Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 07 - Phần 1

CHƯƠNG 7

NHỮNG LỜI NÓI THÀNH THẬT VỚI NHAU

Một
con người khí thế hiên ngang - Cáprilốp Tư lệnh Tập đoàn quân - đến từ Điện Kremli
- trợ lý quân y với con trai một phụ nữ nông thôn - tù đầy và chạy trốn - Chủ
tịch ủy ban quân sự cách mạng - chỗ dựa của ai - "không cần thiết phải làm
phẫu thuật”.

Khi
miêu tả câu chuyện này nhà văn đã viết bằng hình thức đối thoại.

A
- Tôi gọi anh đến là vì anh cần phải làm phẫu thuật, cách mạng quyết không thể
thiếu anh. Tôi đã mời một số chuyên gia giáo sư, họ nói sau một tháng anh sẽ
bình phục. Đây là yêu cầu của cách mạng. Các Giáo sư đang đợi anh, họ cần phải
kiểm tra cho anh, mọi thứ sẽ được làm rõ ràng.

B
- Bất kể thế nào tôi vẫn phải hút một điếu thuốc lá. Các bác sĩ nói với tôi
không nên làm phẫu thuật cũng sẽ khỏi. Tôi cảm thấy mình vẫn khoẻ không cần làm
bất cứ một phẫu thuật nào, hơn nữa tôi cũng không muốn làm.

A
- Đồng chí Tư lệnh Tập đoàn quân, đồng chí còn nhớ vấn đề phải cử bốn ngàn
người liều mạng không, chúng ta đã thảo luận như thế nào. Đồng chí đã ra lệnh
cử đi. Đồng chí đã làm đúng. Sau ba tuần lễ sẽ bình phục. Đồng chí hãy tha thứ
cho tôi, tôi đã ra lệnh. Lúc này chuông điện thoại reo. Không phải là điện
thoại ở ngoài mà là điện thoại nội bộ gồm ba, bốn chục máy.

A
- Nhấc máy nghe lên, nghe, hỏi, cuối cùng nói:

"Gửi
thông điệp cho người Pháp - tất nhiên thông điệp chính thức, làm theo hôm qua
đã nói, đồng chí biết không, đồng chí có nhớ không, chúng ta đã bắt được cá lớn
Người Pháp rất xảo quyệt. Thế nào? Vâng, vâng hãy vặn ốc chặt hơn. Tạm biệt”
.

A
- Xin đồng chí hãy tha lỗi cho tôi đừng nói nữa, đồng chí Caprilốp.


lệnh Tập đoàn quân giẫm lên thảm đỏ đi ra cổng lớn. Tiễn khách ra ngoài phố
huyện nào. Con người độ lượng ở lại văn phòng không có ai đến đây với đồng chí
nữa. Đồng chí ấy cúi xuống phê duyệt văn kiện; tay cầm bút chì đỏ.

Tiếp
theo, nhà văn chuyển sang mô tả tình cảnh một giáo sư, bác sĩ ngoại khoa ở văn phòng
lớn. Một số đông bác sĩ tụ tập trong văn phòng này. Chủ nhân của văn phòng đưa
một bức thư bảo đảm đã bóc cho những người khách của họ xem.

"Văn
thư bí mật quả thật là mệnh lệnh. Phát đi từ sáng hôm nay".

Tiếp
theo nhà văn lại mô tả những mẩu chuyện của các bác sĩ trao đổi với nhau qua đó
có thể cảm thấy rõ ràng sự việc là quan trọng và khẩn cấp.

"Còn
phải hội chẩn đã chứ?”

"Tôi
được gọi đến khẩn cấp. Điện báo gửi cho hiệu trưởng”.

"Các
đồng chí có biết không, đó là vị Tư lệnh Tập đoàn quân tên là Caprilôp".

"Vâng,
vâng các đồng chí biết đấy, đồng chí ấy là một Nhà cách mạng Tư lệnh Tập đoàn
quân, đồng chí hay nói "xin mời".

"Hội
chẩn".

Lúc
này một chiến sĩ Hồng quân tay cầm súng hai gót chân chụm lại đứng nghiêm, một
người trẻ tuổi cao gầy như cây liễu xuất hiện ở cổng, trên ngực anh ta đeo mấy
Huân chương cờ đỏ, nhìn ông ta giống như một công tử bột đứng nghiêm ở cửa, rồi
rảo bước vào phòng tiếp khách của Tư lệnh Tập đoàn quân. Anh lấy tay vuốt tóc
về phía sau rồi sửa lại quân phục cho chỉnh tề nói:

"Chào
các đồng chí! Bây giờ ra lệnh cởi quần áo hả?"

Người
lãnh đạo cuộc hội chẩn bắt đầu thăm hỏi bệnh nhân, lúc nào thì bắt đầu cảm thấy
khó chịu, triệu chứng bệnh lý thế nào. Kết quả của cuộc hội chẩn là một trang
bệnh án do Giáo sư viết thảo. Giấy đã vàng bên trên không kẻ đã nhầu nát. Theo
các chuyên gia và kỹ sư nói loại giấy làm bằng bột gỗ trong thời gian tám năm
đã mục hết.

Tiếp
theo nhà văn đã trích dẫn biên bản của các chuyên gia nào đó dự hội chẩn (tất
cả có bảy giáo sư). Bệnh nhân Caprilốp vì đau ở lồng ngực, nôn mửa, sốt nên
phải khám bệnh. Hai năm trước đã phát bệnh nhưng bệnh nhân biết, cứ đi khám,
điều trị, điều trị và điều trị đều không kết quả. Theo đề nghị của bệnh nhân,
các nhân viên tiến hành hội chẩn.

Hiện
trạng của bệnh nhân. Nhìn chung tình trạng còn khá. Phổi bình thường. Tim, thấy
hơi to, mạch đập nhanh. Thần kinh suy nhược nhẹ. Các bộ phận khác trừ dạ dầy
đều không có hiện tượng bệnh lý. Có thể khẳng định bệnh nhân loét dạ dầy cần
phải làm phẫu thuật.

Tổ
chuyên gia hội chẩn đề nghị Giáo sư Anatôli tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Paven Ivanôvích đồng ý làm trợ lý cho Giáo sư khi phẫu thuật.

"Tên
thành phố, ngày tháng bảy vị Giáo sư ký tên"

Khi
đánh giá biên bản cuộc hội chẩn này, nhà văn rất cẩn thận nhấn mạnh, sau này
khi kết thúc phẫu thuật, qua trao đổi riêng với các Giáo sư có thể nhận định
thực chất, không có một Giáo sư cho rằng cần thiết phải làm phẫu thuật. Họ cho
rằng, bệnh loét dạ dầy này sẽ mau khỏi thôi, không cần thiết phải làm phẫu
thuật. Nhưng khi hội chẩn, lúc bấy giờ lại không nói như thế, chỉ có một bác sĩ
Đức trầm mặc suy đoán rằng không cần thiết phải làm phẫu thuật. Nhưng sau khi
các bác sĩ khác phản đối, ông không kiên trì quan điển của mình nữa. Các Giáo
sư còn nói, sau khi hội chẩn xong, vừa ngồi vào trong xe hơi thì Giáo sư Paven
Ivanôvích nói với Giáo sư Anatôli: "Này anh có biết không, nếu như anh em
tôi mắc bệnh này thì tôi sẽ không làm phẫu thuật. Anatôli trả lời rằng: "Vâng,
tất nhiên, song... phải biết rằng phẫu thuật là an toàn..."
Xe
hơi rồ máy chạy.

Anatôli
ngồi ngay ngắn lại rồi sửa lại quần áo xong ghé vào tai Paven nói nhỏ (sợ lái
xe nghe thấy)

"Ông
Caprilôp này là một nhân vật đáng sợ, rất có bản lĩnh. Anh nghe ông ấy nói:
"Bây giờ các anh ra lệnh cởi quần áo hả, các anh có biết không, tôi nghĩ
phẫu thuật là thừa, nhưng các đồng chí, nếu như các đồng chí cho rằng phẫu
thuật là cần thiết hãy cho tôi biết thời gian và địa điểm phẫu thuật, cho tôi
nên đến đâu làm phẫu thuật”. Anh ấy nói thế đấy".

"Vâng
vâng, anh có biết không đối với một người bônsêvích thì không có một biện pháp
nào"
Paven
nói.

Lúc
này con người thẳng thắn hiên ngang ở toà nhà số một vẫn ngồi trong văn phòng
của mình. Ông đang đọc sách và ghi chép. Rồi ông bắt đầu ra chỉ thị, nữ tốc ký
ghi chép. Miệng ông luôn nói ra những tiếng như Liên Xô, Mĩ, Anh, địa cầu và
Liên Xô, bảng Anh, tiểu mạch của nước Nga, công nghiệp nặng của Mĩ và sức lao
động của Trung Quốc. Con người hiên ngang thẳng thắn nói cao giọng, ý tứ rõ
ràng, mỗi câu thể hiện một cách nói.

Nhà
văn không nêu đích danh con người ấy, nhưng sự ám chỉ ẩn khuất đã rất rõ ràng.
Tiếp theo nhà văn lại mô tả tình hình trong phòng phẫu thuật. Trong phòng phẫu
thuật khi kỹ thuật viên tiêm một mũi thuốc gây mê, 27 phút đã qua cũng không
làm cho ông ngủ được. Đối với một số loại thuốc nào đó có tính phản ứng khá
cao. Còn Caprilốp rất rõ ràng có phản ứng đặc dị. Mặc dù trong bệnh viện đã
tiêm thuốc gây mê cho ông và lại tiêm Tricoratmêtin nhưng vẫn chưa làm cho ông
ngủ được. Sau khi tăng liều thuốc lên gấp đôi thì vị Tư lệnh Tập đoàn quân ngủ
được 48 phút. Lợi dụng khoảng thời gian này Giáo sư Anatôli dùng dao phẫu thuật
dạ dầy cho tư lệnh, lật dạ dầy ra rồi, nắm chặt. Khi phát hiện vết loét, Giáo
sư nhìn thấy một vết sẹo mầu trắng giống như vết sẹo trên mai rùa. Vết sẹo này
chứng tỏ chỗ loét đã khỏi, vì thế phẫu thuật là mù quáng.

Chính
lúc này mạch đập của bệnh nhân bỗng mất đi, bệnh nhân ngừng thở, hai chân lạnh
ngắt. Vốn dĩ như thế là tim bị sốc: Cơ thể đã bị trúng độc do phản ứng thuốc.
Như thế có nghĩa là con người ấy mãi mãi không sống lại, ông ấy sẽ chết, làm hô
hấp nhân tạo, tiếp dưỡng khí, xoa dầu long não để kích thích, tiêm nước muối ưu
chương cũng chỉ có thể kéo dài cái chết thêm một tiếng đồng hồ, 10 tiếng đồng
hồ, 30 tiếng đồng hồ, chỉ thế thôi, nhưng người sẽ không tỉnh lại được nữa. Xét
về thực tế ông đã chết rồi. Mọi cái đều rất rõ ràng Caprilốp chết dưới lưỡi dao
phẫu thuật, chết trên bàn mổ.

Không
ngoài dự đoán, quả nhiên dù đã tiến hành các biện pháp bô hấp nhân tạo, tiêm
long não và tiếp nước v.v... nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Người ta đặt vị Tư
lệnh này lên chiếc giường có bánh xe đẩy vào phòng bệnh. Ở trong phòng bệnh ông
đã chết. Caprilốp là anh hùng trong cuộc nội chiến, là anh hùng của cuộc cách
mạng nước Nga vĩ đại. Ông là một nhân vật thần kỳ. Ông có nghị lực, cũng có
quyền lực cử người đi đánh nhau và hy sinh. Ở hành lang người gác cổng nói, ở
toà nhà số một có điện thoại hai lần cho Giáo sư Anatôli. Tiếp theo nhà văn lại
mô tả con người ngay thẳng hiên ngang ấy đến bệnh viện chia tay với thi hài Tư
lệnh Tập đoàn quân.

Phần
cuối cùng của cuốn tiểu thuyết là một bức thư ngắn mà Caprilốp gửi cho Pôpốp,
bạn chiến đấu lâu năm của ông trước khi Caprilốp lên bàn mổ, Pôpôp đã từng đến
gặp ông. Trong thư viết: "Aleosa, người anh em của tôi! Tôi biết,
tôi sẽ chết".
Tiếp theo vị Tư lệnh ấy mong muốn nhờ Pôpốp ở cùng
với vợ mình để nuôi dưỡng con cái.


phần đầu cuốn tiểu thuyết này có viết lời nới đầu như sau: "Cấu
trúc về tình tiết của câu chuyện này bắt nguồn từ cái chết của Blôngtai, nên đã
dùng các tài liệu viết về Blôngtai. Bản thân tôi không hiểu rõ về Blôngtai,
cũng chỉ viết về con người đó mà thôi, tôi đã từng gặp ông hai lần, còn cụ thể
về cái chết của ông như thế nào tôi cũng không biết, mà những chi tiết ấy đối
với tôi cũng không quan trọng. Bởi vì mục đích của tôi xây dựng cuốn tiểu
thuyết này tuyệt đối không phải là thông tin về tình hình vị ủy viên quân sự
này tạ thế. Sở dĩ tôi nói như thế là vì tôi nhận thấy cần thiết phải báo cho
bạn đọc không nên so đo chi tiết tìm sự thật và nhân vật thực trong cuốn tiểu
thuyết Bôrít Bolinyac".

Theo
yêu cầu của ban biên tập tạp chí "Thế giới mới"tác giả
viết lời nói đầu không làm cho mọi sự suy đoán tan thành mây khói, mà ngược
lại, mọi sự suy đoán đã trở nên có sức thuyết phục hơn. Còn có một sự thật cũng
chứng minh rõ điều ấy. Toàn bộ tờ tạp chí "Thê giới mới"
số 5 đăng bài "Câu chuyện về mặt trăng mãi mãi không tắt"xuất
bản năm 1926 đều bị tịch thu. Những người đặt mua tờ tạp chí số này cũng bị thu
lại. Những người cất giữ tờ tạp chí này cũng có tội như hoạt động phản cách
mạng. Mấy thế hệ người Liên Xô sinh ra sau chiến tranh không biết câu chuyện
ấy. Mãi tới cuối năm 1987, tạp chí "Ngọn cờ” đã
đăng "Câu chuyện về mặt trăng mãi mãi không tắt”, bạn đọc
mới có cơ may tự xác định được Caprilốp là ai, con người ngay thẳng hiên ngang
ấy là ai trong tác phẩm của Bôrít. Tập tác phẩm của Bôrít. Bôlinyac xuất bản
năm 1989 bài mở đầu là "Câu chuyện mặt trăng không bao giờ
tắt".
Trong các tác phẩm của Bôrít để lại, thì tác phẩm này được
xuất bản lần đầu tiên trong nước. Nhân tiện xin nói thêm một câu, các sách của
Bôrít xuất bản ở nước ngoài, kể cả các nước Đông Âu thông thường cũng mở đầu
về "câu chuyện" ấy.

Mùa
hè năm 1926 xoay quanh câu chuyện ấy đã dấy lên một làn sóng mạnh mẽ. Mặc dầu
có lệnh cấm, nhưng một số tạp chí "Tân thế giới”
đăng "câu chuyện mặt trăng không bao giờ tắt”, vẫn được
lưu hành trong xã hội. Mặc dù trong câu chuyện không chỉ đích danh Stalin và
Blôngtai nhưng những người xem hiểu được ngay những hình tượng quen thuộc. Đối
với cái chết bất ngờ của Blôngtai với nhiều loại suy đoán và tin đồn khác nhau.
Tóm lại tác phẩm của Bôrít Bôlinyac bắt đầu đăng ở tạp chí "Thê
giới mới"
số 6 năm 1926 được coi là sai lầm to lớn rõ ràng. Tác giả
cũng đã công bố thư tỏ ý ăn năn hối lỗi, nhưng sự hối hận của tác giả rất kỳ
quặc. Anh không vứt bỏ những nội dung chủ yếu trong tác phẩm.

"Tháng
5 năm nay"
Bôrít viết "Thế giới mới" đã
đăng"Câu chuyện mặt trăng mãi mãi không bao tắt” của tôi, điều
ấy đã mang lại nhiều phiền phức khiến tôi đau lòng... tình hình bên ngoài của
cuốn tiểu thuyết được đăng trên tạp chí là như thế. Sau khi viết xong câu
chuyện, tôi có mời một số. Nhà văn và Đảng viên quen biết trong đó kể cả Ban
biên tập tạp chí "Thế giới mới" để nghe họ góp ý
kiến. Có rất nhiều người sau khi đã

đọc
tán thành đưa cho "Thế giới mới" xuất bản. Ban biên
tập "Thế giới mới" đề nghị tôi viết lời nói đầu.

Trong
kế hoạch xuất bản lần đầu không có lời nói đầu... hãy cho phép tôi nói thật.
Bây giờ. sự việc đã qua rồi, theo tôi việc xuất bản tác phẩm này là rất không
thoả đáng (quyết không phải là tôi dùng lá thư ấy,để gỡ tội cho mình). Song,
hãy tin ở tôi, trong những ngày viết tác phẩm này tôi không hề có ý nghĩ xấu xa
nào. Sau khi ở nước ngoài trở về, khi tôi nghe được dư luận của công chúng đối
với tác phẩm của tôi, trừ những lo ngại ra, căn bản không có tư tưởng gì khác,
bởi tôi vốn cũng không muốn viết một tý gì, không muốn viết những kỷ niệm khốn
khổ của đồng chí Blôngtai, và chửi rủa độc ác đảng. Xưa nay tôi chưa nghĩ tới
phải viết những cái làm hại Đảng. Trong toàn bộ những năm cách mạng cho tới ngày
nay, trước sau tôi cảm thấy mình là con người chân thành, là công dân của Nước
cộng hoà, cũng là một con người làm việc hết khả năng của mình cho nhu cầu của
cách mạng...

Đúng
như chúng ta đã thấy, dù là bôi nhọ hay là lăng nhục về những kỷ niệm của
Blôngtai, tác giả đều phủ nhận. Anh đọc được tạp chí "Thế giới
mới"
số 6 là ở Thượng Hải, còn tin đăng "câu chuyện
mặt trăng mãi mãi không bao giờ tắt"
số tháng 5 bị cấm, anh vẫn
không biết. Còn việc tên tuổi của anh có trong danh sách Lubiăngka thì anh càng
không biết. Năm 1937 khi kỷ niệm ngày sinh đứa con trai ba tuổi của anh, anh bị
bắt trong biệt thự Piarechiakino. Nếu động cơ của anh không có sự che giấu thì
anh đã bị bắt ngay từ năm 1926. Nếu như lúc bấy giờ bức hại anh cũng có nghĩa
là những sự việc kể trong tiểu thuyết là có thật, nguy hiểm lớn hơn.

"Ông
thẳng tay vùi dập những nhân tài ấy nhưng bản thân ông lại không thích các nhà
văn nước Nga. Ông đưa Bôrít Bôlinyac đến đâu rồi".
Fêôđor
Ratsrôliricốp với hình thức gửi thư công khai chất vấn Stalin. Mãi tới năm 1988
con trai của Bôrít mới được trả lời vấn đề này. Toà án quân sự của Viện luật
pháp tối cao Liên Xô thông báo cho anh rằng Bôrít Bôlinyac sinh năm 1894. Vì bị
tố cáo sai lầm về tội phản quốc, ngày 21 -4 -1938 bị toà án quân sự viện tư
pháp tối cao vô cớ xét xử bị phán quyết tử hình và thi hành án ngay ngày hôm
đó. Vợ của Bôrít (Bôrít là hậu duệ của dân di cư Đức thời Yêkachiarina đệ nhị
đến nước Nga) bị đưa vào trại trung nữ ở Akhômôlinskhơ. Ở đây chị bị tù cùng
với người em gái của Tukhasepski.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3