Kỳ tích Chi Lăng - Chương 42 - 47

Chương 42 – BÃI QUẦN NGỰA

Liền
với Mã Yên Sơn là một trảng đất khá rộng, địa hình xung quanh phức tạp và hiểm
yếu. Có thể nói đây là hình ảnh thu nhỏ của nhiều địa hình đại diện cho nhiều
miền đất nước: rừng rậm, núi cao của miền núi, đồi thoải của trung du, trảng đất
phẳng của đồng bằng… Ông cha ta đã chọn mảnh đất này để huấn luyện và đào tạo
những kỵ binh tài giỏi suốt mấy mươi thế kỷ dựng nước và giữ nước.

Người
lính kỵ binh đã được trưởng thành trên bãi tập này qua địa hình phức tạp trên
đây.

Vào
kỳ thi tuyển chọn nhân tài hàng năm, bãi Quần Ngựa trở thành nơi có ngày hội lớn.
Không phải chỉ có kỵ binh chuyên nghiệp thi tài mà dân binh và trai tráng từ khắp
mọi bản làng trong rừng thẳm, trên núi cao đều trẩy hội về đây thi tài. Những
nghĩa binh và trai bản trúng giải không những được nhà nước trọng thưởng mà còn
được phong tước, hưởng lộc. Chính họ là đội kỵ binh dự bị vô cùng hùng hậu của
dân tộc ta mỗi khi đất nước có họa xâm lăng. Làng bản nào, dòng họ nào có con
em dân tộc mình được trúng giải trong cuộc thi tài đều được ghi công và có thưởng.
Vì vậy nó là niềm tự hào thượng võ chính đáng của đồng bào miền núi đoạt được
giải trong những cuộc thi như thế. Cuộc thi đòi hỏi không chỉ có tài cưỡi ngựa
bắn cung, múa kiếm, lòng dũng cảm tuyệt vời, mà còn đòi hỏi người kỵ sĩ trong
những ngày luyện tập có làm được nhiều điều có ích cho dân không, nghĩa là giúp
dân bản trong vùng diệt trừ thú dữ, chim muông phá hại mùa màng.

Sau
khi đã vượt qua tất cả mọi thử thách trong tiếng hò reo cổ vũ của công chúng và
bạn bè, kỵ sĩ đạt cả hai điều kiện được trưởng tộc cầm chén rượu ra chúc mừng
ngay trên mình ngựa, xem đó là bằng chứng của dân bản công nhận tài năng có ích
của người kỵ binh.

Tương
truyền rằng cuộc thi thường diễn ra như sau:

Chủ
khảo mặc áo chiến bào đỏ, đội mũ đỏ có cắm long công, ngồi trên đài cao, tay phải
cầm dùi trống, tay trái cầm dùi chiêng – trống, chiêng treo bên chủ khảo. Chủ
khảo nổi trống, kỵ sĩ vào, dùng cung bắn bia. Khi chủ khảo nổi chiêng, kỵ sĩ
dùng kiếm. Đường ngựa phi rất phức tạp, đường nhỏ, có đoạn thẳng, có đoạn quanh
co, hai bên đường có chăng dây cấm màu đỏ. Trên đường có rất nhiều chướng ngại
vật mà người và ngựa phải vượt qua, khi là ụ đất, khi là hào sâu, có chỗ là
đèo, có chỗ là dốc…

Bên
phải đường, cách xa một trăm thước, treo rãi rác mười cái bia, bia bằng đồng,
đường kính hai mươi phân, có lỗ thủng ở giữa bằng trôn chén rượu. Lỗ thủng này
được dán kín bằng giấy hồng điều. Bên trái đường, ccsh một gang tay, cắm so le
với bia là mười cái cọc, cắm mười quả bưởi tươi. Bia và tiêu điểm thường đặt
ngang chỗ có chướng ngại vật.

Kỵ
sĩ dự thi, phải mang kiếm bên mình, mặc quần đó bó chân, áo xanh chàm bó sát
mình, tay rộng, đứng sẳn ở bãi, bên đường phi.

Một
hồi trống của chủ khảo rung lên. Người quản ma trong rừng, cách bãi chờ chừng nữa
dặm, quất cho ngựa phi về bãi chờ, nơi chủ nó đang đợi. Khi ngựa phi qua, kỵ sĩ
nhảy phắt lên mình ngựa, tiếp tục phi nước đại trên đường cấm… Hiệu trống hoặc
chiêng chỉ nổi lên khi ngựa vượt qua chướng ngại vật bay trên không ấy. Chính
vào lúc đó, kỵ sĩ phải nhanh như chớp, bắn cung vào bia, vung kiếm chém đôi quả
bưởi theo hiệu lệnh của chủ khảo.

Tên
phải bắn xuyên qua hồng tâm mà đĩa đồng không được vang lên thành tiếng. Nếu
tên chạm vào đĩa đồng bia rung lên thành tiếng là thí sinh bị loại.

Khó
khăn là như vậy, thế mà biết bao kỵ sĩ tài ba của chúng ta, ngồi trên mình ngựa
đang bay trên không, bắn mười mũi tên trúng hồng tầm cả mười, chém mười lưỡi kiếm,
mười quả bưởi xẻ làm đôi. Họ phi tuấn mã cừ khôi của họ về bãi nghỉ trước sự hò
reo rền vang núi rừng của dân bản với những chén rượu mừng sóng sánh trên tay.

Chương 43 – NÚI BÀN CỜ

Cách
Biện Thự Xứ về phía nam hơn bốn cây số là thôn Đồng Bành. Đây là mảnh đất cực
nam của xã Chi Lăng và cũng là nơi giáp ranh giữa hai huyện Chi Lăng và Hữu
Lũng.

Thiên
nhiên đã tạo ra trên mảnh đất này, một cảnh trí tuyệt vời. Bao quanh khu vực là
những cánh rừng đại ngàn bát ngát và dãy núi đá Cai Kinh sừng sững cao vút. Ở
giữa là những ngọn núi đều đặn, đứng sát bên nhau tạo thành một khối trập
trùng, một màu xanh thẳm, trông xa giống một bàn cờ khắc nổi. Đó là núi Bàn Cờ.
Dù nhìn từ hướng nào, ta cũng thấy những điều rất lạ,. Những vai núi kề nhau tạo
thành những đường kẻ đều đặn, thẳng tắp, chia quả núi thành những ô gần đều
nhau, chẳng khác gì ta lấy bút chì xanh thắm vạch ô chỉ trên giấy lụa màu xanh
nhạt.

Nhìn
kỹ những đỉnh núi trập trùng trên khu núi Bàn Cờ, ta thấy có mười tám ngọn, trỗng
xa giống hình người, từng đôi một đứng chống cằm suy nghĩ những nước cờ hóc
búa.

Tương
truyền rằng: Đó là mười tám vị quận công người các dân tộc, đang vạch thế trận
trên Bàn Cờ.

Những
học giả miền núi đời trước thật sự đã có công trong việc vạch ra trận đồ cùng
nhân dân giữ gìn quê hương đất nước, nên được “trời tạc thành tượng” ghi công.

Ngày
xưa, theo luật thi cử, sau khi thí sinh đã đỗ văn bài về phương pháp dựng nước ở
Kinh đô, sẽ được đưa lên núi Bàn Cờ thi bài cuối cùng về binh pháp giữ nước. Ai
đỗ trọn vẹn hai bài mới được phong tước quận công.

Những
năm nhà nước mở hội thi binh pháp giữ nước, khu vực này vui như hội mùa xuân.
Trường thi được dựng trên núi Bàn Cờ bằng tre, gỗ, nứa… mọc xung quanh đấy – dứt
khoát không được lấy nguyên vật liệu ở nơi khác vì làm như vậy, trời đất, thần
linh sẽ không giúp cho. Phòng làm binh pháp được che bằng nhiễu điều lụa xanh,
cờ xí rực rỡ đủ màu, tung bay rợp núi rừng.

Thí
sinh sau khi đến trường thi, được quan trường cấp ngựa và lương thảo dùng trong
năm ngày, tự mình đi thị sát địa hình địa vật, qua chín cửa ải, từ Nhất môn
quan đến Cửu môn quan, nơi mở trường thi. Thị sát xong, thí sinh về trao lại ngựa
cho quan quản mã rồi vào phòng thi. Trước khi vào phòng thi, thí sinh phải qua
phòng khám xét. Nếu thí sinh nào không tuyệt đối ở trí nhớ của mình mà mang trộm
bản đồ sông núi, địa hình vào phòng thi thì sau năm ngày thị sát coi như bị loại.


thế, trong năm ngày ruổi giong vó ngựa ấy, các vị quận công tương lai phải nhớ
như in trong óc mình từng khe suối nhỏ, từng khoảng đèo con… trên chặng đường
dài chín cửa ải điệp trùng núi non, bao la rừng rậm, trăm suối nghìn đèo.

Qua
được phòng khám an toàn thí sinh vào phòng thi, chờ trống quan trường, nhận đề
thi binh pháp.

Cuộc
thi kéo dài bảy ngày, với tất cả những căng thẳng của một viên tướng cầm ngọn
bút lông bài binh bố trận. Bài thi binh pháp gồm mấy phần:

1
– Nhà nước trao cho một đạo quân nhiều ít tùy theo đề ra, có nhiệm vụ trấn một
cửa ải được quy định. Thế là số dân ở vùng ấy, từng ngọn núi khe suối, vạt rừng,
thí sinh buộc phải thuộc lòng. Không thế thì làm sao trả lời được số dân binh,
bày sao được trận đồ?

2
– Khi giặc như thóc đổ vào thì chặn đánh và tiêu diệt sinh lực địch ra sao? Giặc
vào sâu rồi thì tổ chức đánh du kích sau lưng địch như thế nào? Làm thế nào để
bảo toàn được lực lượng bảo vệ được dân… chờ khi thời cơ đến, có đủ sức quét sạch
giặc thù ra khỏi bờ cõi?

Nghĩa
là cũng căng lắm. Chẳng thế mà mấy mươi thế kỷ qua, các dân tộc miền núi giàu
lòng yêu nước, có tinh thần thượng võ cao, giỏi binh pháp, thế mà mới chỉ có mười
tám vị được nhà nước phong tước quận công, trong đó có Hoàng Đại Huề, Hà Bổng…

Quận
công đỗ ở trường thi, rồi lập được công trong sự nghiệp chống giặc giữ nước mới
mãi mãi được ung dung ngồi trên núi Bàn Cờ trước sự ngưỡng vọng của nhân dân từ
đời này qua đời khác.

Chương 44 – CHỢ QUẬN CÔNG

Dưới
chân núi Bàn Cờ là một khu đất cao, bằng phẳng, đó là chợ Quận Công. Chợ Quận
Công được lập ra cùng lúc với việc mở trường thi.

Khi
mỗi dòng họ hoặc làng bản nào đó, được tin có con em dân tộc mình đậu văn bài về
phép dựng nước từ Kinh đô báo về, thế là trưởng họ, trưởng bản dẫn trai gái
trong họ mình, bản mình có khi cả vùng mình đến nhà tù trưởng giết lợn ăn mừng.
Xong, cả đoàn người, ngựa, quần áo đủ màu sắc, mang gạo thịt và đặc sản quý nhất
của vùng mình trẩy hội về núi Bàn Cờ. Ở đây, dân địa phương đã dựng lán, cắm lều,
chia từng khu vực dành riêng cho người quê hương của quận công tương lai nườm
nượp đổ về hội chợ.

Hàng,
quán, sản vật quý từ khắp các địa phương hẻo lánh, xa xôi tràn về hội chợ.

Nếu
trên núi Bàn Cờ là một thế giới nghiêm trang, thì ở dưới, chợ Quận Công là thế
giới của những ngày hội của trai, gái, với những cuộc thi say người của tuổi trẻ.

Các
cụ và các quan chức gặp nhau uống chén rượu mừng rồi đứng ra mở cuộc thi tuyển
chọn trai tài, gái giỏi…

Những
chành trai có tài xuất sắc được cổ vũ bằng những tràng vỗ tay và tiếng reo hò
vang dậy núi rừng. Những chàng trai đó được đứng lên giàn gỗ cao cho mọi người
chúc mừng. Chủ cuộc thi trang trọng cuốn vào cổ tay trái của họ một vòng chỉ đỏ
tượng trưng cho sức mạnh và lòng tin của quê hương núi rừng. Con gái hát mừng
và chuốc rượu các chàng trai.

Những
cô gái giỏi trong cuộc thi còn được cổ vũ nhiệt tình hơn. Họ được chủ cuộc thi
và gia trưởng ân cần buộc vào cổ tay phải vòng chỉ xanh, màu xanh bất diệt của
núi rừng và sự đâm chồi nảy lộc tượng trưng cho sự dịu hiền, niềm hy vọng và ước
mơ. Họ còn được con trai hát mừng và trao vòng bạc.

Riêng
con gái còn phải thi cất rượu và nấu cơm. Nếu rượu ngon, cơm ngon, sẽ được mỗi
trai bạn biếu chỉ hồng, tượng trưng cho lòng tin yêu quý trọng. Cô nào được nhiều
chỉ hồng do bạn tặng, được xếp vào loại giỏi việc nhà.

Cuộc
thi vui sôi nổi kéo dài suốt bảy ngày. Sáng ngày thứ tám, khi quan quản trường
xuống núi đưa quan Quận Công tân khoa xuống chợ chào dân bản thì ở hội chợ, đội
ngũ những trai tài, gái giỏi đã xếp sẵn hai hàng tề chỉnh đón mừng.

Dòng
họ nào, làng bản nào có con em thi đỗ thì được đốt pháo, giết lợn, mở tiệc mời
các quan quản trường và dân chúng trong cả hội chợ tới ăn mừng.

Những
trai tài, gái giỏi khắp nơi vừa thành đạt xuất sắc trong cuộc thi hội chợ, được
Quận công mời kết nghĩa anh em và đón về quê ăn thề. Từ đó, họ đối xử với nhau
như anh em ruột thịt, cùng chia ngọt sẻ bùi. Dù cách xa chín suối mười đèo, đến
ngày kết nghĩa hàng năm, họ cũng đều về ngồi cùng mâm, uống chung bát rượu, vui
có nhau, buồn có nhau.

Khi
nước có giặc, họ từ khắp nơi kéo về tôn Quận công lên làm thủ lĩnh, cùng nhau
chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giữ nước.

Những
cô gái giỏi thì đốt lửa sáng đèn, cất rượu, làm tiệc, hát sli, lượn, mừng quận
công và tìm trai tài kết bạn. Hát mừng xong là chuốc rượu mừng.

Khi
đất nước bình yên cũng như khi có giặc, họ luôn sát cánh bên nhau xây dựng và
chiến đấu gìn giữ quê hương.

Chương 45 – BẾN TUẦN

Niềm vui đồng ngũ bao đêm ấy

Xa mấy không quên nghĩa Bến Tuần

Đó
là lời ca của người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biên thùy đất nước khi nghĩ về Bến
Tuần, mảnh đất đã mang một mảnh đời của họ.

Cuối
Vực Bơi, về phía nam là một trảng đất cao, bằng phẳng. Từ điểm cao này, có thể
nhìn bao quát cả một địa bàn khá rộng, chạy suốt Quỷ Môn Quan qua Bãi Hào, Núi
Phượng, Quảng Trường, Biện Thự Xứ đến Thành Kho…

Trên
trảng đất cao lợi thế đó, ngày xưa ông cha ta đã dựng lên một ngôi nhà rộng như
ngôi đình miền xuôi, với rất nhiều cây cột khổng lồ. Nhà cao hai tầng, tầng
trên thu nhỏ lại thành lầu bát giác, có thang gỗ thông với nhau gọi là lầu Bến
Tuần. Tầng dưới có bốn mái gỗ sẻ lát sàng, là nơi hội quân của Bến Tuần, trên
treo một trống cái, bàn đặt ở giữa lầu có dĩa dầu thắp để tính thời gian một
đêm một ngày, một đêm thắp hết năm dĩa dầu, mỗi đĩa tính một canh. Trên lầu có
lính suốt ngày đêm thay nhau canh giữ, trông nom công việc, gọi là trực lầu.
Lính trực lầu có nhiệm vụ điểm trống báo thời gian, báo phiên tuần, báo an, báo
động. Báo an, trống nổi một hồi, báo động trống nỗi ngũ liên. Tầng dưới là nơi
hội quán của dân binh, lính trấn ải, kỵ binh. Tất cả các phiên tuần phòng bảo vệ
biên cương của ba quân đều bắt đầu từ Bến Tuần. Hết phiên tuần, họ lại tụ họp về
Bến Thông, báo tình hình và nghỉ ngơi ở đây. Vì thế, Bến Tuần là nơi nảy nở nhiều
mối tình kết nghĩa anh em cao thượng trong ba quân.

Lúc
có biến, phát hiện được kẻ gian, người ta chỉ cần đến báo ở Bến Tuần. Trống ngũ
liên nổi lên là ba quân đã đề tựu đông đủ và đi lung bắt ngay. Vùng nào có thú
dữ, chim muông đến phá hoại mùa màng hoặc có trộm cướp, dân bản đến Bến Tuần
báo, lập tức sẽ có quân đi trừ hại giúp ngay.

Lúc
yên hàn, Bến Tuần cũng là nơi gắn bó của tình quân dân. Những ngày lễ tết, mùa
màng, đồng bào quanh vùng đem đến cho Bến Tuần từ gói cốm đầu mùa đến nén xôi
cuối vụ, từ miếng thịt thú rừng mùa đông đến chén rượu hồng mùa xuân. Tất cả
các lính trấn ải nơi biên thùy khi có quà gia đình gửi lên, cũng đều mang đến Bến
Tuần mời đồng ngũ và dân bản chia vui, sau một phiên tuần.

Từ
cuộc sống nặng nghĩa nặng tình đó, Bến Tuần đã để lại trong lòng chiên sĩ biên
thùy mỗi lần mãn hạn lính, tiếng hát lưu luyến:

“Mãn lính về quê nhớ ba quân

Nghĩa bản đâu rồi bát rượu xuân

Nhớ bạn vắng nghe lầu trống điềm

Đêm lạnh còn đây lửa Bến Tuần”.

Chương 46 – CẦU PHÙ KIỀU

Cầu
Phù Kiều còn gọi là cầu Trạm. Đó là chiếc cầu bắc qua sông Thương, phía bắc Vực
Bơi. Cầu được xây dựng theo đường cầu vồng, có mái ngói, nhưng công phu, chạm
trổ tinh vi. Nguyên vật liệu toàn bằng gỗ quý. Cột, kèo, trụ cầu toàn bằng gỗ
nghiến, lim. Mặt sàn cầu, lan can cầu… bằng trầm hương và lát hoa. Thành cầu
ghép gỗ mít chạm trỗ những bức tranh mang tinh thần thượng võ và hào khí của
dân tộc: hình kỵ sĩ phi ngựa bắn cung những trận chiến đấu dung cảm ở cửa ải…

Ngày
xưa, đồng bào các dân tộc quanh vùng cứ đến ngày giỗ các anh hùng dân tộc có
công với nước như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hoàng Đại
Huề… thường kéo về cầu Phù Kiều mở đại lễ, cầu hồn cho những người anh hùng và
binh sĩ đã bỏ mạng vì nước qua những trận đánh tại vùng biên cương này. Ngầy hội
ấy được tổ chức trọng thể, nghiêm trang, đầy tinh thần thượng võ. Khi làm lễ giữa
cầu Kiều, một cụ già bằng giọng trang trọng (như giọng tế đình dưới xuôi) đọc
cho con cháu nghe công đức của các vị anh hùng, các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước.
Nhiều bài hát của trai gái như then, sli, lượn… đều thể hiện nội dung cao đẹp về
tấm lòng ngưỡng mộ của con cháu đối với công đức của ông cha, nguyện sống theo
tấm gương sáng ngời của những người đi trước.

Tan
lễ là những cuộc vui lành mạnh: thi cưỡi ngựa bắn cung, thi đấu kiếm, thi bơi
thuyền độc mộc, thi hát…Qua đó, họ gắn bó với nhau, kết nghĩa anh em, thề sinh
tử có nhau giữ nước, giữ bản làng.

Chương 47 – ĐÔN THÚ

Đôn
Thú là một pháo đài nhỏ, được xây dựng ở những nơi xung yếu nhất trên các cửa ải.

Cấu
trúc của Đồn Thú khá kỳ công. Đồn Thú thường xây dựng trên mặt chiến lũy, nơi mặt
đối mặt với quân giặc. Đồn Thú là một pháo đài hình tròn gồm nhiều lớp ghép bằng
cây cổ thụ tròn. Giữa hai lớp cây là cát sỏi, đất và rơm trộn lẫn rồi nén chặt
như hình tường đất. Mỗi pháo đài được xây dựng từ ba đến năm lớp như thế. Xung
quanh đồn dày đặc lỗ châu mai. Ở các lỗ châu mai, có hàng loạt cung, nỏ tự động,
điều khiển bằng dây giật. Tên độc lao đi hàng loạt như mưa vào đối phương khi
chúng tràn vào tiêu điểm. Dây nối liền với các máy bắn đá hai bên sườn núi cao
chạy theo một đường hầm bí mật tập trung về Đồn Thú. Khi giặc tràn vào trận địa,
người lính thú chỉ điều khiển bằng dây. Thế là một trận bão đạn đá ập lên đầu
giặc.

Từ
Đồn Thú, có một đường hầm bí mật thông với nhiều hang núi và rừng rậm. Dọc đường
hầm, có ngách ngang. Nếu quân giặc mạnh quá, chiếm được đồn, chiến sĩ rút xuống
những ngách ngang và dùng kiếm đánh giặc. Giặc tràn xuống đường hầm, lưỡi kiếm
điêu luyện của những người lính cảm tử kia sẽ bắt đầu giặc lìa khỏi cổ và chất
đống lên nhau. Đến một lúc nào đó, họ xẽ “biến” đi, không để lại vết tích. Giặc
giận dữ điên cuồng phá đồn, lấp hào, lấp cửa hang… nhưng có hề chi. Rừng đại
ngàn của ta mênh mông, hang động của ta dọc ngang thông suốt, chỉ một loáng
sau, giữa lúc cơn giận điên cuồng của giặc còn đang như lửa cháy thì chính những
người lính thú quả cảm kia đã lại từ trong rừng sâu phóng những chú tuấn mã tuyệt
vời của mình ào ra như cơn lốc, gươm tuốt trần sáng quắc chém xuống đầu giặc.
Gươm đỏ máu thù, giặc chưa hết kinh hoàng thì những chàng kỵ sĩ đã biến mất như
có phép thần.

Những
người lính thú trấn ải ngày xưa được tuyển chọn rất kỹ càng, thường là lấy từ
những dân binh ưu tú thuộc các dân tộc địa phương, biết điều khiển cùng một lúc
nhiều loại vũ khí như cung, nỏ, máy bắn đá, kiếm, đao, cưỡi ngựa… lại còn phải
nắm chắc địa hình, địa vật, tiến thoái nhanh như tên, mạnh như đạn đá, một phải
địch được trăm, rất thông minh và rất dung cảm. Không thông minh thì người lính
thú không sao xử lý được biết bao nhiêu tình huống phức tạp để vừa đánh chặn và
tiêu hao được nhiều sinh lực địch nhất, lại vừa rút lui an toàn để chiến đấu
lâu dài. “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, dùng đoản binh thắng trưởng trạn”
là thế đó. (Nguyễn Trãi)

Phải
dũng cảm bởi vì, ở vị trí của mình, người lính thú trên pháo đài phải mặt giáp
mặt với quân thù. Thế giặc lúc vào thì mạnh như thác lũ. Nếu người lính chỉ
thoáng một giây phút động dao trước sức tiến công vũ bão của địch thì đã bỏ lỡ
thời cơ ngàn năm có một là gieo kinh hoàng xuống đầu chúng…

Người
binh sĩ trên đất Đồn Thú này, mấy mươi thế kỷ qua đã chiến đấu với sức mạnh và
lòng quả cảm như thế.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3