Buồn nôn - Chương 09

Tôi bốc lấy lá thư của nàng trong chiếc ví. Nàng đã không
viết “Anh Antoine thân mến”. Cuối lá thư, cũng chẳng có những hình thức lịch sự
xã giao: “Em cần phải gặp anh. Anny”. Không có dấu hiệu gì có thể cho tôi biết
rõ về những tình cảm của nàng. Tôi chẳng thể phàn nàn về việc ấy; tôi nhận ra ở
đấy tình yêu đều toàn hảo của Anny. Nàng luôn muốn thực hiện cho kỳ đủ những
“giây phút toàn hảo”. Nếu giây phút không thích hợp với dự định này, thời nàng
chẳng chú tâm đến gì nữa, sự sống biến mất khỏi mắt nàng, nàng lê lết biếng
lười, với dáng vẻ một cô gái lớn đang tuổi dậy thì. Hoặc nữa, nàng kiếm chuyện
gây gổ với tôi:

“Anh hỉ mũi trông cứ long trọng như một tay trưởng giả, và
anh cứ ho khúc khắc trong mù-xoa với vẻ thỏa mãn lắm.”

Không nên trả lời lại, mà phải đợi chờ: đột nhiên, do vài
dấu hiệu nào đó tôi không nhận biết được, nàng rùng mình, những đường nét đẹp
uể oải của nàng cứng ra và nàng khởi đầu công việc kiên nhẫn của mình. Nàng
mang một vẻ quyến rũ khó cưỡng và đầy duyên dáng; nàng hát nhỏ giữa hai hàm
răng và nhìn quanh, đoạn nàng đứng dậy, mỉm cười, đi đến lay vai tôi, và trong
một vài khoảnh khắc nào đó, dường như nàng đang ra lệnh cho những đồ vật vây
quanh. Nàng giải thích cho tôi nghe bằng giọng trầm và nhanh, về những gì nàng
đã chờ mong nơi tôi:

“Nghe này, anh rất muốn cố gắng, phải thế không? Lần trước,
anh đã quá ngốc nghếch không thể chịu được. Anh có nhìn thấy giây phút này có
thể đẹp đẽ tuyệt diệu đến mức nào không? Anh hãy nhìn bầu trời xem, hãy nhìn
màu sắc mà mặt trời lưu lại trên tấm thảm. Em vừa mới mặc chiếc áo màu xanh lá
cây và không xoa phấn, em đang xanh lướt. Anh lùi lại xem, đến ngồi trong bóng
tối; anh hiểu anh phải làm gì chứ? Này, nhìn xem! Trời đất ơi, sao trông anh
ngố thế! Nói với em lời gì đi.”

Tôi cảm nghiệm rằng sự thành công của sự việc đang nằm trong
tay tôi: cái khoảnh khắc nọ mang một ý nghĩa tối tăm mà người ta cần phải đẽo
gọt và làm cho toàn hảo; một vài cử chỉ phải được thực hiện, một vài lời nói
phải được thốt ra: tôi ngã quỵ dưới sức nặng của trách nhiệm mình, tôi mở to
mắt ra và chẳng nhìn thấy chi cả, tôi giãy giụa trong những lễ nghi mà Anny vừa
cấp thời tạo ra và bằng đôi cánh tay to lớn của mình, tôi xé rách chúng như
những lưới nhện. Vào những giây phút đó, nàng ghét hận tôi.

Chắc chắn tôi sẽ đến gặp nàng. Tôi quý mến và vẫn còn thương
yêu nàng bằng cả hồn tôi. Tôi cầu mong rằng một kẻ khác sẽ có đủ may mắn và
khéo léo hơn tôi trong cái trò “những giây phút toàn hảo” nọ.

“Những sợi tóc quỷ quái của anh làm hỏng hết mọi sự, nàng đã
bảo thế. Anh muốn người ta làm gì được với một gã đàn ông tóc hoe chứ?”

Nàng mỉm cười. Thoạt tiên tôi đã mất đi hoài niệm về đôi mắt
nàng, kế đến là hoài niệm về tấm thân dài mềm của nàng. Tôi đã giữ lại trong
một thời gian tối đa, nụ cười mỉm của nàng, và rồi, cách đây ba năm, tôi cũng
đã mất nó luôn. Mới đây, khi nhận lá thư từ tay bà chủ, đột nhiên nụ cười mỉm
ấy lại trở về với tôi; tôi đã tưởng mình đang nhìn thấy Anny mỉm cười. Tôi cố
nhớ lại nụ cười ấy lần nữa: tôi cần cảm nghiệm tất cả những nỗi niềm trìu mến
mà Anny đang làm nảy nở trong tâm trí tôi; nó đang có đó, cái nỗi niềm trìu mến
nọ, nó rất gần gũi tôi, nó chỉ đòi hỏi được khai sinh. Song nụ cười mỉm đó
chẳng hề trở lại: thế là hết. Tôi trống rỗng trong hồn và khô khan vô vị.

Một người đàn ông bước vào, lạnh lẽo.

“Chào quý ông bà.”

Gã ngồi xuống, vẫn không rời chiếc áo khoác ngoài ngả sang
màu lục. Hai bàn tay dài của gã chà xát và xoắn những ngón lại với nhau.

“Thưa ông dùng gì ạ?”

Gã giật nảy mình, đôi mắt ưu tư:

“Chi? À, cho tôi một ly Byrrh pha nước.”

Người hầu gái vẫn không động đậy. Trong gương, khuôn mặt
nàng mang vẻ ngái ngủ. Thực ra, mắt nàng vẫn mở, song đấy chỉ là những khe mắt.
Nàng luôn luôn như thế, nàng không vội phục dịch khách hàng, luôn luôn nàng
dành ra một phút để mơ mộng trên những món họ gọi. Hẳn nàng đang nghĩ đến chiếc
chai mà nàng sắp sửa lấy ra trên quầy, đến chiếc nhãn trắng với những chữ đỏ,
đến chất nước ngọt sánh đặc màu đen nàng sắp rót ra: tuồng như chính nàng đang
uống vậy.

Tôi chuồi lá thư của Anny vào ví; lá thư đã cho tôi những gì
nó có thể; tôi không thể thả trí nghĩ lên đến người đàn bà đã cầm nó trong tay,
gấp lại, đặt vào phong bì. Người ta có thể nào có khả năng nghĩ tưởng đến một
người nào đó trong quá khứ hay không? Trong lúc còn yêu nhau, chúng tôi không
cho phép dù một khoảnh khắc nhỏ nhặt vô nghĩa nào, dù nỗi đau khổ nhẹ nhàng nào
của chúng tôi được tách lìa khỏi hai người và ở lùi đằng sau. Những âm thanh,
những làn hương, những sắc diện của ngày, ngay cả những tư tưởng mà chúng tôi
không thốt ra, chúng tôi đều mang theo trọn vẹn và tất cả đều còn nguyên nét
sinh động: chúng tôi không ngừng hưởng thụ và đau khổ vì chúng trong hiện tại.
Chẳng có lấy một hoài niệm nào; một tình yêu không nguôi và thiêu đốt, không
bóng tối, không khoảng lùi, không nơi trú ẩn. Cả ba năm hiện diện về cùng một
lúc. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi đã chia biệt nhau: chúng tôi không còn đủ sức
để chịu đựng gánh nặng này nữa. Và rồi, khi Anny đã rời bỏ tôi, ngay lập tức,
luôn một lúc, cả ba năm bị sụp đổ tan tành trong quá khứ. Tôi không cả đau đớn
nữa, tôi cảm thấy hồn mình trống rỗng. Kế đó, thời gian lại khởi sự chảy trôi
và khoảng trống vắng lớn dần. Kế đó, tại Sài Gòn, khi tôi quyết định trở về
Pháp, tất cả những gì hãy còn lưu giữ trong tôi - những khuôn mặt xa lạ, những
công trường, những bến tàu dọc: theo bờ sông dài - tất cả đều bị tan biến vào
hư vô. Và đấy, dĩ vãng của tôi chỉ còn lại như một lỗ hổng to lớn. Hiện tại của
tôi: người hầu gái với chiếc áo lót đen đang mơ mộng gần quầy rượu, gã đàn ông
dễ thương kia. Tất cả những gì tôi biết được về cuộc đời của tôi, hình như tôi
đã học chúng trong sách vở. Những toà lâu đài ở Bénarès, chiếc sân thượng của
quốc vương Lépreux, những đền đài ở Java với những chiếc cầu thang lớn bị vỡ,
đã được phản ảnh trong mắt tôi trong một khoảnh khắc, song chúng vẫn cứ ở đấy,
ngay tại chỗ của mình. Vào chiều tối, chuyến tàu điện ngang qua khách sạn
Printania không mang theo nơi mặt kính toa tàu phản ảnh của tấm bảng hiệu bằng
đèn ống; nó chỉ bừng sáng lên trong một khoảnh khắc rồi chạy xa dần với những
khung cửa kính tối đen.

Gã đàn ông nọ không ngừng chăm chú nhìn tôi: gã làm tôi
phiền muộn. Gã có vẻ rất oai vệ nhờ tầm vóc cao lớn của mình. Sau cùng, người
hầu gái quyết định dọn rượu cho gã. Nàng lười biếng đưa cánh tay to lớn màu đen
lên, vớ lấy chai rượu và mang đến cho ông khách cùng với chiếc ly.

“Rượu đây, thưa ông.”

“Ông Achille”, gã bảo với vẻ nhà nhặn của dân thành thị.

Người hầu gái im lặng rót rượu; đột nhiên gã nọ nhanh nhẹn
rút ngón tay ra khỏi lỗ mũi và đặt cả hai bàn tay trải rộng trên bàn.

Gã đã ngã ngửa đầu ra sau và đôi mắt lấp lánh. Gã nói bằng
một giọng lạnh lẽo:

“Con bé khốn nạn thật.”

Người hầu gái giật nảy mình và tôi cũng nhảy nhỏm người lên:
gã có một kiểu nói khó xác định được, có thể nói là gây kinh ngạc, như thể một
kẻ khác vừa thốt ra câu đó. Cả ba chúng tôi đều khó chịu.

Người hầu gái to lớn định tĩnh lại trước tiên: nàng ta thiếu
óc tưởng tượng. Nàng ngạo nghễ nhìn ngắm ông Achille nọ với vẻ đường bệ trang
nghiêm: nàng biết rõ rằng mình chỉ cần dùng một tay là đủ để rứt ông ta ra khỏi
ghế và ném ra ngoài cửa.

“Tại sao tôi lại là một cô bé khốn nạn chứ?”

Gã nọ do dự. Gã nhìn nàng, bối rối, đoạn cười to. Khuôn mặt
gã hằn lên cả ngàn vết nhăn, cổ tay gã phác những cử chỉ nhẹ nhàng:

“Điều đó làm nàng phật ý. Tôi bảo chơi chơi thế thôi; tôi
bảo: con bé khốn nạn. Tôi không cố ý ám chỉ gì.”

Song nàng ta đã xoay lưng lại với gã và bỏ đi ra phía sau
quầy rượu: nàng bị xúc phạm thực tình. Gã nọ hãy còn cười lớn:

“Ha! Ha! Câu ấy tôi vô tình thốt ra. Người ta giận dữ hả?
Nàng giận rồi”, gã nói, có ý mơ hồ muốn phân bua với tôi.

Tôi quay đầu lại. Gã nọ nâng nhẹ ly lên, song không nghĩ tới
chuyện uống: gã nháy nháy mắt với một vẻ kinh ngạc và sợ sệt; tuồng như gã
đang tìm cách nhớ lại một chuyện gì đó. Người hầu gái đã ngồi ở quầy thu ngân;
nàng đang thêu vá. Tất cả đã trở lại im lặng: song không còn là sự im lặng như
trước nữa. Ngoài kia trời đang mưa: mưa đập nhẹ nhàng trên các mặt kính mờ; nếu
còn những trẻ em hóa trang trên các đường phố, mưa sẽ làm những mặt nạ bằng
giấy bìa của chúng mềm nhão và lem luốc.

Người hầu gái bật đèn lên: gần hai giờ rồi. Song trời còn
tối đen, nàng chẳng nhìn thấy đủ để khâu vá nữa. Ánh sáng dịu dàng; mọi người
đang ở yên trong nhà, hẳn họ cũng đã thắp đèn lên. Họ đọc sách, họ nhìn bầu
trời qua khung cửa sổ. Đối với họ... lại là điều khác. Họ đã già cỗi theo một
cách khác. Họ sống yên giữa những di sản, những quà tặng và mỗi đồ đạc trong
nhà là một kỷ niệm.

Những chiếc đồng hồ quả lắc nhỏ, những huy chương, những bức
chân dung, những vỏ sò vỏ ốc, những vật chận giấy, những tấm bình phong, những
chiếc khăn choàng cổ. Họ có những chiếc tủ đầy những chai lọ, vải vóc, áo quần
cũ, nhật báo; họ đã lưu giữ lại mọi thứ. Dĩ vãng, chính là một món xa xỉ của
người sở hữu.

Như thế, tôi sẽ bảo tồn dĩ vãng của tôi nơi đâu đây? Người
ta không cất dĩ vãng trong túi được; cần phải có một mái nhà để sắp đặt dĩ vãng
ấy cho chỉnh đốn. Tôi chỉ sở hữu được thân thể mình; một con người hoàn toàn cô
đơn, với tấm thân thể duy nhất, không thể nào chụp giữ những kỷ niệm lại được;
những kỷ niệm xuyên ngang người họ. Tôi cũng chẳng nên phàn nàn làm gì: tôi đã
chỉ ước muốn được tự do.

Gã đàn ông nhỏ người động đậy và thở ra. Gã đã co mình trong
chiếc áo khoác, song thỉnh thoảng lại đứng thẳng dậy và biểu lộ một dáng vẻ con
người. Cả gã nọ nữa, cũng chẳng có quá khứ. Hiển nhiên nếu để tâm tìm kiếm,
người ta sẽ có lúc gặp được nơi nhà những kẻ họ hàng, nay chẳng còn lai vãng
với mình nữa, một bức ảnh chụp họ trong dịp hôn lễ, với chiếc cổ áo bị gãy,
chiếc sơ mi có yếm và một bộ râu mép cứng nhắc thời thanh niên. Riêng phần tôi,
tôi tin mình cũng chẳng còn đến cả những thứ đó.

Gã lại nhìn chăm tôi. Lần này gã sắp
sửa ngỏ lời với tôi đây, tôi cảm thấy toàn thân cứng đờ. Không phải là vì giữa
chúng tôi đã nảy sinh mối thiện cảm, không: chỉ vì chúng tôi giống nhau, thế
thôi. Gã cũng cô đơn như tôi, song còn chìm sâu vào cô đơn hơn tôi nữa. 

Hẳn gã đang đợi cơn Buồn Nôn hay một thứ gì cùng loại. Như
thế, hiện giờ đã có những người đang nhìn nhận tôi, những kẻ
nghĩ thầm trong đầu - sau khi nhìn kỹ khuôn mặt tôi: “Thằng cha đó cũng thuộc
bọn mình”. Sao? Gã muốn gì cơ chứ? Gã phải biết rõ rằng chúng tôi không thể làm
gì trợ giúp cho nhau được. Các gia đình đang đoàn tụ trong những ngôi nhà, giữa
những kỷ niệm. Còn chúng tôi đang ngồi tại đây, hai tàn vật trôi giạt không trí
nhớ. Nếu thình lình gã nọ đứng dậy, nếu gã ngỏ lời với tôi, chắc tôi sẽ nhảy
nhỏm lên cao vì giật mình.

Cánh cửa mở ra ồn ào: bác sĩ Rogé.

“Chào quý vị.”

Lão bác sĩ bước vào, vẻ dữ tợn và nghi ngờ, đôi chân dài hơi
mỏi run, đôi chân chống đỡ khó nhọc thân thể. Ngày chúa nhật, tôi thường gặp
lão luôn tại quán rượu Vézelize, song lão không nhận ra tôi. Lão rắn chắc như
những tay huấn luyện viên kỳ cựu ở Joinville: đôi cánh tay nở nang như những
bắp đùi, vòng ngực một trăm mười phân nhưng tất cả những thứ đó chẳng đứng
vững.

“Jeanne, em Jeanne cưng.”

Lão lơn tơn đi đến móc áo để móc chiếc mũ nỉ lớn khổ. Người
hầu gái đã xếp việc khâu vá lại và chậm rãi, lừ đừ, tiến đến cởi chiếc áo mưa
cho lão bác sĩ.

“Thưa, bác sĩ muốn dùng gì ạ?”

Lão ta nhìn nàng với vẻ uy nghiêm. Đấy đúng là cái mà tôi
gọi là một đầu người đẹp. Bị hao mòn, lõm sâu, vì cuộc sống và những nỗi đam
mê. Song lão bác sĩ đã thấu hiểu cuộc đời, đã chế ngự được những dục vọng mê
đắm của mình.

“Tôi cũng chẳng biết tôi muốn gì nữa”, lão nói bằng một
giọng thâm trầm.

Lão đã buông người ngồi xuống trên chiếc băng nhỏ đối diện
với tôi; lão thấm mồ hôi trên trán. Ngay khi không còn đứng trên đôi chân mình
nữa, lão tìm lại được vẻ thoải mái. Đôi mắt lão làm người đối diện sợ hãi, đôi
mắt to đen và đầy uy quyền.

“Cho ta... cho ta, cho ta, cho ta - một ly rượu tần lâu năm,
bé cưng.”

Người hầu gái không cử động, im ngắm cái gương mặt to lớn bị
thời gian xoi trũng. Nàng đang mơ mộng. Gã đàn ông khi nãy đã ngẩng đầu lên với
một nụ cười giải thoát. Và quả thế: lão to lớn nọ đã giải thoát chúng tôi. Nơi
đây vài phút trước đã có một điều gì kinh khủng sắp chộp lấy chúng tôi. Tôi thở
phào nhẹ nhõm: bây giờ, ta đang ở giữa những con người với nhau.

“Sao, rượu tần của tôi có rồi chứ?”

Người hầu gái giật nảy mình, bỏ đi. Lão bác sĩ đã vươn rộng
tay ra và nắm trọn lấy mép bàn. Ông Achille coi bộ vui vẻ lắm: gã muốn thu hút
sự chú ý của lão bác sĩ. Song gã ta đã đong đưa vô ích đôi chân và hoài công
nhảy cả trên chiếc băng nhỏ, gã quá bé nhỏ, bần tiện, đến độ không gây ra tiếng
động.

Người hầu gái mang rượu tần lại. Dùng đầu ra hiệu, nàng chỉ
cho lão bác sĩ thấy gã ngồi cạnh. Lão bác sĩ Rogé chậm chạp xoay tròn thân mình
lại: lão không thể cử động chiếc cổ được.

“Sao, mày đấy à, đồ nhơ nhớp, lão kêu to lên, mày chưa chết
sao?”

Lão hỏi người hầu gái:

“Cô cũng tiếp thứ đó tại quán này à?”

Lão ta chăm chú nhìn gã nhỏ người nọ với đôi mắt dữ tợn, Một
cái nhìn thẳng thừng, đặt lại mọi sự vào đúng vị trí. Lão giải thích:

“Đấy là một tay trước đây mắc chứng tàng tàng điên điên đó.”

Lão cũng chẳng nhọc công chứng tỏ rằng mình đang nói đùa.
Lão biết gã điên điên tàng tàng nọ sẽ chẳng nổi giận và sắp mỉm cười. Và quả
như vậy; gã kia mỉm cười với vẻ nhân nhượng từ tốn. Một người điên điên tàng
tàng trước đây: gã thoải mái và tự cảm thấy được che chở chống lại chính mình;
ngày hôm nay sẽ chẳng có gì xảy ra cho gã cả. Điều quan trọng nhất là tôi cũng
đã được an tâm. Một gã trước đây đã điên điên tàng tàng: như thế đấy, chỉ như
thế đấy.

Lão bác sĩ mỉm cười, lão ném cho tôi một cái nhìn đầy quyến
rũ và a tòng: hẳn là vì vóc dáng của tôi - ngoài ra, tôi lại còn mặc một chiếc
sơ mi sạch sẽ - lão ta rất muốn liên kết tôi vào trong cuộc bỡn cợt của mình.

Tôi không cười, tôi không đáp trả sự đi nước trước của lão:
lúc bấy giờ, vẫn không ngừng cười, lão dán chặt vào tôi cái ngọn lửa khủng
khiếp của đôi đồng tử. Chúng tôi im lặng nhìn nhau trong một vài khoảnh khắc:
lão ta quan sát tôi từ đầu đến chân như người cận thị, lão đang sắp hạng tôi
đây. Trong hạng những kẻ điên điên tàng tàng? Những tay du đãng?

Chính lão quay đầu đi trước: một chút thua thiệt đối với một
gã cô đơn, không có tầm quan trọng xã hội, điều đó quả không đáng nói, và người
ta sẽ quên nó ngay lập tức. Lão cuộn một điếu thuốc, châm lửa, đoạn ngồi bất
động với đôi mắt đăm đăm và khắc bạc như kiểu những ông già.

Những nét nhăn xinh đẹp, lão ta đều có đủ: những nét ngang
trên trán, những lằn nhăn cuối mắt, những nếp gấp cay đắng bên mỗi khoé miệng,
không kể đến những sợi dây vàng treo lủng lẳng dưới cằm. Đó là một người gặp
nhiều may mắn: khi thấy họ từ rất xa, người ta tự nhủ rằng hẳn họ đã phải đau
khổ nhiều và là một người đã từng sống trải cuộc đời. Vả lại, lão ta xứng đáng
mang khuôn mặt đó, vì chẳng có giây phút nào lão lầm lẫn về cách thức lưu định
và sử dụng quá khứ của mình: lão đã nhồi rơm quá khứ và biến quá khứ thành kinh
nghiệm, dành cho những người đàn bà và những thanh niên sử dụng.

Ông Achille sung sướng như đã từ lâu rồi, gã chẳng hề được
sung sướng. Gã há hốc miệng ra ngưỡng phục; gã uống cốc rượu Byrrh từng ngụm
nhỏ, và phồng má ra. A! Lão bác sĩ đã biết cách ăn nói, hành động! Không phải
lão tự để cho mình bị dụ hoặc bởi một tay điên điên tàng tàng sắp lên cơn; một
cú bất ngờ, một vài lời đột ngột và kích động, đó là những gì cần cho họ. Lão
bác sĩ đã có kinh nghiệm. Đấy là một tay chuyên nghiệp về kinh nghiệm: những y
sĩ, những thầy tu, những quan tòa và những sĩ quan đều biết rõ con người như thế
họ đã tự tay tạo ra nó.

Tôi xấu hổ cho thằng cha Achille. Chúng tôi cùng đứng về một
phía, và chúng tôi phải hợp thành khối chống lại họ. Song gã đã bỏ rơi tôi, gã
đã trở gót sang hàng ngũ bên kia; gã tin tưởng một cách thành thật vào Kinh
Nghiệm. Không phải kinh nghiệm của gã, cũng chẳng phải kinh nghiệm của tôi. Mà
kinh nghiệm của bác sĩ Rogé. Mới lúc nãy đây, ông Achille cảm thấy mình kỳ cục,
và mang cảm tưởng mình đang hoàn toàn cô độc; hiện tại, gã biết rằng có những
người khác thuộc cùng một loại với mình, nhiều người khác: lão bác sĩ Rogé đã
gặp họ, lão ta có thể thuật lại cho ông Achille lịch sử của mỗi một người trong
bọn và nói rõ lịch sử ấy kết thúc như thế nào. Ông Achille là một trường hợp
đặc biệt, chỉ có thế, và trường hợp đặc biệt đó rất dễ đưa về một vài khái niệm
chung chung.

Lão cũng chẳng nhọc công chứng tỏ rằng mình đang nói đùa.
Lão biết gã điên điên tàng tàng nọ sẽ chẳng nổi giận và sắp mỉm cười. Và quả
như vậy; gã kia mỉm cười với vẻ nhân nhượng từ tốn. Một người điên điên tàng
tàng trước đây: gã thoải mái và tự cảm thấy được che chở chống lại chính mình;
ngày hôm nay sẽ chẳng có gì xảy ra cho gã cả. Điều quan trọng nhất là tôi cũng
đã được an tâm. Một gã trước đây đã điên điên tàng tàng: như thế đấy, chỉ như
thế đấy.

Lão bác sĩ mỉm cười, lão ném cho tôi một cái nhìn đầy quyến
rũ và a tòng: hẳn là vì vóc dáng của tôi - ngoài ra, tôi lại còn mặc một chiếc
sơ mi sạch sẽ - lão ta rất muốn liên kết tôi vào trong cuộc bỡn cợt của mình.

Tôi không cười, tôi không đáp trả sự đi nước trước của lão:
lúc bấy giờ, vẫn không ngừng cười, lão dán chặt vào tôi cái ngọn lửa khủng
khiếp của đôi đồng tử. Chúng tôi im lặng nhìn nhau trong một vài khoảnh khắc:
lão ta quan sát tôi từ đầu đến chân như người cận thị, lão đang sắp hạng tôi
đây. Trong hạng những kẻ điên điên tàng tàng? Những tay du đãng?

Chính lão quay đầu đi trước: một chút thua thiệt đối với một
gã cô đơn, không có tầm quan trọng xã hội, điều đó quả không đáng nói, và người
ta sẽ quên nó ngay lập tức. Lão cuộn một điếu thuốc, châm lửa, đoạn ngồi bất
động với đôi mắt đăm đăm và khắc bạc như kiểu những ông già.

Những nét nhăn xinh đẹp, lão ta đều có đủ: những nét ngang
trên trán, những lằn nhăn cuối mắt, những nếp gấp cay đắng bên mỗi khoé miệng,
không kể đến những sợi dây vàng treo lủng lẳng dưới cằm. Đó là một người gặp
nhiều may mắn: khi thấy họ từ rất xa, người ta tự nhủ rằng hẳn họ đã phải đau
khổ nhiều và là một người đã từng sống trải cuộc đời. Vả lại, lão ta xứng đáng
mang khuôn mặt đó, vì chẳng có giây phút nào lão lầm lẫn về cách thức lưu định
và sử dụng quá khứ của mình: lão đã nhồi rơm quá khứ và biến quá khứ thành kinh
nghiệm, dành cho những người đàn bà và những thanh niên sử dụng.

Ông Achille sung sướng như đã từ lâu rồi, gã chẳng hề được
sung sướng. Gã há hốc miệng ra ngưỡng phục; gã uống cốc rượu Byrrh từng ngụm
nhỏ, và phồng má ra. A! Lão bác sĩ đã biết cách ăn nói, hành động! Không phải
lão tự để cho mình bị dụ hoặc bởi một tay điên điên tàng tàng sắp lên cơn; một
cú bất ngờ, một vài lời đột ngột và kích động, đó là những gì cần cho họ. Lão
bác sĩ đã có kinh nghiệm. Đấy là một tay chuyên nghiệp về kinh nghiệm: những y
sĩ, những thầy tu, những quan tòa và những sĩ quan đều biết rõ con người như thế
họ đã tự tay tạo ra nó.

Tôi xấu hổ cho thằng cha Achille. Chúng tôi cùng đứng về một
phía, và chúng tôi phải hợp thành khối chống lại họ. Song gã đã bỏ rơi tôi, gã
đã trở gót sang hàng ngũ bên kia; gã tin tưởng một cách thành thật vào Kinh
Nghiệm. Không phải kinh nghiệm của gã, cũng chẳng phải kinh nghiệm của tôi. Mà
kinh nghiệm của bác sĩ Rogé. Mới lúc nãy đây, ông Achille cảm thấy mình kỳ cục,
và mang cảm tưởng mình đang hoàn toàn cô độc; hiện tại, gã biết rằng có những
người khác thuộc cùng một loại với mình, nhiều người khác: lão bác sĩ Rogé đã
gặp họ, lão ta có thể thuật lại cho ông Achille lịch sử của mỗi một người trong
bọn và nói rõ lịch sử ấy kết thúc như thế nào. Ông Achille là một trường hợp
đặc biệt, chỉ có thế, và trường hợp đặc biệt đó rất dễ đưa về một vài khái niệm
chung chung.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3