Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 06 - Phần 4
Tóm lại, thiếu tài liệu về tình hình gia đình, có liên quan đến bọn khủng bố. Lâu nay, đã gây nghi ngờ sự quan tâm toàn diện đối với Nicôlaiép. Gia đình của anh cũng phải đào tận gốc rễ. Kilirinna đã phải tốn bao công sức cuối cùng đã từng li từng tí vẽ ra bộ mặt đại khái của hung thủ giết người. Trong thời gian 15 năm, Nicôlaiép đã thay đổi 13 cương vị công tác. Điều may mắn là, có một đơn vị còn lưu giữ một cách kỳ diệu một bản hồ sơ lý lịch của anh, do chính tay anh viết tiểu sử của mình. Khi Nicôlaiép bắn súng giết người ở Cung điện Sưmônnưi, anh 30 tuổi. Anh sinh ở Pêtécbua, đi học tới lớp 6. Năm 1920 vào Đoàn thanh niên Cônsôvô, năm 1924 vào Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Khi viết lý lịch ở Khu đoàn thanh niên Cônsôvô Vibua, tại cột những người thân trong gia đình "anh viết” chị gái Anna, em trai Pitơ, mẹ Maria, Đimôphâyépna, bà. Anh không ghi tình hình cha. Có một chi tiết quan trọng: Tên cha của em trai anh là Alếchdăngđơrôvích khác với tên của cha anh. Phải chăng mẹ anh không may mắn trong cuộc sống gia đình. Vốn dĩ, cha của mấy đứa trẻ này không phải là cùng một người. Bà mẹ làm gì hả? Ừ, bà rửa xe ở bãi xe điện Bơrôxin và Calinin. Trước năm 11 tuổi, Nicôlaiép bị ốm nặng, đi không được. Năm 1926, một tổ điều trị chỉ rõ, anh có triệu chứng thoái hoá - hai tay như tay khỉ vậy, đùi ngắn, thân hình khẳng khiu. Trong viện lưu giữ hồ sơ ở Lêningrát, người ta đã phát hiện cuốn sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân Nicôlaiép. Trong sổ có ghi: "Căn cứ vào Điều 15 Lệnh số 1090, tổ điều trị miễn trừ cho anh huấn luyện quân sự trước khi tòng quân và nghĩa vụ phục vụ trong Hồng quân".
Đặc điểm tình hình của Nicôlaiép cũng dần dẫn sáng sủa: trạng thái tâm lý của anh không ổn định, cử chỉ hành động lúc thì tốt, lúc thì xấu, khi thì khiến người ta chán ghét và không làm việc chính đáng, khi thì cáu gắt lung tung. Thường hay ở trạng thái đối lập với những người xung quanh. Thường chỉ vì một việc nhỏ mà sinh sự cãi nhau. Khi anh đặt mua sách chính trị, cho rằng người phát hành hoàn tiền lẻ cho anh chậm, thế rồi cãi cọ ầm lên, bảo rằng người ta sao lâu thế vẫn không hoàn lại tiền. Anh đi xe đạp đâm vào người ta gây thương tích, khi Toà án nhân dân xét xử anh phải bồi thường cho người bị hại, anh lại đi khắp nơi kêu toáng lên là bị oan ức, khiến người bị hại và quan toà ngán ngẩm vô cùng.
Hình như việc gì anh cũng đã làm - Anh đã làm nhân viên công tác cơ quan đại diện, làm phụ cho thợ nguội, từng làm thợ tiện. Khi công tác ở Samara anh có đảm nhiệm chức thư ký Xô Viết thôn, đã từng công tác một năm rưỡi ở bên cạnh cán bộ lãnh đạo. Trong thời gian này, chính là thời kì Pêtrôgrát bị đói kém nhất - nằm 1919 - 1920. Sau khi trở về thành Pêtrôgrát quê hương, - làm việc ở Phòng sự nghiệp công cộng khu Vâybua, làm viên chức rồi làm Chủ nhiệm văn phòng ủy nhiệm khu đoàn thanh niên Kônsôvô Vâybua. Về sau anh đến Luga, ở đó anh được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm văn phòng Huyện đoàn thanh niên Kônsôvô. Sau đó bỗng nhiên tại Nhà máy "Sao đỏ" trở thành một anh phụ việc cho thợ nguội, tại Nhà máy "kho vũ khí màu đỏ" và Nhà máy Các Mác, anh làm thợ tiện. Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1932, làm chỉ đạo viên Tỉnh ủy, sau này từ trước tháng 10 năm 1933 là nhân viên công tác ở Phòng kiểm tra giá cả Viện kiểm sát công nông. Mùa hè năm 1933, hủy bỏ Phòng kiểm tra giá cả, Nicôlaiép lại được điều về Tỉnh ủy, lần này anh đến làm việc ở Phòng tuyên truyền văn hoá từ đây đến tháng 10 năm 1933, anh lại được điều đến làm việc ở Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Lêningrat (b) Đảng cộng sản Liên Xô. Chức vụ cuối cùng của anh là Chỉ đạo viên Ban lịch sử Đảng.
Ngày 8 tháng 4 năm 1934, Phòng nghiên cứu đã thảo luận vấn đề của cá nhân Nicôlaiép. Tổ chức Đảng triệu tập Đại hội toàn thể đảng viên thông qua nghị quyết khai trừ anh ra khỏi Đảng. Nguyên nhân là anh "không phục tùng sự sắp xếp công tác của khu ủy, từ chối đi làm công tác ở ban tuyển chọn chịu trách nhiệm động viên đảng viên tham gia xây dưng giao thông vận tải có phản ứng không chịu sự điều động để công tác đối với quyết định ấy của Đảng, gây xích mích vô lý, chỉ trích cán bộ lãnh đạo của Đảng”. Trước bốn ngày khi Nicôlaiép bị khai trừ ra khỏi Đảng, cơ quan hành chính của Phòng nghiên cứu ra lệnh miễn nhiệm công tác của anh. Anh bị cách chức, không phải vì anh không làm được việc, mà là vì anh "từ chối tiếp nhân sự phân công của Đảng". Điểm này đã được chú thích trong lệnh cách chức anh. Xét ở góc độ luật pháp, lý do để cách chức Nicôlaiép là không hợp pháp. Đáng lẽ toà án phải phục hồi cho anh trở lại công tác, song Nicôlaiép lại nhậm chức ở cơ quan của Đảng, nói chung Viện tư pháp không giải quyết những vấn đề về tranh chấp lao động của nhân viên công tác trong cơ quan của Đảng. Nếu như không có mệnh lệnh gây tai họa ấy, có lẽ Kirốp cũng sẽ không bị trúng đạn ở đầu và ngã ở hành lang Cung điện Sưmônnưi tháng 12 năm 1934. Vậy ai có thể nói đúng được đây.
Nicôlaiép phản đối việc khai trừ Đảng tịch và quyết định sa thải anh. Anh khiếu nại lên Ban kiểm sát điện Sưmônnưi Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Sau khi Ban giám sát nghiên cứu đơn khiếu nại của anh, có cân nhắc thấy Nicôlaiép đã thành thật hối cải, nên không phê chuẩn quyết định của Đại hội đảng viên phòng nghiên cứu, chỉ đặt vấn đề xử phạt nghiêm khắc, có ghi vào hồ sơ cá nhân. Đồng thời Ban giám sát có chỉ rõ khuyết điểm của đảng viên thanh niên này: thô lỗ đại khái, cực đoan, thiếu tự kiềm chế, cuồng nhiệt, không được phục hồi trở lại công tác ở Phòng nghiên cứu. Từ tháng 4 năm 1934 Nicôlaiép không được làm việc nữa. Tình hình đó khiến anh vô cùng quẫn bách, thực tế anh đã mất hết chỗ dựa để sinh tồn.
Bản khởi tố do kiểm sát viên công bố ngày 27 tháng 12 năm 1934 nêu rõ: "... có một tình hình đủ để chứng minh rằng bị cáo Nicôlaiép trong thời gian này không có vấn đề khó khăn trong cuộc sống, anh có ba căn nhà ở đầy đủ tiện nghi..." sau khi nghiên cứu sổ đăng ký nhà ở thời kỳ ấy còn giữ lại, thấy không phải là hoàn toàn như thế. Nicôlaiép ở số 41 đơn nguyên 13 tầng số 8 đường phố Rêtnôi. Trong nhà anh có sáu người lớn, chiếm hai căn buồng nhỏ trong khu nhà ở công cộng, tổng diện tích là 30 mét vuông. Cũng dễ hiểu, sau khi bị cắt tiền lương cố định, thì tình cảnh của Nicôlaiép sẽ ra sao. Anh không được ai giúp đỡ cả, mà anh là người duy nhất trong gia đình có thể kiếm tiền để nuôi sống người thân. Về người cha của Nicôlaiép cho tới nay cũng chưa tìm được một chút tài liệu nào, sao không khỏi thất vọng.
Bản khởi tố nêu: "Nicôlaiép thường hay lấy cớ là thân thể suy nhược, cần phải điều trị, nên đã ngoan cố cự tuyệt đề nghị sắp xếp công tác cho anh". Cách nói ấy cũng hoàn toàn không chính xác. Quả thật, các ngành có liên quan có sắp xếp công việc cho Nicôlaiép, song lại là những công việc chung chung, làm công nhân trong nhà máy. Còn anh cho rằng, anh bị khai trừ không công bằng, anh đề nghị được phục hồi công việc ở phòng nghiên cứu trước đây, hoặc là ít nhất cũng sắp xếp cho anh một công việc so với trước đây không kém là bao, để có được đồng tiền lương như trước đây. Khi làm việc ở phòng nghiên cứu tiền lương hàng tháng của anh là từ 250 - 275 rúp. Trước khi làm công tác "lãnh đạo" anh luôn luôn bị điều động từ Nhà máy này đến Nhà máy khác, với tiền lương là 70 đến 120 rúp. Nghĩ tới tình cảnh gia đình anh đông người, hơn nữa trong tình hình chỉ có một mình vợ anh có công tác, người ta hoàn toàn có thể hiểu được tại sao anh cự tuyệt đề nghị sắp xếp công tác ở nhà máy. Thực tế, Nicôlaiép không nắm được một ngành công tác chuyên môn nào, dù sao anh đều không có đầy đủ trình độ kỹ thuật.
Có khi, người ta bảo Nicôlaiép giết Kirốp là xuất phát từ ghen ghét: Nhiều chứng cứ còn giữ được chứng tỏ, Nicôlaiép rất mực thương yêu vợ mình hơn nữa thường hay ghen vợ. Ban đầu Nicôlaiép công nhận là cũng đã thúc đẩy cho cách nói đó được lưu truyền. Ngay hôm xảy ra vụ mưu sát, trước khi Yacôta và Agơranốp tới, các nhân viên Chêka của Lêningrát đã trinh sát, Nicôlaiép hầu như khẳng định rằng, anh giết Kirốp chết là nhằm báo thù cho bản thân. Nhưng ngày hôm sau, một số người nói ra sự suy diễn ấy đã bị trừng trị nghiêm khắc. Thí dụ, ngày 2 tháng 12 Pieđenkin, một thợ đứng máy phay của Nhà máy"Svâytơranna" vì "reo rắc những tin đồn phản cách mạng, nói xấu thanh danh của Kirốp" đã bị khai trừ ra Đảng. Pieđenkin nói Kirốp vì tranh công ghen tuông nên mới bị giết chết. Việc quyết định xử phạt nhanh như thế, khiến người ta ngỡ ngàng. Ví dụ như thế ở Lêningrát không phải là duy nhất.
Milita Đraurê là tên của vợ Nicôlaiép. Chị là một cô gái xinh đẹp và đáng yêu. Chị sinh ra ở một gia đình cố nông của Látvia, từng vào Đoàn thanh niên Kônsôvô, sau có vào Đảng, chịu trách nhiệm công tác ngành đăng ký của Huyện ủy Luga. Trong thời gian Nicôlaiép công tác ở Huyện Đoàn thanh niên Kônsôvô, chị đã quen biết anh. Năm 1930, chị đến Tỉnh ủy Lêningrát, lúc đầu làm đăng ký viên, về sau trở thành Trợ lý Trưởng phòng cán bộ ngành công nghiệp nhẹ. Năm 1933, chị được điều tới cục Lêningrát Bộ công nghiệp nặng, làm thư ký giám sát công việc cán bộ. Cục này không ở trong Cung điện Sưmônnưi. Kirốp có quen biết Milita Đraurê không? Tất nhiên có biết. Rất nhiều người đều có gặp, khi họ gặp nhau ở hành lang Cung điện Sưmônnưi, mỉm cười với nhau. Đối với tất cả chị em, Kirốp đều tủm tỉm cười vui vẻ ông là một con người vui vẻ lạc quan, một con người hoà nhã thân mật dễ gần. Không có một chứng cứ nào khiến người ta nghi ngờ về mối quan hệ lén lút giữa ông với Milita, dù là chứng cứ gián tiếp cũng không có.
A. Kilirinna cho rằng, khi cơ quan trinh sát điều tra không nghiêm túc nghiên cứu những tài liệu thu được khi lục lọi nhà ở của Nicôlaiép, theo cách nói hung thủ giết người chỉ hành động đơn độc. Những tài liệu ấy gồm có nhật ký của Nicôlaiép và thư khiếu nại gửi các cơ quan khác nhau. Trong đó nói tới sự tuyệt vọng và bất mãn của anh, nói tới gánh nặng về sinh hoạt vật chất trầm trọng của anh, cũng nói tới "thái độ không công bằng của nhân viên công tác nhà nước đối với những con người sôi nổi". Nhân tiện xin nói thêm, tình hình của cá nhân Nicôlaiép, vừa không phải là đối tượng nghiên cứu tỉ mỉ của Ban điều tra Shơvecních, cũng không phải là đối tượng nghiên cứu tỉ mỉ của Ban điều tra Pielisơ sau này. Các thành viên của hai ban điều tra này đều không thoát ra khỏi khuôn khổ lối suy nghĩ cố định.
Các nhân viên trinh sát mới trưởng thành, thoát khỏi những ràng buộc, quy định khuôn sáo cứng nhắc của tiền bối cuối cùng đã bắt tay vào công việc nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh khách quan và không một chút ngoại lệ về tình hình có liên quan đến Kirốp bị giết hại, thời gian của nhiều năm lại trôi qua. Năm 1987, Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã thành lập ban điều tra, tính ra đây cũng đã là ban điều tra thứ ba rồi. Nhiệm vụ của ban là tiến hành nghiên cứu bổ sung những tài liệu có liên quan mà Stalin tổ chức bức hại. Trong ban có thành lập tổ điều tra tấn bi kịch tháng 12 năm 1934, các nhân viên gồm có: Yu.I. Sietốp, cố vấn luật pháp cao cấp của Viện kiểm sát Liên Xô, thượng tá tư pháp U.B. Kurich kiểm sát viên quân sự cao cấp của Viện kiểm sát quân sự Tối cao, Thượng tá tư pháp A. Varêtôp, trợ lý Trưởng phòng trinh sát của KGB. Công tác điều tra tiến hành liên tục được hơn hai năm.
Đây là văn kiện tổng kết của tổ điều tra, một bản báo cáo dài hơn 100 trang (Chưa kể nhiều chứng từ phụ và tài liệu giám định). Khối lượng công việc này rất lớn. Các nhân viên điều tra đã tìm được nhiều những văn kiện mới trong Viện lưu trữ hồ sơ bị coi là sẽ vĩnh viễn mất đi, đã nghiên cứu nhiều cách nói nêu trên báo chí, kiên quyết không bỏ qua bất cứ một luận cứ quan trọng nào, đồng thời có tham khảo các nguồn thông tin của nước ngoài, trong đó kể cả những chứng từ của A.Aurốp, vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ Liên Xô.
Tổ điều tra đã nghiên cứu tỉ mỉ tình hình của bản thân hung thủ. Đã xác minh nhiều chi tiết mới, rất quan trọng. Mà trong cuộc điều tra thời kỳ những năm 30, đối với những chi tiết ấy, hoặc là cố ý lướt qua, hoặc là không muốn liên hệ chúng với các vụ án tố tụng, có thể do ít thời gian chăng? Bạn đọc còn nhớ rõ, lúc bấy giờ còn triển khai cuộc thi đua phá án đáng sợ, khiến người ta không hiểu nổi. Nhân tiện xin nói thêm ngày 1 tháng 12 năm 1934, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã vội vàng, thông qua một bản nghị quyết cấp tốc phá án (không quá 10 ngày) song trong thực tế không thi hành được.
Tất nhiên, việc tuyên bố nhật ký, thư từ và đơn thư đề nghị của Nicôlaiép còn dễ hơn "những thứ làm giả" vừa mới "ngụy trang" biên soạn ra. Những thư từ và văn kiện mà tổ trinh sát điều tra do Siêtốp lãnh đạo thu thập được ở trong nhà Nicôlaiép cùng các thư từ và văn kiện mà Nicôlaiép giao cho các ngành kiểm tra đã được giám định. Đây là một bức thư đề tháng 7 năm 1934 gửi cho Kirốp. Trong thư Nicôlaiép viết, anh từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, từng tích cực đấu tranh với "phái đối lập mới", trước sau là chiến sĩ trung thành của Đảng, nhưng đã hơn 3 tháng nay không có việc làm, cũng không có tiền lương, cũng không có ai quản việc này cả.
Tháng 8 Nicôlaiép viết thư gửi cho Stalin. Vẫn là nói những ý oán trách ấy: sinh hoạt vật chất gian khổ, bị sa thải một cách không công bằng, bởi đã phê bình nên bị bức hại và gạt bỏ... Không đợi thư trả lời, tháng 10 anh lại gửi cho Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) một lá thư. Nói trong nhà anh có sáu người, trong đó năm người là lớn tuổi chỉ có vợ anh là có việc làm. Cả gia đình dựa vào đồng tiền lương ít ỏi của vợ anh thì không thể sống tiếp được. Đây quả thật là lời kêu gọi từ tâm linh. Kể từ hôm bị khai trừ anh đã viết cho cơ quan Xô Viết và Đảng mấy chục bức thư, nhưng không có một tác dụng nào cả. Nicôlaiép tuyệt vọng hết đời, đã bịa đặt và bổ sung thêm một “câu chuyện tự kể” đau buồn khiến ta cảm động. Sự "từ biệt" này với những từ ngữ thê thảm bi quan để nói lên một tâm linh đau khổ không ổn định, tuyệt vọng, nói tới tự sát và lấy đó để vạch trần xã hội đen tối. Anh nói đến, vì công bằng "vì sứ mệnh lịch sử”,
anh sẵn sàng hy sinh mình. Các tác phẩm khác của
Nicôlaiép: "gửi vợ và các anh em giai cấp thân yêu”, “lời dặn dò chính trị (trả lời của tôi trước Đảng và Tổ quốc )" đại khái nội dung là như thế. Trong các tác phẩm ấy, anh ám chỉ rõ ràng rằng anh đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động khủng bố. Kế hoạch ám sát do Nicôlaiép tự định ra, được bảo tồn hoàn hảo và lời giải thích tỉ mỉ về khả năng thực thi phương thức ám sát khiến người ta tin rằng, đây là nói về sự chuẩn bị ám sát Kirốp.
Trong nhật ký, Nicôlaiép nhiều lần nhắc tới, anh sẽ được ghi vào sử sách người ta sẽ xây dựng bia kỷ niệm cho anh. Anh ví mình là Rhơliabôp và Radixép. Về mơ ước hão huyền khoác lác của Nicôlaiép, những người thân thích và bạn bè của anh có thể làm chứng cho anh. Xét về bệnh trạng của Nicôlaiép, tình hình sức khoẻ bất thường, cùng những chứng bệnh thoái hoá do tổ điều trị phát hiện năm 1926 (về điểm này, nên đã miễn trừ nghĩa vụ quân sự cho anh) có thể nói, nên giám định bệnh thần kinh cho anh. Song, yêu cầu về pháp luật vẫn chưa được thi hành. Tình hình ấy làm cho mọi người khó hiểu và khó xử. Tên khủng bố ấy vẫn làm thật: Bắn một phát súng vào phía sau đầu, đánh ngã một vị ủy viên Bộ chính trị có mười lăm cảnh vệ bảo vệ lăn xuống đất, hơn nữa y còn không có ý định trốn khỏi hiện trường. Chẳng những như thế, y còn bắn phát súng thứ hai muốn tự sát, nhưng bắn không trúng. Thế rồi anh run rẩy, đúng như bác sĩ mô tả, anh "trong trạng thái điên cuồng” cách người chết khoảng ba bước.
Ý kiến của Tổ kiểm sát điều tra là: Tổ chưa nắm một cách khách quan được tài liệu chứng thực Stalin và cơ quan Bộ Nội vụ tham gia vào tổ chức, thực thi hành động mưu sát Kirốp. Điều đáng chú ý là Ban chuyên trách điều tra được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô giao cho, tổ này đã sử dụng hai năm trời, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sự kiện tháng 12 ở Cung điện Sưmônưi. Tất cả ba người ấy: Sietốp, Kurich, Varêtốp đều tin chắc rằng, có khả năng nhất là chỉ một mình Nicôlaiép hành động.
Có một cách nói cho rằng, trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một số đại biểu đã thảo luận vấn đề cách chức Tổng Bí thư của Stalin, đưa Kirốp lên thay, đã dẫn tới quan hệ giữa Stalin và Kirốp trở nên xấu. Nhận xét về cách nói này như thế nào? Shatunốpxkaya đảm bảo rằng, từng có một cuộc hội nghị bí mật như thế, được tổ chức ở nhà Ônchungnisitchơ.
Có lẽ thực tế có cuộc hội nghị lần thứ nhất. Nhưng lại không có một tài liệu khách quan nào có thể chứng minh được. Shatunôpxkaya chỉ dựa vào một nguồn thông tin - nghe những người thân thích và người quen của người bị hại kể lại, cùng những thư từ người ta gửi cho Ban điều tra của Sơvecních vào cuối những năm 50 và đầu những năm 60. Dù là những người kể hay là những người viết thư, họ đều không quen biết Stalin và Kirốp. Do địa vị xã hội của họ, nên họ không thể trực tiếp quan sát Stalin và Kirốp, còn những suy luận của họ về mối quan hệ lẫn nhau giữa Stalin và Kirốp là dựa theo những tin đồn. Ngôn từ luật pháp chặt chẽ và chuẩn xác: Chỉ coi trọng sự thật và văn kiện chân chính.
Còn sự thật và văn kiện chứng minh rằng, quan hệ giữa Stalin và Kirốp là thân mật và tốt đẹp. Khi Kirốp đến Mátxcơva, thường ở trong nhà của Stalin, ông thường đem thú rừng săn được và cá tươi câu được đến cho Stalin"Cha rất thích Kirốp rất lưu luyến ông"
Svéclanna Aliluêva khi miêu tả Kirốp có viết: "Tôi vĩnh viễn cũng sẽ không tin cha tôi có liên quan với cái chết của Kirốp". Mankút, em gái vợ của Kirốp, Tướng Frasic, bảo vệ của Stalin và những người khác còn nói tới tình bạn giữa Stalin và Kirốp. Những điều được biết là đôi bạn này cùng đi nghỉ cùng nhau đến bể bơi, thậm chí cùng nhau vào nhà tắm hơi nóng, còn Stalin thì không tắm hơi nóng cùng với bất cứ người nào khác. Ngay cả ngày hôm trước bị giết hại, Kirốp còn cùng với Stalin đến rạp hát sau khi biểu diễn kết thúc, Stalin còn tiễn đưa ông đến ga xe lửa.
Thật vậy, tất cả những cái đó vẫn chưa thể giải thích được mọi vấn đề. Stalin đã từng xử tử hình nhiều người bên cạnh mình và gửi tới trại tập trung nhiều người. Những người ấy bị dày vò đau khổ, một số đã kết thúc sinh mạng của mình trong trại tập trung. Nhưng trong số họ hoặc ít hoặc nhiều nói chung đều để lại một số dấu vết như bản kết án, chữ kỹ và kết quả biểu quyết. Còn Kirốp ở đây cũng không lưu lại được gì. Có chăng nữa, chỉ là những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Thí dụ tặng cho Kirốp cuốn sách "Bàn về Lênin và chủ nghĩa Lênin", trong sách có lưu lại những lời đề tặng như:
"Tặng Kirốp người bạn và người anh em thân thiết của tôi. Stalin tặng”.
Kirốp có đồng ý quan điểm của Stalin nêu trong sách không? Qua lời nói của ông, ông tán thành quan điểm của Stalin. Lại nói sự hình thành của việc sùng bái cá nhân lãnh tụ thì công của Kirốp không thể xoá nhòa được. Có ai ngờ được rằng Kirốp lại triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy để chúc mừng kỷ niệm 50 năm ngày sinh của Stalin. Đây là trường hợp duy nhất trong phạm vi cả nước ông là người làm như thế. Có rất ít người biết về sự kiện này. Hội nghị toàn thể rút cục đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 1929.