Hồn ma sành điệu - Chương 24 Phần 1
Chương 24
Nó thật hoành tráng. Nó thật lộng lẫy. Nó đẹp gấp triệu lần
bức tranh ở ngôi nhà đó.
Tôi đã ngồi trước bức chân dung của Sadie ở Phòng tranh Chân
dung London hai tiếng rồi. Tôi không dứt ra được. Cô đang nhìn ra phòng tranh,
vầng trán phẳng, đôi mắt đen như nhung, giống như một nữ thần đẹp nhất mà bạn
từng trông thấy. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng của Cecil Malory trên da cô quả là
vô song. Tôi biết thế vì vừa nghe thấy một giáo viên nghệ thuật nói với lớp của
mình nửa tiếng trước. Rồi tất cả bọn họ đều thay phiên nhau leo lên để xem liệu
mình có thể phát hiện ra bức chân dung nhỏ xíu trên chuỗi hạt không.
Chắc tôi đã gặp tới hàng trăm người đến ngắm cô. Thở dài vì
mãn nhãn. Mỉm cười với nhau. Hoặc chỉ ngồi xuống ngắm nhìn.
“Chẳng phải cô ấy thật đáng yêu sao?” Một người phụ nữ tóc
đen mặc áo mưa mỉm cười với tôi và ngồi xuống cạnh tôi trên chiếc ghế dài. “Đây
là bức chân dung tôi thích nhất trong cả phòng tranh này.”
“Tôi cũng vậy.” Tôi gật đầu.
“Tôi tự hỏi cô ấy đang nghĩ gì?” người phụ nữ suy tư.
“Tôi nghĩ cô ấy đang yêu.” Tôi lại nhìn lên đôi mắt rạng ngời
của Sadie: vẻ ửng hồng trên đôi má của cô. “Và tôi nghĩ cô ấy thật sự, thật sự,
thật sự hạnh phúc.”
“Có lẽ cô nói đúng.”
Trong một khoảnh khắc cả hai chúng tôi cùng im lặng, chỉ say
sưa ngắm cô.
“Cô ấy có ảnh hưởng tốt tới ta đúng không?” người phụ nữ
nói. “Tôi thường tới ngắm cô ấy vào giờ ăn trưa. Chỉ để làm mình phấn chấn lên.
Ở nhà tôi cũng có một tấm áp phích chụp cô ấy. Con gái tôi đã mua cho tôi.
Nhưng không thể sánh được với bức tranh thật phải không?”
Cổ họng tôi nghẹn thắt lại, nhưng tôi vẫn cố mỉm cười đáp
lại.“Không. Không thể so sánh với bức tranh thật được.”
Khi tôi nói, một gia đình người Nhật đến gần bức tranh. Tôi
có thể thấy người mẹ đang chỉ vào chuỗi hạt cho con gái mình. Cả hai đều thở
dài hạnh phúc, rồi đứng tư thế y như nhau, tay khoanh lại, đầu nghiêng sang, và
cứ thế ngắm.
Sadie được tất cả những con người này tôn thờ. Hàng chục,
hàng trăm, hàng nghìn người. Vậy mà cô ấy không hề hay biết gì cả.
Tôi đã gọi cô cho tới lúc khản cả tiếng, liên tục, bên ngoài
cửa sổ, ngược xuôi con phố. Nhưng cô không nghe thấy. Hoặc cô không muốn nghe.
Thình lình tôi đứng bật dậy và xem đồng hồ đeo tay, tôi phải đi thôi. Đã năm
giờ rồi. Đã đến giờ hẹn của tôi với Malcolm Gledhill, người quản lý các sản
phẩm sưu tập.
Tôi trở lại tiền sảnh, báo tên mình cho nhân viên lễ tân và
chờ giữa đám học sinh phổ thông Pháp lúc nhúc cho tới khi một giọng nói cất lên
từ phía sau, “Cô Lington?” Tôi quay lại thì thấy một người đàn ông mặc áo sơ mi
tím thẫm, râu màu hạt dẻ và có túm lông chĩa từ trong lỗ tai trước khi về già,
và tôi không khỏi thấy mến ông ta ngay lập tức.
“Chào ông. Vâng,
tôi là Lara Lington.”
“Malcolm Gledhill. Đi lối này…” Ông ta dẫn tôi qua một cánh
cửa náu phía sau bàn lễ tân, leo vài nhịp cầu thang và bước vào một phòng làm
việc nằm trong góc nhìn ra sông Thames. Những tấm thiệp và tranh chép la liệt
khắp nơi, kẹp lại trên bàn, được dựng lên dựa vào sách và tô điểm cho chiếc máy
tính khổng lồ của ông ta.
“Nào.”Ông ta đưa cho tôi một tách trà và ngồi xuống.“Cô tới
đây gặp tôi về bức họa Cô gái đeo chuỗi hạt phải không?”Ông ta nhìn tôi vẻ cảnh
giác.“Qua lời nhắn của cô tôi cũng chưa rõ vấn đề là gì. Nhưng rõ ràng là… cấp
bách đúng không?”
OK, có lẽ lời nhắn của tôi hơi quá khích. Tôi không muốn
phải kể toàn bộ câu chuyện với một nhân viên lễ tân mà tôi chẳng biết là ma
nào, vậy nên đơn giản tôi cứ nói là về chuyện Cô gái đeo chuỗi hạt và là vấn đề
sống còn, việc khẩn cấp quốc gia và an ninh đất nước.
Ờ thì, trong thế giới nghệ thuật, có lẽ nó là tất cả những
điều đó.
“Nó khá cấp bách.”Tôi gật đầu.“Và điều đầu tiên tôi muốn nói
là cô ấy không chỉ là một ‘cô gái’. Cô ấy là bà dì của tôi. Nhìn đây.”
Tôi lục túi lấy ra tấm chụp Sadie lúc ở viện dưỡng lão, đeo
chuỗi hạt.
“Hãy nhìn chuỗi hạt này,” tôi nói thêm, khi đưa nó sang.
Tôi biết tôi thích tay Malcolm Gledhill này mà. Ông ta phản
ứng theo một cách cực kỳ thỏa đáng. Mắt ông ta phồng lên. Má ông ta hồng lên vì
kích động. Ông ta ngước nhìn tôi rất nhanh, rồi lại nhìn tấm ảnh. Ông ta săm
soi chuỗi hạt trên cổ Sadie. Rồi ông ta đằng hắng như thể đang lo lắng là mình
đã quá lộ liễu.
“Có phải cô định nói…” cuối cùng ông ta lên tiếng, “rằng bà
cụ trong này là ‘Mabel’ trong bức tranh?”
Tôi thật sự phải chấm dứt hẳn cái vụ “Mabel” này.
“Tên bà ấy không phải là Mabel. Bà ấy ghét cái tên Mabel. Bà
tên là Sadie. Sadie Lancaster. Bà ấy sống ở Archbury và bà ấy là người tình của
Stephen Nettleton. Bà ấy là lý do khiến ông ấy bị đưa sang Pháp.”
Im lặng, ngoại trừ tiếng thở ra của Malcolm Gledhill, hai má
ông ta như hai quả khí cầu đang xẹp xuống.
“Cô có bằng chứng gì chứng minh không?” cuối cùng ông ta
nói. “Bất cứ tài liệu nào? Bất cứ tấm ảnh cũ nào?”
“ Bà ấy đang đeo chuỗi hạt đúng không nào?” Tôi thoáng cảm
thấy mình sẽ thất bại. “Bà ấy đã giữ nó suốt cuộc đời mình. Ông còn cần thêm
bao nhiêu bằng chứng nữa?”
“Chuỗi hạt đó có còn không?”Mắt ông ta lại lồi ra.“Cô có nó
không? Bà ấy còn sống không?” Khi ý nghĩa mới mẻ này nảy ra trong đầu ông ta,
mắt ông ta gần như nhảy ra khỏi tròng. “Vì chuyện đó sẽ rất…”
“Bà ấy vừa qua đời, tôi tiếc là vậy.”Tôi cắt lời ông ta
trước khi ông ta trở nên quá kích động.“Và tôi không có chuỗi hạt. Nhưng tôi
đang cố gắng tìm ra nó.”
“Ồ.” Malcolm Gledhill lôi một chiếc khăn tay in hình cánh
hoa ra và lau vầng trán đẫm mồ hôi. “Rõ ràng là trong trường hợp như thế này
thì cần phải có một cuộc điều tra và nghiên cứu thật cẩn thận trước khi chúng
tôi có thể đi tới bất cứ một kết luận dứt khoát nào…”
“Đó là bà ấy,” tôi cả quyết.
“Vậy thì, nếu có thể, tôi sẽ chỉ cho cô đến gặp tổ nghiên
cứu của chúng tôi. Họ sẽ xem xét cẩn thận tuyên bố của cô, nghiên cứu tất cả
những bằng chứng có được…”
Ông ta cần diễn trò cửa quan này cho đúng cách. Tôi có thể
hiểu được điều đó.
“Tôi rất muốn được nói chuyện với họ,” tôi nói lịch sự.“Và
tôi biết họ sẽ đồng ý với tôi. Đó là bà ấy.”
Đột nhiên tôi phát hiện ra một tấm thiệp Cô gái đeo chuỗi
hạt được dán trên chiếc máy tính của ông ta bằng keo dính Blu-Tack. Tôi gỡ nó
ra và đặt bên cạnh tấm hình Sadie chụp ở viện dưỡng lão. Trong khoảnh khắc
chúng tôi đều im lặng nhìn vào cả hai tấm hình. Trong một tấm thì đôi mắt kiêu hãnh,
rạng rỡ; trong tấm kia đôi mắt già nua, chùng xuống. Còn chuỗi hạt thì vẫn óng
ánh, một tấm bùa bất biến liên kết hai tấm hình.
“Bà dì cô mất khi nào?” cuối cùng Malcolm Gledhill lên
tiếng, giọng đã dịu đi.
“Mấy tuần trước. Nhưng bà cụ đã sống ở viện dưỡng lão từ
những năm 1980, và bà không biết gì mấy về thế giới bên ngoài. Bà không hề biết
Stephen Nettleton đã trở nên nổi tiếng. Bà không hề biết bà đã nổi tiếng. Bà cứ
nghĩ bà là một người vô giá trị. Và đó là lý do vì sao tôi muốn cả thế giới này
biết đến tên bà.”
Malcolm Gledhill gật đầu.“Ờ, nếu tổ nghiên cứu kết luận rằng
bà ấy chính là người mẫu trong bức chân dung… thì tin tôi đi, cả thế giới sẽ
biết tên bà. Tổ marketing của chúng tôi cũng mới làm một số nghiên cứu, và hóa
ra bức tranh Cô gái đeo chuỗi hạt này là bức chân dung được biết đến nhiều nhất
ở phòng tranh. Họ muốn phát triển thông tin về tiểu sử của bà ấy. Chúng tôi xem
bà ấy là một tài sản cực kỳ có giá trị.”
“Thật sao?”Tôi đỏ mặt vì tự hào. “Bà ấy hẳn sẽ muốn được
biết chuyện đó lắm.”
“Tôi có thể gọi một đồng nghiệp vào để xem tấm ảnh này
không?” Mắt ông ta sáng lên. “Anh ta
đặc biệt quan tâm tới Malory và tôi biết anh ta sẽ cực kỳ quan tâm tới tuyên bố
của cô…”
“Chờ đã.” Tôi giơ
một bàn tay lên. “Trước khi ông gọi ai khác vào, có một vấn đề nữa tôi cần phải
nói chuyện với ông. Riêng tư. Trước hết tôi muốn biết làm sao ông có được bức
tranh này. Nó thuộc về Sadie. Nó là của bà ấy. Làm sao ông có được nó?”
Malcolm Gledhill
hơi đờ ra một chút.
“Tôi đã nghĩ là tới một lúc nào đó vấn đề này nảy sẽ
xuất hiện,” ông ta nói. “Theo cuộc gọi của cô tôi đã tới tìm lại hồ sơ và tra
lại tất cả các chi tiết của dữ liệu thu được.” Ông ta mở một hồ sơ nãy giờ giờ
vẫn nằm trên bàn, và giở một tờ giấy cũ ra. “Bức tranh đã được bán cho chúng
tôi vào những năm 1980.”
Bán ư? Làm sao nó
có thể bị bán đi được?
“Nhưng nó đã bị
mất trong trận hỏa hoạn cơ mà. Không ai biết nó ở đâu cả. Kẻ quái nào lại bán
nó cho các ông?”
“Tôi e là…”
Malcolm Gledhill ngừng lại. “Tôi e là người bán lúc đó đã yêu cầu mọi chi tiết
của dữ liệu này phải được giữ kín.”
“Giữ kín ư?” Tôi
tròn mắt nhìn ông ta trong cơn phẫn nộ. “Nhưng bức tranh là của Sadie mà. Stephen
đã trao nó cho bà ấy. Bất cứ ai giữ nó đều không có quyền bán nó. Ông nên kiểm
tra lại những chuyện này!”
“Chúng tôi có kiểm
tra rồi,” Malcolm Gledhill nói, hơi có vẻ chống chế.“Toàn bộ nguồn gốc hồi đó
được cho là chính xác. Phòng tranh đã có đầy đủ thời gian để xác định rằng bức
là của người có quyền được bán. Thật ra, có một lá thư được ký trong đó người
bán đã thực hiện tất cả những đảm bảo đúng đắn. Tôi mang theo nó ở đây.”
Mắt ông ta vẫn
dán vào tờ giấy trên tay. Hẳn ông ta đang nhìn tên của kẻ đã bán bức tranh. Chuyện
này thật bực mình hết chỗ nói.
“Bất kể người đó
đã nói với các ông điều gì thì họ cũng đã nói dối.” Tôi quắc mắt với ông ta. “Và
ông biết gì không? Tôi là một người trả thuế và tôi cung cấp tiền cho các ông
hoạt động. Thực chất, theo cách nào đó, tôi nắm số phận của các ông. VÀ tôi tới
đây yêu cầu được biết ai đã bán cho các ông. Ngay bây giờ.”
“Tôi e là cô đã
lầm,” Malcolm Gledhill nói nhẹ nhàng. “Chúng tôi không phải là một phòng tranh
thuộc sở hữu công và cô không sở hữu chúng tôi. Tin tôi đi, tôi cũng muốn làm
sáng tỏ vấn đề này y như cô vậy. Nhưng tôi bị ràng buộc bởi thỏa thuận phải giữ
bí mật của chúng tôi. Tôi e là mình không làm gì được.”
“Thế nếu tôi quay
lại với cảnh sát và luật sư thì sao?” Tôi chống nạnh.“Nếu tôi báo là bức tranh
là món hàng bị đánh cắp và buộc ông phải tiết lộ cái tên đó thì sao?”
Malcolm Gledhill
nhướng cao đôi lông mày rậm rịt. “Hiển nhiên, nếu có yêu cầu nào của cảnh sát
chúng tôi sẽ hoàn toàn chiều theo.”
“À, thôi được. Sẽ
như vậy. Ông biết không, tôi có bạn bè làm trong nghành cảnh sát,” tôi nói thêm
vẻ hiểm ác. “Thanh tra James. Ông ấy sẽ rất thích thú được nghe chuyện này. Bức
tranh đó thuộc về Sadie và giờ nó thuộc về bố tôi và chú tôi. Và chúng tôi sẽ
không khoanh tay ngồi nhìn đâu.”
Tôi cảm thấy cực
kỳ kích động. Tôi sẽ làm cho ra mọi chuyện. Tranh ảnh không thể cứ tự dưng lù
lù xuất hiện được.
“Tôi có thể hiểu
được những nỗi lo lắng của cô.”Malcolm Gledhill ngập ngừng.“Tin tôi đi, phòng
tranh coi vấn đề quyền sở hữu hợp pháp cực kỳ nghiêm túc.”
Ông ta không nhìn
vào mắt tôi. Mắt ông ta vẫn liên tục đảo qua đảo lại trang giấy trên tay. Cái
tên nằm trên đó. Tôi có thể nhào qua bàn, vật ông ta ngã xuống đất, và…
Không.
“Vâng, cảm ơn ông
đã tiếp tôi,” tôi nói trịnh trọng.“Tôi sẽ liên lạc lại.”
“Được
thôi.”Malcolm Gledhill đóng tập hồ sơ lại.“Trước khi cô đi, tôi có thể gọi đồng
nghiệp của tôi Jeremy Mustoe không? Tôi chắc là anh ta sẽ rất thích được gặp cô
để xem tấm ảnh của bà dì cô…”
Lát sau, một
người đàn ông gầy còm, yết hầu rất to, mặc một chiếc áo cổ tay đã sờn, vào
phòng, nghiền ngẫm, tấm ảnh bà dì Sadie và khẽ nhắc đi nhắc lại, “Tuyệt vời.”
“Để tìm ra bất cứ
điều gì từ bức tranh này là chuyện cực kỳ khó,” cuối cùng Jeremy Mustoe nói,
ngước lên.“Có quá ít ghi chép hay các tấm ảnh từ hồi đó và khi các nhà nghiên
cứu trở lại ngôi làng thì nó đã trải qua mấy thế hệ rồi và chẳng ai có thể nhớ
bất cứ điều gì. Và đương nhiên người ta giả dụ rằng người mẫu thật sự tên là
Mabel…” Anh ta nhăn trán. “Tôi nghĩ là một luận văn xuất bản hồi thập niên 1990
cho rằng một cô giúp việc cho gia đình Nettleton là người mẫu của Malory, và
rằng bố mẹ ông ta đã phản đối mối quan hệ bất chính của họ vì lý do đẳng cấp,
chuyện đó đã khiến ông ấy bị đưa sang Pháp…”
Tôi muốn bật
cười. Có ai đó đã dựng lên một câu chuyện hoàn toàn sai lạc và gọi nó là nghiên
cứu.
“Có một cô nàng
Mabel thật,” tôi kiên nhẫn giải thích.“Nhưng cô ta không phải là người mẫu. Stephen
gọi Sadie là ‘Mabel’ để chọc bà ấy. Họ là tình nhân của nhau,” tôi nói thêm.
“Đó là lý do tại sao ông ta bị đưa sang Pháp.”
“Thật thế
ư?”Jeremy Mustoe ngước lên và nhìn tôi chăm chú với một vẻ thích thú mới.“Vậy…
liệu có phải bà dì của cô cũng chính là ‘Mabel’ trong những lá thư không?”
“Những lá thư!”
Malcolm Gledhill kêu lên.“Đương nhiên!Tôi quên mất những thứ đó. Đã lâu lắm rồi
kể từ lần cuối tôi xem chúng…”
“Thế ư?”Tôi hết
nhìn Malcolm lại nhìn Jeremy.“Thư nào?”
“Trong kho lưu
trữ của chúng tôi có một tập thư cũ do Malory viết,” Jeremy Mustoe giải thích.
“Một trong rất ít tập thu cũ thu hồi được sau khi ông mất. Không rõ là liệu
toàn bộ số thư hoặc có lá thư nào đã được gửi đi không, nhưng rõ ràng là có một
lá thư được gửi và bị trả lại. Không may là địa chỉ đã bị gạch đi bằng mực xanh
đen, và dù dùng đến cả công nghệ hiện đại nhất, chúng tôi cũng không thể…”
“Xin lỗi phải cắt
lời anh,” tôi ngắt lời anh ta, cố gắng giấu sự bối rối lo âu.“Nhưng… tôi có thể
xem chúng không?”
Một giờ sau tôi
bước ra khỏi phòng tranh, đầu óc quay cuồng. Khi tôi nhắm mắt lại, tất cả những
gì tôi có thể nhìn thấy là những dòng chữ dài loằng ngoằng, đã mờ, trên những
giấy viết bé tí.
Tôi không đọc
toàn bộ thư từ của ông ta. Có cảm giác chúng quá riêng tư, và tôi chỉ có vài
phút để xem. Nhưng tôi đọc đủ để hiểu biết. Ông ta yêu Sadie. Ngay cả khi sau
khi ông ta sang Pháp. Ngay cả khi ông ta nghe tin cô lấy một người khác.
Sadie đã dành
trọn đời mình để chờ đợi câu trả lời cho một câu hỏi. Và giờ đây tôi biết ông
cũng vậy. Mặc dù mối tình đó đã xảy ra hơn bảy mươi năm trước, mặc dù cả
Stephen và Sadie đều chết và chẳng ai còn có thể làm được gì cho chuyện của họ,
tôi vẫn thấy đau khổ nhức nhối khi sải bước trên vỉa hè. Thật quá bất công. Thật
quá sai trái. Lẽ ra họ phải được ở bên nhau. Rõ ràng là có ai đó đã ngăn không
cho những lá thư đó tới tay Sadie. Có lẽ đấng sinh thành cổ hủ tàn nhẫn của cô.
Thế là cô cứ ngồi
đó mà chẳng hề biết sự thật. Ngỡ là mình đã bị lợi dụng. Quá kiêu hãnh để đi
theo ông ta và tự mình tìm ra sự thật. Cô đã chấp nhận lời cầu hôn của Anh
Chàng Mặc Gi Lê như một hành động trả thù ngu ngốc. Có lẽ cô hi vọng Stphen xẽ
xuất hiện tại nhà thờ. Ngay cả trong lúc chuẩn bị cho lễ cưới, hẳn là cô vẫn hi
vọng, chắc chắn thế. Và ông ta đã làm cô thất vọng.
Tôi không thể
chịu nổi. Tôi muốn quay về đúng lúc đó để làm cho mọi chịu trở nên tốt đẹp. Gía
như Sadie không lấy Anh Chàng Mặc Gi Lê. Giá như Stephen không sang Pháp. Gíá
như bố mẹ cô không bao giờ bắt quả tang họ. Giá như…
Không. Thôi đừng
có “giá như” nữa. Chẳng có ích gì. Ông ta đã chết lâu rồi. Cô cũng đã chết. Câu
chuyện đã kết thúc.
Một dòng người
bước đi qua tôi trên đường tới ga Waterloo, nhưng tôi chưa cảm thấy sẵn sàng
quay trở lại căn hộ nhỏ của mình, tôi cần một chút không khí trong lành. Tôi
cần một chút viễn cảnh. Tôi lách qua một đám du khách, tiến thẳng tới cầu
Waterloo. Lần cuối cùng tôi ở đây, những đám mây buông thấp và xám xịt. Lúc ấy
Sadie đứng trên lan can. Tôi đã hét lên trong gió mạnh một cách tuyệt vọng.
Nhưng tối nay
thật ấm áp vá êm dịu. Sông Thames xanh ngắt chỉ có vài ngọn sóng lăn tăn. Một
chiếc du thuyền hững hờ đi qua và có hai người đang vẫy tay về phía Con mắt
London.
Tôi dừng lại ở
ngay chỗ lúc trước và nhìn đăm đăm ra xa, về phía tháp Big Ben. Nhưng tôi không
nhìn hẳn vào một thứ gì. Tâm trí tôi đang đắm chìm trong quá khứ. Tôi cứ nhìn
thấy những dòng chữ nguệch ngoạc, lỗi thời của Stephen. Tôi cứ nghe thấy những
lời lẽ kiểu ngày xưa của ông. Tôi cứ hình dung ra ông, đang ngồi trên đỉnh vách
đá ở Pháp, viết thư cho Sadie. Thậm chí tôi còn nghe thấy tiếng nhạc Charleston
hăm hở, như thể một bản nhạc thập niên hai mươi nào đó đang chơi…
Chờ một chút.
Một ban nhạc thập
niên nào đó đang chơi.
Đột nhiên tôi tập
trung vào cảnh tượng bên dưới. Cách vài trăm mét trên đường Jubilee Gardens,
người ta đang tụ tập trên một bãi cỏ rộng. Một sân khấu được dựng lên. Một ban
nhạc đang chơi liên khúc nhạc jazz. Buổi vũ hội mà họ đã phát tờ rơi cho chúng
tôi khi tôi cùng Ed tới đây. Buổi vũ hội mà tôi vẫn cầm vé, gấp trong vé.
Trong một lúc tôi
cứ đứng đó trên cầu, nhìn cảnh tượng ấy. Ban nhạc đang chơi điệu
Charleston. Các cô gái trong trang phục thập niên hai mươi đang nhảy trên sân
khấu, diềm váy và hạt đính cứ nhấp nháy. Tôi có thể thấy những đôi mắt sáng rỡ,
những bước chân nhấp nhảy và những chiếc lông vũ nhấp nhô. Và đột nhiên, giữa
đám đông tôi nhìn thấy… tôi nghĩ là tôi thoáng thấy…
Không.
Tôi sững sờ mất một lúc. Rồi, không để bộ não mình kịp nghĩ
xem nó đang cố gắng nghĩ gì, không để một tia hi vọng nào bập bùng lóe lên, tôi
quay lại và bắt đầu điềm tĩnh bước đi trên cầu, xuống bậc thang. Tôi cứ đi từ
từ về phía tiếng nhạc, thở khó nhọc, hai bàn tay siết chặt.
Có một biểu ngữ căng trên rạp hát và những bóng bơm khí màu
bạc buộc túm lại thành từng chùm, một người thổi kèn trum-pet mặc chiếc áo gi
lê lấp lánh đang đi đi lại lại, độc tấu một cách điệu nghệ. Khắp xung quanh
người ta tụ lại, xem các vũ công nhảy điệu Charleston trên sân khấu, và trên
một cái sàn nhảy bằng gỗ đặt trên cỏ, người ta đang tự mình nhảy – một số mặc
quần jean và một số mặc trang phục được là của thập niên 1920. Mọi người đang
mỉm cười đầy ngưỡng mộ và chỉ trỏ vào những bộ trang phục đó, nhưng tôi thấy
trông họ thật nhí nhố. Kể cả những cô gái mặc váy flapper trên sân khấu. Họ
chẳng qua chỉ là những kẽ bắt chước, với những chiếc lông giả và những viên
ngọc trai bằng nhựa, những đôi giày hiện đại và lối trang điểm của thế kỷ hai
mốt. Trông họ chẳng giống đồ thứ thiệt tẹo nào. Chẳng giống…
Và tôi đứng sững lại, tim vọt lên cổ. Tôi đã đúng