Dám thất bại - Chương 06

Chương
VI

GIÁ
TRỊ CỦA THẤT BẠI

Tại sao ta lại phải có cơn mưa này?Tại sao ta lại phải
thất bại?Tôi nghĩ tốt hơn nên đặt câu hỏi theo cách khác:tại sao ta phải trải
qua những kinh nghiệm thất bại?Để minh họa cho điều này, tốt hơn cả là nêu một vài ví dụ

Có bao giờ bạn thấy 1 viên kim cuơng ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các
viên kim cuơng chưa được cắt gọt ở ngay trước mặt nhiều người trong chúng ta
cũng không nhận ra đó là kim cuơng. Chúng
chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. Ai đã đọc quyển sách nổi tiếng "cánh đồng kim
cuơng" của Russel H.Conwell sẽ làm chứng cho điều này. Người đàn ông trong truyện. Ali, đã rời bỏ cánh đồng kim cuơng của mình để
đi tìm cánh đồng kim cuơng ở nơi khác vì anh ta không biết kim cuơng ở dạng thô
trông ra làm sao.

Các viên đá nhám ấy đã được gia công như thế nào để
trở thành những viên kim cuơng xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu
thích? Bằng cách đánh bóng ư? Đúng thế, viên kim cuơng thô ráp được đánh bóng và được mãi dũa
nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh
bóng để "kim cuơng" hiện ra. Điều
tuơng tự cũng trải qua với chúng ta. Chúng
ta cần được đánh bóng, cần trải qua những lúc khó khăn, những lần đau khổ trước khi sự vĩ đại
của chúng ta được khám phá.

"Một viên kim cuơng chỉ là một viên than đá được
kết tinh dưới các áp lực"

Vô danh.

Có một câu tục nữ nói rằng :

"chính trong các cuộc khủng hoảng và chiến tranh
lớn các vĩ nhân được sinh ra" 

Ý của câu này không phải vĩ nhân khong được sinh ra
trong các giai đoạn khác, mà nó
chỉ ngụ ý rằng không có khủng hoảng thì phần tốt nhất trong họ không được bộc
lộ ra. 

Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tịa sáng ban ngày ta không thể thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó
mà vì có quá nhiều ánh nắng!Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật! Nhắc đến
sao, nếu các bạn chịu khó nghiên cứu cuộc
sống của tất cả cả các ngôi sao điện ảnh Hollywood, tôi có thể khẳng định với bạn rằng họ đã tứng chịu
đựng rất nhiều lần "mài giũa" mới được như ngày nay!

THÀNH LONG (JACKIE CHAN)

"Khi đến Mĩ: thứ nhất tôi không biết
tiếng Anh.
Thứ hai, không ai biết đến tôi. Khi đi trên đường không ai thèm chú ý đến tôi."

Khi còn bé, vì không
đủ khả năng nuôi con, cha mẹ Thành Long buộc phải bán anh
cho người đã đỡ anh ra, đó là
một bác sĩ sản khoa người Anh, để lấy
26 đô la. Ngay từ lúc còn rất nhỏ, 7 tuổi. Thành Long đã được đi học ở Viện nhạc kịch nổi tiếng. Trong hơn 10 năm đi học ở đây, suốt 7 ngày trong tuần, từ 5 giờ sáng đến nửa đêm, Thành Long phải học một chương trình
rất nặng về âm nhạc,
khiêu vũ và võ thuật. Anh được huấn luyện trong điều kiện
hết sức khắc nghiệt: học sinh bị
đánh đập và bỏ đói nều không làm theo lệnh. Sau đó, anh
xuất hiện trong 1 số phim đầu tiên của điện ảnh Hong Kong với vai trò người
đóng thế và bằng nỗ lực của bản thân, anh
tiến dần tới vị trí điều phối viên các màn nguy hiểm, rồi làm đạo diễn. Khi Lí Tiểu Long (Bruce Lee) qua đời, cùng một số người khác,Thành Long đã
thay vào chỗ trống. Anh đã thất bại nặng nề

"Rất khó, quả
thật rất khó"Thành Long nói "vì vậy thay vì cố gắng trở thành ông ấy (Lí Tiểu Long), tôi quyết định trở thành chính mình "

Jackie có ten khai sinh là Steve, sau đó đổi thành Jack Chan. Và ít lâu sau Raymond Chow của hãng Golden Harvest (Gia
Hòa) đã đổi tên anh thành Jackie. Vận may đã đến với anh năm 1978 với bộ phim "Con
rắn dưới bóng đại bàng" (Snake
in the Eagle's shadow).

Ngày nay, Thành
Long hiển nhiên là ngôi sao điện ảnh lớn nhất Hong Kong; anh cũng nổi tiếng không kém ở Mĩ với mức thù lao lên
đến 50 triệu đo la mỗi năm !

"Vận rủi và thất bại cho ta cơ hôi để phát triển
trí tuệ của mình và đi tiếp "

Xin được lấy vàng làm ví dụ, món trang sức mà nhiều người đã chết vì nó. Lửa càng nóng thì vàng càng tinh
khiết hơn. Đó là sự thật-hãy thử hỏi thợ kim
hoàn, họ sẽ cho bạn biết.

Những lần khó khăn, rủi ro chán nản, đau khổ
sẽ rèn luyện bạn cũng như lửa luyện vàng.

Nước hoa được chiết suất từ hoa như thế nào ?

Trước tiên, hoa phải được ép kĩ trước khi ta có thể lấy được tinh dầu
của nó. Bạn thấy không, đây là cả một quá trình ép vắt, những kinh nghiệm thất bại sẽ làm nổi lên những phần
tốt đẹp nhất trong chúng ta.

"Những thất bại đầu đời đem lại lợi ích thiết
thực to lớn nhất "

Nhưng nhiều người trong chúng ta lại không hiểu được
điều này. Khi gặp khó khăn và thất vọng, ta cảm thấy hết sức cay đắng. Ta bắt đầu báng bổ và nguyền rủa. TẠI SAO LẠI LÀ TÔI? Những người không nhìn thấy được các
giá trị của các kinh nghiệm này sẽ không thể chống đỡ nổi và trải qua phần đời
còn lại của mình với nỗi cay đắng và tâm trạng phẫn chí. Đây là một điều rất đáng buồn, và đây cũng là lí do tại sao tôi viết quyển sách này, vì tôi biết có vô số người không thể
thấy được giá trị những lần thất bại của mình; vì thế, họ sống
trong một cuộc sống khép kín với người khác và mất hết mọi ảo tưởng.

Về điểm này, tôi
cũng muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người đừng nên hỏi "SAO LẠI LÀ TÔI
?" mà nên cảm ơn Thượng đế đã dành điều
đó cho bạn! Bạn đã được chọn đấy!

Các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã từng là những
người phải trải qua đủ loại thử thách gay go. Nếu không gặp lúc khó khăn, bạn sẽ không phát triển được nghị lực của mình. Nếu mọi việc đều dễ dàng đối với bạn, rốt cuộc bạn sẽ chẳng là gì cả. Bạn không bao giờ là bất cứ cái gì vì
bạn không làm gì cả.

"Tôi luôn cảm thấy rất đỗi thích thú khi được thất
bại đầu tiên của một ai đó" Marden
nói. "Đó là thước đo cuộc đời của
người đó, là số đo năng lực thành công của anh
ta. Sự thật về thất bại của anh ta không
làm tôi thích thú lắm; nhưng điều mà tôi quan tâm là: Làm thế nào anh ta chấp nhận được
thất bại.
Ngay sau đó, anh ta đã làm gì? Anh ta có thoái chí không? Anh ta có bị trượt dốc luôn không? Anh ta có kết luận rằng mình đã mắc
phải sai lầm trong nghề nghiệp và cố gắng làm điều gì khác nữa không? Hay anh ấy gắng gượng đứng lên và bắt
đầu lại từ đầu bằng cách quyết định quên đi thất bại?

Các khó khăn làm bộc lộ tài năng và làm cho sự vĩ đại
có thể trở thành hiện thực. Người
đã vượt qua những khó khăn "mang " các dấu hiệu chiến thắng trên
guơng mặt mình. Vẻ đắc thắng luôn bộc lộ qua mỗi cử
chỉ của anh ta.

Đấu tranh, thất
bại, thành công: trong khi thành công là cái mà ta luôn tìm kiếm, đấu tranh cũng có niềm vui riêng của
nó, và thất bại cũng không phải là không
có ích.

"Tôi ngộ ra rằng thước đo giá trị thành công
không phải là địa vị ta đạt được trong cuộc sống mà là các trở ngại ta đã vượt
qua để đạt đến vị trí đó"

TIẾN SĨ BOOKER T.WASHINGTON

"Bạn chỉ biết quý vẻ tráng lệ của các đỉnh núi
cao vời vợi khi đã đúng ở vực sâu thẳm nhất "

"Chỉ khi nào thất bại, sự cao quý của bạn mới được bộc lộ ra và thử thách !"

"Bạn cần đuơng đầu với tất cả các thất bại để cho
sự cao quý của bạn hiển hiện "

TỔNG THỐNG RICHARD NIXON

------------------------

"Cá tính không thể phát triển trong nhàn hạ và êm
ả được.
Chỉ khi trải qua những kinh nghiệm gian nan và đau khổ, tâm hồn mới trở nên minh mẫn và trí óc mới trở nên tinh tế, hoài bão được hình thành và cuối cùng đạt đến thành công "

HELLEN KELLER

-------------------------

"Xin hãy nhớ rằng, để có cầu vồng bạn phải
có cơn mưa.
Không còn cách nào khác. Những lần gặp khó khăn
khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn và không còn đau khổ nữa.
Bạn chỉ trở nên vững vàng hơn nếu bạn biết học hỏi từ những khó khăn, như những phát biểu sau: "Từ những thất bại chứng ta học được
nhiều điều hơn từ thành công.
Ta thừơng hiểu ra mình nên làm
gì khi có ý thức mình không nên làm những gì.
Và chắc chắn người chưa
từng phạm phải sai lầm sẽ không bao giờ khàm phá được bất cứ điều gì ".

SAMUEL SMILES

"Tôi học được nhiều từ những sai lầm của mình hơn
là từ thành công"

HUMPPHRY DAVY

"Ta không bao giờ học hỏi được điều gì từ thành công của mình, mà chỉ học được từ những thất bại của chính mình "

JOHN NAISBITT

NGƯỜI SÁNG LẬP MEGATRENDS CHÂU Á

"Có một số người khi thất bại thì cứ giậm chân
tại chỗ,
còn một số người khác thì khi thất bại lại học hỏi
được nhiều điều từ thất bại đó và tiếp tục tiến lên "

Có lẽ phần dưới đây sẽ giải thích tại sao ta học được
nhiều điều từ thất bại hơn là từ thành công. Đầu tiên,t a phải
phân tích xem "học hỏi" ở đây là gì? Một người học hỏi như thế nào? Ta học bằng cách quan sát, nghe ngóng, thử
nghiệm và sao chép. Giả sử không mắc phải sai lầm nào và
ta cứ học bằng cách chỉ đi theo đường đúng. Nhưng ta làm sao biết được đâu là đường đúng nếu ta không biết thế nào là đường sai?

Vì thế, người
ta chỉ thật sự học được cách làm đúng qua những thử thách và sai lầm. Điều này cũng giống như một chiếc máy
bay đang bay từ Kualar Lumper hay từ Singapore đến Tp.HCM. Nó phải tự điều chỉnh nhiều lần mới đến được đích cuối
cùng. Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây,bạn sẽ
nhận ra rằng chiếc phi cơ này đã đi theo đường sai nhiều hơn đường đúng:

Bạn cũng sẽ thấy rằng lần duy nhất ta cho rằng mình
đang ở trên lộ trình đúng lại chính là lúc máy bay đang đi theo đường dích dắc
và máy bay đã băng ngang qua lộ trình đúng mà ta không hay biết 

Nếu bạn hỏi bất kì phi công nào, họ sẽ cho bạn biết là khi máy bay đang ở trên không và
ở chế độ lái tự động, hệ thống chỉ dẫn của máy bay tự khởi
động. Hệ thống này đảm bảo rằng khi máy bay
bị lạc hướng ,nó sẽ tự điều chỉnh để máy bay đến
được nơi cần đến. Và như bạn đã thấy ở trên, máy bay đã bị lạc đường nhiều lần hơn
ta tưởng .

Cuộc đời chúng ta cũng thế. Cuộc đời chúng ta ví như chiếc máy bay sẽ đi lạc hướng
liên miên. Trải qua nhưng sai lầm, những trở ngại và những thất bại, ta biết làm thế nào cho đúng và cuối
cùng cũng đạt được mục đích của mình. Vì thế, ta không nên e sợ những sai lầm, trở ngại hay thất bại. Chúng là một phần của cuộc hành trình
đến đích của ta. Ta không có cách nào khác ngoài việc
học hỏi để có thể tránh không gặp chúng nữa .

Hãy lắng nghe những gì người khôn ngoan đã nói: "Nếu tôi không gặp sai lầm, chắc hẳn tôi đã không thể hiểu biết
và trưởng thành ".

Ở điểm này, tôi
muốn chia sẻ một khám phá thú vị với các bạn.Tại sao
một phi công phải mất nhiều năm rèn luyện, mà thực chất anh ta chẳng cần làm gì cả khi một máy bay mở chế độ bay tự
động? Trong một cuộc phỏng vấn đài trên đài
CNBC gần đây, ông chủ tịch hàng Boeing đưa ra câu
trả lời như sau: các phi công phải trải qua nhiều năm
đào tạo để biết mình phải làm gì KHI MÁY MÓC
LÀM VIỆC KHÔNG CHÍNH XÁC.

Đấy, bạn
thấy chưa? Cuộc sống không phải là trốn chạy
những sai lầm mà là học cách làm thế nào lợi dụng chúng để rốt cuộc ta đạt được
mục đích của mình.

Hãy nhìn những gì đã xảy ra trong cuộc
tranh tài Olympic mười môn phối hợp: chạy
100m, 400m, 1500m, chạy
vượt rào 110m, ném lao, ném dĩa, đẩy tạ, nhảy sào, nhảy cao và nhảy xa :

Olympic... Huy chương vàng... Huy chương bạc

1952... Bob Mathias... Milyon Campbell

1956... Milyon Campbell... Rafer Johnson

1960... Rafer Johnson... C.K.Yang

Ngày 28-4-1963, trong
một cuộc thi đấu mở rộng ở Valnut, Mĩ, C.K.Yang (Yang Chuang Kwang), vận động viên của Đài Loan, đã dành huy chuơng vàng và phá kỉ lục
thế giới trong cuộc thi 10 môn phối hợp. Các bạn
sẽ thấy là trong mỗi trường hợp, thành
công luôn luôn theo sau một thất bại nghiêm trọng.

Có một câu tục ngữ nói rằng: "Những lần đau khổ là những lần để ta học hỏi
!". Điều này rất đúng, thế mà nhiều người trong chúng ta
không nhận thấy. Một người thành đạt có thể chứng thực
điều này. Họ học được những bài học to lớn nhất
trong cuộc đời giữa những lúc khó khăn! Còn
trong những lúc hạnh phúc, khi mọi
việc đều rất suôn sẻ, không hiểu vì sao ta chỉ có thể học
được rất ít.

NHỮNG ĐIỀU TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC NGÀY ẤY:

"Tôi lang thang cả dặm đường cùng Niềm vui

Cô ấy cứ ríu rít suốt cả dọc đường

Nhưng tôi không hề học được gì 

Từ tất cả những điều cô ấy nói!

Tôi lang thang cả dặm đường cùng với Nỗi buồn

Cô ấy chẳng hề thốt ra một lời

Nhưng,ngạc nhiên thay, tôi đã học được nhiều
điều

Lúc Nỗi buồn đi dạo cùng tôi".

"Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại
mọi thứ một cách thông minh hơn"

HENRY FORD

Trong giai đoạn đầu, Henry Ford tìm được một chân học nghề thợ máy trong
một của hàng cơ khí, buổi tối ông làm việc cùng một người
thợ lau chùi đông hồ. Ông đã ngoài 40 tuổi khi thành lập
công ti Ford vào năm 1903, nhưng
cuối cùng ông cũng có trong tay 12 cổ đông không kiên quyết (hesitant stockholders), những người này đóng góp tổng cộng 28
000 đo la nhưng không bao lâu sau, 5 người
trong số này không thích thú lắm nên đã rút khỏi công ty "nhỏ bé" này. Dù trình độ học
vấn thấp, ông vẫn được coi là một thiên tài về
"công nghệ " và là "cha đẻ " của dây chuyền sản xuất hàng
loạt. Sáng kiến của ông đã làm thay đổi đặc tính kinh tế và xã hội của cả
thế giới và của nền công nghiệp ô tô. Lúc đó, một tờ báo đã đặt cho ông biệt hiệu: "Người ngu dốt"

Vì thế, điều
quan trọng mà các bạn cần nhận ra là chúng ta phải học trong những lúc mọi
chuyện đều suôn sẻ. Làm thế nào ta có thể làm được điều
đó? Bằng cách thường xuyên suy ngẫm về
những lúc khó khăn, khi ta phải chịu đựng đau khổ, khi ta bị suy sụp tinh thần, khi mọi thứ dường như chống lại ta
-bởi vì chỉ có những thời kì khó khăn mới mang lại cho ta bìa học tốt nhất.

Một câu tục ngữ cổ đã nói: "Khi bạn giàu có, bạn hãy nhớ lại khoảng thời gian mình còn nghèo
khó".

Một lần nọ, khi 2
người trợ lí của Thomas Edison chán nản nói: "Chúng tôi đã làm thí nghiệm đến 700 lần thế mà
vẫn chưa có được câu trả lời. Chúng
tôi đã thất bại.", Edison
đã trả lời: "không đâu các bạn của tôi ơi, các bạn không thất bại đâu vì chúng
ta đã biết rõ vấn đề này hơn bất kì người
nào trên thế gian này. Chúng ta đang tiến rất gần đến việc
tìm ra lời giải đáp bởi vì giờ đây ta đã biết được đến 700 cách mà ta không nên
làm. Dừng gọi đó là lỗi lầm. Hãy gọi đó là "sự rèn
luyện"".

"Thất bại duy nhất trong cuộc đời một người là đã
sống mà không học hỏi ".

Giờ thì tôi hi vọng bạn đã có thể hiểu được giá trị
đích thực của những thời kì khó khăn, của
thất bại. Thật ra giá trị của thất bại cao hơn
hẳn giá trị của thành công.

Giá trị của sự thất bại giờ bắt đầu được nhiều tổ chức
có tư tưởng tiến bộ đánh giá cao hơn. Nhiều
công ti đa quốc gia ngày nay đang chiêu mộ những nhà kinh doanh đã từng thất
bại vì những người này đã học được những bài học thiết thực và trở thành những
nhà quản lí kinh doang giỏi từ chính những thất bại của mình…Mĩ là nước có số
công ty hợp nhất /sát nhập hàng năm cao nhất và cũng là nơi có số công ty phá
sản hàng năm cao nhất vì mọi người quan niệm rằng KHÔNG CÓ GÌ PHẢI XẤU HỔ KHI
THỬ LÀM VÀ BỊ THẤT BẠI. Trên
thực tế đó là cách để thung lũng Sillocon trở thành một nơi thú hút các công ty
kinh doanh máy tính .

"Chúng tôi trở thành mọt công ty không thể cạnh
tranh vì chúng tôi không cam chịu thất bại… Bạn chỉ có thể vấp ngã khi bạn đang
di chuyển ".

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY COCACOLA

ROBERT GOIZUETA

"Hầu hết mọi người đèu phạm phải sai lầm là coi
thất bại như kẻ thù của sự thành công.
Bạn có thể tận dụng sự
thất bại.
Hãy tiến lên và mắc sai lầm. Hãy làm tất cả những gì bạn có thể làm. Bởi vì hãy nhớ rằng bạn
sẽ tìm thấy sự thành công phía bên này sự thất bại .".

THOMAS WATSON CỦA TẬP ĐOÀN IBM

SỐNG LÀ ĐẤU TRANH 

Ta thường nghe câu tục ngữ: "Sống là đấu tranh". Ta có thể học gì từ câu tục ngữ này? Hãy thử đảo ngược nó lịa xem ta có gì
nào? ĐẤU TRANH LÀ SỐNG. Nhiều người trong chúng ta không nhận
thức được rằng chính vì nhận thức mà chúng ta đã, đang và tiếp tục đấu tranh. Có thể ta không thích khái niệm này nhưng sự thật là: "ĐẤU TRANH" làm ta cảm thấy
cuộc đời mình đáng sống hơn! Trong
nhiều trường hợp chính tạo hóa đã luôn gửi những thông điệp đó đến cho ta. Bằng chứng là những cây nào phải
thường xuyên đối mặt với các trận bão tố và cuồng phong không những khỏe mạnh
hơn mà rễ cũng ăn sâu hơn vào đất. Những cây nào phải đấu tranh để dành
được ánh nắng mặt trời trong các khu rứng nhiệt đời rậm rạp chắc chắn sẽ khỏe
mạnh và cao to hơn các giông dây leo bám quanh chúng và những cây dương sỉ núp
dưới tán của chúng.

Sự thất bại thường nói với chúng ta bẵng một ngôn ngữ không
lời mà ta không hiểu được. Nếu
điều này không đúng, chúng ta sẽ không mắc phải những lỗi
lầm giống nhau hết lần này đến lần khác mà không thu được lợi ích gì từ những
bài học mà những lỗi lầm đó đã dạy chúng ta. Nếu điều đó không đúng, ta sẽ không thể nhìn kĩ hơn những sai lầm mà người
khác mắc phải và rút ra được một bài học .

Những người siêng năng tập thể dục sẽ khỏe manh hơn những người không tập. Cơ bắp của chúng ta cần phải hoạt động để làm ta khỏe
mạnh hơn. Những người lao động nhiều sẽ linh
hoạt hơn những người ngồi nhà mà không làm gì cả.

Theo 1 nhóm nghiên cứu của trung tâm dinh dưỡng Dunn ở
Cambridge (Anh), xe hơi, truyền hình và chính sách tiết kiệm sức lao động hiện
đại có thể gây phương hại cho sức khỏe của chúng ta. Vấn đề là ở chỗ mức tiêu tốn năng lượng mỗi ngày của
chúng ta ngày càng giảm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, hơn 1 phần 3 người trưởng thành chỉ
bỏ ra 20 phút mỗi tuần để tập thể dục nhẹ và chỉ có không đến phân nửa đã từng
tham gia các môn thể thao dùng nhiều thể lực.

Với sự gia tăng số lượng xe, người ta ngày càng ít muốn đi bộ, ngay cả khi phải đi những đoạng đường ngắn. Và thủ phạm lớn nhất chính là truyền
hình.

Sự yên ả đưa ta vào giấc ngủ có thể tai hại hơn bão tố
khiến ta phải thức trắng.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chọn được con đường dễ
đi và có được cuộc sống dễ dàng mà không gặp trở ngại hay khó khăn nào là điều
tốt. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Vậy ai là người muốn có cuộc sống
gian khổ và khó khăn? Tôi ủng hộ những người không thích
điều này. Nhưng điều tôi thật sự muốn nói ở đây
là đáu tranh, dù thuộc về thể chất hay tinh thần, luôn giúp chúng ta phát triển cả về
thể lực lẫn tinh thần.

Đấu tranh buộc ta phải di chuyển khi ta muốn đứng lại. Và nó hướng ta đến một nhận thức hoàn
chỉnh là thành công chỉ đến thông qua đấu tranh. Không một cái gì đáng giá trong cuộc sống có thể đạt
được mà không qua đấu tranh. Nếu có
được quá dễ dàng thì ai cũng có nó cả.

Khi leo lên bậc thang cuộc sống, ta cần phải suy nghĩ (đây chính là đấu tranh tinh
thần). Khi ta tự buông mình trượt xuống, không làm gì và chịu thua, không chống nổi sự cám dỗ của một
cuộc sống dễ dàng, ta có khuynh hướng ngừng quá trình tư
duy.

Hai khám phá dưới đây sẽ làm sáng tỏ những gì tôi đã
nhắc đến ở trên:

Một cuộc thí nghiệm đã được tiến hành
tại một nhà an dưỡng ở Connecticut (Mĩ), nơi các
công dân lớn tuổi được tự mình chọn cây (lạo trồng trong nhà) để chăm sóc. Họ được yêu cầu tự mình đưa ra quyết
định nho nhỏ về cuộc sống hàng ngày của mình. Một năm rưỡi sau, những cụ ông, cụ bà
này trở nên vui vẻ linh động và hoạt bát hơn những người ở cùng nơi, trong một nhóm tương tự nhưng không
được chọn lựa và không được giao trách nhiệm. Số người còn sống trong nhóm này cao gấp đôi nhóm khác
.

Một nghiên cứa khác cho thấy những người đã từng tình
nguyện làm việc ít nhất 1 lần 1 tuần sống lâu hơn 2,5 lần so với những người
không làm việc tình nguyện. Điều đó
chứng tỏ rằng làm 1 việc gì đó (tức là đấu tranh) cho người khác là góp 1 phần tích cực cho sức khỏe và
sự trường thọ.

Vậy thì 1 người cần phải đấu tranh trong những trường
hợp nào? Chắc chắn không phải khi mọi thứ đang
diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ. Đấu
tranh chỉ cần thiết khi ta phải đối mặt với những khó khăn và gian khổ, những điều thường xảy ra khi ta bị
THẤT BẠI .

Khi ta bị thất bại, ta cần phải đấu tranh để “leo lên” lại. Nếu thất bại nữa, ta lại đấu tranh tiếp. Khi nghiên cứu để viết quyển sách
này, tôi đã phát hiện ra 1 điều nổi bật trong
cuộc đời tất cả các vĩ nhân, đó là
những người đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh to lớn sẽ trở nên manh mẽ và vĩ đại
hơn.

Thất bại sẽ kéo theo những trở ngại và khó khăn to lớn
nhưng điều thú vị là nó cũng dành tặng ta cả cơ hội để tiếp tục cuộc đấu tranh.

“Đấu tranh là một cơ hội.

NAPOLEON HILL.

"Thất bại chính là con đường dẫn đến thành công
,cũng giống như cá khám phá về những điều sai trái đã hướng ta hăm hở tìm đến
điều đúng.
Và mỗi kinh nghiệm mới mẻ chỉ ra 1 số hình thái của sự
sai lầm để sau này ta biết cách tránh chúng ".

JOHN KEATS

---------------------------------------

" Trong phần lớn các tình huống ,trận chiến
của cuộc sống diễn ra rất ác liệt,
và việc chiến thắng nó mà không phải đấu
tranh cũng giống như việc chiến thắng mà không có vinh quang.
Nếu không có khó khăn sẽ không có thành công nào; nếu không có mục đích để đấu tranh chúng ta sẽ không dành được gì cả. Các khó khăn có thể đe dọa người thiếu nghị lực nhưng lại là những tác nhân
tích cực đ
i với những cương quyết và dũng cảm. Tất cả các kinh nghiệm sống ở đời đã thực sự chứng minh rằng hầu hết cá trở
ngại bị
ném vào con đường tiến bộ của nhân loại đều bị vượt
qua bởi hành động vững vàng,
nhiệt huyết thực sự, sự tích cực, tính kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua khó
khăn,
gian khổ.

EDMUND BURKE.

"Có lẽ người Mã Lai cho rằng bằng cách nắm lấy
điều dễ dàng,
họ sẽ không cần phải đối mặt với những thử thách mà
các cộng đống khác đang phải đương đầu như:
chiến tranh,nạn đói và
cảnh
nghèo rớt mùng tơi. Kết quả là chúng ta đã tự đánh mất sự năng động và tinh thần mạo hiểm của
mình.
Tất cả phải thay đổi. Chúng ta phải chuẩn bị
tinh thần để leo lên đỉnh núi cao nhất,
thám hiểm đại dương sâu
thẳm nhất và xông vào những nơi hoàn toàn xa lạ với chúng ta."

TIẾN SĨ MAHATHIR MOHAMAD

Mahathir Mohamad, Thủ tướng Malaysia, người đã từng bị sa thải một lần khỏi đảng cầm quyền
và đã từng bị thất cử năm 1969. Các rủi
ro ấy đã rèn giũa các kĩ năng chính trị trong ông và ông trở thành thủ tướng
chỉ sau 30 năm đấu tranh. Có một
giai đoạn chỉ tí xíu nữa thôi, ông đã
phải ở sau song sắt nhà tù.

Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1925, được nuôi nấng bới người mẹ hiền dịu và người cha rất
tôn trọng kỉ luật. Việc học của ông phải tạm dừng vì
chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng ông đã biết tận dụng nó bằng cách mở sạp bán
nước giải khát,bánh ngọt và trái cây. Sau đó, ông bán sản phẩm thủ công rồi làm thư
kí cho văn phòng huyện trước khi theo khóa học y tại Đại học mang tên Vua
Edward 7 ở Singapore .

"Tôi có thể làm được điều đó không! Sự do dự trước thất bại
"

TIẾN SĨ KALAIGNER M.KARUNANIDHI’

LÃNH TỤ NGƯỜI TAMIL, NADU, ẤN ĐỘ

Karunanidhi tham gia chính trị khi còn là một cậu học
trò 14 tuổi. Khi đó, tình thế hết sức vô vọng. Luật pháp của thực dân Anh, sự khác biệt về tôn giáo, hệ thống đẳng cấp xã hội, sự phân biệt giai cấp, nạn dốt đã đặt ra nhiều thử thách lớn cho đất nước. Sinh ra trong 1 gia đình bình dân ở
một ngôi làng nhỏ, Karunanidhi đã quyết định trở thành
lãnh tụ của người Tamil Nadu, Ấn Độ, bất chấp việc phải đương đầu với rất
nhiều thử thách.

Một lần nọ, khi
đang điều khiển 1 buổi meeting, người
ta chuyển một mẩu tin nhắn báo rằng vợ ông đã qua đời. Hết sức bình tĩnh, ông cất mẩu tin nhắn vào túi, hoàn thành bài diễn văn của mình rồi lập tức lao về
nhà để nhìn lại lần cuối khuôn mặt của người vợ thân yêu.

Cuộc đời ông có các cuộc đấu tranh và biểu tình. Nhiều lần ông bị tống giam vì tham
gia nhiều cuộc biểu tình khác nhau. Ông được
gán cho biệt danh “kẻ vào tù ra khám”. Trong
41 năm, ông vào tù cả thảy 14 lần. Cuộc đời chính chị của ông lúc nào
cũng như đang trên 1 đại dương dậy sóng. Trong 1
chiến dịch tranh cử, ông bị 1 nhóm lính đánh thuê săn đuổi
và như có phép lạ, ông đã thoát chết.

Ông đã đạt kỉ lục khi thắng liên tiếp 9 cuộc tổng
tuyển cư mà ông tham gia kể từ năm 1956. Các âm
mưu chính trị, tình hình chính trị bất ổn, vụ ám sát Rajis Gandhi, các vụ đánh bom, sự bội
ước của các liên minh chính trị …tưởng chừng đã có thể lay chuyển sự kiên định
trong ông .Nhưng không ,ông luôn tự tin và quyết đoán. Ông còn có 1 khả năng hiếm thấy là có thể vượt qua tất
cả các trở ngại và đạt tới đỉnh cao. Nếu bạn
muốn thấy một con phượng hoàng thần kì, hãy đến
gặp Tiến sĩ Kalaigner.

Trí nhớ của ông
thật đáng khâm phục; ông là 1 trong những nhà hùng biện tài ba nhất của người Tamil Nadu. Ông đã dàn dựng 20 vở kịch và tham
gia diễn xuất 1 vài vở. Ông
cũng viết lời thoại cho 70 bộ phim của Tamil. Ông là người sáng lập ra nhật báo “Murasoli” và
viết hơn 100 quyển sách về các đề tài lịch sử, xã hội và văn học. Ông đồng thời còn là 1 nhà thơ nổi
tiếng.

Khi hệ thống đẳng câp gây nên sự xáo động trong xã hội, ông đã sáng lập nên “Samathuvapuram”, nơi mà mọi người dân thuộc cá tầng
lớp xã hội, tôn giáo và cộng đồng khác nhau có
thể chung sống với nhau. Ông đã
dựng tượng đài của 1 vị thi sĩ vĩ đại người Tamil, Thiruvalluvar cao hơn 40 mét. Tình cảm say mê mà ông dành cho Đảng Tamil, cho sự thịnh vượng của người dân
Tamil không có gì sánh được. Ông là
1 trong những lãnh tụ được tôn sùng nhất của người Tamil trên khắp thế giới.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3