Hồng lâu mộng - Chương 005 - Phần 1

Chương 5: Hồi thứ năm

Chơi cõi ảo, mười hai
thoa chỉ đường mê;

Uống rượu tiên, mộng lầu
hồng diễn thành khúc.

Ngày xuân uể oải lịm
trong chăn,

Như dắt nàng tiên lánh
cõi trần.

Vào hào hoa tư ai đấy
nhỉ,

Phong lưu gây lấy nợ vào
thân.

Việc mẹ con họ Tiết đến
ở phủ Vinh hãy tạm ngưng. Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả
mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh
Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng.

Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì
thân nhau hơn hẳn mọi người; ngày cùng chơi chung, tối cùng ngủ chung, rất là
hòa thuận, thân mật như keo sơn, không hề xích mích nhau điều gì. Nay bất thình
lình có Tiết Bảo Thoa đến, tuy không lớn tuổi hơn mấy, nhưng phẩm cách đứng
đắn, phong tư lộng lẫy, ai cũng cho là hơn Đại Ngọc. Bảo Thoa lại cư xử khoát
đạt, tùy phận theo thời; không giống như Đại Ngọc có tính kiêu kỳ tự phụ, chẳng
chịu kém ai, cho nên rất được lòng người dưới. Ngay bọn a hoàn cũng thích gần
Bảo Thoa. Vì thế Đại Ngọc cũng hơi ấm ức khó chịu, nhưng Bảo Thoa thì thản
nhiên như không.

Bảo Ngọc còn trẻ con,
tính lại vụng về, ngang trái, coi anh chị em ai cũng như ai, không hề phân biệt
thân sơ xa gần. Bấy nay Bảo Ngọc, Đại Ngọc ở trong buồng Giả mẫu, quen biết hơn
và tất nhiên cũng thân mật hơn. Đã thân mật hơn thì dễ xảy ra những chuyện hiểu
lầm nhau không thể tránh được. Có một hôm, không biết vì việc gì, hai người trò
chuyện không hợp nhau, Đại Ngọc bực bội vào buồng khóc một mình. Bảo Ngọc hối
hận đã nói sỗ sàng, liền lại làm thân, Đại Ngọc mới dần dần nguôi giận.

Nhân dịp vườn bên phủ
Vinh hoa mai nở rộ, vợ Giả Trân là vưu thị bày tiệc, rồi sai vợ chồng Giả Dung
sang tận nơi mời Giả mẫu, Hình phu nhân, Vương phu nhân sang thưởng Giả mẫu và
mọi người ăn cơm sáng xong, sang vườn Hội phương ngắm cảnh. Trước còn uống trà,
sau mới uống rượu. Đây chỉ là tiệc rượu riêng trong hai phủ Ninh và phủ Vinh thôi,
không có sự gì lạ đáng chép cả.

Một lúc sau, Bảo Ngọc
mệt, muốn về nghỉ trưa. Giả mẫu định sai người đưa về nghỉ một chốc rồi sẽ đến.
Vợ Giả Dung là họ Tần, vội cười nói:

- Ở đây đã dọn một gian
buồng để chú Bảo nghỉ rồi, xin cụ yên lòng, cứ giao chú ấy cho cháu là được.

Rồi bảo vú già và a hoàn
của Bảo Ngọc: “Các bà các chị mời chú Bảo đi theo tôi”.

Giả mẫu biết Tần thị rất
chu tất, vì chị ta là người mềm mại, dịu dàng, cư xử lại hòa nhã khéo léo rất
được vừa ý trong đám chắt dâu. Thấy Tần thị dẫn Bảo Ngọc đi nghỉ, Giả mẫu mới
yên tâm.

Khi Tần thị dẫn mọi
người đến buồng trong; Bảo Ngọc ngửng đầu trông, thấy trên treo bức vẽ “Nhiên
lê đồ”(2). Bức vẽ rất đẹp, nhưng không biết của ai, trong bụng Bảo Ngọc không
thích. Lại có một câu đôi câu đối:

(2). Bức tranh vẽ người đốt gậy cỏ lê. Lưu Hướng đời
Tây Hán đến đọc sách ở gác Thạch Cừ, có một vị tiên chống gậy cỏ lê đến đốt đầu
gậy làm đèn cho Lưu Hướng đọc. Về sau dùng đến nãy chỉ người chăm học, đọc sách
cả đêm.

Thế sự tinh thông đều là
học vấn,

Nhân tình lịch duyệt mới
gọi văn chương.

Đọc xong xuôi câu đối,
Bảo Ngọc nhìn nhà cửa rất đẹp, đồ bài trí rất trang hoàng, nhưng nhất định
không chịu ở, liền nói:

- Mau ra ngay, mau ra
ngay!

Tần thị cười nói:

- Chỗ này không vừa ý
thì chú đi đâu bây giờ. Nếu không, chú đến nghỉ ở buồng tôi vậy.

Bảo Ngọc gật đầu mỉm
cười, một bà già nói:

- Có lẽ nào chú lại đến
ngủ ở buồng cháu dâu?

Tần thị cười nói:

- Ôi dào! Không sợ chú
ấy phật ý. Chú ấy đã lớn đâu mà phải e dè? Chị không thấy tháng trước em tôi
đến đây chơi à? Tuy nó bằng tuổi chú Bảo, nhưng để hai người đứng với nhau có
lẽ nó còn cao hơn kia.

Bảo Ngọc hỏi:

- Tại làm sao tôi chưa
được gặp? Đi gọi lại đây tôi xem.

Mọi người cười nói:

- Ờ xa hai ba mươi dặm,
gọi ngay thế nào được cũng có ngày gặp nhau.

Đến buồng Tần thị, Bảo
Ngọc vừa mới bước chân vào, đã thoảng có mùi thơm say sưa. Khi ấy mắt Bảo Ngọc
dính lại, người nhủn ra, nói ngay:

- Mùi thơm thích nhỉ.

Trong buồng, trên tường
treo bức họa “Hải đường xuân thụy”(3) của Đường Bá Hổ vẽ, hai bên có đôi câu
đối của học sĩ Tần Thái Hư đời Tống:

(3). Hải đường ngủ đêm xuân.

Lờ mờ giấc mộng hơi xuân
lạnh,

Ngào ngạt mùi hương rượu
khá nồng.

Trên án bày một cái
gương quý của Vũ Tắc Thiên(4) đời Đường. Một bên bày cái mâm vàng mà Triệu Phi
Yến(5) đã đứng lên múa, trên mâm để quả dưa mà An Lộc Sơn(6) đã ném vào vú
Dương Quý Phi. Đằng trước kê một cái giường báu của công chúa Thọ Xương(7) nằm
ở điện Hàm Chương, mắc cái màn liên châu của Công chúa Đồng Xương(8) dệt ra.

(4). Vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà ta tự
xưng là Tắc Thiên hoàng đế.

(5). Vợ Hán Thánh Đế, người rất nhẹ, có thể đứng trên
cái mâm mà múa.

(6). An Lộc Sun, người đời Đường, tư thông với Dương
Quý Phi.

(7). Cũng gọi là Thọ Dương Công chúa, con gái vua Tống
Vũ Đế.

(8). Chưa tường.

Bảo Ngọc thấy vậy cười
nói:

- Ở đây tốt! Ở đây tốt!

Tần thị cười:

- Cái buồng của tôi dù
thần tiên cũng có thể ở được.

Nói xong, Tần Thị tự tay
mở cái khăn lụa mà chính tay Tây Thi đã giặt, và đặt sẵn cái gối Uyên Ương của
Hồng Nương đã ôm khi xưa. Thấy Bảo Ngọc ngủ yên, bọn bà già rủ nhau đi ra
ngoài, chỉ để Tập Nhân, Mỹ Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt, bốn người ở lại túc trực.
Tần thị gọi mấy a hoàn nhỏ ra ngồi ngoài thềm, đừng cho mèo chó đến cắn nhau.

Bảo Ngọc vừa nhắm mắt đã
bàng hoàng ngủ say. Tưởng như Tần thị còn đứng trước mặt mình. Bảo Ngọc lững
thững theo Tần Thị đi đến một chỗ lan can sơn đỏ, thềm xây bằng ngọc, cây xanh
ngắt, suối trong veo, không có một tí dấu vết bụi trần. Bảo Ngọc ở trong giấc
mộng rất vui sướng, nghĩ bụng: “Chỗ này thú lắm, ước gì ta được ở đây suốt đời,
dù mất cả nhà cũng vui lòng hơn là bị cha mẹ và thầy học kèm thúc!” Đương lúc
nghĩ vơ vẩn, nghe thấy sau núi có người hát:

Mộng đẹp, mây tan mộng,

Hoa bay, nước cuốn hoa.

Nhắn bảo bạn nhi nữ,

Buồn hão chuốc chi mà?

Bảo Ngọc nghe rõ đó là
tiếng hát của người con gái. Tiếng hát chưa dứt đã thấy một m ở đằng xa đi lại,
thướt tha lững thững, không giống người trần tí nào. Có bài phú tả chân sau
này:

Vừa qua rừng liễu, đã
tới buồng hoa,

Chỗ đang đi, chim trên
cành, tiếng kêu xào xạc,

Khi sắp đến, bước quanh
thềm, bóng lượn thướt tha.

Ve vẩy tay tiên, xạ lan
ngào ngạt,

Phất phơ tà áo, hoàn bội
gần xa.

Mặt hoa đào, làn tóc mây
xanh ngắt,

Môi anh đào, răng hạt
lựu hương pha.

Tuyết múa, gió quay,
lưng ong mềm mại,

Mặt tươi, da bóng, châu
thúy chói lòa.

Thấp thoáng trong hoa,
như mừng như giận.

Nhởn nhơ mặt nước, khi
bổng, khi là.

Mày liễu cau cau, muốn
nói mà còn e lệ,

Gót sen chầm chậm, muốn
dừng mà vẫn dạo qua.

Phẩm chất đáng khen, giá
trong ngọc sáng.

Áo quần rất đẹp, lộng
lẫy văn hoa,

Kể dung mạo, hương
*****g ngọc giát,

Ví phong tư, rồng cuốn,
phượng sa.

Trắng như hoa mai tuyết
phủ,

Sạch như bông huệ sương
pha.

Nhàn tĩnh như cỗi thông
mọc trong không cốc,

Diễm lệ như mây ráng soi
dưới trùng ba.

Văn vẻ như rồng bơi
trong đầm uốn khúc,

Quang thái như trăng dọi
trên sông Ngân hà.

Tây Thi đáng thẹn, Vuông
Tường kém xa.

Lạ thay đến tự phương
nào? Sinh ở đâu ta?

Thật vậy, chốn Dao trì
khó bề sánh kịp, nơi tử phủ dễ kiếm đâu ra.

Hỏi người nào đấy? quả
bậc tiên nga.

Bảo Ngọc trông thấy đây
là một tiên cô, mừng rơ vội lại chào, cười nói:

- Tiên cô ở đâu đến đây,
bây giờ định đi đâu? Tôi không biết chỗ này là chỗ nào, nhờ tiên cô dẫn tôi đi.

Tiên cô cười nói:

- Ta là vị tiên ở Thái
hư ảo cảnh(9), động Khiển Hương, núi Phóng Xuân(10), thuộc trời Ly hận, bể Quán
sầu, phàm những việc nợ trăng, tình gió, gái giận, trai si ở cõi trần đều thuộc
ta cai quản. Nhân gần đây có bọn phong lưu oan nghiệt tụ tập ở nơi này nên ta
đến thăm dò cơ hội gieo rắc mọi nỗi tương tư. Nay gặp anh cũng không phải là
ngẫu nhiên. Chỗ ta ở cũng gần, không có vật gì, chỉ có chén trà tiên, tự tay
hái lấy, hũ rượu ngon, tự tay nấu lấy, vài cô múa hát, tập rèn đã lâu, và mười
hai khúc Hồng lâu mộng mới phổ vào cung đàn. Anh có muốn theo ta đi chơi không?

(9). Thái hư: hư không, không có thật, ảo cảnh: cõi
huyền ảo.

(10). Phóng xuân: thả cho mùa xuân được tự do.

Bảo Ngọc nghe xong, sung
sướng nhảy lên, quên bẵng Tần thị không biết ở đâu, liền theo ngay tiên cô đến
một nơi. Chợt trông thấy một tòa nhà phía trước, trên biển đề bốn chữ to: “Thái
hư ảo cảnh”, hai bên có đôi câu đối:

Giả bảo là chân, chân
cũng giả,

Không làm ra có, có rồi
không.

Đi qua tòa nhà đến một
cửa cung, trên treo biển có bốn chữ lớn: “Nghiệt hải tình thiên”(11) và đôi câu
đối:

(11). Nghiệt hải: bể oan nghiệt, tình thiên: trời ái
tình.

Đất rộng, trời cao, khôn
gỡ nổi mối tình kim cổ,

Trai si, gái oán, khó
đền xong món nợ gió trăng.

Bảo Ngọc xem xong nghĩ
bụng: “À ra thế đấy. Nhưng thế nào là “tình kim cổ” và “nợ gió trăng”? Ta phải
hiểu rõ câu này mới được”. Bảo Ngọc vừa mới nghĩ thế, ngờ đâu con ma tình đã
lấn sâu vào tận cao hoang(12). Cậu ta theo tiên cô vào đến cửa thứ hai, thấy
hai tòa bên cạnh đều có hoành phi câu đối, không tài nào xem hết được, chỉ thấy
mấy chỗ đề những chữ: “Si tình ti”, “kết oán ti”, “Triêu đề ti”, “Dạ oán ti”,
“Xuân cảm ti”, “Thu bi ti”. Bảo Ngọc hỏi tiên cô:

 (12). Cao
hoang: hai cái nguyệt ở trong người, châm cứu không hết, thường dùng để chỉ cái
bệnh không chữa được.

- Xin phiền tiên cô dẫn
tôi vào xem trong các ti có được không?

Tiên cô nói:

- Trong các ti chứa toàn
sổ sách của tất cả con gái trong thiên hạ từ trước và sau này, anh người trần
mắt thịt không thể biết được.

Bảo Ngọc khi nào chịu
thôi, cứ khẩn khoản nài xin mấy lần. Tiên cô mới b

- Thôi được, vào đây mà
xem.

Bảo Ngọc thích lắm, vừa
ngẩng đầu nhìn, thấy một ti có biển đề ba chữ: “Bạc mệnh ti” hai bên có câu
đối:

Xuân hận, thu sầu mình
chuốc lấy,

Mặt hoa da phấn đẹp vì
ai?

Bảo Ngọc xem xong, trong
lòng than thở. Đi vào trong cửa thấy mười mấy cái tủ lớn đều niêm phong cẩn
thận, trên tờ niêm phong đều có đề tên các tỉnh. Bảo Ngọc chỉ chăm chú nhìn xem
có tờ niêm phong nào đề tên tỉnh mình, chứ không để ý đến các tỉnh khác, chợt
thấy Có một cái tủ đề: “Kim Lăng thập nhị thoa chính sách”. Bảo Ngọc hỏi:

- Sao lại gọi là “Kim
Lăng thập nhị thoa chính sách”?

Tiên cô nói:

- Tức là quyển sổ ghi
mười hai người con gái đứng đầu trong tỉnh anh, cho nên gọi là chính sách.

Bảo Ngọc nói:

- Người ta thường nói
Kim Lăng rộng lắm, làm sao chỉ có mười hai người? Ngay trong nhà chúng tôi,
trên dưới cũng đã có hàng mấy trăm người rồi!

Tiên cô mỉm cười nói:

- Con gái trong tỉnh anh
rất nhiều, nhưng đây chỉ biên những người nào cần biên thôi. Hai tủ để hai bên
là hạng thứ nhì. Những hạng tầm thường thì không cần biên vào.

Bảo Ngọc lại xem đến cái
tủ đề: “Kim Lăng thập nhị thoa chính sách”, rồi lại có một tủ nữa đề: “Kim Lăng
thạp nhị thoa hựu phó sách”. Bảo Ngọc giơ tay mở tủ, rút một quyển trong “hựu
phó sách” ra xem. Vừa mở ra, thấy một bức vẽ, trên bìa không phải là nhân vật,
cũng không phải là sơn thủy, chẳng qua màu mực lờ mờ. Trên giấy đầy những mây
đen mù *****c mà thôi. Sau có mấy hàng chữ:

Trăng trong khó gặp, mây
đẹp dễ tan,

Lòng sao cao quý, phận
lại đê hèn.

Tinh khôn, đài các tổ
người ghen,

Chịu tiếng ong ve thành
tổn thọ,

Đa tình công tử Luống
than phiền.

Bảo Ngọc xem xong, không
hiểu, lại thấy mặt sau vẽ một khóm hoa tươi, một cái giường trải chiếu rách, có
đề mấy câu:

Nhũn nhặn thuận hòa uổng
cả,

Lan thơm, quế ngát, thừa
thôi.

Khen cho ưu linh(13)
phúc tốt,

(13). Con hát.

Ngờ đâu công tử duyên
ôi!

Bảo Ngọc xem xong lại
càng không hiểu, cất quyển sổ ấy vào tủ và mở tủ đựng “phó sách”, lấy một quyển
ra xem, thấy trang đầu có vẽ một cành hoa quế, mé dưới có cái ao, nước cạn, bùn
khô, cây sen héo, ngó sen tàn. Mặt sau có đề thơ:

Sen thơm liền gốc nở
chùm hoa,

Gặp gỡ đường đời thật
xót xa.

Từ lúc cây trong hai chỗ
đất(14).

(14). Đây là kiểu đố chữ. Cây tức là mộc, đất tức là
thổ. Mộc ở bên hai chữ thổ là chữ quê.

Hương hồn trở lại chốn
quê nhà.

Bảo Ngọc xem xong cũng
không hiểu. Lại lấy một quyển ở trong tủ “chính sách” ra xem, thấy trang đầu vẽ
hai cây khô, trên cây treo một cái đai ngọc; dưới đất có một đống tuyết, trong
tuyết có cái trâm vàng. Có bốn câu thơ:

Than ôi có đức dừng
thoi,

Thương ôi cô gái có tài
vịnh bông.

Ai treo đai ngọc giữa
rừng,

Trâm vàng ai đã vùi
trong tuyết dày?

Bảo Ngọc vẫn không hiểu,
muốn hỏi cho ra, nhưng biết rằng tiên cô chẳng chịu tiết lộ cơ trời, muốn cất
sổ đi, nhưng lại tiếc, liền giở xem những trang sau, thì thấy vẽ một cái cung,
trên cung treo một quả phật thủ. Có đề bài thơ:

Sau tuổi hai mươi đã
trải đời,

Kìa hoa lựu nở cửa cung
soi.

Ba xuân nào được bằng
xuân mới,

Thỏ gặp hùm kia giấc
mộng xuôi(16).

Mặt sau lại vẽ hai người
thả diều, một vùng bể lớn, một cái thuyền lớn, trong thuyền có một cô gái bưng
mặt khóc. Sau bức họa có bốn câu:

Chí cao tài giỏi có ai
bì,

Gặp lúc nhà suy, vận
cũng suy,

Nhớ tiếc thanh xuân ra
bến khóc.

Gió đông nghìn dặm mộng
xa đi.

Mặt sau vẽ mấy đám mây
bay, một dòng nước chảy, có đề mấy câu:

cũng thế thôi.

Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi.

Nhìn bóng chiều ngậm
ngùi,

Sông Tương nước chảy mây
Sở trôi.

Mặt sau thấy vẽ một viên
ngọc quý, vất ở đống bùn. Có mấy câu đoán:

Muốn sạch mà không sạch.

Rằng không chửa hẳn
không.

Thương thay mình vàng
ngọc,

Bùn lầy sa vào trong.

Mặt sau lại vẽ một con
lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu:.

Rõ ràng giống sói Trung
Sơn,

Gặp khi đắc ý ngông
cuồng lắm thay.

Làm cho hoa liễu thân
này,

Hoàng lương giấc mộng
mới đầy một năm.

Mặt sau lại vẽ một tòa
miếu cổ, trong có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:

Biết rõ ba xuân cảnh chóng
già,

Thời trang đổi lấy áo cà
sa.

Thương thay con gái nhà
khuê các,

Một ngọn đèn xanh cạnh
phật bà.

Mặt sau vẽ một núi băng,
trên có một con phượng mái. Có mấy câu phán:

Chim phượng kìa sao đến
lỗi thời,

Người đều yêu mến bực
cao tài,

Một theo hai lệnh, ba
thôi cả,(17)

(17). Đây là một câu sấm ngữ theo tức chữ tòng. “lệnh”
tức chữ lệnh. “Thôi” tức chữ hưu. Ý nói: Lúc đầu nói gì cũng nghe, sau sai
khiến được người, cuối cùng bị người bỏ.

Nhìn lại Kim Lăng luống
ngậm ngùi.

Mặt sau vẽ một cái nhà
trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi. Có mấy câu phán:

Vận suy đừng kể rằng
sang,

Nhà suy chớ kể họ hàng
gần xa.

Tình cờ cứu giúp người
ta,

Khéo sao Lưu thị lại là
ân nhân.

Sau bài thơ vẽ một chan,
bên cạnh có một mỹ nhân đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời, và có
mấy câu phán:

Gặp xuân đào lý quả muôn
vàn,

Rốt cuộc sao bằng một
chậu lan.

Nước sạch, băng trong
ghen ghét hão,

Tiếng tăm còn để lại
nhân gian.

Lại có một tòa lầu cao,
trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:

Trời tình, bể tình là
mộng ảo,

Mà tội dâm kia cũng bởi
tình.

Đầu têu nào phải “Vinh”
hư hỏng,

Mở lối khơi nguồn, thực
tại “Ninh”.

Bảo Ngọc còn muốn xem
nữa. Tiên cô biết Bảo Ngọc tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ, sợ lộ thiên
cơ, bèn gấp sổ lại, cười bảo:

- Hãy đi theo ta vào xem
phong cảnh, sao lại ở đây đoán vơ vẩn làm gì?

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3