Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim - Chương 12 - Phần 1

12. Làm thế nào để đề
nghị và đón nhận sự giúp đỡ

Nếu như bạn không nhận
được
sự
giúp đỡ như bạn mong muốn trong nhiều mối quan hệ thì một nguyên nhân quan
trọng là bạn đã đề nghị thì một nguyên nhân quan trọng là bạn đã đề nghị không
đủ hoặc có thể bạn đã đề nghị một cách không có hiệu quả. Yêu cầu tình yêu và
sự giúp đỡ là rất cần thiết đối với sự thành công của bất kì mối quan hệ nào.
Nếu bạn muốn nhận được thì bạn phải đề nghị. Cả đàn bà và đàn ông đều gặp khó
khăn thì đề nghị sự giúp đỡ. Tuy nhiên, so với đàn ông, thì đàn bà có xu hướng
cảm thấy không hài lòng và thất vọng hơn khi đề nghị sự giúp đỡ. Với lí do này,
tôi sẽ dành riêng một chương cho nữ giới. Tất nhiên đàn ông cũng sẽ mở mang
được tầm hiểu biết nếu như họ cũng đọc chương này TẠI SAO ĐÀN BÀ LẠI KHÔNG
ĐỀ NGHỊ

Đàn
bà thường nghĩ một cách nhầm lẫn rằng họ không cần phải đề nghị đàn ông giúp
đỡ. Bởi vì đàn bà thường cảm nhận qua trực giác những nhu cầu của người khác và
cho đi bất kì thứ gì mà họ có thể, nên họ mong đợi một cách sai lầm đàn ông
cũng làm điều tương tự như thế. Khi một người phụ nữ đang yêu, cô ta sẽ dâng
hiến tình yêu của mình theo bản năng. Với sự cảm thông và vui mừng to lớn, cô
ta tìm kiếm mọi cách để ban phát sự giúp đỡ. Cô ta càng yêu một người, thì cô
ta càng có động lực để dâng hiến tình yêu của mình. Quay trở lại sao Kim, mọi
người tự động giúp đỡ người khác, vì vậy chẳng có lí do gì mà phải yêu cầu cả.
Trong thực tế không cần phải yêu cầu là một trong nhiều cách để họ bộc lộ tình
yêu của mình dành cho một người khác. Trên sao Kim, khẩu hiệu của họ là “Tình
yêu không bao giờ phải đề nghị”

Trên sao Kim, khẩu hiệu của
họ là “Tình yêu không bao giờ phải đề nghị”

Bởi
vì đây là quan điểm của đàn bà, nên họ cho rằng nếu đối phương yêu cô ta, anh
ta sẽ dâng hiến sự giúp đỡ và cô ấy không phải đề nghị. Thậm chí cô ta còn cố
tình không đề nghị giúp đỡ như một bài kiểm tra để đánh giá xem liệu rằng người
đàn ông có yêu cô ta thực sự hay không. Để vượt qua được bài kiểm tra ấy, người
đàn bà đòi hỏi người đàn ông phải đoán trước được những nhu cầu của mình và
người đàn ông phải giúp đỡ họ một cách tình nguyện. Với đàn ông, hướng tiếp cận
này đối với các mối quan hệ thường không phát huy hiệu quả. Đàn ông đến từ sao
Hỏa, mà ở trên sao Hỏa nếu bạn muốn nhận được sự giúp đỡ đơn giản thì bạn phải
yêu cầu. Đàn ông không bị thôi thúc theo bản năng để giúp đỡ người khác. Đàn bà
cần phải đề nghị họ. Điều này lại vô cùng rắc rối bởi vì nếu bạn đề nghị người
đàn ông giúp đỡ mà sai cách thì anh ta sẽ từ chối, và nếu bạn không đề nghị thì
bạn sẽ nhận được ít sự giúp đỡ hay thậm chí còn chẳng nhận được gì. Trong giai
đoạn đầu của một mối quan hệ, nếu một người đàn bà không nhận được sự giúp đỡ
như cô ta mong muốn thì cô ta sẽ đinh ninh rằng người đàn ông không cho cô ấy
bởi vì anh ta chẳng còn gì nữa để cho cả. Cô ta tiếp tục cho người đàn ông sự
giúp đỡ một cách tình cảm và kiên trì, vì cô ta tưởng rằng chẳng bao lâu nữa
anh ta sẽ hiểu ra. Tuy nhiên người đàn ông cho rằng anh ta cho đủ rồi bởi vì cô
ta vẫn tiếp tục cho anh ta. Người đàn ông không nhận ra rằng người đàn bà đang
mong ngóng họ đáp lại. Người đàn ông nghĩ rằng nếu như người đàn bà cần hoặc
muốn thêm sự giúp đỡ thì cô ta sẽ phải ngừng cho. Nhưng vì người đàn bà đến từ
sao Kim, nên họ không chỉ mong muốn nhận thêm sự giúp đỡ mà còn chờ đợi người
đàn ông giúp đỡ họ mà không cần phải đề nghị. Nhưng người đàn ông lại đợi người
đàn bà đề nghị nếu như người đàn bà muốn giúp đỡ. Nếu như người đàn bà không đề
nghị giúp đỡ thì người đàn ông lại đinh ninh rằng họ đã giúp đỡ đủ. Dần dần,
người đàn bà có thể đề nghị người đàn ông giúp đỡ, nhưng lúc đó cô ấy đã nhận
được và cảm nhận thấy quá đòi hỏi. Một người đàn bà sẽ tức giận với người đàn
ông đơn giản vì cô ta phải đề nghị anh ta giúp đỡ. Sau đó khi họ đề nghị nếu
như người đàn ông đồng ý và giúp đỡ cô ta thì cô ta vẫn cảm thấy bực mình vì cô
ấy đã phải đề nghị. Người đàn bà cảm thấy “Nếu ta phải yêu cầu, thì điều này
còn có nghĩa lí gì nữa”. Đàn ông cư xử khéo với những đòi hỏi và bực dọc của
đàn bà. Nếu như một người đàn ông sẵn sàng giúp đỡ, thì sự bực mình và giận dữ
của người đàn bà sẽ khiến anh ta từ chối. Những đòi hỏi là một điều gì đó rất
kinh khủng. Cơ hội của người đàn bà nhận được sự giúp đỡ từ phía người đàn ông
bị tụt giảm một cách nhanh chóng khi một lời đề nghị biến thành một đòi hỏi.
Trong một vài tình huống thậm chí đôi khi người đàn ông còn đưa ra ít sự giúp
đỡ hơn nếu như anh ta cảm thấy rằng cô ta đang đòi hỏi thêm.

Nếu như người đàn bà
không đề nghị giúp đỡ thì người đàn ông lại đinh ninh rằng họ đã cho đủ.

Đối
với những người đàn bà không hiểu, thì điều này khiến cho những mối quan hệ có
liên quan đến đàn ông vô cùng khó khăn. Mặc dù rắc rối này tưởng chừng không
thể vượt qua, nhưng nó lại có thể được giải quyết. Bằng việc ghi nhớ rằng, đàn
ông đến từ sao Hỏa mà bạn có thể học được nhiều cách mới để đề nghị những điều
bạn mong muốn theo những cách có hiệu quả. Trong những cuộc hội thảo của mình,
tôi đã rèn luyện cho hàng nghìn người phụ nữ nghệ thuật đề nghị và họ đã liên
tục đạt được những thành công nhanh chóng. Trong chương này, chúng ta sẽ đi tìm
hiểu ba bước có liên quan đến việc đề nghị và đón nhận những điều bạn mong
muốn. Đó là: (1) Luyện tập việc đề nghị đúng cách những thứ bạn đã nhận được;
(2) Luyện tập việc đề nghị thêm thậm chí ngay cả khi bạn biết anh ta từ chối và
chấp nhận sự từ chối của anh ta; (3) Luyện tập việc đề nghị kiên quyết

BƯỚC 1: ĐỀ NGHỊ ĐÚNG CÁCH
VỀ NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC

Trong
những mối quan hệ của bạn, bước đầu tiên để học được cách chấp nhận thêm sự
giúp đỡ là phải luyện tập việc đề nghị những điều bạn đã và đang nhận được.
Phải ý thức được những gì đối phương đang làm cho bạn. Đặc biệt là những chuyện
nhỏ nhặt, giống như chuyện mang những chiếc hộp, thu dọn đồ đạc, lau dọn, gọi
điện và những việc tủn mủn khác. Phần quan trong của bước này là phải bắt đầu
đề nghị anh ta làm những việc nhỏ nhặt mà anh ta đã làm và không coi đó là
trách nhiệm của mình. Sau khi anh ta đã làm những việc này, hãy đánh giá cao
anh ta. Tạm thời hãy từ bỏ việc chờ đợi chuyện anh ta sẵn lòng giúp đỡ ngay. Trong
bước 1 này, quan trọng là bạn không được đề nghị nhiều hơn những gì anh ta làm
cho bạn. Hãy tập trung vào việc đề nghị anh ta làm những việc nhỏ nhặt mà anh
ta vẫn thường làm. Hãy để anh ta quen với việc nghe bạn đề nghị trong một giọng
điệu không hề đòi hỏi. Khi người đàn ông nghe thấy giọng điệu đòi hỏi, cho dù
bạn có đưa ra lời đề nghị hay đến mấy, thì tất cả những gì anh ta nghe thấy đều
có nghĩa là anh ta đã giúp đỡ không đủ. Điều này khiến anh ta cảm thấy không
được yêu mến và không được đánh giá cao. Sau đó anh ta có xu hướng giúp bạn ít
hơn cho đến tận khi bạn đánh giá cao những điều anh ta đã và đang làm

Khi người đàn ông nghe
thấy giọng điệu đòi hỏi, cho dù bạn có đưa ra lời đề nghị hay đến mấy, thì tất
cả những gì anh ta nghe thấy đều có nghĩa là anh ta đã giúp đỡ không đủ. Điều
này khiến anh ta cảm thấy không được yêu mến và không được đánh giá cao. Sau đó
anh ta có xu hướng giúp bạn ít hơn cho đến tận khi bạn đánh giá cao những điều
anh ta đã và đang làm.

Bạn hay người mẹ có thể ra điều kiện cho anh ta và
ngay lập tức anh ta từ chối những yêu cầu đó. Ở trong bước 1 này, bạn đang đặt
điều kiện lại để anh ta đáp ứng một cách tích cực những đề nghị của bạn. Khi
một người đàn ông dần hiểu ra rằng anh ta được đánh giá cao thì anh ta sẽ rất
hài lòng với bạn, anh ta sẽ muốn đáp ứng lại một cách tích cực những đề nghị
của bạn khi anh ấy có thể. Sau đó anh ta sẽ tự động giúp đỡ bạn. Nhưng bạn
không nên trông mong vào bước cao siêu này ngay từ lúc ban đầu. Nhưng còn có
một nguyên nhân khác để bắt đầu đề nghị những thứ anh ta đang làm cho bạn. Bạn
cần phải chắc chắn rằng bạn đang đề nghị theo một cách mà anh ta có thể nghe
thấy và đáp ứng lại được. Đó chính là điều tôi ám chỉ khi nói rằng “Phải đề
nghị đúng cách”

Những bí quyết để khích
lệ một người đàn ông.


5 bí quyết để đề nghị một người Sao Hỏa giúp đỡ một cách phù hợp. Nếu như bạn
không tuân theo những bí quyết này, đàn ông có thể sẽ từ chối bạn. Những bí
quyết đó là: thời điểm phù hợp, thái độ không mang tính chất ra lệnh, ngắn gọn,
trực tiếp, và sử dụng từ ngữ phù hợp.

1. Thời điểm phù hợp: Hãy
cẩn thận, đừng đề nghị anh ta làm một điều gì mà rõ ràng anh ta cũng định làm.
Ví dụ, nếu anh ta định đổ rác, thì bạn đừng yêu cầu “Anh có thể đổ rác đi
không?” Vì anh ta sẽ cảm giác rằng bạn đang bảo anh ta điều anh ta phải làm.
Yếu tố thời điểm có tính chất quyết định. Thêm vào đó, nếu anh ta buộc phải tập
trung hết sức vào một điều gì đó thì bạn đừng đợi anh ta sẽ đáp ứng ngay đề
nghị của bạn.

2. Thái độ đề nghị không
mang tính ra lệnh.
Hãy ghi nhớ rằng, một lời đề nghị chứ không phải là
một lời mệnh lệnh. Nếu như bạn có thái độ ra lệnh hay bực tức, cho dù bạn có
lựa chọn ngôn ngữ cẩn thận đến đâu đi chăng nữa thì anh ta vẫn sẽ cảm thấy mình
không được đánh giá cao với những gì anh ta đã làm và có thể còn nói lời từ
chối.

3. Ngắn gọn. Bạn nên
tránh việc đưa ra một loại những lí do giải thích tại sao anh ta nên giúp bạn.
Nên cho rằng, bạn không phải thuyết phục anh ta. Bạn càng giải thích dài dòng
bao nhiêu, thì anh ta càng ngán ngẩm bấy nhiêu. Những lời giải thích dài dòng
làm rõ cho những lời đề nghị của bạn sẽ khiến anh ta cảm thấy như thể bạn không
tin rằng anh ra sẽ giúp đỡ bạn vậy. Anh ta sẽ bắt đầu cảm thấy bị thúc giục
thay cho việc sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Khi bạn đề nghị một người
đàn ông giúp đỡ, nên cho rằng bạn không phải đang đi thuyết phục anh ta.

Khi
người đàn bà buồn bực thì cô ta không muốn phải nghe thấy một loạt lí do và
những lời giải thích về việc tại sao cô ta lại không nên buồn bực, một người
đàn ông cũng không muốn nghe thấy một loạt những lí do và những lời biện minh
về chuyện tại sao anh ta nên thỏa mãn những lời đề nghị của cô ta. Đàn bà
thường đưa ra một danh sách những lí do để minh chứng cho những nhu cầu của cô
ta một cách sai lầm. Họ cứ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp người đàn ông thấy được
lời đề nghị của họ là chính đáng và vì thế sẽ thôi thúc được anh ta. Nhưng điều
mà người đàn ông nghe thấy được lại là: “Đây là lí do tại sao anh phải làm điều
này”. Danh sách ấy càng dài thì anh ta càng phản đối giúp đỡ bạn. Nếu anh ta
hỏi bạn “Tại sao?” thì bạn hãy đưa ra những lí do của mình, nhưng nếu anh ta
hỏi lại lần nữa thì bạn phải trả lời ngắn gọn. Bạn phải luyện tập việc tin rằng
anh ta sẽ làm điều ấy nếu có thể. Hãy nhớ là: càng ngắn gọn càng tốt.

4. Trực tiếp: Đàn bà
thường nghĩ rằng họ đang đề nghị giúp đỡ trong khi họ lại không hề nói trực
tiếp ra. Khi một người đàn bà cần sự giúp đỡ, cô ta có thể đề cập đến khó khăn
nhưng lại không trực tiếp đề nghị được giúp đỡ. Cô ta mong chờ người đàn ông
giúp đỡ mình đồng thời lại phớt lờ việc đề nghị trực tiếp người đàn ông giúp đỡ.
Một lời đề nghị gián tiếp thì vẫn là một lời đề nghị nhưng nó không trực tiếp
thể hiện điều đó. Những lời đề nghị kiểu gián tiếp này khiến cho người đàn ông
cảm thấy đó là chuyện đương nhiên mà anh ta phải làm và anh ta không được đánh
giá cao. Đôi khi việc sử dụng những câu nói gián tiếp tất nhiên cũng tốt. Nhưng
khi bạn sử dụng chúng liên tục thì người đàn ông sẽ từ chối giúp đỡ bạn. Thậm
chí ngay cả anh ta cũng chẳng hiểu tại sao mình lại từ chối. Những câu nói sau
đây sẽ là tất cả những ví dụ về những lời đề nghị gián tiếp và một người đàn
ông có thể đáp ứng lại những lời đề nghị ấy ra sao

ĐIỀU MÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ
THỂ NGHE THẤY KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ NÓI GIÁN TIẾP

Điều mà người đàn bà nên
nói (ngắn gọn và trực tiếp)

“Anh
sẽ đón lũ trẻ được không?”

“Anh
sẽ mang hàng tạp phẩm vào được không?”

“Anh
sẽ dọn dẹp sân sau nhà được không?”

“Anh
sẽ lấy bưu kiện được không?”

“Anh
sẽ đưa em đi ăn tiệm tối nay nhé!”

“Tuần
này, anh sẽ đưa em đi chơi được không?”

“Một
lúc nào đó, anh sẽ nói chuyện với em được không?”

Điều mà cô ấy không nên
nói (Gián tiếp)

“Cần
phải đón lũ trẻ, mà em thì không thể.”

“Hàng
tạp phẩm ở trong xe hơi” “Sân sau nhà thực sự là bẩn” “Bưu kiện vẫn chưa ai
nhận cả” “Tối nay em không có thời gian nấu cơm” “Đã vài tuần nay, chúng mình
không đi chơi.”

“Chúng
ta cần phải nói chuyện”

Điều người đàn ông nghe
thấy khi người đàn bà nói gián tiếp

“Nếu
có thể thì anh nên đón chúng, nếu không thì tôi sẽ cảm thấy không được giúp đỡ
và cáu với anh” (ra lệnh) “Mang chúng vào là việc của anh, tôi đã đi mua rồi”
(mong chờ) “Anh lại không dọn dẹp sân sau nhà rồi đấy. Anh nên có trách nhiệm
hơn đi. Lẽ ra tôi không phải nhắc nhở anh” (từ chối) “Anh đã quên nhận bưu
kiện. Anh nên nhớ mới đúng” (phản đối)

“Tôi
đã làm điều đó nhiều rồi, thì ít ra anh cũng có thể đưa chúng ta đi ăn tiệm tối
nay chứ” (không hài lòng) “Anh chả để ý gì đến tôi cả. Tôi đâu có nhận được cái
mà tôi cần. Anh nên đi chơi với tôi thường xuyên hơn” (cáu bẳn) “Vì lỗi của
anh, mà chúng ta nói chuyện với nhau chưa đủ. Anh nên nói chuyện với tôi thường
xuyên hơn” (đổ tội)

5. Sử dụng ngôn từ thích
hợp
. Một trong những lỗi thông thường nhất khi đề nghị giúp đỡ là việc
sử dụng từ “Có thể” thay cho tứ “Sẽ”. “Anh có thể đổ rác không?” chỉ là một câu
hỏi bao hàm thông tin. Nhưng “Anh sẽ đi đổ rác chứ?” lại là một lời đề nghị. Phụ
nữ thường sử dụng câu “Anh có thể?” để hàm ý “Anh sẽ?”. Như trước đây tôi đã đề
cập, những đòi hỏi gián tiếp là một điều gì đó rất kinh khủng. Thỉnh thoảng
chúng ta mới sử dụng chúng, thì tất nhiên cũng chẳng có vấn đề gì, nhưng suốt
ngày sử dụng từ “Có thể” thì cũng bắt đầu làm người đàn ông nóng nảy. Khi tôi
gợi ý cho phụ nữ nên đề nghị đàn ông giúp đỡ thì đôi khi họ lại hoảng sợ vì
nhiều lúc đối phương lại đưa ra những câu bình luận kiểu như:

• “Đừng
có càu nhàu với tôi.”

• “Đừng
có suốt ngày yêu cầu làm nhiều thứ như thế.”

• “Dừng
ngay việc ra lệnh cho tôi làm điều đó đi.”

• “Tôi
tự biết phải làm gì.”

• “Cô
không phải nói với tôi điều đó.”

Mặc
dù điều ấy nghe như thế nào đối với một người đàn bà, khi một người đàn ông có
kiểu bình luận này, thì điều họ thực sự định nói vẫn là “Anh không thích cách
mà em đề nghị!”. Nếu như một người đàn bà không hiểu ngôn ngữ có thể ảnh hưởng
đến người đàn ông rõ ràng như thế nào, thì thậm chí cô ta còn trở thành càu
nhàu hơn nữa. Cô ta trở nên ngại đề nghị và bắt đầu nói câu “Anh có thể...” bởi
vì cô ấy nghĩ rằng cô ấy đang cư xử lịch sự hơn. Mặc dù điều này có tác dụng
tốt trên sao Kim, nhưng nó lại không có tác dụng gì cả trên sao Hỏa Trên sao Hỏa,
sẽ là một điều xúc phạm người khác nếu như chúng ta hỏi một người đàn ông câu:
“Anh có thể đi đổ rác chứ?” Tất nhiên là anh ta có thể đi đổ rác! Nhưng câu hỏi
không phải là anh ta có thể đi đổ rác mà là anh ta sẽ đi đổ rác. Sau khi anh ta
bị xúc phạm, anh ta có thể sẽ nói “không” chỉ vì bạn đã chọc giận anh ta

Người đàn ông muốn được
đề nghị gì

Khi
tôi giải thích sự khác biệt giữa từ có thể và từ sẽ trong những cuộc hội thỏa
của tôi, nhiều người phụ nữ lại nghĩ rằng tôi đang làm một chuyện vô bổ. Đối với
những người phụ nữ, không có sự khác biệt nhiều, trong thực tế cụm từ “Anh có
thể” thậm chí còn lịch sự hơn cả cụm từ “Anh sẽ”. Nhưng đối với rất nhiều người
đàn ông, thì đó là cả một sự khác biệt to tát. Bởi vì sự khác biệt này tối quan
trọng, nên tôi sẽ đưa thêm vào đây những lời bình luận của 7 người đàn ông khác
nhau đã tham dự vào các cuộc hội thảo của tôi

1.
Khi người ta hỏi tôi “Anh có thể làm điều đó và chắc chắc là
có thể.” Nhưng tôi không thích tôi phải hứa làm điều đó. Mặt khác, khi cô ta
hỏi tôi: “Anh sẽ dọn dẹp sân sau nhà được không?” Tôi sẽ quyết định và sẵn sàng
giúp đỡ họ. Nếu tôi nói có thì cơ hội để tôi ghi nhớ làm điều đó còn lớn hơn
bởi vì tôi đã hứa

2.
Khi cô ấy nói rằng: “Em cần sự giúp đỡ của anh. Anh có thể giúp
em không?” Điều đó nghe cứ như bị một lời buộc tội giống như tôi đã từ chối cô
ấy ở một phương diện nào đó. Câu hỏi ấy không giống như một lời mời để tôi có
thể trở thành một người đàn ông tốt - một người muốn giúp đỡ cô ấy. Mặt khác,
câu: “Em cần anh giúp đỡ. Anh sẽ giúp em mang thứ này chứ?” nghe giống như một
lời đề nghị và cũng là một cơ hội đối với một người đàn ông tốt bụng. Tôi muốn
nói đồng ý.

3.
Khi vợ tôi nói rằng: “Anh có thể thay tã cho Christopher được
không?”. Tôi có thể, thay tã là một chuyện đơn giản. Nhưng nếu tôi không muốn
làm điều đó thì tôi vẫn có thể viện cớ này cớ khác. Giá như cô ấy hỏi tôi: “Anh
sẽ thay tã cho Christopher được không?” thì tôi sẽ nói rằng “Chắc chắn rồi” và
tôi sẽ làm việc đó. Về mặt sâu xa, tôi sẽ cảm thấy, tôi muốn làm và tôi thích
cùng cô ấy nuôi dạy lũ trẻ. Tôi muốn giúp đỡ cô ấy!

4.
Khi người ta hỏi tôi; “Anh sẽ giúp đỡ tôi chứ?” câu hỏi
này tạo cơ hội cho tôi giúp đỡ họ, và tôi còn sẵn sàng giúp đỡ họ nhiều hơn,
nhưng khi tôi nghe thấy câu: “Anh có thể giúp đỡ tôi không?” tôi cảm giác như
bị đẩy vào chân tường, như thể tôi không có sự lựa chọn nào. Nếu như tôi có khả
năng giúp đỡ họ thì tôi cũng mong giúp được họ. Tôi không cảm thấy mình được
đánh giá cao

5.
Tôi bực mình vì bị hỏi: “Anh có thể”. Tôi thà không có sự lựa chọn
nào còn hơn là nói: “Có”. Nếu như tôi nói không, thì cô ấy sẽ thất vọng về tôi.
Câu nói đó không phải là một lời đề nghị mà là một câu mệnh lệnh

6.
Tôi luôn bận rộn hoặc ít ra tôi cũng giả vờ mình bận rộn để người phụ nữ cũng
làm việc với tôi không thể hỏi tôi câu: “Anh có thể”.Với câu hỏi: “Anh
sẽ
”, tôi cảm thấy có cơ hội và tôi muốn giúp đỡ cô ta

7.
Chỉ trong tuần này vợ tôi hỏi: “Hôm nay anh có thểtrồng hoa hay
không?” và không ngần ngừ gì, tôi trả lời: “Được”. Khi vợ tôi về nhà, cô ấy lại
hỏi: “Anh đã trồng hoa rồi phải không?” Tôi trả lời “Chưa”. Cô ấy hỏi: “Ngày
mai anh có thể trồng chúng không?” và không ngần ngại gì, tôi lại trả lời:
“Được chứ”. Điều này cứ xảy ra hàng ngày trong tuần và hoa thì vẫn chưa được
trồng. Tôi nghĩ, giá như cô ấy hỏi tôi: “Ngày mai anh sẽ trồng hoa chứ?” thì
tôi sẽ cân nhắc về điều ấy và nếu như tôi đã trả lời “Có” thì tôi sẽ làm điều
đó

8.
Khi tôi nói rằng: “Vâng, tôi có thể làm điều đó” thì bản thân
tôi không cam kết làm điều đó. Tôi chỉ nói rằng tôi có thể làm điều đó mà thôi
chứ tôi đâu có hứa sẽ làm. Nếu cô ấy cáu với tôi thì tôi cũng không thích cô ấy
có được cái quyền ấy. Nếu tôi hứa tôi sẽ làm điều đó, thì tôi mới hiểu tại sao
cô ấy cáu nếu như tôi không làm

9.
Tôi lớn lên cùng với 5 chị em gái, và giờ đây tôi đã xây dựng gia đình và có ba
đứa con gái. Khi bà vợ của tôi nói: “Anh có thể đi đổ rác
không?” tôi mới không trả lời, mà cô ấy đã hỏi “Tại sao?” và ngay cả tôi cũng
không biết tại sao nữa. Giờ đây tôi đã hiểu tại sao. Tôi cảm thấy mình bị kiểm
soát. Nhưng tôi có thể trả lời câu “Anh sẽ?”

10.
Khi tôi nghe thấy câu: “Anh có thể?” thì tôi sẽ nói “Có” ngay lập
tức và 12 phút trôi qua tôi mới nhận ra rằng tôi không làm điều đó, rồi sau đó
tôi còn phớt lờ câu hỏi. Nhưng khi tôi nghe thấy câu: “Anh sẽ?” thì một phần
trong con người tôi trỗi dậy và trả lời “Có, tôi muốn giúp em”. Và thậm chí cảm
giác phản đối có xuất hiện sau đó trong tâm chí tôi, thì tôi vẫn sẽ thỏa mãn đề
nghị của cô ấy bởi vì tôi đã hứa rồi

11.
Tôi sẽ nói đồng ý với một câu hỏi dạng: “Anh có thể?”, nhưng thực
ra bên trong tôi bực cô ta lắm. Tôi cảm giác rằng nếu tôi nói không cô ta sẽ
điên tiết lên mất. Tôi thấy mình đang bị kiểm soát. Khi cô ấy hỏi tôi: “Anh
sẽ
,”, thì tôi lại cảm thấy thoải mái trả lời có hoặc không. Tôi lựa chọn
câu hỏi này rồi sau đó tôi sẽ trả lời có

12.
Khi một người đàn bà hỏi tôi: “Anh sẽ làm điều này chứ?” Tôi cảm
thấy yên tâm. Tôi tán thành câu hỏi này. Tôi cảm thấy mình được đánh giá cao và
hạnh phúc khi giúp đỡ được họ 13. Khi tôi nghe thấy câu: “Anh sẽ”, tôi
cảm thấy mình được tin tưởng để có thể giúp đỡ họ. Nhưng khi tôi nghe thấy câu:
“Anh có thể” thì tôi còn nghe thấy một câu hỏi khác ẩn sau câu hỏi đó. Cô ấy
hỏi tôi liệu rằng tôi có thể đổ rác hay không thì rõ ràng tôi có thể làm được
điều ấy. Nhưng đằng sau câu hỏi của cô ấy là một mệnh lệnh, điều này có nghĩa
là cô ta tin tưởng tôi vẫn chưa đủ nên không thể hỏi tôi một cách trực tiếp

14.
Khi một người đàn bà hỏi tôi: “Anh sẽ”, tôi cảm thấy sự dịu dàng của cô
ấy. Tôi nhạy cảm hơn rất nhiều với cô ấy và cả những nhu cầu của cô ấy; rõ ràng
là tôi không muốn từ chối cô ấy. Khi cô ấy nói: “Anh có thể” thì có nhiều khả
năng tôi trả lời “không” hơn bởi vì tôi biết đây không phải là một lời từ chối
đối với cô ấy. Đơn giản nó chỉ là một lời nhận xét khách quan rằng tôi không thể
làm điều ấy. Câu trả lời ấy sẽ không phải là điều gì đó xúc phạm đến cô ta nếu
như tôi từ chối câu hỏi dạng “Anh có thể làm điều này?”

15.
Đối với tôi, bản thân câu “Anh sẽ” cũng đã mang sắc thái tình cảm và tôi
muốn đáp lại, nhưng câu “Anh có thể” thì lại khách quan, và tôi sẽ đáp lại nếu
như điều đó thuận tiện nếu như tôi chẳng có gì để làm

16.
Khi một người đàn bà nói rằng “Anh có thể giúp em được
không?” thì tôi có thể cảm nhận thấy sự bực tức của cô ta và tôi sẽ phải chịu
đựng cô ta. Nhưng nếu cô ta nói rằng “Anh sẽ giúp em được chứ” thì tôi lại
chẳng cảm thấy sự bực tức nào, thậm chí nếu có thì tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ cô
ấy.

17.
Khi một người đàn bà nói rằng “Anh có thểgiúp đỡ em chuyện này
chứ?” thì tôi sẽ tán thành thực sự mà nói rằng “Tôi không muốn.” Phần chây lì
trong tôi trỗi dậy. Nhưng khi tôi nghe thấy câu “Anh sẽ giúp em
được không?” tôi sẽ trở nên sáng tạo hơn và bắt đầu nghĩ cách để giúp đỡ họ. Người
đàn bà chắc chắn đã liên tưởng sự khác biệt quan trọng giữa “có thể
và “sẽ” bằng cách tái hiện lại một cảnh tượng lãng mạn trong
một khoảnh khắc. Hãy tưởng tượng đến cảnh một chàng trai cầu hôn một cô gái.
Trái tin anh rực sáng tình yêu, giống như ánh trăng tỏa sáng ở phía trên. Anh
quỳ xuống trước mặt cô gái và nắm lấy đôi bàn tay của cô. Rồi anh nhìn sâu vào
trong mắt cô và nói một cách dịu dàng, “Em có thể lấy anh chứ?”. Ngay lập
tức sự lãng mạn tiêu tan. Khi chàng trai sử dụng từ “Có thể” và “Sẽ”,
thì dường như anh rất mềm yếu và không đứng đắn. Trong khoảnh khắc đó, ở anh ta
xuất hiện sự tự ti và mất an toàn. Nếu thay vào đó mà anh ta nói rằng “Em sẽ
lấy anh chứ?” thì cả sức mạnh và cả sự mềm yếu đều hiện diện. Đó là cách cầu
hôn. Một cách tương tự như vậy, một người đàn ông đòi hỏi người đàn bà bộc lộ
những yêu cầu theo cách này. Hãy sử dụng từ “Sẽ”, từ “Có thể
nghe có vẻ không được tin tưởng cho lắm, lại gián tiếp, yếu đuối và có tính
thúc giục. Khi người đàn bà nói “Anh có thể đổ rác không?” thì thông điệp mà
anh ta nhận được là “Nếu anh có thể thì anh nên đi đổ. Em sẽ đổ nó giùm anh”.
Trong quan điểm của mình, anh ta thấy rõ ràng có thể làm được điều ấy nhưng anh
ta phớt lờ đề nghị giúp đỡ người đàn bà vì anh ta cảm giác cô ta đang sai khiến
anh ấy hoặc coi rằng đương nhiên anh ta phải làm điều ấy. Anh ta cảm thấy cô ta
khôgn tin tưởng anh ta. Tôi nhớ đến một người phụ nữ trong một cuộc hội thảo nọ
đang giảng giải sự khác biệt ấy bằng những thuật ngữ của những người đến từ sao
Kim. Bà ta cho biết “Ban đầu tôi cũng không cảm thấy sự khác biệt giữa hai cách
yêu cầu. Nhưng sau đó thì tôi đã hiểu ra. Tôi đã cảm thấy sự khác biệt khi anh
ấy nói “Không, tôi không thể làm điều đó” với câu “Không, anh sẽ không làm điều
ấy”. Câu nói “Không, anh sẽ không làm điều ấy” là một sự phản đối mang tính
chất cá nhân. Nếu anh ta nói câu “Anh không thể làm điều đó”, thì điều ấy cũng
chẳng liên quan gì đến tôi, chỉ là anh ta không thể làm điều đó mà thôi.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3