiệp mà dân phải nộp, nhiều ít tuỳ theo diện tích và sản lượng ruộng đất họ canh tác.
[628] ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC (Quyển 1) và ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 5, tờ 4-a). Bộ KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 21) cũng viết tương tự.
[629] Phủ thành của An Nam Đô Hộ Phủ đặt tại Giao Chỉ. Địa điểm cụ thể có lẽ là khu vực và sau là thành Tống Bình, nay thuộc Hà Nội.
[630] Âu Dương Tu – Tống Kỳ: TÂN ĐƯỜNG THƯ. Sách đã dẫn. ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC (Quyển 1). ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 5, tờ 4-b). KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 21). Tác giả xin được chú thích thêm rằng quân số của Lưu Diên Hựu không đến nỗi quá ít như thư tịch cổ của Trung Quốc đã chép (và các thư tịch cổ của ta đã chép lại). Chính Âu Dương Tu và Tống Kỳ trong TÂN ĐƯỜNG THƯ đã ghi rõ quân thường trực của An Nam Đô Hộ Phủ là 4.200 tên và 300 con ngựa. So với lực lượng nghĩa binh mới nhóm họp của Đinh Kiến thì đó là một quân số rất lớn.
[631] Nhân vật này các bộ chính sử của ta đều chép là Phùng Tử Do, tuy nhiên, thư tịch cổ của Trung Quốc lại chép là Phùng Tử Du. Tác giả xin được chú thích thêm rằng, cũng trong thư lịch cổ của Trung Quốc nhân vật Phùng Tử Du có khi được giới thiệu là một đại tộc lại cùng có khi được giới thiệu là quan biên ải. Theo chúng tôi thì có lẽ Phùng Tử Du vừa xuất thân là đại tộc vừa làm quan biên ải.
[632] Nhân vật này ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ chép là Tào Trực Tĩnh nhưng thư tịch cổ của Trung Quốc thì ghi rõ là Tào Huyền Tĩnh. Trong trường hợp cụ thể này, ghi chép của thư tịch cổ Trung Quốc đáng tin cậy hơn.
[633] Trong thư lịch cổ của Trung Quốc, tên của Mai Thúc Loan luôn luân bị chép sai, có khi chép là Mai Huyền Thành, có khi chép là Mai Lập Thành, lại có khi chép là Mai Thúc An … Và cũng trong thư tịch cổ của Trung Quốc, sự nghiệp của Mai Thúc Loan luôn luôn được thổi phồng lên mà lí do chủ yếu là bởi chính quyền đô hộ của nhà Đường ở nước ta muốn đề cao công đánh dẹp của mình.
[634] Vũ Tắc Thiên có họ và tên thật là Vũ Chiếu, sinh năm 624, mất năm 705, hưởng thọ 81 tuổi. Nguyên Vũ Tắc Thiên là Hoàng Hậu của Đường Cao Tông (649-683) và rất được Đường Cao Tông sủng ái, từng cùng với Đường Cao Tông xưng là Nhị Thánh, đồng thời tham gia giải quyết những việc lớn của triều đình. Năm 683, Đường Cao Tông qua đời, con là Lý Hiển (Đường Trung Tông) được đưa lên nối ngôi nhưng Vũ Tắc Thiên lại nắm quyền Giám Triều. Năm 684, Vũ Tắc Thiên phế Đường Trung Tông rồi lập Lý Đán (tức Đường Dệu Tông – em ruột của Đường Trung Tông), nhưng chẳng bao lâu sau đó đến lượt Đường Duệ Tông cũng bị Vũ Tắc Thiên phế bỏ. Năm 690, Vũ Chiếu chính thức lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Thánh Thần Hoàng Đế, đổi quốc hiệu là nhà Chu và dời kinh đô từ Trường An về Lạc Dương. Sử Trung Quốc gọi đó là thời Vũ Chu (690-705).
[635] Đường Huyền Tông tên là Lý Long Cơ. Hoàng Đế thứ bảy của nhà Đường, con thứ của Đường Duệ Tông, sinh năm 685, lên ngôi năm 712, ở ngôi Hoàng Đế 44 năm (712-756), ở ngôi Thượng Hoàng 6 năm (756-762), mất năm 762, hưởng thọ 77 tuổi.
[636] Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc): Sách đã dẫn.
[637] Nhạc Sử (Trung Quốc): THÁI BÌNH HOÀN VŨ KÍ. Kim Lăng ân bản.
[638] Gần đây có người đặt vấn đề nghi ngờ việc Mai Thúc Loan đi gánh quả vải với lí do là ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh hầu như không có quả vải. Chúng tôi rất đồng ý rằng vùng Nghệ An và Hà Tinh hầu như không có quả vải, nhưng Mai Thúc Loan là người phải đi làm phu gánh quả vải ở các địa phương khác theo lệnh bắt buộc của chính quyền đô hộ nhà Đường chứ không phải là làm phu gánh quả vải từ Nghệ An hay Hà Tĩnh. Cho nên, việc nghi ngờ như vậy là không có căn cứ vững chắc.
[639] Dẫn lại của Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: LỊCH SỬ VIỆT NAM. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1983. Trang 446.
[640] Theo chúng tôi, con số 32 châu ở đây rất đáng ngờ, tất cả có lẽ là do bọn quan quân nhà Đường đi đàn áp Mai Thúc Loan vì muốn được định công to và được ban thưởng lớn nên đã nói phao lên như thế.
[641] KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên, quyển 4, tờ 21). Các tác giả của ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 5, tờ 4-b) không chép gì về nước Kim Lân. Chúng tôi xin được chú thích thêm: Lâm Ấp về sau là một phần của Chiêm Thành còn như Chân Lạp lúc bấy giờ có lãnh thổ đại để tương ứng với vùng Nam Bộ của nước ta cộng với Campuchia và một phần Đông Bắc của Thái Lan ngày nay. Kim Lân còn có tên khác là Kim Trần tức là Malaysia. Quân số của Mai Thúc Loan không thể đông tới 40 vạn. Một lần nữa đây là cách thổi phồng của quan quân nhà Đường. cốt để mong được định công to và ban thưởng lớn.
[642] Nhân vật Quang Sở Khách đã bị bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 5, tờ 4-b) chép nhầm thành Nguyên Sở Khách. Lí do có lẽ là bởi trong Hán tự, mặt chữ Nguyên và mặt chữ Quang gần giống nhau nên rất dễ nhầm. Quang Sở Khách người Giang Lăng (Trung Quốc), sang nhận chức An Nam Đô Hộ Phủ vào đầu năm 714 (năm Khai Nguyên thứ hai, đời Đường Huyền Tông: 712-756).
[643] Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: LỊCH SỬ VIỆT NAM. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1983. Trang 446-447.
[644] Theo Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc). Sách đã dẫn, thì Dương Tư Húc vốn người họ Tô, quê ở huyện Thạch Thành, thuộc La Châu, tuy xuất thân là hoạn quan nhưng lại chuyên nghề võ. Dưới thời Đường Huyền Tông, Dương Tư Húc được xếp vào hàng những võ tướng có tiếng tăm nổi bật nhất.
[645] Theo Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc). Sách đã dẫn, thì nhân vật Tống Chi Đễ là đại diện tiêu biểu nhất của bọn quan lại thuộc loại này.
[646] Tất cả thư tịch cổ của ta đều nói Mai Thúc Loan mất năm 722 mà không nói rõ là mất vì lí do gì nhưng truyền thuyết dân gian vùng Nam Đàn (Nghệ An) thì nói Mai Thúc Loan mất vì bệnh. Sau khi ông mất, con trai ông lên nôi ngôi, đó là Mai Thiếu Đế. Hiện nay ở Hùng Sơn (núi Đụn) còn có hai ngôi mộ được xác định là mộ của Mai Hắc Đế (tức Mai Thúc Loan) và mộ của Mai Thiếu Đế.
[647] An Lộc Sơn xuất thân là người thiểu số, quê ở Bắc Trung Quốc. Dưới thời Đường Huyền Tông, An Lộc Sơn từng được phong làm Tiết Độ Sứ ở trấn Bình Lư vùng Nhiệt Hà của Trung Quốc ngày nay) kiêm Tiết Độ Sứ ở trấn Phạm Dương (vùng Bắc Bình của Trung Quốc ngày nay). Trước khi nổi binh làm phản, An Lộc Sơn cũng từng được Dương Thái Hậu (thân mẫu của Đường Túc Tông: 756-762) nhận làm con nuôi.
[648] Thổ Phồn vừa là tên một tộc người, vừa là lên một vương quốc cổ của lịch sử Trung Quốc. Đất đai của vương quốc cổ này tuy luôn đổi thay nhưng đại để là tương ứng với vùng Tây Tạng của Trung Quốc ngày nay.
[649] Cao Chính Bình nguyên là quan giữ chức Đô Úy (chức chuyên trông coi về hoạt động của lực lượng vũ trang). Năm 767 nhờ có công đi cứu Kinh Lược Sứ (tương đương với chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ) là Trương Bá Nghi nên Cao Chính Bình mới được trao chức này.
[650] Vào thời thuộc Tuỳ (602-618) và đầu thời thuộc Đường (618-905), Tống Bình là tên của một trong số chín huyện của quận Giao Chỉ. Phần lớn đất đai của huyện Tống Binh nay là vùng phía đông của thành phố Hà Nội. Trong phạm vi địa hạt của huyện Tống Bình có thành Tống Bình. Đây là nơi đặt sở trị của chính quyền quận Giao Chỉ. Vị trí cụ thể của thành Tống Bình tuy chưa xác định dược một cách rõ ràng nhưng đại để thì cũng thuộc Hà Nội ngày nay.
[651] Tác phẩm quan trọng này được phần lớn các nhà khảo cứu về văn bản học coi là của Lý Tế Xuyên. Vì lẽ đó, từ đây trở đi, tất cả những đoạn trích dẫn nào có nguồn gốc từ VIỆT ĐIỆN U LINH, chúng tôi cũng đều ghi tên tác giả là Lý Tế Xuyên.
[652] Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì hiện nay ở Hà Tây dòng họ Phùng khá đông nhưng riêng ở khu vực Đường Lâm, huyện Phúc Thọ của tỉnh Hà Tây thì chỉ có đền thờ Phùng Hưng chứ không thấy có họ Phùng nữa. Điều này cho phép chúng ta suy luận rằng: có thể do bị dàn áp quá khốc liệt, họ Phùng đã buộc phải di cư dến các vùng khác.
[653] Lý Tế Xuyên – VIỆT ĐIỆN U LINH.
[654] Em trai của Phùng Hưng chính tên trong nguyên bản Hán văn viết là Phùng Hãi nhưng nhiều sách vở đã phiên âm nhầm thành Phùng Hải. Trong chữ Việt, Hải và Hãi rất dễ nhầm lẫn nhưng trong chữ Hán thì Hải và Hãi là hoàn toàn khác nhau, không thể nào nhầm lẫn được. Nay, chúng tôi xin theo đúng mặt chữ Hán mà phiên âm là Phùng Hãi.
[655] Lý Tế Xuyên – VIỆT ĐIỆN U LINH.
[656] Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc): TÂN ĐƯỜNG THƯ. Súc Ấn Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ấn Thư Quán). Tác giả xin được chú thích thêm rằng: Dân man hay Nam man dân là từ mà sử sách của Trung Quốc thường dùng để chỉ chung toàn thể nhân dân ta.
[657] Đại Lịch là niên hiệu của Đường Đại Tông. Niên hiệu này được sử dụng từ tháng 11 năm 766 đến hết năm 779. Tác giả xin được trình bầy thêm rằng: Hầu hết các thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam, cũng như thần tích và truyền thuyết dân gian vùng Hà Tây đều khẳng định là Phùng Hưng nổi dậy chống quan đô hộ Cao Chính Bình vào khoảng niên hiệu Đại Lịch, duy chỉ có Quốc Sử quán nhà Nguyễn trong ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHỈ (Sơn Tây tỉnh) ghi chép rằng Phùng Hưng khởi nghĩa vào khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) dưới thời trị vì của Đường Đức Tông (779-805) và giành được chính quyền trong 11 năm. Theo chúng tôi, ghi chép này không đúng vì cả Cao Chính Bình và Phùng Hưng đều mất vào năm 791, vậy thì cho dẫu Phùng Hưng có tổ chức khởi nghĩa ngay vào đầu năm Trinh Nguyên thứ nhất (785), tính đến năm 791 cũng chỉ mới được 6 năm, không thể nào là 11 năm được.
[658] ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 5, tờ 6-a). Các sử thần của Quốc Sử Quan nhà Nguyễn trong KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên quyển 4, tờ 26) cũng viết tương tự như thế.
[659] Theo ghi chép của Lý Tế Xuyên trong VIỆT ĐIỆN U LINH thì ngay khi dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, Phùng Hưng đổi tên là Cự Lão còn Phùng Hãi thì đổi tên là Cự Lực.
[660] Đền Thịnh Quang nay thuộc quận Đống Đa (Hà Nội), tờ thần tích này có nhan đề là Phu Hựu Chương Tín Sùng Nghĩa Bố Cái Đại Vương thần, có lẽ đã bước đầu được soạn thảo vào khoảng đầu thề kỉ thứ XIV nhưng sau đó được các triều đại sau bổ chính thêm. Văn bản hiện tại tuy rất trùng khớp với lịch sử nhưng thực ra là chỉ mới có từ thời Nguyễn.
[661] Phần lớn các thư tịch cổ của Trung Quốc đều chỉ nói đến nhân vật “Man quân Tù Trưởng Đỗ Anh Hàn” hoặc là “Thủ Lĩnh Đỗ Anh Luân” mà không nói gì đến hai nhân vật Phùng Hưng và Phùng Hãi. Tuy nhiên, nếu xét thật kĩ về hình trạng trong thư tịch cổ của Trung Quốc thì nhân vật Đỗ Anh Hàn (hay Đỗ Anh Luân) lại chính là Phùng Hưng. Trong Hán tự, mặt chữ Hàn và mặt chữ Luân giống nhau, có lẽ vì thế mà bị viết nhầm chăng.
[662] Tất cả các bộ chính sử đều không hề ghi chép gì về nhân vật Bồ Phá Cần nhưng trong tác phẩm VIỆT ĐIỆN U LINH, Lý Tế Xuyên nói rằng Bồ Phá Cần là viên quan giữ chức Đầu Mục của guồng máy chính quyền Phùng Hưng. Đây là một nhân vật võ nghệ cao cường và rất có thế lực. Truyền thuyết dân gian vùng Hà Tây cũng cho biết tương tự như thế.
[663] Từ những ghi chép tản mạn của sử cũ và của thần tích, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Phùng Hưng mất năm 791 nhưng tháng nào thì chưa rõ. Chúng tôi ước đoán là Phùng Hưng mất vào tháng 5 năm 791.
[664] Theo ghi chép của Âu Dương Tu – Tống Kỳ (Trung Quốc) trong TÂN ĐƯỜNG THƯ thì Triệu Xương người Thiên Thuỷ, sinh và mất năm nào chưa rõ. Triệu Xương tên tự là Hồng Tô, làm quan được trải phong đến tới chức Thứ Sử Kiến Châu (Trung Quốc). Sau khi đàn áp được Phùng An, triều đình nhà Đường liền phong cho Triệu Xương chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ. Triệu Xương giữ chức này trong 10 năm (791-801) thì được triệu về Trung Quốc.
[665] Về đoạn ghi chép này của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, chúng tôi xin có thêm mấy chú thích nhỏ sau đây:
- Núi Nghĩa Liệt tức là một trong những tên gọi khác của Hùng Sơn. Ngoài hai tên gọi Nghĩa Liệt và Hùng Sơn núi này còn có những tên gọi khác nữa như núi Tuyên Nghĩa, núi Đồng Trụ hay núi Lam Thành (nay thuộc tỉnh Nghệ An).
- Chùa Yên Quốc toạ lạc ngay trên núi Nghĩa Liệt. Đây là một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng của Nghệ An.
- Đời Lê Hồng Đức là đời Hoàng Đế Lê Thánh Tông (1460-1497) lấy niên hiệu là Hồng Đức từ năm 1470 đến năm 1497. Trong thời trị vì của mình. Lê Thánh Tông sử dụng hai niên hiệu khác nhau, đó là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497).
- Đạo Hải Tây theo ghi chép của KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Chính biên, quyển 21. tờ 21) thì đạo này nguyên là đất dai của hai phủ Nghệ An và Diễn Châu, đến năm 1428 (đầu thời Lê Thái Tổ: 1428-1433) hai phủ này được gộp chung lại và gọi là đạo Hải Tây.
- Nguyễn Phong (1559-?) đỗ Hoàng Giáp (đỗ hàng thứ 4 trong kì đại khoa, sau Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa nhưng trên Tiến Sĩ) khoa Quý Mùi, năm Quang Hưng thứ 6 thời Lê Thế Tông (1583). Khoa này triệu đình Lê Thế Tông chỉ lấy đỗ tất cả ba Hoàng Giáp và một Tiến Sĩ chữ không có ai đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa Nguyễn Phong đỗ hàng thứ hai.
[666] Bài thơ Nôm Ăn cỗ đầu người tương truyền là của Nguyễn Biểu chứ không ai dám khẳng định chắc chắn là của Nguyễn Biểu. Tuy nhiên, do thấy văn khí rất phù hợp với hình trạng và phẩm cách của Nguyễn Biểu, cho nên, đời xưa nay vẫn cho là của Nguyễn Biểu. Chúng tôi xin giới thiệu phiên âm mà không thể giới thiệu được văn bản chữ Nôm, lí do chỉ đơn giản là vì kĩ thuật vi tính chưa cho phép.
[667] Ý nói của ngon vật là đều đã nếm đủ.
[668] Ý nói còn hơn cả yến tiệc Thiên tử đãi sứ giả. Bữa yến tiệc này từng được tả đến trong bài Lộc Minh của Kinh Thi.
[669] Thỏ thủ nghĩa là đầu thỏ. Chữ lấy trong Kinh Thi: hữu thỏ tư thủ: có đầu thỏ ấy, chỉ việc đãi yến.
[670] Phàn ở đây là Phàn Khoái, một trong những võ tướng rất trung thành của Hán Cao Tổ. Trong một bữa tiệc do Hán Cao Tổ tổ chức tại Hồng Môn, tướng Hạng Võ định tìm cách giết chết Hán Cao Tổ, nhưng Phàn Khoái biết được ý định ấy liền xông đến, lấy cớ là thấy có tiệc rượu, xin vào uống rồi trợn mắt để uy hiếp Hạng Võ, khiến Hạng Võ phải từ bỏ ý định giết chết Hán Cao Tổ, đã thế, tự tay Hạng Võ còn đem rượu thịt cho Phàn Khoái. Phàn Khoái vừa uống rượu vừa ăn hết cả một vai lợn. Hạng Võ khen là bậc tráng sĩ. Ở đây, Nguyễn Biểu có ý tự ví khí khái của mình trong bữa ăn cỗ đầu người cũng chẳng khác gì khí khái của tráng sĩ Phàn Khoái.
[671] Khi Nguyễn Biểu đi sứ, Trùng Quang Đế có làm bài thơ Nôm Tiễn Nguyễn Biểu đi sứ và Nguyễn Biểu đã làm bài hoạ. Để hiểu rõ hơn về bài học của Nguyễn Biểu, chúng tôi xin giới thiệu thêm ở đây nguyên văn bài của Trùng Quang Đế. Nhưng một lần nữa, vì lí do kĩ thuật vi tính nên chúng tôi chưa thể giới thiệu nguyên bản chữ Nôm của bài này.
[672] Hoàng hoa là chữ lấy từ bài Hoàng hoàng giả hoa trong Kinh Thi, chỉ việc vua sai bề tôi đi sứ.
[673] Chỉ tờ chiếu màu ngũ sắc quý giá mà nhà vua sai sứ giả đem đi.
[674] Ý nói chí trai đã quyết từ lúc còn trẻ.
[675] Khương quế: gừng và quế, hai thứ càng già càng cay nồng.
[676] Gác Lân là gác vẽ hình các bậc công thần của nhà Hán. Ý nói tiếng thơm của Nguyễn Biểu sẽ được đời lưu truyền mãi mãi, chẳng khác gì tên tuổi của các bậc công thần nhà Hán.
[677] Tài chuyên đối: chữ lấy trong Luận ngữ (sứ ư tứ phương bất năng chuyên đối: đi sứ bốn phương, không thể một mình đối đáp) ý rằng không dám tự tiện.
[678] Dịch lộ là đường cái quan, trên từng chặng nhất định của con dường này đều có nhà để nghỉ tạm. Nhà ấy gọi là dịch trạm.