Tương lai của một Ảo tưởng - Chương 08
VII.
Sau khi nhìn nhận những giáo lý tôn giáo như những ảo tưởng,
chúng ta lập tức đối diện với một câu hỏi thêm nữa: có thể hay không – có những
tài sản văn hóa khác mà chúng ta có đánh giá cao và qua đó chúng ta để chúng
cai trị đời sống của chúng ta - là có bản chất tương tự? Phải chăng những giả
định vốn chúng xác định những quy định chính trị của chúng ta cũng được gọi là
những ảo tưởng? Và không phải hay sao là trường hợp những mối quan hệ giữa giới
tính - trong văn minh của chúng ta – đã bị xáo trộn bởi một ảo tưởng gợi dục
hoặc một số ảo tưởng giống vậy?
Và một khi sự nghi ngờ của chúng ta được đánh thức, chúng ta
sẽ không co lại, cũng thôi không hỏi – liệu không biết sự đoan chắc của chúng
ta rằng chúng ta có thể học được điều gì đó về thực tại bên ngoài, thông qua
việc sử dụng quan sát và suy luận trong công trình làm việc khoa học - không
biết đoan chắc này có bất kỳ một nền tảng nào tốt hơn hay không. Không có gì
giữ chúng ta khỏi hướng quan sát của chúng ta vào tự bản thân chúng ta, hoặc
khỏi áp dụng tư tưởng của chúng ta đến sự phê bình với tự thân nó.
Trong lĩnh vực này một số những điều tra mở ra trước chúng
ta, mà kết quả của chúng không thể là gì khác hơn nhưng là quyết định cho việc
xây dựng một “Weltanschauung” [1]. Hơn nữa, chúng ta phỏng đoán rằng một nỗ lực
như vậy sẽ không bị phí công và rằng nó sẽ ít nhất trong phần biện chính cho
nghi ngờ của chúng ta. Nhưng tác giả không có được phương tiện để thực hiện một
công việc quá toàn diện như thế, ông ta cần phải giới hạn công việc của mình
theo vào chỉ những ảo tưởng này mà thôi - cụ thể là, những ảo tưởng của tôn
giáo.
[1]
Từ Welt: thế giới + Anschauung; quan điểm: Nhân sinh và vũ trụ quan. Một cái
nhìn toàn bộ hay một triết lý của một cá nhân về đời sống và vũ trụ của con
người.
Nhưng bây giờ, giọng nói lớn của phe chống đối của chúng ta
đem chúng ta đến một dừng lại. Chúng ta được gọi đến giải thích cho việc làm
sai trái của chúng ta:
“Những quan tâm về khảo cổ, không có gì phải ngờ, là đáng ca
ngợi nhất, nhưng không ai định thực hiện một khai quật nếu làm vậy ông ta sẽ
phá mòn nền móng những nhà ở của người sống, để rồi chúng đổ và vùi con người
dưới vỡ nát của chúng. Những giáo lý của tôn giáo không phải là một đề tài để
một người có thể bàn luận nhặt nhãnh giống như bất kỳ gì khác. Văn minh của
chúng ta xây dựng trên chúng, và sự bảo trì của xã hội con người đặt cơ sở trên
sự tin tưởng của đa số con người vào sự thật của những giáo lý này.
Nếu con người được dạy rằng không có Gót toàn năng và chí
công, không có trật tự linh thiêng trên toàn cầu, và không đời sống sau cái
chết, họ sẽ cảm thấy được miễn tất cả những nghĩa vụ phải tuân theo những giới
luật của nền văn minh. Mọi người, không có sự ức chế hay lo sợ, sẽ làm theo
những bản năng vị kỷ và phi xã hội của mình, tìm cách thực tập quyền lực của
mình; Hỗn loạn, vốn bị chúng ta trục xuất qua công trình đằng đẵng dài hàng
ngàn năm của văn minh, sẽ trở lại.
Ngay cả nếu chúng ta biết, và có thể chứng minh, rằng tôn
giáo đã không nắm giữ sự thật, chúng ta phải nên che giấu sự kiện và hành xử
theo cách triết lý của “Nếu thể” đã quy định, và điều này là vì lợi ích của
việc bảo tồn tất cả chúng ta.
Và ngoài những nguy hiểm của sự định thực hiện, nó sẽ là một
sự tàn ác vô mục đích. Vô số người tìm thấy một an ủi cho mình trong những học
thuyết tôn giáo, và chỉ có thể kham chịu được đời sống với sự giúp đỡ của chúng.
Bạn sẽ cướp mất sự hỗ trợ của họ, mà không có bất cứ điều gì tốt hơn để đổi lại
cho họ. Đã được thừa nhận rằng cho đến nay khoa học đã không thành đạt được
nhiều, nhưng ngay cả khi nếu nó tiến bộ xa hơn nữa, sẽ không đủ cho con người.
Con người có những nhu cầu cấp thiết thuộc loại khác, mà
không bao giờ có thể được khoa học lạnh lẽo làm thỏa mãn; và đó là rất lạ lùng
- thực vậy, đó là chiều cao của sự bất nhất - mà nhà tâm lý học là người đã
luôn luôn nhấn mạnh vào là kiến thức thông minh đóng một phần nhỏ biết chừng
nào trong hoạt động nhân sự, như khi so với đời sống của những bản năng - rằng
một nhà tâm lý học như thế bây giờ lại cố gắng cướp đi của nhân loại của một
hoàn-thành-ước-muốn quí giá và sẽ đề nghị đền bù cho họ điều ấy với sự nuôi
dưỡng trí tuệ.”
Bao nhiêu những buộc tội cùng một lúc! Tuy nhiên tôi sẵn sàng
với những phản biện cho tất cả chúng, và hơn thế nữa, tôi sẽ khẳng định quan
điểm rằng văn minh đâm vào một nguy cơ lớn hơn, nếu chúng ta duy trì thái độ
hiện tại của chúng ta với tôn giáo hơn là nếu chúng ta bỏ nó đi.
Tôi hầu như không biết bắt đầu trả lời của tôi ở chỗ nào. Có
lẽ với sự đảm bảo rằng tự chính tôi xem dự định của tôi là hoàn toàn vô hại và
không có rủi ro. Lần này, tôi không phải là người đương quá đánh giá trí tuệ.
Nếu người ta là giống như đối thủ của tôi mô tả họ - và tôi không nên mâu thuẫn
với họ - vậy sau đó không có nguy hiểm của một tín đồ sùng đạo bị những lý lẽ
của tôi khuất phục, và bị tước đoạt niềm tin của người ấy. Thêm nữa, tôi đã
không nói gì vốn những người khác và tài giỏi hơn đã không nói trước tôi trong
một phương cách mạnh mẽ, đáng phục và đầy đủ hơn nhiều.
Tên tuổi của họ đều nổi tiếng, và tôi sẽ không trích dẫn họ,
vì tôi không muốn đưa ra một ấn tượng rằng tôi đang tìm cách xếp mình như một
trong số họ. Tất cả gì tôi đã làm - và đây là điều duy nhất vốn là mới mẻ trong
khai diễn của tôi - là thêm một số nền tảng tâm lý vào những phê phán của những
người lỗi lạc trước tôi. Khó mà mong đợi được cho chính xác sự thêm thắt này sẽ
sản xuất được hiệu ứng vốn đã bị từ chối với những nỗ lực trước đó. Không nghi
ngờ gì, tôi có thể bị hỏi ở đây, là viết những điều này để làm gì, nếu tôi chắc
chắn rằng chúng sẽ không có hiệu quả. Nhưng tôi sẽ trở lại điều này sau.
Một người mà ấn phẩm này có thể làm thương tổn là chính tôi.
Tôi sẽ phải lắng nghe những quở trách khó chịu nhất về sự nông cạn, đầu óc hạn
hẹp và thiếu lý tưởng hay hiểu biết của tôi đối với những lợi ích cao nhất của
nhân loại. Nhưng một mặt, những khiển trách như vậy không phải là mới với tôi,
và mặt khác, nếu một người đã học rồi trong thời trẻ tuổi của mình để vượt lên
cao hơn những không chấp thuận của những đương thời của ông, những gì còn có
thể là vấn đề với ông ta trong tuổi già của ông nữa đây, khi ông chắc chắn sẽ
sớm vượt ra ngoài tầm với của tất cả đồng ý hoặc không đồng ý?
Trong những thời trước đã là khác biệt. Lúc ấy, những phát
biểu giống như của tôi đã mang theo chúng chắc chắn một sự tước đi kiếp sống
trần gian của một người, và một hiệu quả nhanh chóng cho cơ hội để đạt được một
kinh nghiệm cá nhân về thế giới bên kia.
Nhưng, tôi nhắc lại, những thời đó là quá khứ, và ngày nay
những bài viết như thế này không mang lại nguy hiểm nào cho tác giả hơn là cho
người đọc sau đó. Nhất quá có thể xảy ra là bản dịch và phát hành sách của ông
sẽ bị cấm tại một nước này hay nước khác - và dĩ nhiên, cho chính xác trong một
xứ sở vốn nó đoan chắc vào trình độ văn hóa cao của nó. Nhưng nếu một người đưa
vào bất kỳ một bào chữa nào tất cả đi nữa, cho sự chối bỏ những ước muốn và cho
sự phục tùng vào Số phận, một người cũng phải có khả năng chịu đựng loại thương
tổn này.
Câu hỏi xa hơn nữa xảy ra với tôi là không biết liệu xuất bản
tác phẩm này có thể không làm hại gì hết tất cả hay không. Không với một người,
tuy nhiên, nhưng với một mục đích – mục đích của phân tâm học. Bởi vì không thể
phủ nhận rằng khoa phân tâm là sáng tạo của tôi, và nó đã gặp rất nhiều những
ngờ vực và ác ý. Nếu bây giờ tôi bước ra với những tuyên bố gây bực mình như
vậy, mọi người sẽ chỉ là quá sẵn sàng thực hiện một chuyển dịch từ con người
tôi sang phân tâm học. “Bây giờ chúng ta thấy đó”, họ sẽ nói, “phân tâm học dẫn
đến chỗ nào. Mặt nạ đã rơi xuống; nó dẫn đến một sự phủ nhận về Gót, và về một
lý tưởng đạo đức, như chúng ta luôn luôn đã nghi ngờ. Để giữ chúng ta khỏi khám
phá này, chúng ta đã bị lừa vào nghĩ rằng phân tâm học không có Weltanschauung,
và không bao giờ có thể dựng được một”. [2]
[2]
[Xem một vài nhận xét ở cuối chương II của Inhibitions, Symptoms and Anxiety
(1926d), Standard Ed., 20, 95-6 ]
Một phản đối kịch liệt thuộc loại này sẽ thực sự là khó chịu
cho tôi, bởi vì nhiều đồng nghiệp của tôi, một vài trong số họ, dù bất kỳ cách
nào đi nữa, không chia sẻ thái độ của tôi về những vấn đề tôn giáo. Nhưng khoa
phân tâm học đã trải qua nhiều những bão tố rồi, và bây giờ nó phải dũng cảm
với cơn bão mới này. Trong thực tế, phân tâm là một phương pháp nghiên cứu, một
dụng cụ vô tư, giống như phép tính số học vi phân đã là. Nếu một nhà vật lý,
với sự giúp đỡ của phép tính vi phân, đã khám phá rằng sau một thời gian nhất định
nào đó, trái đất sẽ bị hủy hoại, dẫu vậy chúng ta sẽ ngần ngại gán những khuynh
hướng phá hoại với chính môn số học và do đó sẽ cấm trừ nó.
Không có gì mà tôi đã nói ở đây về giá trị sự thật của những
tôn giáo đã cần đến sự hỗ trợ của phân tâm, nó được những người khác nói đã từ
lâu, trước khi phân tâm ra đời. Nếu ứng dụng của phương pháp phân tâm làm cho
có khả năng tìm thấy một luận chứng mới chống lại những chân lý của tôn giáo,
mặc kệ cho tôn giáo, nhưng những người bảo vệ tôn giáo sẽ bằng cùng quyền đó,
đem sử dụng phân tâm nhằm mục đích mang lại giá trị đầy đủ cho ý nghĩa tác dụng
của những học thuyết tôn giáo.
Và bây giờ tiến hành với sự biện hộ của chúng ta. Tôn giáo rõ
ràng đã thực hiện những dịch vụ lớn lao cho văn minh loài người. Nó đã đóng góp
nhiều đối với sự thuần hóa những bản năng phi xã hội. Nhưng không đủ. Nó đã cai
trị xã hội loài người nhiều hàng ngàn năm, và đã có thời gian cho thấy những gì
nó có thể đạt được. Nếu nó đã thành công trong việc làm cho phần lớn nhân loại
hạnh phúc, trong việc an ủi họ, trong việc làm họ cam chịu với đời sống, và
trong việc làm họ thành những cỗ xe của văn minh, không có ai sẽ mơ đến toan
tính gắng thay đổi những điều kiện hiện hữu. Nhưng thay vào đó, chúng ta thấy
những gì?
Chúng ta thấy một con số lớn đáng kinh hãi của con người
không hài lòng với văn minh và bất hạnh trong nó, và cảm thấy nó như một cái
ách phải rũ bỏ ra, và rằng những người này hoặc là làm mọi thứ trong quyền lực
của họ để thay đổi văn minh đó, hoặc khác nữa, chừng nào thù địch của họ với
nó, họ sẽ không có dây dưa gì với văn minh, hoặc với một sự hạn chế về bản
năng. Ở điểm này, sẽ có phản đối với chúng ta rằng tình trạng này của sự việc
là do chính sự kiện tôn giáo đã mất đi một phần ảnh hưởng của nó đối với đám
đông con người, bởi vì tác dụng đáng trách của những tiến bộ của khoa học.
Chúng ta sẽ ghi chú sự thú nhận này và lý do đã đưa ra cho nó, và chúng ta sẽ
sử dụng nó sau này cho những mục đích riêng của chúng ta, nhưng tự thân sự phản
đối không có sức mạnh.
Là điều đáng ngờ vực - không biết liệu con người nói chung đã
hạnh phúc hơn trong một thời khi những giáo lý tôn giáo nắm giữ thế lực không
bị hạn chế; đạo đức hơn họ chắc chắn đã là không. Họ luôn luôn biết làm thế nào
phô bày những giới luật của tôn giáo ra bên ngoài, và thế nên làm không thấy
những ý định của họ.
Những thày chăn chiên, mà nhiệm vụ chính là đảm bảo sự tuân
phục tôn giáo, đã gặp họ nửa đường trong điều này. Sự tử tế của Gót phải đưa
một tay ra kiềm chế về công lý của Ngài. Một người một khi đã tội lỗi, và sau đó
một người dâng tế một hy sinh hay làm một ăn năn, và sau đó một người là lại tự
do để tội lỗi một lần nữa.
Phân tích nội tâm lối Nga đã đạt đến độ cao của kết luận rằng
tội lỗi là không thể thiếu được cho sự vui hưởng của tất cả những phước lành
của ơn huệ thần thánh, do đó, ở dưới đáy, tội lỗi là làm đẹp lòng với Gót.
Không có gì là bí mật rằng những thày chăn chiên chỉ có thể giữ quần chúng phục
tùng với tôn giáo bằng làm những nhượng bộ lớn dường thế như vầy, với bản chất
bản năng của con người.
Thế nên, đã được đồng ý: chỉ một mình Gót là mạnh mẽ và tốt
đẹp, con người là yếu đuối và tội lỗi. Trong tất cả mọi thời đại, phi luân vô
đạo đức đã tìm thấy hỗ trợ từ tôn giáo không kém gì hơn so với đạo đức đã nhận
được [3]. Nếu những thành tựu của tôn giáo về phương diện hạnh phúc của con
người, sự nhạy cảm với văn hóa [4] và sự kiểm soát đạo đức mà không tốt hơn so
với thế này, câu hỏi không thể nào không nêu lên là - liệu chúng ta đã đánh giá
quá đáng sự cần thiết của nó với loài người hay không, hay không biết chúng ta
có khôn ngoan hay không, khi đặt nền tảng những nhu cầu văn hóa của chúng ta
vào trên nó.
[3]
Đây là một mẫu thuẫn trong đạo Kitô – một mặt khuyến thiện, nhưng một mặt khác
cũng “tha thứ” với những “ăn năn, thú tội, xưng tội, rửa tội, cứu chuộc, ban ân
sủng,..” Chúng có giá trị thực tiễn là tăng hay giữ tín đồ, nhưng bản chất là
“hòa hoãn” với tội lỗi, lùi bước trước dục vọng, “nhân nhượng” với bản năng con
người. Như thế, không đóng góp gì với sự kiểm soát đạo đức, giáo dục luân lý
nhưng thực ra còn có thể xem là a tòng đồng lõa.
Sau
nữa, lý thuyết về sự “chịu tội thay” như sự hy sinh của Christ là một phi luân
– không ai có thể “chịu tội” thay cho ai được. Nó chỉ có ý nghĩa là chịu hình
phạt thay cho một ai đó, nếu có hình phạt, nhưng không thể nhận trách nhiệm tội
lỗi của người phạm tội được. Đó là phi luân, vô đạo.
Nếu
A giết người, hay hiếp dâm, chẳng hạn; không gì có thể làm A tránh khỏi trách
nhiệm trước tội ác đó.
[4]
[Bản chất của nhạy cảm với văn hóa” đã được Freud bàn luận trong phần thứ nhất
của bài viết của ông về “War and Death” (1915b), Standard Ed., 14 và một thuật
ngữ tương tự “sự sẵn sàng với văn hóa” xuất hiện trong chương VIII của tập
Outline of Psycho-Analysis (1940a) [1938]), ibid., 23, 201.]
Chúng ta hãy cùng xem xét tình trạng không thể nhầm lẫn như
ngày nay nó là. Chúng ta đã nghe thú nhận rằng tôn giáo thôi không còn có ảnh
hưởng trên con người cũng như trước đây nó đã có. (Ở đây, chúng ta bàn về văn
minh châu Âu Kitô). Và điều này không phải vì những hứa hẹn của nó đã ít hơn,
nhưng vì người ta tìm thấy chúng ít đáng tin cậy. Chúng ta hãy cùng thừa nhận
rằng lý do - mặc dù có lẽ không phải là lý do duy nhất – của thay đổi này là sự
gia tăng của tinh thần khoa học trong những tầng lớp cao hơn của xã hội con
người. Những phê bình đã làm héo chết đi giá trị bằng chứng của những văn bản
tôn giáo, khoa học tự nhiên đã đưa lên cho thấy những sai lầm trong chúng, và
nghiên cứu so sánh đã bị giáng đòn choáng váng trước sự giống nhau chết người
giữa những ý tưởng tôn giáo mà chúng ta tôn kính, và những sản phẩm tinh thần
của những những dân tộc và thời đại nguyên thủy.
Tinh thần khoa học mang đến một thái độ đặc biệt đối với
những vấn đề của thế gian; đứng trước những vấn đề tôn giáo, nó dừng lại một
chút ngập ngừng, và cuối cùng ở đó, nó cũng vượt qua ngưỡng cửa. Trong tiến
trình này không có sự dừng lại, số con người - mà những kho tàng kiến thức trở
nên dễ tiếp cận – càng lớn bao nhiêu, càng phổ biến rộng rãi sự
rơi-rụng-tránh-xa khỏi niềm tin tôn giáo - lúc đầu chỉ từ nhũng cạm bẫy đã lỗi
thời và đáng phản đối của nó, nhưng sau đó cũng từ những định đề nền tảng của
nó. Những người Mỹ là những người đã dựng lên vụ “xử án khỉ” ở Dayton [5] đã
cho thấy chính họ mà thôi là đúng như thế. Ở những nơi khác, sự chuyển đổi
không thể tránh khỏi thì được thực hiện bằng cách nửa chừng và không thành
thật.
[5]
[Một thành phố nhỏ ở Tennessee, tại đấy, năm 1925, một thày giáo môn khoa học
bị truy tố ra tòa vì đã vi phạm luật của tiểu bang khi dạy – theo thuyết
Darwinism - rằng “con người phát gốc từ những động vật thấp hơn”.]
Những người có học thức và lao động trí não ít sợ hãi văn
minh. Trong họ, sự thay thế những động cơ tôn giáo để ứng xử văn minh bằng cái
khác, những động cơ thế tục, sẽ tiến hành không bị ngăn trở, hơn thế nữa, những
người như vậy, trong một mức độ, bản thân họ chính là những cỗ xe của văn minh.
Nhưng nó là một vấn đề khác với khối lượng lớn của đám đông ít học và bị áp
bức, những người có đủ mọi lý do để là những kẻ thù của văn minh.
Vì vậy, miễn là chừng nào họ không phát hiện ra rằng người ta
không còn tin vào Gót nữa, mọi sự đều trôi chảy. Nhưng họ sẽ khám phá ra điều
đó, không nhầm lẫn, ngay cả nếu mảnh giấy viết này của tôi không được xuất bản.
Và họ đã sẵn sàng để chấp nhận những kết quả của suy nghĩ khoa học, nhưng lại với
không có sự thay đổi xảy ra trong họ vốn suy nghĩ khoa học mang lại cho con
người. Phải là không có một nguy hiểm ở đây hay không - khi thù địch của những
đám đông này với văn minh sẽ lao mình chống lại những điểm yếu mà họ đã tìm
thấy trong bà-chủ-việc của họ?
Nếu lý do duy nhất khiến bạn phải không được giết hàng xóm
của mình là bởi vì Gót đã cấm và sẽ nghiêm khắc trừng phạt bạn ở đời này hoặc ở
đời sau – vậy sau khi bạn học được rằng không có Gót, và bạn không cần phải sợ
trừng phạt của Ông, bạn chắc chắn sẽ giết hàng xóm của bạn mà không do dự, và
bạn chỉ có thể ngăn cản được không làm như thế bằng sức mạnh trần tục. Thế nên,
hoặc là những đám đông nguy hiểm này phải bị kéo dìm xuống thật chặt chẽ và giữ
hết sức cẩn thận để khỏi có được bất kỳ cơ hội nào của trí tuệ thức tỉnh, hoặc
khác đi, quan hệ giữa văn minh và tôn giáo phải trải qua một xem xét lại từ nền
tảng.