Đức Phật và Nàng - Hoa sen xanh (Tập 2) - Chương 47

CHƯƠNG 47 Sinh ly tử
biệt

“Cây thấp lè tè mà quả
sai trĩu trịt,

Chim công hiền lành mà
xòe đuôi rực rỡ;

Chỉ có bậc hiền nhân mới
tài đức vẹn toàn,

Chỉ có loài tuấn mã mới
phi nhanh như bay.”

( Cách ngôn Sakya )

Những ngày sau đó, tôi chỉ cho phép Yamkhin mỗi ngày được đến
thăm tôi một lát, tất cả những cô hầu mà Kangtsoban đưa đến từ Shalu tôi đều
không gặp. Tôi biết Yamkhin là tai mắt của Jichoi ở Sakya nên tôi buộc phải để
cô ta thấy tôi an toàn, khỏe mạnh, nếu không Jichoi sẽ sinh nghi. Mỗi lúc
Yamkhin đến thăm, tôi đều hết sức thận trọng, không để cô ta phát hiện ra tôi
đã mang thai, tránh việc Jichoi biết được, sẽ cử thầy thuốc đến khám xét.

Chúng tôi đã hết sức thận trọng để bảo vệ sinh mệnh yếu ớt
trong bụng tôi. Kháp Na lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Và tôi đã bình an vượt qua
ba tháng đầu của thai kỳ với sự chăm sóc chu đáo và nghiêm ngặt. Ngoài cảm giác
buồn nôn và chán ăn, tôi không có biểu hiện gì đáng lo. Tuy không thể mời thầy
thuốc đến khám thai nhưng tôi có thể cảm nhận được tình trạng của thai nhi nhờ
bản năng mẫn cảm của người mẹ. Tôi nói với Kháp Na rằng, đứa bé rất ổn, không
có gì phải lo cả.

Cuộc sống của Kháp Na lúc này chỉ xoay quanh tôi, cả ngày
túc trực bên tôi. Chàng dành phần lớn thời gian trong ngày để ngắm nghía bụng bầu
của tôi, nghiêng sang phải, ngó sang trái và hoan hỉ nói:

- To hơn một chút rồi!

Nhưng tôi lại chẳng nhận ra sự thay đổi nào cả. Tôi kết luận,
người đàn ông này mong mỏi được lên chức cha quá đấy mà!

Cuối tháng Tư năm đó, bụng bầu của tôi bắt đầu lộ rõ. Kháp
Na thông báo với tôi rằng, Yeshe đã rời Sakya về Vân Nam. Kể từđêm Giao thừa,
khi tôi cố ý vạch trần âm mưu của hắn và bị hắn phủi sạch trơn, hắn không dám
tìm gặp riêng tôi nữa. Dù thỉnh thoảng có chạm mặt, cũng chỉ hỏi han vài câu
khách sáo, chuyện lúc trước xem như chưa hề xảy ra. Sau khi chúng tôi dọn vào ở
trong Lang Như Thư Lầu, hắn chưa từng đến gặp tôi.

Tôi không rõ hắn định làm gì tiếp theo nhưng lúc này, tôi muốn
dành trọn tâm trí cho đứa bé trong bụng, chẳng còn thời gian xét đoán tâm tư của
hắn. Nghe tin hắn đã ra đi, tôi thở phào nhẹ nhõm. Suốt bốn tháng ở Sakya, hắn
bị Bát Tư Ba cho người giám sát kĩ lưỡng cả ngày lẫn đêm. Có lẽ hắn cũng hiểu rằng,
hắn chẳng thể giở trò gì ở Sakya được nữa nên cách tốt nhất là quay về Vân Nam.

Lúc hắn lên đường, rất đông bà con họ hàng đã đến tiễn hắn,
dì năm khóc sưng cả mắt, ngất lên ngất xuống. Bát Tư Ba vốn tính cẩn trọng, đã
cho người bám theo hắn mãi đến tận biên giới Tiền Tạng và Hậu Tạng và nhận thấy
hắn không có hành động gì khả nghi. Một tháng sau khi Yeshe rời khỏi Sakya, nỗi
nơm nớp lo sợ trong lòng chúng tôi mới được cởi bỏ.

Bước sang tháng thứ năm, nhu cầu ăn uống của tôi tăng lên
nhanh chóng, bụng tôi phình ra như người ta thổi bóng bay, không lâu sau đã đến
giai đoạn đi lại nặng nề. Lúc này, tuy không còn cảm giác nghén nữa nhưng linh
khí trong cơ thểđã suy giảm rất nhiều. Những lúc phải đóng giả Kangtsoban để gặp
Yamkhin, tôi rất lo sợ. Tuy gương mặt có thể biến đổi nhưng bụng bầu thì chẳng
thể che giấu. Thế là, sau khi bàn bạc kĩ lưỡng, Bát Tư Ba và Kháp Na cho rằng,
thời kỳ nguy hiểm của thai nhi đã qua, Yeshe cũng đã rời khỏi Sakya, chi bằng
công bố thông tin Kangtsoban mang thai. Bát Tư Ba nói với thầy thuốc rằng, đứa
trẻđã được bốn tháng, nhưng vì Kangtsoban không hiểu biết như những phụ nữ bình
thường khác nên mãi đến khi lộ bụng bầu, Kháp Na mới phát hiện ra.

Người trên kẻ dưới trong giáo phái ai nấy đều tưng bừng, hớn
hở, trừ dì năm. Bản khâm Shakya Zangpo đã tổ chức rất nhiều buổi lễ cầu an. Tôi
viện cớ mang bầu, tính tình cáu bẳn, ngoài Kháp Na ra, không chịu gặp bất cứ
ai, kể cả Yamkhin. Hay tin, Jichoi lập tức chạy đến Sakya, nhưng tôi đóng kịch
nổi đóa, nhất định không chịu cho thầy thuốc khám thai và hất đổ mọi loại buốc
bổ. Phụ nữ mang thai tính khí thay đổi, Kangtsoban lại không bình thường nên
Jichoi cũng đành chịu thua. Nhưng bù lại, bụng bầu của Kangtsoban đã lộ rõ,
Kháp Na lại hết mực yêu chiều vợ nên Jichoi cũng vui vẻ trở về Shalu, chờ ngày
được bồng cháu ngoại. Vậy là tôi đã vượt được cửa ải này.

- Thấy gì không?

Kháp Na áp tai vào bụng bầu tròn trịa của tôi, nín thở lắng
nghe. Nhưng nghe mãi chẳng thấy động tĩnh gì.

- Yên ắng lắm, không có động tĩnh gì hết.

Chàng sốt ruột vỗ nhẹ vào bụng tôi:

- Con ngoan, đạp đi nào, để cha biết con vẫn bình an trong bụng
mẹ.

Tôi phì cười:

- Chắc em bé ngủ rồi, ngày mai lại nghe ngóng tiếp.

Kháp Na thở dài thất vọng, vòng tay qua bụng tôi, không muốn
rời xa:

- Còn sớm mà, đã đến giờđi ngủđâu. Sáu tháng là em bé có thểđạp
được rồi kia mà.

Lúc Kháp Na nói câu này, đột nhiên tôi cảm nhận rất rõ ràng
bụng mình bị hích một cái, Kháp Na cũng nhận thấy. Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc,
tôi lập tức nắm lấy tay Kháp Na, xúc động:

- Kháp Na, con đạp rồi đó, con đạp em này!

Kháp Na sung sướng nhìn tôi, niềm vui ngập tràn trong ánh mắt:

- Đúng vậy, đúng là con đang cửđộng.

Chàng hớn hở áp tai vào bụng tôi:

- Con yêu, đạp một cái nữa đi, rồi cha sẽ hát cho con nghe.

Tôi phì cười:

- Làm sao mà bé hiểu được lời chàng.

Kháp Na tươi cười rạng rỡ nhưđịa chủđược mùa:

- Bé là con của chúng ta, là đứa trẻ kỳ diệu nhất trên đời
này, sao lại không hiểu?

Và nhưđểứng nghiệm lời nói của Kháp Na, em bé đạp tôi một
cái mạnh hơn lúc trước, cú đạp bất ngờđó khiến tôi kêu lên vì đau. Kháp Na
khoái chí, vuốt ve bụng bầu của tôi, cất tiếng khe khẽ:

- “Ầu ơ, ầu ơ, nhịp võng ru

Ngủ ngoan con yêu, tay mẹ đưa

Mai sau khôn lớn con hãy nhớ

Tình mẹ ngày đêm vẫn đợi chờ.”

Kháp Na âu yếm nhìn bụng bầu của tôi, vẻ mặt rạng ngời hạnh
phúc, ánh mắt ấm áp, dịu dàng. Tôi cảm động đến muốn khóc. Đứa bé này thật may
mắn vì có được người cha yêu nó nhường ấy. Tôi ngắm nhìn chàng, tưởng tượng:

- Nếu là bé trai, chắc chắn sẽ khôi ngô, tuấn tú như chàng vậy.
Không biết ngày sau sẽ khiến bao nhiêu cô gái điên đảo.

Kháp Na kéo tôi dựa vào vai chàng, vòng tay qua eo tôi, ánh
mắt lấp lánh:

- Đại ca hy vọng nó là con trai, nhưng kể cả là con gái, ta
vẫn yêu thương nó hết lòng. Nó sẽ giống em, xinh đẹp, dịu dàng, hiền lành, đáng
yêu.

Trong lúc vợ chồng tôi vẫn đang mê mải với viễn cảnh tương
lai tươi đẹp thì Bát Tư Ba hốt hoảng lao vào Lang Như Thư Lầu. Kháp Na giật
mình đứng lên. Không chờ Kháp Na lên tiếng, Bát Tư Ba lập tức thông báo:

- Ta phải về Trung Đô ngay.

Kháp Na tái mặt, hỏi:

- Đã xảy ra chuyện gì vậy?

Bát Tư Ba ngồi xuống, nhấp một ngụm trà lấy giọng:

- Ta nhận được hai bức thư gửi đến từ Trung Đô. Một bức do Đại
hãn viết, nói rằng đã mấy năm không gặp ta, lòng ngài không nguôi tưởng nhớ.
Ngài dựđịnh trùng tu lại tòa tháp Phật ở phía tây kinh thành bị hủy hoại vào thời
nhà Liêu, theo phong cách của người Tạng nên hỏi ta có tìm được thợ giỏi chuyên
xây tháp Lạt Ma nào không.

Kháp Na ngồi xuống cạnh anh trai, rót thêm trà cho chàng.

- Chàng trai trẻ Anigo, người Nepol ấy chính là ứng cử viên
xuất sắc. Cậu ấy có thể xây tòa tháp Phật nguy nga như vậy, chắc chắn cũng sẽ
khiến Đại hãn hài lòng.

Bát Tư Ba gật đầu:

- Đúng thế. Ta định giữ cậu ta lại để lo việc xây dựng thành
trì tương lai của phái Sakya nhưng nếu Đại hãn cần người như vậy, về Trung Đô lần
này, ta sẽđưa cậu ấy đi theo.

Kháp Na nhìn anh trai, băn khoăn:

- Đại ca, Đại hãn nhớ huynh đúng là chuyện rất quan trọng,
nhưng đâu nhất thiết phải lập tức lên đường. Huynh gấp gáp như vậy, phải chăng
còn vì việc gì khác?

Vẻ mặt Bát Tư Ba bỗng trở nên trầm lặng:

- Drakpa Odzer cho người gửi thư mật về báo với ta rằng,
pháp vương Chongni của phái Phaktru Kagyu đã đến Trung Đô, hiện đang trú ngụ
trong cung điện của Đại hãn. Ông ta giỏi ăn nói, nhiều phép thuật nên rất được
lòng Đại hãn.

Kháp Na kinh ngạc:

- Ông ta đến đó khi nào? Vì sao phái Sakya không hề hay biết
chuyện này?

- Ông ta âm thầm đến đó, mục đích rất rõ ràng: muốn thừa dịp
ta không có mặt ở Trung Đô, giành lấy sự tín nhiệm của Đại hãn, hòng thay thếđịa
vị của phái Sakya!

Bát Tư Ba vô cùng lo lắng:

- Ta bảo Rinchen ở lại Trung Đô là để gìn giữ và duy trì sựủng
hộ của Đại hãn đối với giáo phái chúng ta. Có điều, Rinchen tuy uyên thâm Phật
pháp nhưng lại không giỏi ứng biến, khó mà đối phó được với Chongni. Drakpa
Odzer rất lo lắng nên mới viết thư mời ta về Trung Đô gấp, lại đúng lúc Đại hãn
muốn triệu ta về, ta cũng đã hoàn thành xong hệ thống chữ viết Mông Cổ. Chuyến
đi lần này là hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Kháp Na vẫn đầy trăn trở:

- Nhưng ởđây còn biết bao việc chưa xong. Thành trì của giáo
phái còn chưa khai công, hai phái Drikung và Phaktru tuy bề ngoài chịu khuất phục
nhưng vẫn ngấm ngầm giở trò phá hoại, chống đối. Việc thống nhất đất Tạng vẫn bộn
bề, dang dở!

- Thế nên ta muốn đệở lại. Lúc ta vắng mặt thì đệ sẽ là trụ
cột của giáo phái, mọi việc lớn bé sẽ do đệ quyết định. - Bát Tư Ba nắm chặt
tay em trai, xúc động. - Ta biết đệ không muốn nhưng đệ buộc phải thay ta hoàn
thành những phần việc còn dang dở này. Kháp Na, hãy hứa với ta, giúp ta gánh
vác trọng trách này!

Kháp Na vẫn rất bối rối:

- Đại ca…

- Ta hứa với đệ, sau khi đến Trung Đô và hoàn tất mọi việc,
ta sẽ lập tức quay về Sakya, giải thoát đệ khỏi trách nhiệm nặng nề này.

Rồi chàng quay sang ngắm nghía bụng bầu của tôi, ánh mắt
tràn đầy hy vọng:

- Đến lúc đó, có lẽ cháu trai của ta đã biết gọi “bác ơi” rồi!

Kháp Na khảng khái đáp:

- Huynh cứ yên tâm về Trung Đô, đệ nhất định sẽ làm tròn
trách nhiệm.

Bát Tư Ba quyết định ngày 25 tháng 6 sẽ khởi hành về Trung
Đô. Trước ngày lên đường, Kháp Na bận rộn không ngơi chân ngơi tay, vì phải chuẩn
bị hành trang cho anh trai và tiếp quản mọi công việc của Lâu Cát nên thời gian
chàng dành cho tôi rất ít. Tôi không thể ra khỏi Lang Như Thư Lầu nên đành đi dạo
một mình trong sân vườn, vừa đi vừa trò chuyện với em bé trong bụng để giết thời
gian.

Một ngày trước khi Bát Tư Ba lên đường, lòng tôi phấphỏng lo
âu. Tôi rất muốn đến gặp để chào tạm biệt chàng. Từ Sakya đến Trung Đô, cảđi cả
về cũng phải mất hai năm, Bát Tư Ba còn phải ở lại đó một thời gian nữa, điều
đó có nghĩa, phải chừng ba năm sau, tôi mới gặp lại chàng. Ba năm tới đây, vì
phải nuôi con nhỏ, tôi sẽ không thể làm người đưa tin cho hai anh em họ như trước
kia được nữa. Cứ nghĩđến đây, lòng tôi thắt lại, trái tim hoang mang, trống trải.
Ở bên anh em họ hơn hai mươi năm, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ có lúc mình phải
xa Bát Tư Ba lâu đến vậy.

Kháp Na không có nhà, mình tôi thơ thẩn ngoài vườn. Vì muốn
tâm trạng của tôi được thoải mái, Kháp Na đã nhờ Kunga Zangpo tìm kiếm loài hoa
đẹp nhất ở mãi vùng Tiền Tạng, đem về trồng trong vườn. Lúc này đang là mùa hạ,
mùa dễ chịu nhất ở Sakya, hoa nở khắp vườn, cây xanh lá biếc, hương thơm ngào
ngạt nhưng vẫn không sao khiến tâm trí tôi thư thái được. Tôi nhớ Bát Tư Ba,
tôi muốn gặp chàng! Nỗi niềm thầm lặng mà da diết ấy cứ cuồn cuộn trào dâng
trong tôi, không sao nguôi ngoai.

Đang định niệm chú hóa thành Kangtsoban đểđi gặp Lâu Cát, vừa
quay đầu lại, tôi đã bắt gặp bóng chiếc áo tăng ni màu đỏ sẫm ngoài cổng, vẫn
là bóng dáng cao gầy, cô độc ấy, vẫn đôi mắt trong suốt, long lanh ấy đang nhìn
tôi chăm chú, đôi đồng tử u buồn như sương mai trên dãy núi phía xa. Tôi mãi
mãi không bao giờ hiểu hết những điều thầm kín ẩn chứa trong đôi mắt ấy, nhưng
lúc nào đôi mắt ấy cũng khiến tôi nhớ nhung da diết.

- Lâu Cát…

Nước mắt trào ra, tôi vội vàng quay đi, lau nước mắt rồi ôm
bụng ra đón chàng.

- Sao chàng lại đến đây? Kháp Na đâu rồi?

- Kháp Na đang bàn giao chìa khóa nhà kho cho bản khâm nên
chỉ có mình ta đến.

Chàng tựa người vào cánh cổng, bối rối cúi nhìn ngón chân
mình, khẽ nói:

- Ta… ta muốn gặp riêng em để chào từ biệt.

Tim tôi đập mạnh, sống mũi cay cay. Kể từ ngày làm vợ Kháp
Na, tôi dành trọn tâm tư cho chàng, chưa khi nào gặp riêng Lâu Cát thế này. Tuy
trái tim vẫn đập rộn ràng mỗi lúc nhìn thấy bóng chiếc áo tăng ni màu đỏ sẫm ấy
như một thói quen khó bỏ nhưng tôi biết, chúng tôi đã không còn duyên nợ gì, chỉ
có thể thương nhau, nhớ nhau như những người bạn, người thân mà thôi.

Tôi sụt sịt, xúc động:

- Trên đường đi chàng phải giữ gìn sức khỏe, chịu khó ăn uống,
ngủ nghỉ thật đầy đủ. Đừng lo lắng chuyện ở nhà, Kháp Na sẽ xử lý tốt mọi việc.

Chàng vẫn cúi đầu như thế, chỉậm ừđáp lại mỗi lời dặn dò của
tôi. Thực ra, tôi biết chàng sẽ không nghe tôi đâu. Tôi ngước lên nhìn gương mặt
gầy guộc, tiều tụy của chàng, không nén nổi tiếng thở dài:

- Lâu Cát, chỉ cần hứa với em một điều thôi: đừng để gầy
thêm nữa.

Cuối cùng thì chàng cũng chịu ngẩng lên, ánh mắt lấlánh như
muốn chiếu rọi đến tận cùng u tối. Rất lâu sau, chàng mới quay đi, cất giọng
thì thào:

- Được, ta hứa với em!

Kể từ lúc đó, hai chúng tôi hầu như không nói với nhau câu
gì, nhưng cả hai đều không muốn thốt lên lời giã biệt, cứ lặng lẽ như thế. Mặt
trời ngả về tây, cái nóng oi bức của mùa hạđược gió chiều làm cho dịu lại. Vạt
áo tăng ni của chàng bay bay theo gió, dưới ánh hoàng hôn ngày muộn, bóng dáng ấy
như còng xuống rất nhiều bởi trên vai chất đầy trọng trách. Gương mặt cương nghị,
thâm trầm thoáng nét hiền hòa và nụ cười hồn hậu. Chàng khẽ bảo:

- Lam Kha, ta đi đây!

Tôi nắm chặt bàn tay, móng tay cắm vào da thịt, truyền đến cảm
giác nhói đau. Chàng lùi lại, đặt tay lên thành cửa, ánh mắt không rời khỏi
tôi, bàn chân dùng dằng không dứt:

- Chia tay lần này, không biết khi nào mới có thể gặp lại.
Điều khiến ta nuối tiếc nhất là không được tận mắt chứng kiến ngày đứa bé chào
đời.

Tôi cuống quýt dõi theo bàn chân chuẩn bị bước qua bậc cửa của
chàng, vội vã gọi:

- Trước lúc ra đi, chàng có muốn chào em bé không?

Đôi mắt chàng mở to kinh ngạc, nụ cười rạng rỡ trên môi, niềm
hân hoan chẳng thể che giấu. Chàng rảo bước lại gần tôi, ánh mắt đổ dồn vào cái
bụng bầu của tôi, cánh tay chầm chậm chìa ra, xúc động, run rẩy. Nhưng ngay khi
sắp chạm tới, ánh mắt chàng đột nhiên thoáng vẻ kinh hãi, hoảng sợ, rồi chàng lập
tức rụt tay về, hơi thở hổn hển. Chàng lùi lại, lấy lại vẻ mặt điềm tĩnh như
thường lệ:

- Ta là tăng nhân đã thọ giới Cụ túc, không thể có cử chỉ
khiếm nhã đó được.

Tôi ngỡ ngàng, lắc đầu cười buồn:

- Em không có ý gì cả. Em chỉ nghĩ chàng và Kháp Na đều rất
mực yêu thương đứa bé này nên hẳn rất muốn biết liệu nó có được an toàn, khỏe mạnh
hay không thôi.

Ánh hoàng hôn trải một đường viền vàng son trên lớp lớp tầng
mây xa tít tắp, ánh sáng nơi đường chân trời dần tắt lịm. Đôi mắt chàng rực
sáng nhức nhối. Chàng chầm chậm cúi gập người trước tôi:

- Lam Kha, hãy vì Kháp Na, vì Sakya và… vì ta mà sinh hạđứa
trẻ này thật khỏe mạnh, an toàn nhé!

Nước mắt tôi trào ra, đây là lần thứ hai chàng trịnh trọng
cúi người trước tôi thế này. Lần đầu vì Kháp Na, lần thứ hai là vì đứa trẻ.

Rồi chàng hít một hơi thật sâu, thốt lên hai tiếng sau cùng:

- Bảo trọng!

Nói rồi, chàng quay đầu, rảo bước. Bóng dáng ấy đột ngột khuất
sau cánh cổng, chiếc áo tăng ni màu đỏ sẫm nhuộm trong nắng vàng, nửa vai bên
này hiển hiện rõ nước da bánh mật khỏe khoắn. Tôi thì thầm:

- Lâu Cát, hãy bảo trọng!

Tôi thẫn thờ ngước nhìn lên, nền trời đã ngả từ màu xanh lam
sang gam màu tối sẫm. Gió nhẹ dìu dặt thổi tới, mang theo hương hoa nồng nàn, đủ
khiến người ta nghiêng ngả. Tôi giật thót mình khi nhận ra có ai đó xuất hiện,
lậtức quay đầu lại. Kháp Na đang đứng ngoài cổng, chăm chú nhìn tôi. Tôi thở
phào:

- Kháp Na, chàng về từ khi nào vậy?

Thính giác của tôi đã mất đi sự nhạy bén nên ngay tiếng bước
chân của chàng cũng không nhận ra.

Chàng trầm ngâm một lúc mới trả lời:

- Ta vừa về tới.

Chàng chậm rãi bước lại gần tôi, nhìn thấy đám hoa vàng đang
nở rộ nơi góc tường, chàng liền đưa tay ngắt một bông, cài lên tóc tôi:

- Loài hoa này tuy không đẹp nhưng mùi hương của nó rất nồng
nàn. Kunga Zangpo bảo rằng, hoa này gọi là Tuyết Sơn Nhất Chi Khao[17], chỉ mọc
ở vùng Nyingchi thuộc đất Tạng. Đểđưa giống hoa này về trồng ở Sakya, Kunga
Zangpo đã bỏ ra rất nhiều công sức.

[17]. Một loại hoa có
màu vàng, thuộc họ cúc. (DG)

Tôi ngắm nhìn những bông hoa màu vàng tươi, rung rinh trong
gió, khẽ lắc đầu:

- Em cảm thấy hương hoa này quá nồng, ảnh hưởng rất nhiều đến
khứu giác của em. Tuy chàng vì em mới tốn công tốn sức như vậy nhưng em thấy
lo, nhỡ xảy ra chuyện gì, mùi hương của loài hoa này sẽ trở thành chướng ngại vật.

Khứu giác của em mất đi sự nhạy bén vì mang bầu, đừng đổ lỗi
cho hoa chứ! Ta thấy đất đai ở Sakya quá ư khô cằn, được ngày ngày nhắm nhìn
hoa cỏ rực rỡ thế này thật là sảng khoái.

Chàng tươi cười ôm vai tôi, dắt tôi vào phòng.

- Đừng nghĩ ngợi nhiều, sau khi sinh con, khứu giác và thính
giác của em tự khắc sẽ khôi phục như xưa.

Tuy nói vậy nhưng không hiểu sao mí mắt tôi cứ giật liên tục.
Có điều gì đó khiến tôi bồn chồn không yên. Và nỗi âu lo đeo đẳng ấy chỉ năm
ngày sau đã ứng nghiệm, như sét đánh, gây nên nỗi đau đớn không bao giờ nguôi
ngoai trong cuộc đời tôi.

Ngày Bát Tư Ba lên đường, tôi không ra khỏi Lang Như Thư Lầu,
chỉ có Kháp Na đi tiễn. Kháp Na cưỡi ngựa theo đoàn người rất lâu, mãi đến đoạn
núi non điệp trùng, núi tuyết đan cài thảo nguyên mênh mông, hai anh em họ mới
bịn rịn từ biệt. Bát Tư Ba căn dặn chu đáo, Kháp Na rơi nước mắt hết lần này đến
lần khác. Không giống những lần chia ly trước đây, vì lần này trên vai mỗi người
đều mang những trọng trách lớn lao, mà họ lại khó lòng trao đổi tin tức với
nhau giữa nghìn trùng xa cách.

Bát Tư Ba phải thúc giục mãi, Kháp Na mới chịu thúc ngựa
quay về Sakya. Bát Tư Ba đứng trên đồi cao, dõi theo bóng em trai cứ xa dần, xa
dần rồi khuất hẳn. Còn tôi, một mình ngồi trong Lang Như Thư Lầu, mí mắt cứ giật
liên tục, lòng bồn chồn, lo lắng. Hương hoa ngào ngạt ào đến, tôi ngước nhìn những
tầng mây xám ùn ùn kéo tới, che khuất vầng thái dương, kéo theo đó là tiếng sấm
sét rền vang đất trời. Bầu không khí trở nên ngột ngạt vô cùng, mây đen bao khủ
khắp vùng Sakya.

Hai anh em họ không hề biết rằng, cuộc “sinh ly” này đã trở
thành “tử biệt”.

*

- Tôi có một thắc mắc. Với sự nâng đỡ, ủng hộ của triều đình
nhà Nguyên, phái Sakya đã xây dựng chính quyền của giáo phái mình trên đất Tạng,
nhưng dường như quyền hành của họ hết sức hạn chế. Này nhé, phái Drikung và
Phaktru có thể ngang nhiên chống đối Sakya, các giáo phái và vạn hộ hầu khác đều
là những thế lực rất mạnh trong khu vực họ cai quản, thế nên đôi lúc Bát Tư Ba
không thể không xuống nước với họ. Vậy thì, phải chăng chính quyền Sakya chỉ có
quyền lực trên danh nghĩa?

- Những điều cậu vừa nói không phải không có lý nhưng không
thể căn cứ vào đó để kết luận chính quyền Sakya chỉ là một chính quyền trên
danh nghĩa.

Tôi ngẫm ngợi một lát, nói tiếp:

- Đúng là những giáo phái và vạn hộ hầu này có quyền tự quyết
độc lập trong phạm vi cai quản của mình, thậm chí một số giáo phái còn cử người
trực tiếp đến chính quyền trung ương để bái kiến Nhà vua, nâng cao thanh thế của
giáo phái mình. Đó là vì Tây Tạng đã bị chia năm xẻ bảy suốt thời gian dài nên
Bát Tư Ba không thể lập tức tước bỏ quyền lợi của họ. Chàng mới chỉ tước đi một
phần nhỏ quyền lợi của họ mà đã gây nên cuộc phân tranh kéo dài mấy chục năm đấy
thôi.

- Cũng phải, có kẻ nào bằng lòng san sẻ miếng ngon của mình
đâu chứ!

- Bởi vậy, chính quyền Sakya mà Bát Tư Ba xây dựng nên là
hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử thực tế của Tây Tạng khi đó. Về sau,
phái Phaktru thời nhà Minh, phái Gelug thời nhà Thanh đã tiếp tục duy trì mô
hình cai trị này của chính quyền Sakya, tức là vẫn duy trì một phần quyền tự
quyết và đất đai sở thuộc của các giáo phái khác.

Tôi chuyển đề tài, đưa ánh mắt sắc lẻm về phía chàng trai trẻ:

- Không nên thấy các giáo phái khác vẫn có được đất đai tự
quản mà đánh giá rằng chính quyền Sakya chỉ là chính quyền trên danh nghĩa. Điều
quan trọng nhất là, triều đình nhà Nguyên đã trao quyền quản lý các giáo phái
và mười ba vạn hộ hầu vào tay phái Sakya, chứ không phải bất cứ giáo phái nào
khác. Tuy một số giáo phái đã được sắc phong nhưng những tước vịđó chẳng thể so
sánh với quyền lực của phái Sakya cả về phạm vi và mức độ. Những giáo phái này
buộc lòng phải tuân thủ mệnh lệnh của cả triều Nguyên và chính quyền Sakya. Tuy
không hài lòng, nhưng họ cũng chỉ có thể âm thầm phản đối, không kẻ nào dám
công khai chống đối. Bởi vì, hành động đó sẽ bị coi là chống lại người Mông Cổ,
có thể sẽ phải chuốc lấy sự trừng phạt thảm khốc.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3