Hạt giống tâm hồn (Tập 2) - Phần 8 (Hết tập 2)

Cha
tôi


bao giờ bạn nghe ai đó nói rằng: “Điều quan trọng nhất là đừng bận tâm đến cách
bạn nhìn mà nên suy nghĩ về cách bạn thấy”? nếu chưa thì cũng cần một người nói
nên điều ấy

-
Carmen Richardson Rutlen

Cho
đến khi học trung học tôi mới nhận ra cha mình bị sứt môi hở hàm ếch bẩm sinh
nhưng trong mắt tôi cha chỉ có một gương mặt duy nhất từ khi tôi mới chào đời.
Tôi nhớ trong một lần hôn chúc cha ngủ lúc còn bé, Tôi hỏi cha rằng liệu mũi
mình có bị xẹp xuống không nếu tôi cứ hôn như vạy suốt đời. Cha trấn an tôi
rằng chuyện đó sẽ chẳng bao giờ sảy ra đâu. Lúc ấy tôi mới thấy trong ánh mắt
cha niềm hạnh phúc dâng trào. Chắc là cha quá ngạc nhiên và xúc động vì có một
cô con gái yêu thương mình hết mực đến nỗi tin rằng chính những nụ hôn chứ
không phải những lần phẫu thuật đã làm biến dạng khuôn mặt ông.

Cha
tôi là người tử tế, nhẫn nại, chín chắn và giàu lòng nhân ái. Cha chính là thần
tượng của tôi và là người mà tôi rất mực yêu thương. Cha luôn nhìn thấy trong
mỗi người mà ông gặp một điểm tốt nào đó. Ở sở làm, cha thuộc hết tên mọi người
từ những người lao công, các thư ký cho đến ban giám đốc. Thật ra, tôi nghĩ là
cha thích những người lao công hơn cả. Ông luôn hỏi thăm về gia đình, cuộc sống
của họ và chuyện trò cùng họ với sự quan tâm chân thành.

Chưa
bao giờ cha để diện mạo khiếm khuyết của mình chi phối cuộc đời cha. Khi người
ta chê ngoại hình của cha không phù hợp với công việc giao dịch buôn bán, cha
tự đạp xe đi giao hàng và vạch ra lộ trình riêng cho mình. Khi không được gọi
nhập ngũ, cha tình nguyện đăng ký. Thậm chí, có lần cha còn đánh tiếng mời một
thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu Mỹ đi chơi. Sau này cha bảo tôi:

-
Nếu không thử thì làm sao biết được.

Hiếm
khi nào cha nói chuyện qua điện thoại bởi lẽ lúc đó người ta khó mà nghe và
hiểu được những điều cha nói. Chỉ đến lúc giáp mặt, trông cử chỉ thân thiện và
vui vẻ của cha người ta mới cởi mở và thôi không để tâm đến khiếm khuyết trên
khuôn mặt cha nữa. Cha đã kết hôn với mẹ tôi, một phụ nữ xinh đẹp và có bảy đứa
con hoàn toàn khỏe mạnh. Tất cả chúng tôi - những đứa con thân yêu của cha luôn
tin rằng cả hai vầng nhật, nguyệt đều đến từ khuôn mặt của cha mình.

Thế
mà, khi bước sang tuổi mới lớn nhiều cắc cớ, tôi thấy mình phải dễ tính lắm mới
chịu ở cùng phòng với người đàn ông mà suốt cả chục năm qua luôn chịu đựng để
cho tôi ngồi xem ông cạo râu mỗi sáng. Bạn bè tôi đứa nào cũng bảnh bao, tân
thời và được nhiều người ưa, còn cha tôi thì trái ngược hắn: già nua và không
chưng diện.

Một
đêm, tôi về nhà với một xe đầy nhóc lũ bạn. Chúng tôi đi chơi khuya và ghé vào
nhà tôi để kiếm cái gì đó ăn lót dạ. Cha tôi ra khỏi phòng ngủ, chào các bạn
tôi rồi mở tủ lạnh rót nước uống rồi làm món bắp rang bơ. Trông thấy cha, một
đứa bạn kéo tôi ra hỏi nhỏ:

-
Mặt ba bạn bị làm sao vậy?

Đột
nhiên tôi đưa mắt nhìn cha, đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn cha mình bằng
con mắt của một người chưa từng nhìn thấy cha. Tôi bị sốc - cha tôi quái dị vậy
sao! Tôi yêu cầu mọi người rời khỏi nhà tôi ngay lập tức và đưa họ về nhà. Tôi
cảm thấy mình thật ngờ nghệch. Làm sao trước đây tôi lại không thể thấy được
điều này nhỉ?

Đêm
đó tôi đã khóc thật nhiều - chẳng phải do xấu hổ vì thấy cha khác biệt mọi
người mà vì tôi nhận ra mình xử sự thật nông nổi và đáng khinh. Tôi có một
người cha dịu dàng và nhân hậu mà bao người mơ ước thế mà tôi lại nỡ đi phán
xét người qua hình dạng bên ngoài.

Đêm
đó, tôi cũng hiểu ra rằng một khi đã hết lòng yêu thương ai đó mà lại nhìn
người ấy với cặp mắt lạnh lùng, sợ hãi và khó chịu, bạn sẽ hiểu rõ được ý nghĩa
sâu xa của hai chữ, “thành kiến". Tôi đã nhìn cha như một người chưa từng
quen biết lần đầu gặp cha, để rồi thấy cha mình trở thành một ai đó khác, dị
dạng và không bình thường. Tôi đã hoàn toàn quên rằng đó là một người tốt, hết
mực thương yêu vợ con và cả những người xung quanh. Cha cũng có niềm vui và nỗi
khổ của riêng mình và cũng sống cuộc đời như những người đang xét đoán cha dựa
vào bề ngoài của cha. Tôi vô cùng biết ơn vì cuộc đời đã cho tôi biết được cha
trước khi có người nào đó chỉ cho tôi những khiếm khuyết trên cơ thể cha.

Giờ
cha tôi đã khuất xa. Tất cả gia tài cha để lại là sự cảm thông, lòng nhân hậu
và sự quan tâm đến mọi người xung quanh. Với tôi, đó chính là quà tặng quý báu
nhất mà một người con có thể thừa hưởng từ đấng sinh thành. Đó chính là khả
năng chấp nhận, yêu thương người khác bất kể địa vị, chúng tộc, tôn giáo hay
những khuyết tật trên cơ thể họ, những món quà do lòng kiên trì và tính lạc
quan mang lại. Mục tiêu cao cả trong cuộc đời tôi là hãy luôn thương yêu để tôi
có thể đón nhận đủ các nụ hôn làm xẹp cả mũi tôi.

Dời núi

Tương
lai thuộc về những ai biết tin vào cái đẹp trong những giấc mơ của chính mình.

-
Eleanor Roosevelt

Đã
mấy lần, Carolyn, con gái tôi cứ khẩn khoản gọi điện thoại mời tôi.

-
Mẹ ơi, nhất định mẹ phải đến đây xem vườn hoa thủy tiên trước khi chúng tàn mẹ
nhé!

Tôi
rất muốn đi, nhưng nghĩ đến hai giờ lái xe từ Laguna tới Lake Arrowhead là tôi
lại thấy ngại. Cho đến lần gọi thứ ba, biết là khó từ chối, tôi đành phải đồng
ý và hứa sẽ đến chỗ nó vào thứ ba tuần sau dù trong bụng vẫn còn hơi lưỡng lự.

Sáng
thứ ba, lúc sắp sửa đi thì bỗng trời đổ mưa tầm tã và gió thổi lạnh buốt, nhưng
vì đã hứa với con nên tôi cũng lái xe đi đến chỗ nó. Sau khi bước chân vào nhà
ôm hôn Carolyn và những đứa cháu ngoại xong, tôi nói ngay:

-
Hãy quên chuyện hoa thủy tiên của cô đi nhé! Trời bên ngoài mây và sương mù dày
đặc, chẳng thấy đường đâu mà đi nữa. Nếu không vì con và mấy đứa cháu ngoại của
mẹ thì chuyện gì xảy ra chăng nữa cũng đừng hòng lôi được mẹ ra ngoài đường
trong thời tiết này đâu!

Con
gái tôi mỉm cười, ôn tồn nói:

-
Mẹ à! Có lúc nào không có sương mù đâu?

-
Thôi được. Nhưng con đừng bắt mẹ phải ra đường lúc này nữa đấy nhé! Mẹ sẽ chờ
cho đến khi trời quang đãng là mẹ về nhà ngay - tôi nói với Carolyn giọng chắc
nịch.

-
Con đang mong là mẹ sẽ chở con đến chỗ sửa xe để con lấy xe.

-
Có xa không?

-
Chỉ vài dãy phố thôi mẹ! - Carolyn đáp.

Nghĩ
đoạn đường cũng ngắn, tôi đứng lên ra xe. Con gái tôi nói.

-
Mẹ để con lái cho. Đường ở đây con quen.

Nhiều
phút trôi qua, tôi sốt ruột hỏi.

-
Con chở mẹ đi đâu vậy? Đây đâu phải là đường đến chỗ sửa xe?

-
Chúng ta sẽ theo đường khác đến đó, xa hơn một chút - Carolyn cười - đường của
những bông hoa thủy tiên.

-
Carolyn - tôi nghiêm giọng - con quay xe lại ngay.

-
Mọi việc sẽ ổn mà mẹ, con hứa đấy. Mẹ cứ xem đi rồi có giận con, con cũng chịu.
Nhưng con tin rằng sau khi xem xong, thể nào mẹ cũng tự trách mình sao lại
không đến đây sấm hơn.

Khoảng
20 phút sau, chúng tôi rẽ vào một con đường hẹp rải đầy sỏi. Từ xa tôi đã nhìn
thấy một nhà thờ nhỏ. Bên cạnh nhà thờ có tấm bảng với dòng chữ được viết nắn
nót: "Vườn Hoa Thủy Tiên". Chúng tôi bước ra khỏi xe. Tôi và Carolyn,
mỗi người dắt tay một cháu, và tôi chậm rãi bước theo Carolyn.

Được
một lúc, chúng tôi rẽ vào một con đường. Và khi đưa mắt nhìn lên, tôi chợt sững
sờ. Trước mắt tôi hiện ra một quang cảnh tuyệt mỹ mà chưa bao giờ tôi được nhìn
thấy. Một màu vàng sáng rực cả một góc trời, như thể ai đó đã lấy một chum vàng
khổng lồ rót lên trên đỉnh núi và rải đều xuống khắp các triền dốc. Những bông
hoa được trồng thật cẩn thận và có nghệ thuật, xoáy tròn thành hình những dải
ruy băng rộng và những vệt đan xen đủ màu sắc: cam đậm, trắng, vàng chanh, hồng
da cam, vàng nghệ và cả vàng phơn phớt.

Mỗi
một sắc màu khác nhau được trồng thành từng nhóm riêng biệt để chúng cuộn lại
và tuôn chảy như dòng sông mang màu sắc riêng của mình. Toàn bộ khu vườn rộng
khoảng năm mẫu Anh.

-
Ai đã trồng khu vườn này vậy con? - tôi hỏi Carolyn.

-
Chúng được một phụ nữ trồng đấy mẹ! Bà ấy sống trên mảnh đất này. Nhà của bà ấy
kia kìa!

Carolyn
đưa tay chỉ một ngôi nhà gỗ còn chắc chắn.


trông nhỏ nhắn và khiêm tốn giữa khung cảnh lộng lẫy ở nơi đây. Chúng tôi bước
về phía căn nhà. Trên mái hiên treo một tấm biển với dòng chữ: "Lời đáp
cho những câu hỏi mà tôi biết là bạn sắp hỏi. "

Câu
trả lời thứ nhất rất đơn giản: "50.000 cây. "

Câu
trả lời thứ hai: "Mỗi lần trồng một cây, do một người phụ nữ có hai tay,
hai chân và một bộ não rất nhỏ thực hiện. "

Câu
trả lời thứ ba: "Bắt đầu trồng từ năm 1958. "

Đó
chính là nguyên tắc hoa thủy tiên.

Với
tôi, giây phút đó là một bước ngoặt trong đời. Tôi nghĩ về người phụ nữ mà tôi
chưa từng gặp, người mà hơn 40 năm trước, đã bắt đầu mỗi lần bằng một cây thủy
tiên, để khoác lên một đỉnh núi vô hồn, không tên không tuổi tầm nhìn của mình
về vẻ đẹp và niềm vui. Tuy nhiên, chính việc làm nhỏ nhoi, mỗi lần trồng một
cây thủy tiên, kéo dài qua nhiều năm tháng của bà đã làm thay đổi cả một cảnh
quan của thế giới.

Người
phụ nữ vô danh này đã mãi mãi làm thay đổi thế giới mà bà đang sống. Bà đã tạo
ra một khung cảnh nguy nga không thể tả bằng lời, một nét đẹp siêu nhiên và gọi
lên biết bao cảm hứng. Nguyên tắc mà khu vườn thủy tiên của bà truyền lại cho
mọi người là một trong những nguyên tắc vĩ đại nhất về cách tán dương cuộc đời.
Đó là, biết hướng đến những mục tiêu và khát vọng của chúng ta từng bước một,
giống như một đứa bé chập chững tập từng bước đi, biết quý trọng công việc của
mình và biết cách tích lũy thời gian.

Khi
chúng ta biết nhân những mảnh thời gian nhỏ, cộng với những nỗ lực tăng dần mỗi
ngày, ta sẽ nhận thấy rằng ta có thể đạt được những điều kỳ diệu. Và như thế
chúng ta có thể thay đổi được thế giới.

-
Mẹ thấy buồn là - tôi thú nhận với Carolyn - có thể mẹ cũng đã hoàn thành được
điều gì đó nếu 35 hay 40 năm trước đây mẹ nghĩ đến một mục tiêu to lớn và kiên
trì theo đuổi nó theo cách "mỗi lần trồng một cây" trong suốt ngần ấy
năm. Cứ nghĩ xem nếu vậy mẹ đã có thể làm được gì nào?

Như
mọi lần, con gái tôi đã tóm tắt thông điệp chúng tôi nhận được của ngày hôm đó.

-
Hãy bắt đầu ngay từ ngày mai.

Đúng
vậy, thật vô nghĩa khi cứ suy nghĩ về thời gian đã mất đi của ngày hôm qua.
Phương pháp mà chúng ta thực hiện bài học về cách tán dương cuộc đời thay vì cố
tìm một lý do để tiếc nuối đó là trả lời câu hỏi "Ta có thể ứng dụng bài
học ngày hôm nay như thế nào đây?".

Khung cửa lấp lánh

Hoa
hạnh phúc mọc ngay bên cạnh chúng ta chứ không phải hái ở trong vườn người khác.

-
Douglas Jerrold


cậu bé nọ sống trong một nông trại xa xôi hẻo lánh. Mỗi sáng, cậu phải thức dậy
trước lúc mặt trời mọc để phụ giúp việc lặt vặt. Đến chiều, cậu lại ra khỏi nhà
để làm việc suốt buổi tối.

Ngày
nào cũng vậy, lúc mặt trời đứng bóng, cậu dừng tay một lát và leo lên hàng rào
nhìn ngắm ngôi nhà có những khung cửa sổ bằng vàng ở tít đằng xa. "Phải
chi mình được sống trong ngôi nhà đó nhỉ!" Chắc là tuyệt lắm, cậu thầm
nghĩ. Rồi cậu thả hồn hình dung ra những đồ dùng trong ngôi nhà. Nếu họ có thể
trang trí những cửa sổ bằng vàng như thế thì hẳn đồ đạc trong nhà cũng phải
sang trọng lắm. Cậu tự hứa một ngày nào đó nhất định mình sẽ đến thăm ngôi nhà
lộng lẫy ấy.

Một
buổi sáng, cha cậu bảo cậu hãy ở nhà để ông làm việc một mình. Hiếm khi có dịp
rảnh việc thế này, cậu lập tức gói bánh mì đem theo và băng qua cánh đồng,
hướng thắng tới ngôi nhà có những chiếc cửa sổ bằng vàng.

Đến
quá trưa, cậu đã đứng ngay trước ngôi nhà. Cậu tần ngần tưởng mình đi nhầm.
Ngôi nhà này chẳng có chiếc cửa sổ bằng vàng nào hết! Thay vào đó chỉ là một
căn nhà tồi tàn, loang lổ màu sơn, được quây kín bằng dãy hàng rào đổ nát. Cậu
bé bước đến cánh cửa treo tấm màn rách tả tơi và đưa tay lên gõ. Một cậu bé
trạc tuổi cậu ra mở cửa. Cậu bé mới đến hỏi:

-
Có phải ngôi nhà này có những khung cửa sổ bằng vàng không?

-
Tớ hiểu rồi - cậu bé kia đáp rồi mời cậu ngồi lên hiên nhà. Ớ đó, cậu nhìn lại
phía ngôi nhà của mình và trông thấy ánh nắng chiều rọi chiếu, khiến những
khung cửa sổ trở nên óng ánh như được làm bằng vàng.

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu
Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải
nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên
là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật
ngoạn mục bắc ngang hai thành phố này. Tuy nhiên, khi nghe ông trình bày ý
tưởng táo bạo đó không một chuyên gia về cầu đường nào chịu hợp tác với ông. Họ
cho rằng ông điên và bảo ông rằng hãy quên điều đó đi vì không thể nào làm được
cây cầu như vậy. Không nản lòng, ông về nhà thuyết phục con trai mình là Washington
cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng, rằng có thể xây được cây cầu như vậy. Cả hai
cha con cùng ấp ủ ý muốn hoàn thành cây cầu và bàn luận về cách vượt qua mọi
trở ngại. Dẫu sao, các ngân hàng cũng tin họ và đồng ý bỏ tiền ra cho dự án xây
cầu. Hết sức phấn kích và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây
cầu trong mơ của mình.

Dự
án tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công
trường đã cướp đi chính sinh mạng John Roebling và con trai ông bị thương nặng
ở đầu. Washington sau tai nạn ấy đã không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ
là dự án cuối cùng sẽ tan thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những
người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.

Mặc
dầu không thể đi lại và nói chuyện, đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh
anh. Một hôm, đang nằm trong bệnh viện, trong đầu ông chợt nghĩ ra cách
"nói chuyện" với người khác. Vận động duy nhất của cơ thể ông hiện
thời là nhúc nhích một ngón tay và ông nghĩ ra một bộ mã truyền tin. Với bộ mã
này, ông chạm vào tay vợ mình và dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý
nghĩ của mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp
tục xây dựng cây cầu. Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay
duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi cây cầu Brooklyn kỳ vĩ mà chúng
ta nhìn thấy ngày hôm nay hoàn thành.

Nỗi đau sẽ đi qua và cái đẹp ở lại

“Nếu
phải chọn một cá tính theo suốt cuộc đời, hãy chọn óc khôi hài. ”

-
Khuyết danh

Dẫu
Henri Matisse trẻ hơn August Renơir gần hai chục tuổi, cả hai họa sĩ vĩ đại này
luôn là đôi bạn chân tình và gắn bó với nhau. Khi Renoir bị lâm bệnh và giam
mình trong căn nhà hơn 10 năm cuối cùng của mình, Matisse mỗi ngày đều ghé qua
thăm bạn. Renoir -gần như bị tê liệt bởi chứng bệnh phong thấp rất nặng -vẫn
tiếp tục vẽ trong tình trạng đau đớn đó. Một ngày kia, khi quan sát người bạn
già làm việc trong phòng vẽ, cố gắng chống lại cơn đau đang dầy vò thân xác ông
qua từng nét cọ, Matisse thảng thốt la lên rằng:

-
August ơi! Tại sao anh không nghỉ mà cứ vẽ khi phải chịu đau đớn như thế?

Renoir
chỉ khẽ khăng nhìn bạn trả lời rằng:

-
Nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp ở lại.


cứ thế gần như cho đến ngày lìa trần, Renoir tiếp tục kéo những nhát cọ lên các
bức toan. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Những người phụ nữ
đang tắm, đã được hoàn thành trước khi ông qua đời, tức là mười bốn năm sau khi
ông phải đương đầu chịu đựng với căn bệnh quái ác này.

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

“Nghịch
cảnh và khó khăn giống như tấm nệm, khi ở trên chúng bạn cảm thấy khoan khoái
và êm ái - còn khi ở dưới, bạn sẽ bị chúng làm cho ngộp thở. ”

-
Khuyết danh


lần trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giầy xuống
đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh. Ông Gandhi bèn
cởi ngay chiếc giầy còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giầy đã
rớt, trước sự ngạc nhiên của những người trên xe.

Một
hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại sao lại làm như vậy.

Gandhi
đáp:

-  
Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giầy trên đường ray thì họ sẽ tìm thấy
chiếc thứ hai và như vậy họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.

Lá thư người mẹ

“Người
mẹ luôn là nơi chở che khi giông tố cuộc đời ập đến với đứa con của mình. ”

-
Khuyết danh

Con
thân yêu!

Lâu
rồi mẹ không nhận được thư con. Lần về thăm nhà, dù con không nói và cố tỏ ra
vui nhưng mẹ đã linh cảm con đang gặp phải một chuyện gì đó không may, con đang
rất buồn, thất vọng và đuối sức. Mẹ không lên thăm con vào lúc này vì mẹ biết
con sẽ không thổ lộ với mẹ, muốn tự vượt qua và sự có mặt của mẹ đôi khi sẽ làm
con yếu lòng hơn mà thôi.

Cuộc
sống vốn không bằng phẳng khi con từng mong ước thời còn đi học hay trên ghế
giảng đường. Mọi chuyện đều có thể xảy ra, một cách bất ngờ nhất. Mẹ chợt thấy
mình có lỗi với con khi luôn dành cho con tình yêu thương, chăm sóc mà chưa
chuẩn bị cho con tinh thần và cách đối mặt khi điều bất hạnh xảy đến. Mẹ không
muốn những khó khăn, nỗi đau mà mẹ đã từng trải qua hay đã từng biết sẽ lại đến
với con. Mẹ không sắp xếp được những cảm xúc, suy nghĩ và những điều mẹ muốn
nói với con trong thư này có thể rộng hơn những gì con đang gặp phải nhưng con
hãy đọc và giữ nó - nó có thể sẽ còn cần cho con sau này.

Con
hãy đón nhận mọi sự việc bằng sự dũng cảm nhìn thắng vào sự thật. Con đừng chạy
trốn vị trí của mình mà hãy biết phân tích với đúng bản chất những gì đã diễn
ra, hãy tự tin vượt lên, khắc phục và mạnh dạn đấu tranh với những trở ngại
bằng tấm lòng thực sự, bằng sự hướng thiện và nhìn rõ những gì mình chưa hoàn
thiện. Con đừng bao giờ bỏ cuộc với cảm giác cuộc sống không còn lối thoát
trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cuộc sống không thể trở nên bế tắc hoàn toàn một
khi con người còn tin vào chính mình.

Hãy
biết chấp nhận và tha thứ. Đừng cố gắng bói móc lỗi lầm của người khác, hãy
biết tha thứ nhưng nên nghiêm khắc nhìn lại mình. Con hãy cho mà không cần nhận
lại hay tính toán thiệt hơn. Ngay cả khi cần được an ủi nhất, con hãy giang
rộng vòng tay và chia sẻ, nâng đỡ những người cần cảm thông giúp đỡ xung quanh
- vì trong lúc chia sẻ với người khác con sẽ tìm lại sức mạnh và niềm tin cho
chính mình. Đừng quá thương hại mình. Tự thương hại sẽ làm giảm sức mạnh vốn có
của con.

Con
hãy nhớ rằng còn nhiều người yêu thương con và cuộc sống của con có giá trị và
ý nghĩa với người khác. Con đừng ngại mở lòng với tình yêu vì chỉ có tình cảm
thật sự mới giúp con tìm được chính mình. Hãy chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với
người con yêu quí. Tình yêu luôn là điều kỳ diệu! Đe vượt qua những thử thách,
khó khăn, hãy gìn giữ những kỷ ức, kỷ niệm đẹp. Một khi lòng yêu thương, tình
yêu gặp trắc trở hay có sự đổi thay, mất mát thì con đừng vội xóa đi những gì
đã từng là của con. Con luôn hiểu là tình yêu trong con không hề mất, nó luôn
hiện hữu trong tâm hồn con cho dù có thể nó có lúc không còn tồn tại. Khi người
khác mang trái tim họ ra đi thì trái tim người ở lại vẫn còn nguyên vẹn nhưng
người ta có khuynh hướng tự dằn vặt, tự hành hạ cho đến khi trái tim của mình
rướm máu, đau đớn tột cùng mới nhìn lại sự việc. Con hãy cố gắng đừng để mất
theo những điều không đáng mất khác như sức khỏe, thời gian, niềm tin ở chính
mình và các mối quan hệ khác...

Cuộc
sống của con liên quan đến nhiều người. Hãy luôn tin ở con người và khám phá
những điều tốt đẹp riêng biệt của từng người. Dù vậy cũng không nên đặt tất cả
niềm tin của con vào một người hay một sự việc mà con chưa nắm vững và nhìn thế
giới qua lăng kính đó để con không phải vất vả trở về với chính mình nếu có sự
đổi thay xảy ra vì bất kỳ lý do gì.

Con
đừng ngại đối diện với nỗi buồn, sự thất vọng và cô đơn - đôi khi sự cô đơn
thực sự sẽ giúp con hiểu và chiêm nghiệm được nhiều điều bổ ích, sâu sắc, đừng
đắm chìm triền miên trong sự than trách yếu đuối. Con đừng vội đi tìm một điều
gì đó chưa chắc chắn thay thế - vì con vẫn sẽ phải quay lại vấn đề chưa giải
quyết được đôi khi phức tạp hơn hay với tâm thế không tốt như ban đầu. Con hãy
bắt tay vào công việc mà con yêu thích ngay cả lúc con chán nản nhất và không
muốn làm việc, vì chỉ có công việc thực sự chứ không phải sự nhàn rỗi sẽ giúp
con tìm lại được niềm vui và niềm tin cuộc sống.

Đừng
quá lệ thuộc vào những định ước khuôn mẫu. Như con đã từng biết: "Mất tiền
là không mất gì - mất sức khỏe là mất nhiều, còn mất danh dự là mất tất
cả" nhưng với ý chí nhiều người đã chiêm nghiệm và thực hiện được trong
thực tế cuộc sống khác với câu châm ngôn ấy: "Mất tiền thì bạn sẽ có thể
làm lại được ra tiền - mất sức khỏe bạn có thể tìm lại được sức khỏe của mình -
mất danh dự bạn vẫn có thể khôi phục được danh dự nếu con có niềm tin và thời
gian - mất niềm tin bạn vẫn có thể tìm lại được niềm tin bằng sự cố gắng, nghị
lực và tình cảm con người - và chỉ khi bạn thôi không cố gắng nữa hay buông
xuôi bạn mới có khả năng mất tất cả.!

Thước
đo cho sự thành công hay giá trị của con và người khác không phải là những giá
trị vật chất hay danh vọng. Những giá trị về tinh thần và niềm tin mới có giá
trị lâu dài. Cuộc đời như một hành trình leo núi đầy khó khăn. Hãy luôn hướng
về phía trước - đừng quay đầu ngoái lại quá lâu với những gì con đã vượt qua,
đã làm được, hay đã thất bại. Hạnh phúc là cảm giác thực trên từng chặng đường
đi chứ không phải chỉ là cảm giác tới đích. Nếu có lúc nào đó con cứ loay hoay,
trăn trở, dằn vặt khá lâu thì khi nhận ra được con đừng bận tâm, ân hận vì điều
đó mà hãy mạnh dạn lên đường bước tiếp. Bất kỳ thời điểm nào đều có thể là điểm
khỏi đầu tốt nhất cho con!

Những
câu nói chưa suy nghĩ kỹ có thể bị hiểu nhầm, gây tổn thương người khác hay làm
con mất đi sự tự tin nên hãy suy nghĩ, tìm hiểu kỹ về những điều, những dự định
sắp làm, những gì con sắp hứa hay những điều con sẽ nói. Đừng ngại nói lời xin
lỗi chân thành hay nhìn nhận những gì mình chưa làm được, chưa hoàn thiện.

Ngay
cả lúc thất vọng nhất, con hãy luôn nghĩ về những điều con từng ước mơ, hãy
mạnh dạn và hãy tự tin, trầm tĩnh, vững vàng. Con hãy làm theo cách, đi những
con đường mà con đã suy nghĩ là đúng dù có thể chưa ai đi. Sự thử thách càng
lớn thì khi vượt qua được thế đứng và tầm nhìn càng cao.

Đừng
quá tự dằn vặt hay nuối tiếc những gì đã qua, về những gì con đã làm. Không vấp
ngã trong cuộc sống là một điều tốt, nhưng vấp ngã mà đúng dậy đi vững vàng thì
là một điều càng tốt hơn. Cuộc đời ai cũng có lần vấp ngã - sau mỗi lần vấp
ngã, sai lầm người ta sẽ có được kinh nghiệm sống quí giá hơn. Không ai đánh
giá một giai đoạn vừa qua như một cách sống của con cả. Điều quan trọng là cách
con vượt qua và cuộc sống sau này của con sẽ thế nào. Tất cả tùy thuộc vào con.

Con
vẫn có thể nghe lời mẹ khuyên, học tập kinh nghiệm từ người khác, từ những câu
chuyện con biết được, từ trong sách vở, báo chí, bè bạn và người thân - nhưng
khi chính con trải qua rồi thì điều đó mới chính thực sự là của con. Có khi thử
thách nghiệt ngã và khó khăn như một điều may mắn vì người ta lớn lên, trưởng
thành thực sự chính bằng kinh nghiệm và nghị lực đối đầu với khó khăn chứ không
ai trưởng thành lên chỉ bằng lý thuyết hay kinh nghiệm của người khác. Trong
bất kỳ thời điểm nào con hãy trân trọng với những gì đang có và hãy cảm nhận
mọi khía cạnh của cuộc sống. Con đừng qui kết cho số phận mà hãy cố hết sức
mình.

Con
chớ quên tình cảm luôn là nguồn động viên lớn nhất, con đừng quên những điều
bình dị, những nơi chốn thân thương từng gắn bó với tuổi thơ của mình, những kỷ
niệm đẹp, cả những người bạn mà không còn gặp lại, những câu chuyện từng làm
con xúc động sâu sắc - tất cả những điều đó tưởng chừng sẽ làm đau con hơn
nhưng chính những điều đó sẽ giúp con vượt qua khó khăn bằng đôi chân và tâm
hồn của chính mình. Nên học hỏi từ người khác nhưng đừng lấy người khác làm
thước đo giá trị của mình vì con luôn phải là con với tất cả những điều cần
hoàn thiện, những điều bình dị và thật riêng của mình. Vượt qua được nỗi buồn
sẽ giúp con tìm ra những giá trị mới mà trước đây con chưa nhận ra.

Con
đừng mong muốn tất cả mọi người phải hiểu mình, chỉ cần chính con hay một người
hiểu là đã đủ cho con rồi. Hãy sống thật với cảm xúc của chính mình, những giọt
nước mắt, những lời chân thật từ trái tim trong một lúc nào đó sẽ giúp con vơi
nhẹ nỗi buồn xúc cảm tổn thương. Hãy trầm tĩnh và bao dung với những người đã
gây cho con nỗi đau.

Mỗi
ngày sẽ là một ngày mới với những điều tốt lành và bất ngờ nhất sẽ đến cùng với
sự cố gắng của mình. Những gì đã qua sẽ trở thành vốn sống của con. Cuộc sống
không có điều gì mất đi mà không mang đến cho ai đó điều gì mới mẻ, bổ ích hơn.
Nếu con chưa tìm được thì con hãy suy nghĩ sâu sắc, tĩnh lặng để nhận ra điều
đó và đừng lãng phí thời gian một khi con đã hiểu. Những gì con cho đi hôm nay
từ trái tim chắc chắn con sẽ nhận lại được từ trái tim - ngày mai hoặc sau này.
Và con đừng chỉ cầu mong, mơ ước không mà hãy hành động. Hãy sống giản dị, chân
thành và thật lòng.

Con
hãy tin là cuộc sống luôn có luật nhân quả, sẽ luôn công bằng, có trước có sau
với tất cả mọi người, với những gì con đang thực lòng suy nghĩ, đang làm và
hướng đến hôm nay. Chính con mới là người hiểu rõ được những gì mà con có thể
làm được và nên làm. Con hãy tin vào điều kỳ diệu và nhiệm màu của tâm hồn con người,
của cuộc sống - và nhất là tin vào chính con. Một ngày mới sẽ mở ra cho con.

Mẹ
tin ở con.

Người
bạn của con.

Mẹ

-
First News

Viên ngọc người mẹ

Cornelia,
mẹ của Gracchi, một lần đón tiếp một phụ nữ từ Campania tại nhà mình. Khi người
phụ nữ khoe khoang những hạt ngọc của bà ta là những viên ngọc đẹp nhất thời
bấy giờ., Cornelia tiếp tục trò chuyện với bà ta cho đến khi những đứa con của
mình từ trường trở về. Rồi chỉ vào những đứa trẻ nói: "Đây là những viên
ngọc của tôi. "

-
Từ Valerus Maximux (1st century)

HẾT
TẬP 2

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách:

sienna – Trí Linh – nangmualachuyencuatroi

(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3