Hồng lâu mộng - Chương 093

Chương 93: Hồi thứ chín
mươi ba

Người họ Chân đến nương
nhờ họ Giả

Am Thủy Nguyệt vỡ lở án
gió trăng.

Sau khi Giả Chính gọi
người canh cửa vào hỏi:

- Hôm nay bên phủ Lâm An
Bá mời ta đến uống rượu. Anh có biết có việc gì không?

Người canh cửa nói:

- Chúng con hỏi thì ra không
có việc vui mừng gì cả. Chẳng qua có một ban hát trẻ vừa đến phủ Nam An Vương,
ai cũng khen là hay, cụ Lâm An Ba cao hứng bày việc hát trò hai ngày, mời các
vị quen biết đến xem cho vui. Có lẽ ta không cần đưa lễ đến.

Giả Xá hỏi Giả Chính:

- Mai chú có đi không?

- Người ta có lòng tốt,
mình không đi, coi sao tiện?

Vừa nói thì ngoài cửa có
người vào thưa:

- Có người thơ lại đến
mời ông lớn ngày mai đến nha môn. Quan trên có việc sai phái, cần phải đến sớm
một tí.

Giả Chính nói:

- Biết rồi.

Vừa nói đến đó thì hai
người nhà coi việc địa tô ở trại đi vào cúi đầu hỏi thăm sức khỏe rồi đứng hầu
một bên.

Giả Chính nói:

- Các anh là người ở
trại Hách phải không?

Hai người vâng dạ. Giả
Chính cũng không hỏi nữa, rồi cùng Giả Xá nói chuyện. Một chốc người nhà thắp
đèn, đưa Giả Xá về.

Lúc đó Giả Liễn mới gọi
bọn coi địa tô, bảo:

- Có việc gì các anh nói
đi.

Người kia nói:

- Địa tô tháng mười, con
đã đòi đủ đưa về. Đáng lẽ ngày mai có thể tới đây. không ngờ những người bắt xe
ở ngoài kinh đô không cho phân trần gì cả, đem các vật chở trên xe đổ xuống
đất. Con bảo họ, đây là xe của phủ ta thu tô, không phải là xe buôn bán, nhưng
họ không nghe. Con bảo bọn kia cứ đẩy xe đi, mấy người nha dịch đánh họ một
trận túi bụi, rồi lấy đi hai cỗ. Vì thế con phải về trước trình. Xin sai người
đến nha môn đòi lại xe mới. Vả lại, cũng nên trừng trị bọn sai dịch một phen.
Chúng coi trời bằng vung, chẳng có phép tắc gì cả. Cậu chưa biết đấy. Tội
nghiệp nhất là những xe buôn bán! Chúng cứ vất bừa hàng hóa của người buôn
xuống đất rồi kéo xe chạy. Nếu ai nói năng là chúng đánh cho vỡ đầu xẻ tai.

Giả Liễn nghe nói quát
mắng:

- Như thế còn ra gì nữa!

Bèn viết ngay một tờ
thiếp, gọi người nhà đến bảo:

- Mày cầm thiếp này đến
nha môn đòi lấy xe và cả những đồ vật trên xe cho ta. Nếu thiếu một vật gì là
ta không nghe đâu. Và mau mau gọi Chu Thụy vào đây.

Người nhà gọi Chu Thụy.
Chu Thụy không có ở nhà. Lại gọi Lại Vượng. Lại Vượng cũng đi vắng đâu chưa về.
Giả Liễn nói:

- Bọn vô loại này. chẳng
đứa nào ở nhà. Hàng năm chúng nó ăn lương mà không chịu trông nom công việc gì
cả.

Rồi bảo bọn hầu trai:

- Chúng bay mau mau tìm
họ về cho ta.

Nói xong hắn về phòng
ngủ.

Hôm sau, Lâm An Bá sai
người đến mời. Giả Chính nói với Giả Xá:

- Tôi bận việc ở nha
môn, cháu Liễn phải ở nhà chờ việc bắt xe, cũng không đi được. Vậy bác đem cháu
Bảo Ngọc đi, gọi là thù tiếp cho qua chuyện.

Giả Xá gật đầu nói:

- Thế cũng được.

Giả Chính sai người bảo
Bảo Ngọc:

- Hôm nay con theo bác
sang bên phủ Lâm An Bá nghe hát. Bảo Ngọc mừng rỡ thay áo quần, dẫn bọn Bồi
Dính, Tảo Hồng. Sử Dược ra chào và hỏi thăm Giả Xá rồi lên xe đến phủ Lâm An
Bá..

Người canh cửa vào
trình, một lúc đi ra nói:

- Ông lớn bảo mời vào.

Giả Xá dẫn Bảo Ngọc đi
vào trong sân, thấy khách khứa ồn át. Giả Xá dẫn Bảo Ngọc đến chào Lâm An Bá và
các vị tân khách, rồi cùng nói chuyện một lúc. Bỗng thấy một người coi ban hát
cầm một bản kê tên các vở hát, và một cái hốt ngà (1), cúi mình chào các tân
khách, và nói:

(1) Ngày xưa những người diễn kịch viết các tên vở
vào cái hốt ngà đưa cho người xem chấm vở nào là họ hát vở ấy.

- Xin các vị chấm vở
hát.

Trước hết, mời các vị
khách qúy chấm. Đến lượt mình, Giả Xá cũng chấm một vở. Người coi hát thấy Bảo
Ngọc, vội bước tới, cúi chào và nói:

- Xin cậu chấm cho vài
vở.

Bảo Ngọc thấy người ấy
mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ tựa tô son, đẹp như hoa sen trên mặt hồ, thướt
tha như cây ngọc rung rinh trước gió, thì ra chẳng phải ai xa lạ, mà chính là
Tưởng Ngọc Hàm. Hôm trước Bảo Ngọc nghe nói anh ta dẫn

hát nhỏ vào kinh, nhưng
không đến chỗ nhà mình. Lúc đó, trông thấy Ngọc Hàm, Bảo Ngọc định đứng dậy,
nhưng không tiện, đành chỉ cười, hỏi:

- Anh về đây đã bao lâu?

Tưởng Ngọc Hàm nhìn hai
bên một cái, rồi cười khẽ và nói:

- Cậu không biết sao?

Bảo Ngọc thấy người
đông, khó lòng nói chuyện, chỉ chấm quàng một vở.

Tưởng Ngọc Hàm đi rồi,
liền có mấy người bàn tán:

- Người ấy là ai?

Có người nói:

- Anh ta lâu nay đóng
vai nữ, bây giờ tuổi đã lớn, không chịu đóng vai ấy nữa, chỉ ở trong phủ coi
ban hát thôi. Và trước đây có đóng vai học trò. Tuy gom góp được một số tiền,
trong nhà đã có hai ba cưả hàng, nhưng anh ta chưa chịu bỏ nghề, vẫn

cứ coi ban hát như
trước.

Có người nói:

- Chừng anh ta cưới vợ
rồi thì phải.

Có người nói:

- Anh ta chưa lấy vợ, vì
cho rằng: việc lấy vợ quan hệ cả một đời người. Không cứ gì là tôn ti, sang
hèn, cần phải xứng đáng mới được. Vì thế, đến nay anh ta vẫn chưa lấy vợ.

Bảo Ngọc nghĩ thầm:
Không biết sau này con gái nhà ai lấy anh này? Nếu lấy được con người xinh đẹp
như thế, cũng không uổng một đời “.

Lúc đó, bắt đầu hát, gồm
đủ các điệu Côn, điệu Dặc, điệu cao và điệu tuồng, rất là vui nhộn. Đến trưa,
bày tiệc uống rượu.

Giả Xá lại xem một lúc
nữa rồi định về. Lâm An Bá tới giữ lại và nói:

- Trời còn sớm, nghe
Kỳ Quan nói có vở “Chiếm Hoa Khôi” (2) là vở hay nhất của họ đấy.

(2) Lấy tích Tần Trọng, một anh bán dầu, lấy
được nàng Dao Cầm là một hoa khôi trong đám làng chơi.

Bảo Ngọc nghe nói cứ
mong sao Giả Xá khoan về. Giả Xá nghe vậy cũng ngồi ráng lại một
lúc. Quả Nhiên thấy Tưởng Ngọc Hàm đóng vai anh chàng họ Tần bán
dầu phô diiễn cái vẻ nâng niu hoa khôi sau khi say rượu, biểu lộ cái
tình tứ tiếc ngọc thương hoa rất mực khéo léo. Sau đó, hai người
cùng uống, cùng hát, hết sức thiết tha trìu mến.

Bảo Ngọc không nhìn
hoa khôi mà cứ đăm đăm đôi mắt nhìn thẳng vào anh chọ Tần. Hơn nữa,
tiếng hát của Tưởng Ngọc Hàm trong trẻo véo von theo đúng phách địêu
là mcho đầu óc Bảo Ngọc ngây ngất say sưa. Sau vở hát ấy, Bảo Ngọc
càng thấy Tưởng Ngọc Hàm là người rất chung tình, bọn con hát tầm
thường không thể sánh được. Bảo Ngọc liền nghĩ: “Trong sách Nhạc Ký
nói: ‘Tình động trong lòng nên biểu hiện ra ở tiếng nói, tiếng nói
thành văn chương nên gọi là âm điệu. Vì thế, muốn biết tiếng, biết
âm, biết nhạc, cần phải nghiền ngẫm rất nhiều.’ Ngùôn gốc của thanh
âm không thể không xét kỹ. Thơ và từ chỉ có thể truyền đạt tình
cảm, không thể làm cho nó ăn sâu vào xương vào tuỷ. Sau này có lẽ
mình cần phải nghìên ngẫm về môn âm luật.”

Bảo Ngọc đang nghĩ
ngợi mơ màng thì Giả Xá đứng dậy cáo từ. Chủ nhà không thể giữ
lại. Bảo Ngọc chẳng biết làm sao, đành phải theo về.

Tới nàh, Giả xá về
nhà mình, còn Bảo Ngọc thì tới gặp Giả Chính. Giả Chính vừa ở nha
môn về, đang hỏi Giả Liễn về việc bắt xe. Giả Liễn nói:

- Hôm nay sai người
cầm thiếp đi, quan huyện đi vắng. Bọn người nhà ông ta nói:”Việc nầy
quan huyện tôi không biết, và cũng không cho bài ra bắt xe. Đó là bọn
côn đồ ở ngoài tìm cách lừa dối để lấy tiền. Đã là của ở phủ ông lớn thì
chúng tôi sẽ lập tức sai người tra xét. Ngày mai nhất định sẽ đưa cả xe và đồ
vật đến, nếu chậm trễ một chút, sẽ bẩm với quan tôi nghiêm ngặt trừng trị. Lúc
này quan tôi còn vắng, Xin quan lớn thấu tình cho. Nếu có thể, không cho quan
chúng tôi biết thì lại càng hay”.

Giả Chính nói:

- Đã không có bài quan
thì bọn nào lại dám gây chuyện như thế?

Giả Liễn nói:

- Chú không biết, chứ ở
ngoài kia đều như thế cả. Chắc rằng đến mai thế nào họ cũng đưa đến trả.

Giả Liễn nói xong đi ra.
Bảo Ngọc tới chào. Giả Chính hỏi mấy câu rồi bảo sang nhà Giả mẫu.

Vì hôm qua, không gọi
được ai, nên Giả Liễn bắt bọn người nhà hôm nay phải đến chực đầy đủ. Giả Liễn
quát mắng một trận rồi gọi đại tổng quản là Lại Đại đến bảo:

- Anh đem danh sách
người nhà soát lại một lượt rồi viết một tờ thông báo cho bọn họ biết. Nếu đứa
nào chưa hề xin phép mà tự ý bỏ ra ngoài, gọi cũng không đến, để nhỡ việc công,
thì sẽ đánh đòn và đuổi ngay.

Lại Đại vâng dạ, ra
ngoài nhắc nhở mọi người, ai nấy đều răm rắp tuân theĐược ít hôm, thấy một
người đầu đội mũ lông, mặc áo vải xanh, đi giày rách, đến ngoài cửa chào mọi
người. Bọn đầy tớ ngắm kỹ bộ dạng anh ta một lúc rồi nói:

- Anh ở đâu đến thế?

- Tôi ở bên phủ Chân
miền Nam tới, có cả lá thư của ông tôi nữa, nhờ các anh trình với ông lớn giúp.

Mọi người thấy anh ta là
người nhà họ Chân đến, mới đứng dậy mời ngồi, và nói:

- Anh đi mệt, hãy ngồi
đây để chúng tôi vào trình.

Nói xong, một người vào
thưa với Giả Chính và trình bức thư lên. Giả Chính mở thư ra xem. Thư viết:

- “ Tình xưa nghĩa cũ,
thân thiết từ lâu, xa tưởng dung nghi, nhớ mong khôn xiết! Em nay kém tài mắc
tội, xét mình muốn chết khôn đền, ơn rộng được tha, chịu tội ớ ngoài bờ cõi.
Hiện nay cửa ngõ điêu tàn, người nhà tan tác. Có tên đầy tớ Bao Dũng, vẫn từng
sai khiến bấy lâu, tuy chẳng tài giỏi gì, nhưng tính nết hiền lành trung hậu.
Nếu được anh thu dùng sai bảo, có chỗ nương thân, thương đến phận bọt bèo, thì
em xin đội ơn khôn xiết! Những điều

chi tiết, xin sẽ nói
sau! “

Chân Ứng Gia cúi đầu.

Giả Chính xem xong,
cười:

- Ở đây đã thừa người,
nhà họ Chân lại đưa người đến, nhưng ta từ chối cũng không tiện. - Liền bảo
người canh cửa:

- Gọi anh ấy vào đây, ta
sẽ tùy tài mà dùng.

Người canh cửa đi ra dẫn
Bao Dũng vào yết kiến Giả Chính. Anh ta sụp lạy ba lạy rồi đứng dậy nói:

- Ông con gửi lời hỏi
thăm sức khỏe ông lớn.

Rồi lại cúi mình chào
nói:

- Con là Bao Dũng, xin
kính thăm sức khỏe ông lớn.

Giả Chính cũng hỏi thăm
sức khỏe ông Chân. Khi nhìn kỹ thì thấy Bao Dũng mình cao hơn năm thước, vai
rộng, lưng bằng, mày rậm, mất lồi, trán cao, râu dài. Hình thù cục mịch, đen
đủng, buông tay đứng hầu. Giả Chính hỏi:

- Anh lâu nay vẫn ở
trong nhà ông Chân hay mới đến mấy năm?

- Con lâu nay vẫn ở
trong nhà ông Chân.

- Tại sao bây giờ lại
xin ra?

- Con không chịu ra.
Nhưng ông c bảo con ra, ông con nói rằng: “con không chịu đi đâu là phải, nhưng
bên nhà ông lớn đây thì cũng như ở nhà”, nên con mới đến.

- Nhà ông chủ anh đáng
lẽ không nên có việc ấy để đến nông nỗi nước này.

- Lẽ ra con không được
nói. Thực ra ông con chỉ vì tốt quá. Với ai cũng thật thà, nên mới mang lấy vạ
vào thân.

- Thật thà là tốt nhất
còn gì?

- Vì thật thà quá nên
không ai ưa, mà lại làm cho người ta chán cũng có.

Giả Chính cười rồi nói:

- Đã thế thì trời cũng
sẽ không phụ ông ta.

Bao Dũng còn muốn nói
nữa thì Giả Chính lại hỏi:

- Nghe nói cậu con bên
phủ nhà anh cũng gọi là Bảo Ngọc phải không?

- Dạ. vâng ạ!

- Cậu ta có lo cố gắng
để tiến thủ gì không?

- Ông lớn mà hỏi đến cậu
ấy thì thật là một câu chuyện lạ. Tính khí cậu ta cũng như ông nhà con, hết sức
thực thà, lúc nhỏ chỉ thích chơi với các chị em, ông bà con đánh mấy bận cậu ấy
cũng không sửa được. Năm nọ bà con vào kinh, cậu ta bị ốm nặng đã chết đi nửa
ngày. Làm cho ông con không còn hồn vía. Các đồ khâm liệm đều đã sắm đủ, may
sao lại khỏi. Cậu con kể lại rằng cậu ấy đến một cái lầu, gặp một cô gái. Cô ta
dẫn đến một cái miếu, thấy có mấy cái tủ, trong tủ thấy có ấy quyển sổ.

Lại đến một cái nhà,
thấy vô số con gái. Họ bỗng hóa ra ma quỷ, cũng có người thì hóa ra bộ xương
người. Cậu ấy sợ quá khóc ầm lên. Ông con biết cậu tỉnh lại, vội vàng chạy
chữa, dần dần khỏe hắn. Ông con lại bảo cậu ấy chơi bời với bọn chị em. Nhưng
tính khí của cậu ấy lại đổi hẳn. Cậu ấy không thiết gì đến tất cả những trò
chơi trước khi chưa ốm, chỉ chăm đọc sách. Dẫu có ai đến rủ rê. Cậu ấy cũng
chẳng mảng lòng. Bây giờ dần dần cậu ấy đã giúp ông nhà con lo liệu được ít
việc nhà.

Giả Chính nghĩ ngợi một
lát rồi nói:

- Anh hãy đi nghỉ. Chờ
có việc, ta sẽ giao cho làm.

Bao Dũng vâng lời theo
người nhà đi ra. Một hôm Giả Chính dậy sớm, vừa định đi đến nha môn làm việc,
bỗng thấy bọn coi cửa to nhỏ chuyện gì với nhau, hình như có ý muốn cho Giả
Chính biết, nhưng lại không dám nói rõ, chỉ lầm rầm hàn tán với nhau. Giả Chính
gọi lại hỏi:

- Bọn bay thậm thậm thụt
thụt như thế?

- Chúng con không dám
nói.

- Tại sao lại không dám
nói?

- Sáng nay chúng con dậy
mở cửa, thấy ngoài cửa dán một tờ giấy trắng, trong đó viết nhiều chuyện bậy
bạ.

- Sao lại có chuyện như
thế? Nó viết thế nào?

- Nó nói chuyện bẩn thỉu
ở am Thủy Nguyệt.

- Đưa đây ta xem.

- Chúng con định bóc
xuống, nhưng nó dán chặt quá, không bóc được, đành phải sao chép lại rồi rửa
sạch vết đi. Vừa rồi anh Lý Đức lại bóc được một tờ đưa cho chúng con xem, cũng
in như tờ dán trên cửa này, chúng con không dám dấu ông lớn.

Nói xong, họ trình tờ
giấy lên. Giả Chính cầm xem, thấy viết:

-“Tây bồi thảo cân “(3)
đang tủôi xanh.

(3) “Tây bồi” là chừ “ Giả “. “Thảo cân” là chử Cầm.
Tức là nói về Giả Cần.
Trong am Thủy Nguyệt coi ni tăng.

Một người con trai,
nhiều gái trẻ

Đĩ thỏa, cờ bạc, lắm
trò ranh.

Con em hư hỏng cho coi
việc.

Câu chuyện lạ đời trong
phủ Vinh! “

Giả Chính xem xong tức
quá, đầu choáng, mắt hoa, liền bảo bọn họ không được rêu rao lên, khẽ sai người
đi tìm ở các tường xung quanh hai phủ Vinh và Ninh xem còn có giấy như thế nữa
không. Đoạn, ông tạ lại cho người gọi Giả Liễn. Giả Liễn vội vàng đến, Giả
Chính hỏi:

- Lâu nay cháu có xem
xét gì đến bọn ni cô và đạo cô ở am Thủy Nguyệt không?

- Thưa không. Lâu nay
cháu Cần ở đó trông nom.

- Cháu biết thằng Cần có
trông nom được hay không?

- Chú hỏi như thế,
chắc hẳn cháu Cần có việc gì lôi thôi ở đấy.

Giả Chính thở dài:

- Cháu xem cái giấy
nầy viết gì đây!

Giả Lĩên xem xong
nói:

- Lại có những việc
như thế nầy à?

Đang nói, bỗng thấy
Giả Dung chạy đến, cầm một phong thư, trên đề: “Gửi ông Hai – Mật”. M̉
ra xem thì lại một bức nặc danh giống như lá thư dán trên cửa.

Giả Chính nói:

- Mau mau gọi Lại Đại
đem ba bốn cổ xe đến am Thuỷ Nguyệt, kéo bọn ni cô, đạo cô về đây,
không được nói lỡ chuyện, chỉ nói là trong phủ gọi.

Bọn ni cô và đạo cô
nhỏ ở am Thuỷ Nguyệt, lúc đầu mới đến, đều do một ni cô già cai
quản, hàng ngày dạy một ít kinh. Về sau Nguyên phi không dùng nữa, nên
việc học tập của họ ngày một lười dần. Bọn con gái nhỏ ấy dần
dần lớn lên, đều biết đôi chút tình đời. Giả Cần lại là người phong
lưu, nghĩ rằng bọn Phương Quan đi tu chỉ là vì tính trẻ con, liền đến
tìm cách đùa ghẹo. Không ngờ Phương Quan quả thật thành tâm tu hành.
Giả Cần không dỗ dành được nó, liền đem mối tình ấy khêu gợi bọn ni
cô, đạo cô. Trong bọn ni cô có con Thám Hương và trong bọn đạo cô có
con Hạc Tiên là có vẻ yêu kiều xinh đẹp. Giả Cần liền dan díu với
chúng, lúc nhàn rỗi cũng dạy họ đàn hát. Vào khoảng giữa tháng
mười. Giả Cần lãnh lương tháng cho các ni cô ở am Thuỷ Nguyệt, liền
nghĩ ra một kế, bảo bọn họ:

- Tôi đem tiền lương ra
cho các cô, bây giờ trở vào thành không kịp, đành phải nghỉ lại đây.
Trời rét quá, làm thế nào bây giờ? Hôm nay tôi có đưa theo ít rượu
quả, chúng ta uống rượu một đêm có được không?

Bọn con gái đều cao
hứng, liền bày đặt bàn, mời bọn ni cô ở am lại. Chỉ có Phương Quan không đến.
Giả Cần uống vài chén rượu, liền bảo chơi tửu lệnh. Bọn Thám Hướng nói:

- Chúng tôi đều không biết
tửu lệnh ra sao cả. Chi bằng chơi đánh toan, ai thua phải phạt một chén rượu,
như thế không khoái chí hơn sao?

Người ni cô ở am ấy nói:

- Trời mới trưa, uống
bậy, nói bậy như thế, khó coi lắm. Hãy uống tạm vài chén. ai muốn về thì về, ai
muốn tiếp cậu Cần thì đến tối, tha hồ mà uống tôi cũng mặc.

Đang nói thì thấy đạo bà
vội vàng chạy vào nói:

- Bỏ mau đi, ông Lại ở
trong phủ đã đến!

Bọn ni cô vội vã thu dọn
rồi bảo Giả Cần tránh đi. Giả

Cần nhân uống mấy chén
rượu, hăng lên nói:

- Tôi đưa lương tháng đến,
sợ cái gì?

Nói chưa xong, đã thấy
Lại Đại đi vào. Lại Đại thấy thế giận lắm. Nhưng vì Giả Chính dặn: “không được
lộ chuyện”, nên đành giả vờ cười hỏi vớ vẩn:

- Cậu Cần cũng ở đây à?

Giá Cần vội vàng đứng
dậy nói:

- Ông Lại đến dây làm gì
thế?

- Được cậu ở đây càng
hay, mau mau bảo bọn ni cô và đạo cô thu xếp lên xe vào thành. trong cung
truyền gọi đấy.

Giả Cần không biết vì
sao, còn muốn hỏi kỹ. Lại Đại nói:

- Trời chiều rồi. Mau
lên để vào thành cho kịp.

Bọn con gái đành phải
cùng nhau lên xe. Lại Đại cưỡi lừa vội vàng dẫn họ vào thành.

Từ lúc nghe thấy việc
ấy, Giả Chính giận quá, không đến nha môn nữa. Một mình ngồi trong thư phòng
than thở. Giả Liễn cũng không dám đi đâu. Bỗng thấy người coi cửa vào thưa:

- Trong nha môn đêm nay
đáng lẽ ông Trương phải túc trực. Nhưng ông Trương ốm, có đưa tin đến nhờ ông
lớn thay hộ mỗi đêm.

Giả Chính định chờ Lại
Đại về để xử việc Giả Cần. Không ngờ lúc đó lại phải đến nha môn túc trực,
trong bụng bực bội cũng chẳng nói năng gì.

Giả Liễn tới thưa:

- Lại Đại sau bữa cơm
trưa mới đi ra, am Thủy Nguyệt lại cách thành những hai mươi dặm, dẫu đi nhanh,
cũng đến canh hai mới về đến nhà. Hôm nay chú lại phải đến phủ túc trực giúp
cho người ta. Vậy xin chú cứ đi. Lại Đại mà về thì cháu bảo anh ta giữ bọn
chúng lại. Đừng nói gì cả. Đợi ngày mai chú về sẽ phân xử. Nếu thằng Cần có
đến, cũng không cần nói rõ. Xem ngày mai khi gặp chú. Nó sẽ nói thế nào?

Giả Chính nghe nói có
lý, đành phải đi túc trực ở nha môn. Giả Liễn nhân lúc rỗi định về phòng, vừa
đi vừa giận thầm. Vì việc dùng Giả Cần là do vợ mình, muốn trách vợ thì hiện vợ
vẫn ốm đành phải tạm thời chịu nhịn.

Bọn người hầu cứ thế một
truyền mười, truyền đến nhà trong. Bình Nhi biết trước, vội vàng nói với
Phượng Thư. Phượng Thư hôm nọ bị khiếp sợ quá, ngủ không được, trong mình mỏi
mệt sững sờ, đang nghĩ đến câu chuyện ở chùa Thiết Hạm. Nghe nói ở bên ngoài có
người dán giấy nặc danh, chị ta giật nẩy mình hỏi:

- Giấy dán nói việc gì?

Bình Nhi buột miệng trả
lời, vì không để ý nên nói lầm:

- Có gì quan trọng đâu.
Chỉ là câu chuyện ở am Mạn Đầu

Phượng Thư vốn lo lắng
sẵn, nghe nói là câu chuyện ở am Mạn Đầu. Có tật giật mình, sợ quá, nói không
ra lời, hỏa bốc mạnh, mắt hoa, ho sù sụ, khạc ra một cục máu. Bình Nhi hoảng
hốt lên nói:

- Ở am Thủy Nguyệt thì
chẳng qua là việc bọn ni cô, đạo cô đấy thôi. Mợ làm gì mà hoảng lên thế?

Phượng Thư thấy nói là
am Thủy Nguyệt, tinh thần mới trấn tĩnh liền nói:

- Ái chà. Đồ ngu ngốc ở
đâu! Thế thì am Thủy Nguyệt hay là am Mạn Đầu?

- Ban đầu tôi nghe lầm,
nói là am Mạn Đầu. Sau mới vỡ lẽ không phải là am Mạn Đầu mà là am Thủy Nguyệt,
nên vừa rồi tôi quen miệng nói lầm là am Mạn Đầu.

- Ta cũng biết là am
Thủy Nguyệt. Chứ am Mạn Đầu thì can gì đến ta! Việc ở am Thủy Nguyệt nguyên là
ta bảo cháu Cần trông nom, chắc hẳn nó hớt xén lương tháng của họ chứ gì?

- Tôi nghe hình như
không phải là chuyện lương tháng mà là câu chuyện bẩn thỉu.

- Kệ xác nó! Cậu Hai đâu
rồi?

- Nghe nói ông lớn nổi
giận nên cậu Hai cũng phải ở luôn bên ấy. Tôi nghe câu chuyện rắc rối, có dặn
bọn họ không được làm ầm lên. Không rõ các bà đã biết chưa. Lại nghe nói ông
lớn sai ông Lại đi bất bọn con gái ấy rồi. Giờ để tôi ra ngoài nghe ngóng xem
sao. Theo ý tôi mợ hiện ốm, đừng nên nghĩ đến việc

vớ vẩn của họ.

Đang nói thì Giả Liễn đi
vào, Phượng Thư định hỏi nhưng thấy chồng sắc mặt hầm hầm, nên vờ làm như không
biết.

Giả Liễn ăn cơm chưa
xong thì Lai Vượng vào nói:

- Ngoài ấy mời cậu.

Lại Đại đã về rồi.

Giả Liễn nói:

- Thằng Cần có đến
không?

- Có ạ.

- Anh đi ra nói với Lại
Đại là ông lớn đi vắng, hãy đem bọn con gái ấy giữ tạm trong vườn đợi mai ông
lớn về sẽ đưa vào cung. Chỉ bảo thằng Cần ở lại trong thư phòng chờ tôi.

Lai Vượng vâng lời đi
ra.

Giả Cần vào thư phòng,
thấy bọn người hầu thì thầm chỉ trỏ với nhau, chẳng biết họ nói gì. Xem tình
hình này, Giả Cần thấy không phải trong cung gọi người, muốn hỏi thì lại không
tiện, trong bụng nhờ vực, bỗng thấy Giả Liễn đi ra. Giả Cần hỏi thăm sức khỏe
rồi buông tay đứng hầu, nói:

- Không biết quý phi
truyền gọi bọn con gái vào cung tức khắc có việc gì, làm chúng cháu phải chạy
bở hơi tai. May hôm nay cháu lại đưa tiền tháng cho họ, còn chưa về liền cùng
ông Lại đi về đây. Chắc chú đã biết.

- Tao biết thế nào được.
Chỉ mày mới biết chứ!

Giả Cần không biết đầu
đuôi ra sao cũng không dám hỏi nữa. Giả Liễn nói:

- Việc mày làm giỏi
thật? Ông đang giận đầy ruột đấy!

- Nào cháu có làm gì
đâu. Tiền tháng này cũng phát đầy đủ; bọn con gái thì kinh kệ cũng đều thuộc
cả.

Giả Liễn thấy nói không
ngờ đến việc xảy ra, lại hàng ngày hay chung chạ cười đùa với nhau, liền thở
dài một tiếng nói:

- Tao muốn tát cho mày
một cái! Mày xem đây này?

Nói xong. Hắn rút cái
giấy nặc danh ở trong ống giày vứt ra cho nó xem.

Giả Cần cầm xem xong,
tái mặt đi, nói:

- Ai làm thế này? Cháu
có làm gì bậy bạ đâu mà họ giết cháu? Mỗi tháng cháu chỉ đưa tiền đi một lần.
Đâu có những việc ấy? Nếu ông về, đánh hỏi cháu, thì cháu đến chết mất? Mẹ cháu
mà biết lại càng đánh chết cháu.

Nói đến đó, hắn thấy
không có ai, liền quỳ xuống, kêu xin:

- Chú ơi? Chú cứu cháu
với?

Hắn gục đầu lạy lia lịa,
nước mắt chảy tràn trề. Giả Liễn

nghĩ thầm:

- Chú mình rất ghét
những chuyện này. Nếu hỏi ra mà có thật, thì chắc chú giận lắm. Việc này vở lở
ra đã rất khó coi, lại làm cho đứa dán thư nặc danh càng đắc ý. Sau này việc
nhà mình còn nhiều, chi bằng nhân khi chú đi vắng, mình cùng Lại Đại bàn bạc,
cho qua quýt đi thì có thể yên ổn vô sự. Vả lại hiện nay chẳng có ai chứng
kiến việc này cả.

Giả Liễn nghĩ vậy rồi
nói:

- Mày đừng có giấu tao
nữa? Việc mày làm vụng trộm. Mày tưởng tao không biết à. Muốn vô sự thì khi
ông có đánh hỏi. Mày phải nhất định cắn răng chối hết mới được. Đồ mặt dày kia!
Dậy đi?

Nói xong, Giả Liễn sai
người gọi Lại Đại. Một Lại

Đại đến. Giả Liễn đem
chuyện ấy bàn với ông ta. Lại Đại nói:

- Cậu Cần làm thật khó
coi quá. Hôm nay lúc tôi đến am, thì bọn họ đang uống rượu. Câu chuyện viết
trên thư nặc đanh nhất định là có.

Giả Liễn nói:

- Thằng Cần đã nghe
chưa? Không lẽ ông Lại cũng vu cho mày à?

Lúc đó.. Giả Cần mặt đỏ
lên, không dám nói một lời. Giả Liễn lại phải nắm tay Lại Đại xin hộ:

- Ông giúp nó một tí.
Ông sẽ nói là tìm nó ở nhà đến. Ông đưa nó đi và nói là không gặp tôi. Đến mai
ông thưa với ông lớn cũng không cần hỏi đến bọn con gái nữa. Chỉ gọi bà mối đến
đem bán họ đi là xong. Lúc nào quý phi cần đến, chúng ta lại đi mua.

Lại Đại nghĩ bụng nếu
sinh chuyện ra cũng vô ích. Chỉ thêm mang tiếng xấu, nên đành vâng lời.

Giả Liễn bảo Giả Cần:

- Mày đi theo ông Lại,
nghe ông ta bày vẽ cho. Rồi cứ thế mà làm.

- Giả Cần cúi đầu tạ ơn
rồi theo Lại Đại đi ra, đến chỗ vắng người. Giả Cần lại sụp lạy Lại Đại. Lại
Đại nói:

- Cậu ơi cậu làm khó coi
quá. Không biết mang tội với ai mới sinh ra chuyện thế này. Cậu nghĩ xem có ai
thù oán gì cậu không.

Giả Cần nghĩ một lúc.
Thân không có ai thù oán cả, đành phải tiu nghỉu đi theo Lại Đại.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3