Dặm đường vàng - Chương 27 - Phần 1
Chương 27
Chiếc Beoing 707 của
hãng UTA giảm độ cao để chuẩn bị hạ cánh. Janna nhìn xuống Singapore, một hòn
đảo xanh mầu lục, dính với bán đảo Malaysia bằng con đê dài một dặm. Suốt
chuyến bay dài mười tám tiếng đồng hồ từ Paris đến đây, nàng không được thanh
thản lúc nào.
Chuyến bay này bị cắt
quãng nhiều lần, phải đỗ lại ở Muscat rồi Colombo trên đảo Xri Lanca để tiếp
nhiên liệu. Tuy nhiên thời gian ngồi trên máy bay cũng đủ để ngẫm nghĩ về cuộc
nói chuyện giữa nàng và Anna trước khi máy bay cất cánh ở sân bay Orly một
tiếng đồng hồ.
Anna tả ra ngạc nhiên
đồng thời mừng rỡ thấy Janna sắp bay đi Singapore. Bà nói:
- Vậy là con có cơ hội
gặp được bác Janet Taylor. Mẹ sẽ biên thư ngay cho bác ấy báo tin con sắp sang.
Hòm thư của bác ấy là hòm thư lưu đặt ở bưu điện cho nên mẹ không rõ địa chỉ
nhà riêng. Nhưng mẹ sẽ báo tin là con nghỉ ở khách sạn Raffles và đề nghị bác
ấy đến đó tìm con. Đã hơn hai chục năm rồi mẹ không được gặp Janet. Bác ấy đã
trải qua một cuộc sống khá sóng gió. Nhưng ngày đó Janet rất yêu con và mẹ tin
rằng tình cảm của Janet đối với con đến nay vẫn y nguyên như cũ.
Lúc máy bay bay trên Ấn
Độ Dương, Janna cố nhớ lại những gì nàng đã biết về người phụ nữ Anh kia, qua
những điều Anna kể về bà. Janet đã nuôi nấng Janna trong sáu tháng đầu tiên của
cuộc đời nàng. Bà đã cùng với mẹ đẻ của nàng vượt qua dãy Pyrennees và chính bà
đã giúp ông bác sĩ đỡ đẻ cho Keja lúc Janna lọt lòng mẹ, trong cái bản trên núi
tên là làng Iratị Nhiều năm nay, Janet sống trong một làng nhỏ trong rừng rậm
phía Bắc Malaysia và là người tình của một chiến sĩ du kích cộng sản, người bị
chính quyền đặt giá 400.000 đô la cho ai lấy được đầu ông ta.
Câu chuyện về cuộc đời
Janet Taylor cuốn hút Janna về tính ly kỳ của nó, nhưng nguyên nhân khiến nàng
quan tâm đến cuộc gặo gỡ sắp tới là Janet chính là sợi dây nối cuối cùng giữa
nàng với quá khứ. Janna hy vọng Janet Taylor sẽ giúp nàng tìm ra tên họ cha đẻ
của nàng. Và nếu Janet cũng không biết nữa thì điều bí mật kia coi như không
còn hy vọng sẽ được khám phá.
Đứng trên lối đi trong
thang máy bay để chờ ra sân bay, Janna bỗng cảm thấy mình cô đơn, yếu đuối làm
sao. Những người thân của nàng đều ở tận bên kia vòng trái đất. Anna ở lại đó.
Geneviene đã chết, còn Elke Kruger thì đang đứng trên bờ của một khủng khiếp
tinh thần.
Cô chiêu đãi viên hàng
không đứng cạnh cửa ra, miệng rất tươi nói:
- Cảm ơn quý khách đã
đáp chuyến bay của hãng UTA chúng tôi.
Janna gật đầu đáp lại
rồi bước xuống cầu thang di động. Đột nhiên một làn hơi nóng hầm hập phả vào
mặt nàng. Hơi nóng kèm theo hơi ẩm thoang thoảng mùi cao su sống, mùi dầu dừa
cháy, mùi khói diesel và cả mùi phân rữa, làm nàng như ngạt thở. Đầu óc Janna
choáng váng và nàng loạng choạng bước xuống cầu thang khiến cô chiêu đãi viên
đứng đó lo lắng hỏi:
- Bà có làm sao không
đấy ạ?
Một người đàn ông khuôn
mặt phì nộn đáp thay nàng:
- Khí trời ẩm thấp quá
chừng! Tôi sống ở xứ Singapore này hai chục năm rồi, vậy mà vẫn không sao quen
nổi.
- Tôi không sao đâu. -
Janna nói, giật mình thấy mình đang cản đường các hành khách phía sau.
Cô chiêu đãi viên vẫn
chưa thật yên tâm:
- Bà không thấy trong
người làm sao chứ ạ?
- Cảm ơn cô, không,
Janna đáp rồi bước nốt
một bậc thang cuối cùng để đi vào tòa nhà sân bay, làm các thủ tục nhập cảnh và
hải quan. Xong những thủ tục bắt buộc ấy, nàng bước ra, lưng đã ướt đẫm mồ hôi.
- Cô Maxell-Hunter phải
không ạ?
Janna nhìn thấy một
người đàn ông mặc bộ âu phục màu trắng đang nhìn nàng vẻ dò hỏi. Đột nhiên nàng
sực nhớ đến quang cảnh tương tự hôm ở sân bay Geneve, nàng bị người phóng viên
nhà báo đón đường hỏi. Ông ta cũng hỏi đúng câu như vậy. Và chính ông ta là
người đầu tiên báo nàng biết tin về cái chết của Mark.
Janna cố trở về với
thực tại. Nàng nhìn người đàn ông mặc âu phục mầu trắng, gật đầu. Ông ta nói:
- Tôi là Gerald Foster,
thư ký riêng của ngài Wong. Chủ tôi sai tôi ra đón cô.
Janna đi theo người đàn
ông ra cửa. Một chiếc Rolls Royce đã đậu ngoài đó, máy vẫn đang nổ. Nàng trao
hành lý cho tài xế người Trung Hoa. Foster nói với anh ta bằng thứ tiếng của họ
câu gì đó, trước khi mở cửa mời nàng vào xe. Bên trong xe có máy điều hòa nên mát
lạnh. Janna cảm thấy từ khi ra khỏi máy bay lúc này mới được dễ chịu.
Nàng thở phào:
- Vào trong này tôi đã
thấy dễ chịu trở lại.
Foster nói:
- Tôi mong được làm cô
yên tâm nếu có thể nói rằng ban đêm ở Singapore khí trời khá mát mẻ. Nhưng rất
tiếc là tôi chưa dám chắc đêm nay liệu có mát mẻ không.
Janna tận hưởng không
khí mát lạnh trong xe và nhìn Foster mở cánh tủ bố trí sau lưng ghế trên, bên
trong đựng thức giải khát. Ông ta tầm thước, gầy, mặt xương xương, tóc lật phía
sau, cằm ngắn. Nước da ông mầu sáp ong lâu ngày và trong cặp mắt có nét gì đó
phảng phất người phương Đông.
- Một ly rượu với đá sẽ
làm cô hết nóng bức ngay. - Ông ta nói, đưa Janna chiếc ly và cũng lấy cho mình
một ly khác. - Chúc mừng cô đến Singapore. G.K biết sau chuyến bay cô cần được
nghỉ ngơi nên đã bố trí để sáng mai cô đến gặp ông ta.
- G.K. là ai vậy?
- Mọi người ở đây đều
gọi ông chủ của tôi bằng hai chữ tắt đó. Thật ra tên đầy đủ của ông ta là
G.K.Wong.
Janna nghe tiếng tài xế
xếp hành lý của nàng vào ngăn đuôi xe. Khi anh ta ngồi vào sau tay lái, Foster
lại nói với anh ta bằng tiếng Hoa.
Janna hỏi:
- Ông học tiếng ấy từ
bao giờ?
Foster đáp:
- Cha tôi là người Anh
nhưng mẹ tôi là người Hoa cho nên ngay từ nhỏ tôi đã dùng cả hai thứ tiếng đó.
Nhưng cô nên học thứ tiếng Malay thông thường để dùng. Vì ở đây hầu hết mọi
người đều nói tiếng đó.
- Malay hay Malaysia?
Foster uống một ngụm
rượu đá nữa rồi mới đáp, giọng kiên nhẫn như thầy giáo giảng bài:
- Tiếng thì gọi là
tiếng Malay. Malay là tên gọi chủng tộc, còn Malaysia là tên cộng đồng bao gồm
cả người Hoa. Khi nói đến quốc tịch thì nói quốc tịch Malaysia.
Xe chạy trên đường phố
đầy xích lô, rồi qua chiếc cầu nhỏ bắc ngang sông Singapore. Dưới sông, đậu kín
đủ loại thuyền bè, chở những thùng mủ cao su, dầu cọ, gỗ, quặng thiếc và đủ thứ
hàng hóa khác. Một ca nô máy kéo chín chiếc xà lan chui qua dưới gậm cầu. Khói
diesel bốc lên, được máy điều hòa hút vào bên trong xe làm Janna hơi khó thở.
- Tôi không định giảng
bài cho cô đâu.
Foster nói lúc chiếc
Rolls Royce chạy qua quảng trường StAndrew về phía khách sạn Raffles. Lưỡi ông
ta líu lại. Rượu mạnh ông ta uống trên đường từ sân bay về đây đã phát huy tác
dụng, Janna nói:
- Tôi rất cảm ơn những
điều ông đã bảo ban cho tôi là người mới đến đây.
- Xe sẽ đến đón cô sáng
mai, vào mười giờ đúng. - Foster nói. - Và nếu cô muốn nghe tôi khuyên thì xin
cô mặc bộ quần áo giản dị cho. G.K. đối với kinh doanh thì như con hổ, nhưng
đối với nữ giới như cô thì lại nhút nhát như thỏ đế đấy.
Janna cảm ơn Foster về
lời khuyên rồi đi vào khách sạn. Đây chính là khách sạn mà nhà văn Somerset
Maugham đã từng ca ngợi là tiêu biểu cho phong cách phương Đông về đủ mọi mặt.
Nhưng đối với Janna thì nàng thấy ngay cảm giác đầu tiên là một nỗi khát vọng.
Tòa nhà ba tầng quét vôi trắng, bên trên lợp ngói đỏ. Chính cổng để vào lại bố
trí chếch bên cạnh, còn phòng khách thì khá luộm thuộm.
Nhân viên tiếp tân ngồi
sau quầy là người ấn, gầy gò, khuôn mặt xương xẩu đỏ au, vẻ tất bật, báo Janna
biết phòng của nàng đã được đặt từ trước. Nàng ký vào những chỗ ông ta bảo ký.
Sau đấy ông ta gọi một nhân viên khách sạn quấn khăn trên đầu, xách hành lý cho
nàng và đưa nàng lên phòng ở tầng ba.
Phòng nghỉ rất rộng
nhưng khá trống trải. Quạt trần lười biếng quay, khuấy động không khí trong
phòng.
Janna mở hành lý, rồi
vào buồng tắm. Nàng cho vòi hoa sen chẩy nước lạnh lên thân thể rất lâu. Lau
khô người xong nàng mặc một bộ váy bằng vải bông giản dị và đi xuống nhà. Nàng
ăn bữa tối trong một tiệm bố trí ngoài bãi cỏ, ngay trước mặt khách sạn. Thức
ăn tráng miệng, náng chọn đu đủ và nước dừa pha chút rượu. Trong lúc Janna ăn,
dàn nhạc dây chơi mấy bản nhaạc của nhóm Noel Coward và nàng cảm thấy gân cốt
trong người dãn ra.
Trở về phòng, Janna
đứng bên cửa sổ nhìn ra phố xá nóng hầm hập và hình dung lần đầu tiên Janet
Taylor đến đây, cảm giác của bà như thế nào. Quang cảnh đặc biệt của một thành
phố châu á cuốn hút Janna với những ngọn đèn dầu hoa? đặt trên những tủ bán quà
bánh lưu động, những mẹt hàng bán đêm khuya. Gần nửa đêm rồi mà những cửa hàng
vẫn mở và nàng nhìn thấy bên trong, ngưởi ta đang chơi bài. Mùi cao su, mùi cá
biển từ dưới sông bốc lên. Thoang thoảng còn có cả mùi hoa dạ hương. Tất cả
những hình ảnh mùi vị ấy trộn lẫn tạo cho nàng cảm giác như lạc vào một nơi nào
lộn xộn, chen chúc, nhất là nàng lại vừa rời khỏi quang cảnh của những thành
thị Thụy Sỹ sạch sẽ, tinh khiết và thoáng khí biết bao.
Đúng mười giờ sáng hôm
sau, tài xế người Hoa của ông Wong đã đậu xe trước cửa chính của khách sạn. Làm
theo lời Foster khuyên, Janna mặc bộ váy áo bằng vải bông giản dị nhưng cũng do
một nhà tạo mốt nổi tiếng vẽ kiểu. Bộ này cùng một số bộ khác nàng mang theo
chính là tặng phẩm của Elke ép nàng phải nhận với tính chất là quà kỷ niệm lúc
chia tay.
Trụ sở hãng Wong
International là một tòa nhà rất lớn, kiến trúc kiểu Hoa Kỳ và trang trí cực kỳ
hiện đại, khác hẳn với những ngôi nhà lụp xụp trên dường phố của khu phố Hoa
Kiều.
Tòa nhà chứa những đồ
đạc bằng crôm và da thuộc Italia. Trên tường treo những bức hoa. của Ronault,
Matisse và Chagall. Tất cả những thứ đó cộng với một không khí lặng lẽ như lăng
mộ mà nàng đã thấy trong các nhà băng ở Thụy Sỹ.
Cảm giác hồi hộp, lo sợ
xâm chiếm Janna cho đến khi nhìn thấy Foster đứng đợi ngoài hành lang, nàng mới
thở phào nhẹ nhõm. Viên thư ký riêng của ngài Wong trỏ những bức họa trên tường
hành lang, nói:
- Chắc cô hoàn toàn
không ngờ, đúng không nào? G.K. là con người quái dị. Ông ta thần phục kỹ thuật
phương Tây nhưng lại vẫn dùng bột chuồn chuồn tán nhỏ để tăng khả năng tình
dục.
Janna hỏi:
- Vì vậy mà ông khuyên
tôi mặc loại áo quần giản dị chăng?
- Xem chừng cô không
còn dấu vết nào của người đã trải qua một chuyến bay vất vả.
Foster nhe răng cười,
trong lúc đưa Janna vào thang máy.
Nàng đáp:
- Đêm qua tôi được ngủ
một giấc say sưa nên lại sức rất nhanh.
- Thế là tốt, bởi lát
nữa cô sẽ phải vận dụng toàn bộ trí khôn ngoan và óc thông minh ra đấy.
Lúc đến trước cửa phòng
giấy của Wong, họ đứng lại. Cô nữ thư ký người Hoa ngồi trên ghế bên cạnh cửa
lịch sự nói:
- Ông chủ đang nói
chuyện điện thoại quốc tế. Xin các vị đợi cho một chút. Không lâu đâu.
Foster nhìn đồng hồ đeo
tay.
- Tôi sắp phải ra bến
cảng bây giờ.
Janna nói:
- Ông cứ đi công việc
đi. Không sao đâu.
Foster ngập ngừng:
- Có lẽ không nên. Ông
chủ sẽ rất không bằng lòng nếu tôi không có mặt tại đây để giới thiệu cô.
Bước ra chỗ cửa sổ rất
lớn lợp kính, ông ta nhìn xuống phía dưới. Ngoài cảng đang tấp nập các loại tàu
thuyền váo ra. Hàng nghìn cu li người Hoa khuân các bao hàng, trong lúc chờ xe
đến chở. Xa xa, hàng ngàn người khác đang xây nhà, như chuẩn bị cho một khu vực
cư dân nữa.
Janna nhận xét:
- Quang cảnh thật là
đặc biệt.
- Nhưng có thứ còn đặc
biệt hơn chắc cô không thể ngờ tới là tất cả những gì cô nhìn thấy trong tầm
mắt đều thuộc quyền sở hữu của ông chủ Wong đấy! - Foster nói. - Tàu bè, kho
tàng, xe cộ, khách sạn và cả khu nhà đang xây dựng kia nữa.
Ông ta trỏ công trường.
- Khu dân cư tương lai
đó do ông Wong xây dựng để cho thuê sẽ có đủ hết, nhà thờ, đền chùa, cửa hiệu,
rạp chiếu bóng, chợ và trường học. Bên cạnh đó còn có cả những nhà máy sản xuất
hàng công nghiệp nhẹ để dân cư sống trong khu đến làm.
- Những dân vùng nào sẽ
đến ở đó? - Janna hỏi.
- Vùng ngoài kia. -
Foster trỏ ra phía sau tòa nhà, nơi dân cư sống chen chúc ở trung tâm buôn bán
sầm uất của thành phố.
- Hiện nay đấy là nơi
mật độ dân số cao nhất châu á.
- Khiếp thật đấy. Vậy
thì ông Wong đâu phải là người tầm thường?
Foster vỗ vào pho tượng
bằng đồng đen, kích thước bằng người thật, đặt bên cạnh tường.
- Ông ta đây, không
phải bằng xương thịt nhưng hết sức giống.
Pho tượng thể hiện một
người đàn ông thấp, đội mũ rộng vành kiểu của cu li Trung Hoa, mặc kiểu áo
rộng, gánh đôi sọt.
- Sọt đựng gì vậy?
- Phân.
- Cái gì?
- Ông Wong khi hàn vi
chuyên nhặt phân người đem bán cho nông dân để bón ruộng. - Foster giải thích.
- Ông ta bán chịu cho những nông dân nghèo không có tiền trả và đòi những khoản
lãi khủng khiếp. Đến khi lãi mẹ đẻ lãi con, họ không trả được, ông ta bèn lấy
ruộng đất của họ và nhận luôn họ làm tá điền. Khi đó, ông ta bỏ tiền ra mua máy
móc để trang bị. Máy móc này ông ta mua chịu lãi xuất rất thấp, bằng cách dùng
đất đai làm tài sản thế chấp. Dần dần ông ta cho những chủ nông trại quanh vùng
thuê máy móc, những người không có tiền mua máy và tính giá thuê cắt cổ.
Foster lại sờ vào pho
tượng.
- Chỉ trong hai chục
năm, từ một cố nông nhặt phân, ông ta trở thành tỷ phú! Cô thấy không phải tay
xoàng rồi, đúng không nào?
Janna chưa kịp trả lời
thì cô nữ thư ký ngồi trực bên ngoài đã báo tin ông chủ mời họ vào. Cô ta mở
hai cánh cửa vừa dầy vừa nặng, để hai người bước vào bên trong.
Phòng giấy của ông Wong
chiếm gần hết cả một tầng và cũng trang trí nội thất theo kiểu cực kỳ hiện đại
giống như dưới nhà. Chỉ khác một điều là tường không treo các bức hoa. cả những
hoa. sĩ nổi tiếng mà được lợp toàn bằng kính, khiến ngồi trong phòng có thể
nhìn ra ngoài. Một bên là toàn bộ quang cảnh thành phố, một bên là toàn bộ cảng
và biển.
G.K.Wong ngồi sau chiếc
bàn lớn bằng gỗ lim. Trên bàn trống không, chỉ có mỗi một cặp giấy ông ta đặt
trước mặt. Kích thước khổng lồ của chiếc bàn lấn át mọi thứ và người ngồi sau bàn
trông bé nhỏ, lọt thỏm. Thậm chí Janna có cảm giác ông ta còn bé nhỏ hơn cả pho
tượng làm theo đúng kích thước của nguyên mẫu.
Foster nói:
- Thưa ông chủ, xin
phép được giới thiệu cô Janna Maxell-Hunter. Và thưa cô MaxellHunter, đây là
ông chủ của chúng tôi, Ngài G.K.Wong.
Người ngồi sau bàn giấy
đồ sộ không nói gì, cũng không nhúc nhích.
Ông ta chỉ nhìn thẳng
vào Janna một lúc rất lâu bằng cặp mắt không chớp. Luồng mắt của ông ta có một
vẻ gì đó làm Janna vừa sợ hãi vừa khó chịu. Nàng cũng nhìn lại, thấy Wong thấp
và to ngang, chắc nịch. Đầu ông ta hói như không còn tóc và mặt bóng nhẫy,
không một nếp nhăn. Nàng rất khó đoán tuổi ông ta. Có thể ông ta đã gần sáu
mươi, nhưng nàng cảm thấy dự đoán của mình có thể sai rất nhiều. Có thể ông ta
chưa đến năm chục tuổi, nhưng cũng có thể ông ta ngoài sáu mươi nhiều.
Janna chìa tay, nói:
- Rất hân hạnh được gặp
ông, thưa ông Wong.
Ông ta không hề tỏ vẻ
định đỡ bàn tay nàng mà vẫn bất động, chăm chú nhìn một lúc lâu nữa rồi mới đưa
tay ra hiệu mời nàng ngồi vào một chiếc ghế bành bọc da rất sâu.
- Cô đi đường vui vẻ
chứ?
Wong hỏi bằng tiếng
Anh, một thứ tiếng Anh giọng rất nặng.
Janna đáp:
- Cảm ơn ông, vâng. Và
cảm ơn ông đã cử ông Foster ra sân bay đón tôi.
Wong gật đầu rồi nhìn
sang viên thư ký:
- Anh đi lo công việc
của anh đi, Foster.
- Thưa ông chủ, vâng!
Ông ta giập mạnh hai
bàn tay vào hai túi áo.
- Xin chào cô
Maxell-Hunter, tôi sẽ còn gặp cô.
Janna gật đầu, nhìn
theo cho đến khi Foster ra khỏi cửa. Nàng thầm ngạc nhiên thấy lúc nãy thái độ
của ông ta thay đổi hoàn toàn khi gặp chủ.
Cửa đóng lại, Wong hỏi:
- Cô dùng trà với tôi
nhé?
Janna nói:
- Vâng, cảm ơn ông.
Wong gọi nữ thư ký, sai
lấy trà, rồi nói toàn những câu xã giao chung chung cho đến lúc cô nữ thư ký
quay vào, bưng một khay sơn mài trên đặt hai bộ tách và một chiếc ấm giản dị.
Đợi cô thư ký rót trà
xong đi ra, khép cửa lại, Wong mới bắt đầu vào câu chuyện:
- Nữ công tước de Cabo
đúng là người biết làm việc. Bà ta gửi cho tôi những thông tin tỉ mỉ về lai
lịch của cô, sau đó còn bàn bạcvới tôi về cô rất nhiều bằng điện thoại. Tôi
được biết, bà de Cabo gặp cô lần đầu tại trường Cao đẳng tu ngiệp Montreux,
phải không?
Janna gật đầu.
- Bà de Cabo đến trường
lựa một số nữ sinh viên sắp tốt nghiệp để bà giới thiệu việc làm.
- Đó là vào thời gian
nào?
- Trước đây khoảng
tháng rưỡi.
- Tức là trước khi bà
hiệu trưởng Fleury bị giết. - Ông ta lẩm bẩm, mắt nhìn vào cặp hồ sơ.
Janna lại ngạc nhiên.
Lúc trước là bà công tước, bây giờ lại đến ông Wong này, làm sao họ biết được
điều mà nàng đinh ninh chỉ riêng mình biết, tất nhiên không kể ông đại úy
Stube. Nàng rất muốn hỏi xem tại sao ông này biết, nhưng ghìm lại, tự nhủ nên
đi vào câu chuyện chính yếu.
Nàng nói:
- Vâng, trong tuần cuối
cùng của tháng tư.
- Tôi cũng được biết bà
hiệu trưởng Fleury là bạn thân của người phụ nữ đã nuôi nấng cô, đúng thế
không?