Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 10 - Phần 1

CHƯƠNG 10

TIẾN LÊN DƯỚI LÁ CỜ HỒNG

Bị
chôn hai lần - Quan tài ở trong vườn Nhà máy - Khai quật khám nghiệm tử thi nói
lên điều gì - bị người mình bắn - về những lời thần thoại - diễn biến theo
hướng nào - Ai có lợi vì cái chết của anh ta.

Người
quản trang phát hiện ra chẳng biết ai đã vào trong cái nhà xiêu vẹo bằng gỗ tồi
tàn này lục soát từ lúc nào, một số thực phẩm của gia đình người chết đưa cho
để ở trong đó cũng biến mất. Những người nhà của người chết muốn người quản
trang tìm cho người thân của họ một miếng đất tương đối cao ráo một chút, để
người thân của họ được an nghỉ mãi mãi. Trong thời kỳ bạo loạn, năm 1919 cuộc
chiến tranh tàn sát lẫn nhau diễn biến rất căng thẳng, làm cho biết bao người
phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ly tán khắp nơi. Ai còn có thể nghĩ được là còn có
thể quay trở lại để cúi đầu trước những nấm mộ để cầu cho cha mẹ, anh, chị, em,
chồng con được an nghỉ.

Người
quản trang không từ chối bất cứ một ai, theo phương thức Cơ đốc giáo, ông ta
chia sẻ nỗi thống khổ của những gia đình có người chết. Ngay những người vì
hoàn cảnh nào đó chôn trộm, chưa được phép của nhà đương cục địa phương, thì
người quản trang điếc dở này cũng cứ lờ đi để họ chôn, chứ không cản trở, ông
cho rằng, sau khi chết mọi người đều bình đẳng, không nên vì người đó, khi còn
sống có quan điểm tư tưởng nào đó, nên đến khi chết lại chôn họ ở dưới rãnh
nước hoặc nơi tồi tàn. Người quản trang không quan tâm tới quyết định của nhà
đương Cục thành phố về việc không cho những người thuộc giai cấp bóc lột, được
chôn trong nghĩa trang, vì thế người quản trang được nhiều người trao cho những
đồ ăn thức uống. Trong những năm đói kém, thì những món quà này quả là một phần
thưởng đáng giá.

Cánh
cửa của nhà người quản trang ít khi đóng, do đó có người lợi dụng sự nhẹ dạ
này, khi thì đến lấy trộm mẩu bánh mì, lúc thì lấy trộm xâu cá khô, lúc lấy
khúc xúc xích. Cuối cùng người quản trang lại mới bị mất một số thức ăn, ông
tức quá quyết định rình bắt cho được kẻ ăn trộm. Nhưng chẳng hiểu sao ông lại
cho rằng, có lẽ những người lính trốn trại đến ẩn náu ở gần đây thôi. Chứ còn
nhân dân cả thành phố này đều biết ông, không ai nỡ mà cũng không ai dám đến
nhà ông mà lấy bánh mì.

Một
hôm, cái người đứng trước mặt ông không phải là một người lính trốn trại lưu
lạc như ông dự đoán mà là một đứa bé khoảng 12 -14 tuổi, thấp bé, đầu tóc bù
xù, đói khát chỉ còn da bọc xương. Ông quản trang và những người giúp việc tỏ ý
kinh ngạc. Thằng bé mồ côi cả cha mẹ, phải đi ăn mày trên đường phố, để có một
chút thức ăn, có khi ăn xin không được phải ăn cắp. Người quản trang điếc dở cô
đơn này nghĩ thương tình đã giữ thằng bé lại - chia sẻ cho nó một phần thức ăn
nhỏ nhoi của mình, và lâu dần nó cũng giúp ông được một số việc.

Mọi
việc trong nghĩa trang đều được cậu bé chú ý, ngay cả những phương thức mai
táng khác nhau của mỗi nấm mồ cũng được hằn sâu trong đầu óc cậu. Có một lần
một bà mẹ đau đớn đến tuyệt vọng đã nhảy xuống huyệt để được chôn cùng với đứa
con thân yêu đã chết của mình, biết bao cảnh thương tâm thường diễn ra trước
mắt cậu, mỗi lần mở cửa nghĩa trang lại nhìn thấy những cảnh tang tóc bi
thương. Ở đây chôn cất đủ các loại người - Người già có, trẻ có, chiến sỹ Hồng
quân, trẻ con, thủ trưởng có, và người nông dân chất phác có... đủ cả. Nhưng có
một đám tang đã hằn sâu trong ký ức của cậu.

Đó
là đám tang tháng 9 năm 1919, vào khoảng trưa hôm đó một số chiến sỹ Hồng quân
vác xẻng cuốc tới nghĩa trang, sau khi lựa chọn một mảnh đất họ bắt đầu đào,
cậu bé quản trang đi đi lại lại gần đó và nghe thấy các chiến sỹ Hồng quân nói
chuyện với nhau là Người chỉ huy Hồng quân bị đánh chết sẽ được chở đến bằng
tàu hoả, dự định tối nay sẽ tới.

Nhiều
chiến sỹ tỏ ý bất mãn lấy cái công việc không lấy gì làm vui vẻ này để xì xào
chê trách người chỉ huy hiện nay là: Tàu chở khách thường đến từ sáng, tầu đến
buổi tối phần nhiều là tầu chở hàng. Gì thì gì cũng không nên chở thi hài của
thủ trưởng quân sự bằng tầu chở hàng, hơn nữa từ trước tới nay việc đưa tang
người của đơn vị thường dùng xe của chính đơn vị mình cơ mà. Qua đó đủ biết
những chiến sỹ Hồng quân này đều là những người phục vụ trong một cơ quan cao
cấp nào đó vì thế họ biết đối với người chết nào thì phải làm thế nào.

Thế
rồi chiếc xe chở hàng tối hôm đó chở tới một chiếc quan tài đựng thi thể người
chỉ huy, xe vừa tới là cử hành tang lễ ngay. Điều khiến người quản trang chú ý
là quan tài được làm bằng kẽm. Những quân nhân hộ tống quan tài khênh đặt ngay
xuống huyệt, mà những cảnh vệ đã đào, với một lễ truy điệu ngắn gọn, chỉ có vài
người khách nói lời cáo biệt, không có người nào ở địa phương lên phát biểu gì,
mấy khẩu súng lục bắn ba phát để tỏ ý từ biệt người đã khuất, cuối cùng một tấm
bia mộ bằng gỗ ghi tên người đã khuất được cắm trên mộ.

Người
quản trang và cậu bé thấy tên khắc trên bia mộ bằng gỗ cảm thấy khó hiểu, tên
này không phải là một tên bình thường. Sống bên cạnh người quản trang đã lâu
nhưng cậu bé chưa hề nghe thấy tên này bao giờ. Vì cậu đã quen với những tên
của người, Hungari, người Đức, người Slavơ, người Trung Quốc. Vì thế tên hiếm
có của người chỉ huy này đã khắc sâu trong ký ức của cậu bé và chiếc quan tài
bằng kẽm cũng là những điều suốt đời cậu không thể quên. Bất kể trước kia hay
sau này cậu cũng không thể nào có dịp được trông thấy loại quan tài như thế, vì
nói chung người ta thường làm quan tài bằng gỗ.

Thằng
bé này cũng không ngờ rằng mình đã trở thành một chứng nhân của việc an táng
một vị anh hùng nổi tiếng của Liên Xô trong thời kỳ nội chiến. Về nguyên nhân
cái chết của vị anh hùng này đến nay vẫn còn có những tranh luận gay gắt. Nếu
cậu bé hồi đó có được cái tính tò mò của người thường, thì cũng bớt đi được một
số khoảng trống trong lịch sử.

Lúc
đó mọi cái đều khiến người ta nghi hoặc: Ở đây người ta chưa từng nhìn thấy
quan tài làm bằng kẽm từ xa mấy ngàn cây số đến, mà xe chở quan tài tới lại là
xe chở hàng tồi tàn, không khớp với cấp bậc của người chết, những người hộ tống
đến thì vội vội vàng vàng tang lễ quá đơn giản.v.v... Nhưng lịch sử không thừa
nhận giả định, hiện thực khách quan như sau:

Mười
lăm năm sau, cứ mỗi lần chiếu bộ phim cùng tên, khi cả nước đều theo đó mà ca
ngợi người anh hùng, thì cậu bé con nuôi của người quản trang đã lớn tuổi nghĩ
tới tên của người chỉ huy Hồng quân được mai táng trong quan tài bằng kẽm. Cậu
bé lúc đó đã lớn lên tuy không còn thương cảm như khi còn đi lang thang nữa,
lúc này cậu đã thường xuyên đi sửa sang lại những ngôi mộ cùng với cha nuôi,
theo phương thức người xưa rót rượu để truy điệu vong hồn người chết. Qua đó
người ta nghĩ tới những điều sâu xa hơn, thương cảm, đồng thời cũng khiến người
ta nghĩ tới những cái gì gọi là vĩnh hằng. Anh ta lặng lẽ đảo mắt nhìn những
nấm mộ mà anh tự tay tham gia vun đắp, anh ngồi xuống bên nấm mộ của người chỉ
huy Hồng quân nổi tiếng. Đây là người chỉ huy Hồng quân mà các đội viên thiếu
niên tiền phong đã hết lòng ca ngợi và viết thành những ca khúc đẹp đẽ bất
hủ: "Đầu quấn băng, cánh tay máu chảy ròng ròng, mặt đất Tổ quốc
thấm đẫm những giọt máu của anh".
Người đã yên nghỉ tại đây, trên
một mô đất nhỏ không làm mọi người để ý, hầu như đã bằng phẳng và không còn bia
mộ nữa rồi.

Độc
giả tinh tường, các người đã đoán đúng rồi, người đó tên là Vasi, còn đứa bé
lang thang năm 1919 đến ở với người quản trang đó tên là Phêlaphăntop.

Đây
quả thật là một sự thực đau khổ tàn khốc. Trong ba mươi năm đằng đẵng không một
người nào đến thăm Nicôlai Alêchsantôvic Vasi, mộ của người anh hùng bị bắn,
chôn tại nghĩa trang thành phố Sammala. Kể cả vợ, người thân và bạn bè của anh
cũng chưa ai đến thăm. Nhưng điều làm người ta kinh ngạc và lại là sự thật đó
là khi đội thiếu niên tiền phong của thành phố Quibisep, hát bài ca ngợi đoàn
tiến quân dưới ngọn cờ Hồng, chân thành ca ngợi công đức của người anh hùng và
mường tượng tới hình ảnh của người anh hùng một cách trừu tượng, với đầy cảm
tình lãng mạn thì lại không biết rằng thi hài của người anh hùng, mà mình đang
ca ngợi đã nằm ở địa điểm cách nơi đoàn tổ chức những ngày hội chỉ vài trăm
mét, không chỉ các em mà nhiều người lớn tuổi cũng không biết điều này. Vì thế
yêu cầu của chúng ta đối với người công dân quen biết Phêlaphăngtop cũng không
nên quá khắt khe. Khi anh dùng một chén rượu khao để tưởng nhớ tới người đã thu
nhận anh cùng làm quản trang thì anh nghĩ ngay tới những cái gì đó ở trên đời
này rất ngắn ngủi và dễ mất đi. Nhưng khi anh nhìn thấy nấm mộ của người anh
hùng được nhân dân cả nước Liên Xô yêu mến đã bị quên lãng, anh lại dùng một
chén rượu khác để khống chế niềm tư duy đang cồn cào trong lòng. Đó là phương
pháp thường dùng của người Nga để quên đi những gánh nặng tư tưởng, nhưng đó
chỉ là sự giải thoát tạm thời.

Khi
anh xem "Báo tin tức" đưa tin, do không xác định
được địa điểm nơi mai táng Vasi, nên công tác tìm kiếm phần mộ của Vasi, đành
phải ngừng, Phêlaphăngtop nhậy bén của chúng ta nghĩ sao về việc này, đã là
mệnh lệnh của Mátxcơva đưa ra, thì bảo sao phải làm vậy. Bản tin này được đăng
trên báo "Tin tức" ngày 13 tháng 3 năm 1937. Như
người ta thường nói, cẩn thận vẫn hơn, tốt nhất là hãy yên lặng, nếu không sẽ
tự rước vạ vào mình. Ngừng tìm, có nghĩa là công việc tìm kiếm phải ngừng lại,
nhưng họ đã tìm ở những đâu? Chưa thấy ai đến tìm ở nghĩa trang này, nếu cần họ
phải đến chứ, nhẽ nào những người bạn chiến đấu của Vasi lại không biết người
chỉ huy của mình đã chôn ở thành phố nào, không thể có.

Phêlaphăngtop
nói rất đúng, 12 năm sau, những người bạn của Vasi, tức tháng 6 năm 1949 họ mời
Phêlaphăngtop đến Ban chấp hành Xô Viết, họ lễ phép hỏi Phêlaphăngtop xem có
biết người anh hùng trong cuộc nội chiến chôn ở đâu không. Phêlaphăngtop nghĩ
một lúc rồi trả lời để thử xem sao.

Câu
trả lời có tính lưỡng lự đó, không phải là sự khiêm tốn vẫn có của
Phêlaphăngtop, theo tác giả thì đây là một biện pháp khôn khéo để tránh gặp khó
khăn. Sự việc lại diễn ra một cách thuận lợi hơn dự kiến nhiều. Tôi cần phải
cảnh tỉnh ngay các độc giả là: Nếu là người suy nhược thần kinh, hoặc là người
bảo vệ thần thánh và là người quá tin vào lý tưởng, thì tốt nhất không nên đọc
câu chuyện kể ở chương này. Thực ra, kể lại cái sự thực khiến người ta đau buồn
này, cũng không thể làm chúng ta vui lên được, nhưng người bị chỉ trích không
phải là chúng ta, độc giả là những người bạn, nhưng chân lý lại càng có giá
trị.

Nay
chúng ta hãy nói về những gì mà người công dân Phêlaphăngtop mà chúng ta quen
biết và có cảm tình đã phải trải qua.

Phêlaphăngtop
đã dẫn những đồng chí Ban chấp hành Xô Viết thành phố đến cửa nhà máy... Trước
mặt các thành viên Ban chấp hành kính mến là Nhà máy cáp điện Quybisep. Sau khi
đứng một lúc ở trước cửa nhà máy, các thành viên trong Ban chấp hành đi về phía
nhà máy. Phêlaphăngtop người dẫn đường cùng mọi người đang rảo bước đi về phía
Nhà máy bỗng chậm lại, hình như có vẻ không tin tưởng lắm, Phêlaphăngtop hơi
luống cuống.

"Đây
chỗ này
"
Phêlaphăngtop ngừng lại chỉ xuống lớp đá vụn dưới chân mình nói. Có thể là lệch
sang phải hay sang trái một chút... nhưng thế nào cũng chỉ ở một vị trí nào đó
trong khoảng đất này thôi...

Công
dân Phêlaphăngtop có trí nhớ không tốt lắm đang bối rối đi đi lại lại ở chỗ
cách các thành viên Ban chấp hành đứng khoảng ba mét nơi bức tường của phân
xưởng điện lực của Nhà máy cáp điện Quybisep nơi mà người anh hùng N.A.Vasi
kính yêu của Nhi đồng Liên Xô năm 1919 đã chôn tại nghĩa trang Đông chính giáo,
nơi sau này biến thành Nhà máy cáp điện Quybisep. Trên mộ của Sư trưởng đã rải
một lớp đá dầy nửa mét, được lèn kỹ, phải đào sáu, bảy cái mộ cuối cùng mới tìm
thấy cái mộ của người anh hùng. Đêm khuya đèn trong vườn Nhà máy sáng trưng,
khi nghe thấy Phêlaphăngtop reo lên "Đấy, đấy ông ấy đấy!" Giám
đốc Nhà máy trực đêm đó mới thở phào, lấy tay lau mồ hôi trán. May quá nếu mộ
này nằm sát chân tường hoặc dưới chân tường thì...

Phêlaphăngtop
đã nhận đúng đây là mộ của Vasi, tất cả khu nghĩa trang chỉ có một ngôi mộ này
có quan tài bằng kẽm. Hãy cho phép tôi được lấy báo cáo biên bản kiểm nghiệm tử
thi để chứng minh. Đó là một văn kiện chính thức đề ngày 5 tháng 7 năm 1949. "Tổ
chấp hành Xô Viết thành phố quyết định... đã tìm thấy mộ của N.A.Vasi chôn
tháng 9 năm 1919 tại một địa điểm cách ba mét bên phải phân xưởng điện lực
trong Nhà máy cáp điện Quybisep (nguyên là nghĩa trang Đông chính giáo)...

Bên
trên mộ là một lớp đất đá, xi măng dầy 1,5m x 1,43m, quan tài đã được đưa lên
chuyển đến giám định pháp y để nghiên cứu y học...".

Trước khi
tìm hiểu kết quả giám định pháp y lần đầu trong hồ sơ đã được ghi lại trong
cuốn tiểu thuyết do nhà báo Ucrcaina Uri Salphunop và là người bạn chiến đấu
của Vasi, tôi đề nghị độc giả chú ý tới một chi tiết quan trọng mà trên đây đã
trích dẫn. Trong văn kiện ghi nói tới mộ của Vasi lại dùng một từ "đã
tìm thấy"
mà không phải là một từ nào khác, khiến những người có
thái độ phê phán đối với việc di chuyển phần mộ của Vasi và xoá bỏ cái nghĩa
trang của thành phố cổ kính này năm 1949 là có căn cứ. Nhưng Nhà máy cáp điện
này xây dựng từ năm 1941 đó là theo lời nói của những người địa phương. Ngay dù
có muốn tránh không để người ta bàn tán, thì văn kiện trên đây cũng chứng tỏ
rằng Ban chấp hành Xô Viết thành phố không biết hoặc không muốn biết ở đây có
mộ của Vasi. Nếu không thì sẽ giải thích ra sao, khi trên mộ của Vasi lại rải
một lớp đá dầy tới nửa mét, một việc làm không có lý trí như vậy mà không một
ai có ý kiến gì? Tại sao? Khó mà có thể làm cho người ta tin được rằng phần mộ
của người anh hùng trong nội chiến, lại biến thành vườn của Nhà máy mà lại có
thể tiến hành một cách âm thầm lặng lẽ được.. Nếu để một số công nhân biết được
việc này, thì tình hình sẽ khác.

Cũng
có nghĩa là, lại phải đi tìm mộ của Vasi. Và tức là ở Mátxcơva đã có người
không vừa ý với việc tìm kiếm không có kết quả của năm 1936 -1937. Vì thế mới
lại bắt đầu tìm về địa điểm mai táng trước đây đã bị xoá bỏ. Vậy người đó là ai.
Mục đích của việc làm này là gì?

Theo
lời của cô em Vasi là Vasia Alêchxantova(cô đã tham gia việc di chuyển hài cốt
của Vasi năm 1949) thì do một số tình hình quốc tế nào đó khiến Mátxcơva phải
làm như vậy. Vasia Alêchxantova vẫn ở Xôsi mãi tới ngày qua đời năm 1985, cô đã
từng nói chuyện với một trong những tác giả của cuốn tiểu thuyết mô tả về cái
chết thần bí của Vasi là Uri Sanpgunop, rằng có người (có thể là Slovelsia,
cũng có thể là người Slave) đã viết thư cho Mátxcơva đề nghị cho họ được kỷ niệm
người chỉ huy chiến đấu của họ. Vì có sự lãnh đạo của Vasi, mà họ cảm thụ được
tư tưởng cách mạng hoà bình, khi còn rất trẻ đã biết chiến đấu vì chính quyền
Xô Viết Ucraina. Về phía Mátxcơva cũng muốn biết Vasi mai táng ở đâu? Vì thế
mới tìm ở Quybisep. Ý kiến của Vasia Alêchxantova xem ra có vẻ hợp lý. Vì trong
Sư đoàn của Vasi gồm người của nhiều dân tộc. Trong đó có người Đức, người Ba
Lan, người Slave, người Tiệp, người Rumanie, người Hungari, người Triều tiên...
Một người bạn chiến đấu cũ của Vasi thường nhắc tới một đại đội hoàn toàn là
người Trung Quốc trong Trung đoàn 2 Paccôp.

Nhưng
cũng có một ý kiến khác đó là một số ít người ngay từ đầu đã không đồng ý với
cách giải thích về cái chết của người Sư đoàn trưởng của họ. Sau khi Vasi chết
đã phát sinh một số sự kiện khiến người ta càng thêm khó hiểu. Tại sao phải đem
Vasi đến chôn tại Samala cách xa hàng mấy trăm cây số? Có phải vì ai đó muốn
những người ở quê hương Vasi chóng quên Vasi không? Đã quên tên Vasi thì cũng
quên luôn những bí mật về cái chết của Vasi? Tại sao lại phải dùng quan tài
bằng kẽm? Thời đó việc làm như vậy khiến người ta càng thêm nghi ngờ. Có phải
là để sửa chữa những sai lầm về y tế khi chưa thỉnh thị mà đã vội vàng tẩm
thuốc chống thối vào thi hài Vasi, cũng có thể là ngâm vào trong cồn hoặc trong
nước muối hay không? Tại sao không dùng cái xe mà Vasi tận cuối đời vẫn dùng để
chở quan tài của Vasi, mà lại chở bằng tầu hàng? Tại sao trong hồ sơ của phòng
hồ sơ ở Samala không nói gì tới việc an táng người anh hùng trong cuộc nội chiến
này?

Những
người bạn chiến đấu của Vasi vẫn chưa tìm thấy bất cứ một lời giải đáp nào cho
những thắc mắc này, họ đã liên tục phản ánh vấn đề này với Mátxcơva. Trước ngày
kỷ niệm ngày mất của người Sư đoàn trưởng (cũng đúng vào kỷ niệm lần thứ ba
mươi ngày mất của Vasi, 1949 nguyện vọng của họ muốn tìm cho bằng được phần mộ
của Vasi càng nóng bỏng. Những chiến sỹ lão thành Paccôp trong cuộc chiến tranh
vệ quốc vĩ đại đã may mắn thoát nạn, trước năm 1941 chưa kịp dở rói: Những tin
đồn về phần mộ của Vasi ở Quybisep không còn nữa. Mãi tới khi Mátxcơva hỏi tới,
Quybisep mới thành lập một ban, tìm tới người chứng nhân duy nhất khi chôn cất
Sư trưởng Phêlaphăngtop.

Ban
chấp hành Quybisep bị lúng túng, một mặt cố gắng chứng minh với Trung ương là
mình không có tội, một mặt cố tìm cách sớm kết thúc chuyện này bằng cách,
chuyển quan tài có đặt thi hài của Vasi đến một nghĩa trang khác, mộ được làm
bằng đá hoa cương, trên có gắn bia kỷ niệm bằng đá hoa cương cao lớn, cứ mỗi
dịp kỷ niệm cách mạng, người ta mang vòng hoa đến đặt trước bia kỷ niệm này.
Những sự kiện không vui cũng quên dần. Ngày nay người lớn tuổi ở thành phố này,
không phải ai cũng biết đến sự kiện không hay này, còn những người trẻ tuổi,
thì có tới 100 % họ đều tin là mộ của Vasi đã có ở đây từ năm 1919.

Nếu
không có những làn sóng mạnh có tính công khai xô đổ những con đê cấm đoán và
hạn chế, thì không chỉ người dân Quybisep mà cả những người dân của các thành
phố khác ở Liên Xô kể cả nhân dân của những thành phố lấy tên là Vasi cũng bị
bưng bít mãi. Phải mất đúng ba mươi năm mới tìm thấy mộ của người anh hùng đã
bị chôn lại lần thứ hai dưới một lớp đá dầy nửa mét, và còn phải chờ thêm bốn
mươi năm nữa, mới có thể biết đến cái bí mật của việc vận dụng các phương pháp
khéo léo để lừa dối nhân dân.

Đã
lừa được một người, thì cũng có thể lừa được nhiều người, trong một giai đoạn
nào đó, còn có thể làm cho nhân dân cả nước, thậm chí toàn nhân loại bị nhầm
lẫn nữa. Nhưng mà lịch sử thì không thể lừa được. Những văn kiện của phòng hồ
sơ đặc biệt, nó thay đổi triệt để nhận thức của chúng ta về cái chết của Vasi.
Ở đây nói tới kết quả kiểm định pháp y đối với thi hài của Vasi sau khi tìm
thấy ở Nhà máy cáp điện Quybisep tháng 7 tháng 1949.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3