Bị thiêu sống - Chương 12 - Phần 1

SOUAD SẮP CHẾT

-
Em trai em rất tốt. Nó đã tìm cách mang chuối vào cho em nhưng bác sĩ đã bảo nó
đừng quay lại nữa.

-
Thế ai đã làm em ra nông nỗi này?

-
Đấy là anh rể em, anh Hussein, chồng của chị em. Mẹ em đựng thuốc độc trong cái
cốc...

Tôi
được biết thêm một chút về những chuyện đã xảy ra với Souad. Cô ấy nói chuyện
nhiều với tôi, nhưng đối với cô ấy, điều kiện chăm sóc của bệnh viện vẫn còn
rất kinh khủng. Người ta tắm cho cô ấy được một lần bằng cách túm lấy mớ tóc ít
ỏi còn dính trên đầu cô. Những vết bỏng bị nhiễm trùng, rỉ nước và chảy máu
thường xuyên. Tôi đã nhìn thấy phần thân trên của cô ấy: đầu lúc nào cũng cúi
gập xuống như người đang cầu nguyện, cằm bị dính chặt vào ngực. Cô ấy không cử
động được hai tay. Người ta đã đổ xăng hay dầu hỏa lên đầu cô ấy. Nó bốc cháy
rồi lan xuống cổ, xuống hai vành tai, xuống lưng, xuống hai tay và phía trên
ngực. Có lẽ cô ấy nằm co quắp như xác ướp từ lúc người ta đưa cô ấy vào bệnh
viện, và cô ấy vẫn trong tình trạng như vậy từ hơn mười lăm ngày trước. Ấy là
chưa kể đến việc cô ấy sinh con trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê và đứa bé ấy
đã biến mất. Có lẽ cô trợ tá xã hội đã mang nó vào trại trẻ mồ côi như gửi một
gói hàng, nhưng trại mồ côi nào? Ở đâu? Tôi biết rất rõ tương lai của những đứa
bé bị xem là con hoang. Nó không có hy vọng.

Kế
hoạch của tôi quả thực điên rồ. Giai đoạn đầu, tôi muốn đưa Souad và Bethléem, thành
phố đang nằm dưới quyền kiểm soát của Israel nhưng tôi và Souad vẫn có thể đến
được. Chỉ đến đây chứ không phải nơi nào khác. Tôi biết ở đấy không có những
phương tiện cần thiết để điều trị cho những bệnh nhân bỏng nặng. Nhưng trong
giai đoạn hai ở Bethléem, Souad có thể được hưởng những điều kiện chăm sóc tối
thiểu. Giai đoạn ba của kế hoạch: đưa cố ấy sang châu Âu với sự đồng ý của tổ
chức Terre des hommes, lúc này tôi vẫn chưa báo cáo tổ chức về việc của Souad.

Đó
là chưa kể đứa bé, tôi dự định trong lúc làm thủ tục cho Souad sẽ tranh thủ tìm
đứa con của cô ấy.

Hôm
anh bác sĩ Hassan được lên ôtô của tôi để thực hiện chuyến đi thứ hai đến nhà
bố mẹ Souad, tôi thấy anh ta vẫn còn lo lắng. Vẫn cách tiếp đón ấy, ngoài sân, dưới
bóng cây, vẫn kiểu mở đầu câu chuyện sáo rỗng ấy, nhưng lần này tôi hỏi đến
những người con mà tôi và Hassan chưa từng gặp.

-
Bác có đông con lắm phải không? Họ đâu cả rồi?

-
Chúng nó đều ra đồng cả. Chúng tôi có một đứa con gái đã lấy chồng. Nó có hai
thằng cu, và một đứa con trai đã có vợ, thằng này cũng sinh được hai thằng cu.

Sinh
được con trai thì còn gì bằng. Cần phải chúc mừng ông chủ gia đình. Và cũng
phải phàn nàn hộ ông ta.

-
Cháu nghe nói bác có một cô con gái khiến bác phiền lòng nhiều phải không?

- Ya
haram
[3]!
Chuyện xảy đến với chúng tôi thật kinh khủng! Thật bất hạnh!

[3] Haram (tiếng Ả Rập): Khốn nạn thay!

-
Vâng, thật đáng tiếc cho gia đình ta.

-
Phải, rất đáng tiếc. Allah karim[4]! Chỉ có
đấng Allah là cao cả!

[4] Allah karim (tiếng Ả Rập): Lạy thánh Allah!

-
Ở trong làng, ai gặp phải những vấn đề khó khăn như thế cũng sẽ rất đau buồn...

-
Phải... chúng tôi rất khổ sở.


mẹ không nói gì. Vẫn đứng thẳng, không nhúc nhích.

-
Bác ạ, dù sao chăng nữa cô ấy cũng sắp chết, tình trạng cô ấy nguy cấp lắm rồi.

-
Phải, Allah karim!


anh bác sĩ Hassan tiếp thêm bằng một câu rất chuyên môn:

-
Vâng, thật sự cô ấy nguy lắm rồi.

Anh
ta đã hiểu mục đích của cuộc mặc cả kì quặc về cái chết của một cô gái trẻ. Anh
ta giúp tôi bằng cách tỏ rõ cho gia đình này thấy Souad trước sau gì thì cũng
phải chết, trong khi cả anh ta và tôi đều mong điều ngược lại... Anh ta thay
phiên tiếp sức cho tôi. Rốt cuộc, ông bố thổ lộ cho Hassan biết mối lo âu chính
của cả nhà:

-
Tôi chỉ mong chúng tôi được yên thân sống trong làng.

-
Chuyện ấy thì chắc chắn rồi. Dù thế nào đi chăng nữa, cô ấy cũng sắp chết.

-
Nếu Đấng Tối cao muốn như vậy thì cũng là số mệnh cả thôi! Chúng ta không thể
cưỡng lại.

Nhưng
ông ta không hề đả động những chuyện đã xảy đến với Souad. Và tôi đợi thời điểm
thuận tiện để tiến thêm một bước trên bàn cờ:

-
Nhưng nếu cô ấy chết ở đây thì bác vẫn phải tốn kém nhiều. Bác sẽ cho chôn cất
như thế nào? Và ở đâu kia?

-
Chôn cất ngay đây, ở ngoài vườn.

-
Hay là thế này bác ạ. Nếu cháu mang cô ấy theo, cô ấy sẽ chết ở nơi khác và bác
sẽ không phải lo nghĩ đến bất cứ vấn đề gì nữa.

Đối
với cha mẹ Souad, việc tôi đưa cô ấy đi chết ở nơi khác rõ ràng chẳng có ý
nghĩa gì với họ. Cả đời họ chưa từng nghe một việc như thế. Hassan cũng nhận
thấy điều này, anh nhấn mạnh thêm:

-
Tính kĩ lại, nếu làm như thế sẽ bớt được nhiều phiền hà cho bác và cho tất cả
mọi người trong làng...

-
Phải, nhưng chúng tôi cứ chôn cất nó như thế, nếu Đấng Tối cao muốn vậy, và
chúng tôi nói với mọi người là đã chôn cất rồi, thế là xong.

-
Cháu không biết, nhưng xin bác cứ suy nghĩ kĩ lại. Cháu có thể để cô ấy chết ở
nơi khác. Cháu có thể làm như thế, nếu bác thấy tiện cho gia đình ta...

Thật
tàn nhẫn, nhưng trong trò chơi quái đản này, tôi có thể đặt cược trên cái chết
mà thôi. Nếu tôi bàn đến chuyện cứu sống và chữa trị cho Souad thì họ sẽ hoảng
sợ ngay. Thế là, họ nói với Hassan và tôi rằng họ cần trao đổi với nhau. Một
cách gián tiếp để chúng tôi hiểu đã đến lúc phải ra về. Sau khi cúi chào theo
phong tục, chúng tôi hẹn sẽ quay trở lại. Phải nghĩ ra sao về toan tính của
chúng tôi lúc ấy? Liệu chúng tôi đã đi đúng hướng chưa? Một mặt, Souad sẽ biến
mất, mặt khác, gia đình cô ấy sẽ phục hồi danh dự trong mắt mọi người trong
làng.

Thánh
Allah luôn cao cả, chính ông bố đã nói thế. Cần phải biết kiên nhẫn.

Trong
khoảng thời gian ấy, ngày nào tôi cũng đến bệnh viện tìm cách xin cho Souad
những điều kiện chăm sóc tối thiểu. Nhờ sự có mặt của tôi mà những người ở bệnh
viện bắt buộc phải cố gắng. Chẳng hạn như tẩy trùng những vết bỏng thường xuyên
hơn. Nhưng vẫn không có thuốc giảm đau cũng như các loại thuốc đặc trị. Da của
cô gái đáng thương vẫn còn là vết bỏng khổng lồ, gây nhiều đau đớn cho cô ấy và
rất khó chấp nhận trong mắt người ngoài. Nhiều lúc tôi nghĩ đến, như trong giấc
mơ của câu chuyện cổ tích, những bệnh viện ở đất nước tôi, ở Pháp, ở Navarre
hoặc ở nước nào đó, nơi mà những bệnh nhân bỏng nặng được chăm sóc, chữa trị
rất cẩn thận và tận tình để hạn chế tối đa những cơn đau...


chúng tôi trở lại với cuộc thương thuyết, vẫn là hai chúng tôi, anh bác sĩ
Hassan can đảm và tôi. Thỏi sắt đang nóng thì phải rèn ngay, đề xuất đưa ra
phải vừa tế nhị vừa chắc chắn: “Nếu cô ấy chết tại đây, mọi chuyện sẽ không ổn.
Ngay cả chết trong bệnh viện chăng nữa, thì vẫn không tiện cho bác đâu. Nhưng
chúng cháu có thể mang cô ấy đi thật xa, đến một nước nào đó. Và như thế, tất
cả sẽ kết thúc, bác có thể nói với mọi người trong làng là cô ấy đã chết. Cô ấy
chết ở một đất nước khác và nhà ra sẽ không bao giờ nghe nói đến cô ấy nữa.”

Lúc
này, cuộc thương lượng càng trở nên căng thẳng. Nếu không có loại giấy tờ thì
dù có được họ đồng ý tôi cũng sẽ không làm được gì. Mà tôi thì đã sắp đạt được
mục đích. Tôi không hỏi thêm chuyện gì khác, không hỏi ai đã gây ra chuyện này
cũng không hỏi ai là bố đứa trẻ. Những chuyện như thế đều không đáng kể trong
cuộc thương lượng này, có nhắc đến cũng chỉ làm hoen ố danh dự của họ mà thôi.
Điều tôi quan tâm là thuyết phục thế nào để họ tin rằng con gái họ sắp chết, nhưng
chết ở một nơi khác. Để họ nghĩ rằng tôi là một con điên, một người nước ngoài kì
quái mà họ nên lợi dụng theo chiều hướng có lợi cho họ.

Tôi
cảm thấy câu chuyện có vẻ tiến triển. Nếu họ bằng lòng thì ngay sau khi chúng
tôi ra về, họ có thể tuyên bố với cả làng rằng con gái họ đã chết, không cần
phải giải thích thêm chi tiết nào, không cần phải tổ chức chôn cất trong vườn.
Họ có thể kể bất cứ chuyện gì họ muốn và thậm chí, họ còn có thể báo thù cho
danh dự của mình theo cách riêng của họ. Quả thực rất điên rồ nếu ra nghĩ đến
chuyện này theo lối tư duy của người phương Tây... và không tưởng tượng nổi khi
ta đạt được mục đích trong những điều kiện như vậy. Như thế, sự mặc cả này
không làm lương tâm họ cắn rứt một chút nào. Ở đây, đạo đức và luân lí có điểm
đặc biệt là chỉ chống lại đàn bà con gái, buộc họ phải tuân theo những luật lệ
có lợi cho cánh đàn ông trong bộ tộc. Chính bà mẹ đã chấp nhận đạo luật này khi
muốn đứa con gái của mình phải chết và biến mất vĩnh viễn. Bà ta không thể làm
khác và trong thâm tâm, tôi cảm thấy thương bà ta. Nếu không, tôi sẽ không còn
cảm thấy gì khác. Dù ở châu Phi, Ấn Độ, Jordanie hoặc ở Cisjordanie, tôi đều
phải tự thích ứng với các nền văn hóa và tôn trọng những phong tục cổ truyền.
Mục đích duy nhất của tôi là giúp đỡ nạn nhân của những hủ tục ấy, không phân
biệt họ là nam hay nữ. Nhưng trong đời tôi, đây là lần đầu tiên tôi thương
lượng một mạng người theo cách này. Họ đã nhượng bộ.

Ông
bố bắt tôi phải hứa và bà mẹ cũng bắt tôi phải hứa là không bao giờ để họ phải
thấy lại cô con gái nữa! KHÔNG BAO GIỜ nữa ư!

“Không!
Không bao giờ nữa! KHÔNG ĐỜI NÀO!”

Tôi
hứa. Nhưng để giữ được lời hứa của mình, để đưa được Souad ra nước ngoài tôi
cần phải làm đủ giấy tờ cho cô ấy.

-
Cháu xin bác giúp cho việc này nữa... Có lẽ cũng khó khăn cho bác một chút, nhưng
cháu sẽ cùng đi với bác và cháu sẽ giúp bác. Chúng ta phải đến cơ quan cấp giấy
tờ căn cước và xuất nhập cảnh.

Trở
ngại mới này ngay lập tức khiến họ lo lắng. Mọi sự tiếp xúc với cộng đồng
Israel, nhất là đối với các nhà chức trách Israel đều là vấn đề rất đáng ngại
đối với họ.

-
Hai bác sẽ cùng đi với cháu đến Jérusalem, cả bác và bác gái, cùng kí tên.

-
Nhưng chúng tôi không biết đọc, biết viết!

-
Không sao cả, bác chỉ cần lấy dấu vân tay điểm chỉ cũng được...

-
Được rồi, chúng tôi sẽ đi với cô.

Lần
này, tôi phải dọn đường với nhà chức trách Israel trước khi quay lại tìm cha mẹ
Souad. Thật may là tôi có quen với rất nhiều người làm việc ở bộ phận cấp thị
thực tại Jérusalem. Ở đây, tôi trình bày ý định của tôi và các nhân viên cũng
biết rõ những việc tôi làm cho trẻ em. Vả lại, tôi đang cứu một đứa trẻ. Souad
bảo với tôi là mười bảy tuổi nhưng có hề chi, cô ấy vẫn còn là một đứa trẻ. Tôi
cho các viên chức Israel biết tôi sẽ đưa đến chỗ cha mẹ của một cô gái đang
bệnh nặng và nhắc họ không nên để hai người này phải đợi đến ba tiếng đồng hồ
vì như thế, họ sẽ bỏ về ngay mà không chịu kí gì cả. Họ là những người không
biết chữ và tôi cần phải có mặt để giúp họ làm thủ tục. Tôi sẽ đưa họ đến, nếu
họ có giấy khai sinh, họ sẽ mang theo và cơ quan ở đây chỉ cần xác nhận tuổi cô
gái trên giấy thông hành. Một lần nữa, tôi thấy mình quá liều lĩnh khi nói thêm
rằng cô ấy sẽ ra nước ngoài với một đứa con. Trong khi tôi vẫn chưa biết hiện
đứa bé đang ở đâu và làm thế nào để tìm ra nó.

Nhưng
đó không phải là vấn đề lúc này: cứ lần lượt giải quyết từng việc một. Vấn đề
duy nhất hiện nay là thúc giục cha mẹ Souad nhanh hơn và làm thế nào để Souad
được chăm sóc nhiều hơn.


nhiên, nhân viên hành chính Israel hỏi tôi:

-
Nhưng chị có biết tên của cha đứa bé không?

-
Không, tôi không biết.

-
Thế có phải ghi là con hoang không?

Lối
gọi ấy áp dụng đối với giấy tờ hành chính làm tôi bực mình.

-
Không, anh không nên ghi như thế. Mẹ đứa bé sẽ ra nước ngoài và tại các nước ấy
chuyện con hoang của các anh không có giá trị gì đâu!

Tờ
giấy thông hành mà tôi xin cho Souad và con của cô ấy không phải là hộ chiếu mà
chỉ là một tờ giấy cho phép đi khỏi lãnh thổ Palestine để đến một nước khác. Và
Souad sẽ không bao giờ trở lại Palestine nữa. Nghĩa là, cô ấy không còn tồn tại
trên đất nước của mình, sẽ bị gạch tên trong sổ quản lí nhân khẩu, cô gái bị
thiêu sống ấy. Như đã chết.

-
Anh làm cho tôi hai giấy thông hành, một cho người mẹ và một cho đứa bé.

-
Nhưng đứa bé ấy đâu?

-
Tôi sẽ đi tìm.

Thời
gian dần trôi, nhưng khoảng một giờ sau, nhà chức trách Israel đã bật đèn xanh cho
tôi. Và ngay sáng hôm sau, tôi đi đón bố mẹ Souad, lần này tôi đi một mình, như
một chiến thắng lớn. Cả hai người lẳng lặng bước lên xe, như hai chiếc mặt nạ, và
một lát sau, chúng tôi đến Jérusalem, đi thẳng vào phòng cấp thị thực. Đối với
bố mẹ Souad, đây là vùng đất của kẻ thù, nơi mà theo lệ thường, họ vẫn bị đối
xử chẳng ra gì.

Tôi
ngồi bên cạnh họ và chờ. Đối với người Israel, tôi được xem là vật bảo đảm rằng
hai người đi cùng với tôi không mang theo bom. Ở đây, kể từ ngày tôi làm việc
với cộng đồng người Palestine và Israel, ai cũng biết tôi. Bỗng một nữ nhân
viên đang xác lập giấy tờ vẫy tôi lại gần:

-
Giấy khai sinh của cô gái là mười chín tuổi! Thế mà em bảo với bọn chị là cô ấy
chỉ mới mười bảy!

-
Chúng ta không nên cãi nhau vì chuyện nhỏ nhặt này, vả lại, cô ấy mười bảy hay
mười chín thì cũng có thay đổi gì đâu...

-
Sao em không đưa cô ấy đến đây? Cô ấy cũng phải kí tên chứ.

-
Em không thể đưa cô ấy đến đây được vì cô ấy đang sắp chết trong bệnh viện.

-
Thế còn đứa bé?

-
Chị ơi, chị có thể bỏ qua tất cả được không. Trước mặt ông bố và bà mẹ này, chị
đưa giấy thông hành của cô gái để họ kí tên vào, còn riêng cái giấy của đứa bé,
em sẽ cung cấp cho chị đầy đủ các chi tiết và em sẽ đến lấy sau.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3