Mẫu Thượng Ngàn - Phần 09 - Chương 03 - Part 02
Chương 3
Nghe giọng hát ấy người ta xuýt xoa, nức nở khen. Cụ đồ Tiết cũng hài lòng ra mặt. Như vậy là cuộc trình làng của Trịnh Huyền thành công. Người ta chẳng có cớ để nghi ngờ Huyền nữa. Rõ ràng con trai cụ, anh Phác ngày xưa có biết đàn hát gì đâu. Còn Huyền đánh đàn điêu luyện. Chỉ có người chân truyền tổ, gốc thành Nam mới đàn được như vậy thôi.Cuộc hầu bóng đã bắt đầu. Một ông già đánh ba hồi trống. Con gái cụ đồ, bà đồng Mùi ngồi trên chiếc chiếu cạp điều. Người hầu dâng trùm khăn đỏ lên đầu bà. Mới đầu bà đồng chỉ lắc lư, rồi cái đầu xoay tròn. Tiếng đàn vê tít ở cung bậc cao. Đèn nến lung linh. Hương khói mù mịt. Con người đã nhập vào một thế giới khác hẳn. Bà Mùi chợt lắc đầu, hất chiếc khăn đỏ tung ra. Bà đang hầu giá cô Chín. Cô mặc áo hường. Cô chít khăn đỏ. Tay cô cầm quạt. Tay cô cầm hương. Cô yểu điệu múa nhịp nhàng cùng với tiếng đàn... Cô hầu đức Mẫu. Cô đưa võng bỗng tít lên chín tầng mây. Giọng hát của Nhụ cũng bay vút lên theo:
Rồi tiếp theo:
Anh cu Điều đã nghe câu hát này ở giữa cánh đồng. Ô hay! Sao hôm nay câu hát nghe khác hẳn đi. Và phải ở trong không khí hôm nay Điều mới thực hiểu thế nào là dệt gấm thêu hoa. Đó là gấm hoa cả ở trong cung đàn thánh thót nâng hồn người bay lên. Đó là những đám mây vờn quấn quýt trong khói hương như sương núi giăng giăng. Đó cũng là cái óng ánh của lụa hồng gấm đỏ. Đó cũng là lung linh chập chờn ánh nến, cộng với tiếng hú, với nhịp nhún nhảy làm cho người nghe có thể mường tượng ra cô Chín đang đánh võng cùng tiếng họa mi. Đó còn là tiếng ngân nga vừa thanh vừa giòn vừa nãy của Nhụ, thật không ngờ một cô gái chăn bò, giữa đám đông cả làng lại dám mạnh dạn hát tài đến thế. Tất cả như muốn dìu ta vào cõi ảo, vừa thanh thoát vừa vơi nhẹ. Ở đây, con người như được gột rửa sạch sẽ mọi tục lụy để trở nên thanh thản... Đến cả Điều, một chàng trai mạnh mẽ không chút mơ mộng, cũng cảm thấy mình đang lạc vào một cõi khác.Ba tiếng chuông ngân. Bà Mùi giơ tay ra hiệu. Ông Huyền lập tức chuyển giọng hát sang bài văn về chầu Mười Đồng Mỏ. Chầu Mười là một nữ tướng thời Lê Lợi. Giọng hát Xá thượng khỏe mạnh, rộn ràng làm mọi người náo nức:
Chầu Mười mặc áo xanh chít khăn xanh. Chầu Bà múa kiếm rất dẻo. Cô hầu dâng xuýt xoa:
Chầu Mười còn gửi lời Mẫu phán bảo cho nhiều người khác. Riêng Nhụ, cô cứ băn khoăn mãi lời dạn: “Bao giờ mưa to gió lớn...”. Không hiểu câu tiên tri ấy nghĩa là gì nhỉ?
Đuổi đến Kim Anh, Phúc Yên, thì Đề Thám thả Voisin. Người Pháp phấn khởi lắm. Nhất là khi họ biết quân phiến loạn đang đóng binh ở làng Hiền Lương. Chúng tôi vây Hiền Lương. Khi chúng tôi đến, các cụ già trong làng bày hương án ở gốc đa trước cửa đình đón tiếp. Họ xì xụp quỳ lạy các quan lớn. Cho đến cả Pertuis là người cứng rắn và cảnh giác nhất cũng phải mềm lòng. Chúng tôi yên trí quân phiến loạn hoàn toàn hết sức kháng cự và hành động khúm núm của các ông già chứng tỏ họ đã đầu hàng. Quân lính Pháp xông vào làng. Chúng tôi đã lọt vào một mê hồn trận của những con đường ngõ xóm quanh co. Chỗ nào cũng là những bụi dứa dại, lũy tre và hồ ao. Lúc đó phiến quân mới nổ súng. Đại úy Pertuis bị trúng đạn, tử thương. Lúc tàn trận đánh, ông hấp hối trên tay em, còn trăng trối những lời: "Tôi đã tin họ, tôi đã nhân đạo. Và tôi đã chết…” Từ dó em luôn luôn cảnh giác với người bản xứ…
Họ vội vàng đi ra bờ sông. Vì đi bằng thuyền máy nên chỉ mươi phút sau, họ đã tới Mẫu Sơn. Julien cùng đám bộ hạ thoăn thoắt leo lên đỉnh núi.Cuộc ngồi đồng đang đi tới đoạn kết. Trịnh Huyền đánh đàn bằng cảm hứng dạt dào nhất. Càng dạt dào hơn vì đến giữa buổi bắc ghế, ông chợt thấy sau gáy mình nóng bỏng như có lửa đất. Quay đầu lại, ông chợt nhận ra đôi mắt sáng của bà ba Váy đang như muốn nuốt từng âm thanh của tiếng đàn. Ông mỉm cười trong lòng. Ngón tay ông bỗng dẻo hơn, nhanh nhẹn hơn. Chúng như nhảy múa trên các phím đàn. Rồi những ngón tay ấy cũng bỗng trở nên tinh tế hơn. Chúng nhấn, chúng luyến, chúng rung rất uyển chuyển. Chúng tạo ra những sắc độ âm thanh rất mỏng manh, những cao độ thay đổi cao thấp rất tinh vi mà tưởng chừng chưa bao giờ ông có thể làm được. Có thể nói, một người sành sỏi nếu nhắm mắt, định thần, lắng tai nghe có thể thấy ở đó âm thanh của tiếng họa mi ríu rít, hoặc tiếng líu lo uyển chuyển của con khướu bách thanh bà chúa âm thanh của núi rừng.Đã hết các giá đồng. Ông cụ già râu bạc đã ra thỉnh chuông chuẩn bị làm lễ tạ. Theo đúng trình tự, ông đồ Tiết sắp sửa mang chiếc lồng son ra hiên, rồi mở cửa lồng phóng sinh, thả con chim gáy cho nó bay ra khu rừng giẻ trước cửa đền. Con chim rồi sẽ kết hợp với một con mái lẻ loi nào đó làm tổ định cư trên khu rừng giẻ, để sớm tối cất tiếng hót hầu hạ Thánh Mẫu. Và thế là ý nguyện của ông già được thỏa.Nhưng khi hồi chuông vừa dứt, bỗng có tiếng giày lộp cộp và tiếng huyên náo ngoài sân đền. Ông già đưa mắt nhìn ra. Julien và thuộc hạ đang tiến vào nội điện. Bằng cái giọng oang oang, lơ lớ, người Tây nói:
Julien nói xong, bắt hai tên lính công kênh hắn lên cho đủ độ cao, rồi lần lượt giật hai con rắn vải vứt xuống đất, trước mắt dân làng. Mọi người kinh ngạc, ồ lên vì hành vi báng bổ quá đáng, chưa từng bao giờ xảy ra. Tất cả đều như trời trồng, không biết phản ứng ra sao. Cô đồng, cung văn, các con nhang đệ tử đều giạt ra hai bên, ngơ ngác nhìn người Tây cao lớn đứng trên bệ gian chính điện đang như một hung thần hoành hành chẳng chút kiêng nể. Hắn cười và bảo mọi người:
Con rắn trườn tới. Julien phải chạy vội ra giữa sân. Hắn có ý định đối địch với con rắn, nhưng nhìn ra sau lưng hắn thấy Láu và lý Cỏn đang ba chân bốn cũng chạy xuống núi. Hắn gọi đám thuộc hạ đem súng tới, nhưng những tên lính dõng cũng biến đâu mất cả. Có lẽ tất cả đang tìm xuống chỗ đậu ca nô. Julien thấy chỉ có một mình, cũng phải chạy theo, vừa chạy vừa kêu:
Chẳng biết những lời xầm xì ấy có đúng không. Chỉ biết rằng đến mất chục năm sau, người dân Cổ Đình còn kể cho con cháu mình nghe câu chuyện huyền thoại về ông hắc xà đền Mẫu. Và mãi cho đến ngày sau cách mạng, huyền thoại ấy vẫn là một câu chuyện hấp dẫn mà bất cứ đứa trẻ nào ở làng Cổ Đình cũng muốn nghe. Đứa nào nghe cồng há hốc mồm vì sự lạ lùng.