Thệ bất vi phi - chương 049
Chương 49: NỘI TÌNH CÔNG CHÚA.
Edit: Docke
Thì ra xử tử hình lần này thiếu chút nữa đã
giết chết hắn rồi, nhưng quỷ sai tử thần lại giúp hắn tăng them công
lực. Đúng là ‘gặp nạn không chết sẽ được phúc’. Thì ra thật sự có chuyện
như vậy sao? Nhưng ta vẫn sợ hãi trong lòng. Ta hỏi Tiểu Phúc Tử: “Nói
thật đi. Ngươi biết mà vẫn không hối hận chứ, chuyện ta cho ngươi quyển
sách đó ấy?”
Tiểu Phúc Tử nhìn ta nói: “Ta biết, ngươi
chỉ muốn lợi dụng ta thôi. Nhưng mà trừ ngươi ra, trên đời này, còn ai
quan tâm ta nữa đâu. Cho dù chỉ là quan tâm để lợi dụng ta? Ngươi không
chút do dự đem cho ta cuốn bí kíp võ công mà người giang hồ cầu mong
khao khát. Khiến ta từ một kẻ bị người ta khinh bỉ, bị người ta xem
thường, có được cuộc sống như một con người chân chính. Ta vì sao lại
phải hối hận?”
Ta không thể ngờ được trong cảm nhận của
Tiểu Phúc Tử, ta ngược lại trở thành ân nhân của hắn. ta ngượng ngùng sờ
sờ cái mũi, nghĩ rằng. Ta đối với Tiểu Phúc Tử có phải đã quá mức lãnh
khốc rồi không. Làm sao có thể khẳng định hắn có thể thoát khỏi xử tử
hình mà sinh tồn được. Nếu như không có sự trùng hợp kỳ diệu này, thiếu
chút nữa ta đã gây ra sai lầm đại họa rồi…
Xem ra, Tiểu Phúc Tử vẫn rất hiểu ta, hắn
hỏi: “Ngươi hỏi ta chuyện công lực gia tăng, có phải muốn ta làm chuyện
gì hay không đây?”
Ta nhìn nhìn bộ dáng đương nhiên của hắn, bỗng nhiên cảm thấy nội tâm có chút áy náy…
Ta nói: “Nếu như bây giờ để ngươi lẻn vào
hoàng cung, đến Tàng Thư Các tra một quyển tên là ‘Bắt đầu cuộc sống
hàng ngày tập lục’, có thể không?” (tập lục: sách ghi chép)
Tt lạnh lùng nhìn ta: “Ta đến chỗ ở của ngươi còn dễ như đi dạo, huống chi là cái nơi mà cả quỷ cũng không đến như ở đó?”
Ta nhớ ra rồi, thì ra, Tiểu Phúc Tử bắt đầu
cuộc sống thái giám đã làm việc ở đó. Đệ nhất ngốc địa phương, chính là
nơi đó. Ta lại quên khuấy đi mất.
Đây là một quyển sổ ghi chép cuộc sống hàng
ngày ẩm thực của đương kim hoàng thượng. Đương kim thiên tử, thân thiên
hạ chí tôn. Vì muốn truyền lại đời sau, đương nhiên sẽ có một quyển kiểu
như sử ký như vậy để ghi chép lại tất cả những chuyện lớn nhỏ của hắn.
Ta xuyên không đến niên đại này, tuy rằng so với thời Ngũ Đại Thập Quốc (1) không
giống nhau mấy, nhưng có vài phương diện lại là tương tự cùng loại.
Chính là các quy chế pháp luật có quan hệ đến hoàng đế. Tỷ như cuốn sách
có tên là ‘Bắt đầu cuộc sống hàng ngày tập lục’ này. Bản ghi chép này
chính là do thầy ký ghi chép tất cả chuyện lớn chuyện nhỏ phát sinh
trong cuộc sống hàng ngày của hoàng thượng. Đương nhiên, tính chân thật
thì vẫn còn phải chờ xem xét lại.
Ta đoán, với tính tình của đương kim hoàng thượng, những gì mà nhóm sử quan (chức quan chuyên ghi chép sử sách)
ghi lại khẳng định tất cả đều là ca công tụng đức. Toàn viết chuyện
tốt, mấy chuyện xấu khẳng định một chuyện cũng không dám ghi lại.
Không riêng gì hắn, ngay cả hoàng đế Đường
Thánh Tông được người người ca tụng là một thế hệ thánh quân, có một lần
cũng muốn đi cửa sau nữa mà. Lúc ấy, Ông gọi Trử Toại Lương, đương là
sử quan chuyên ghi lại lời nói việc làm của hoàng đế, đem quyển ‘Bắt đầu
cuộc sống hàng ngày tập lục’ cho ông xem. Ta đoán ông đã muốn đem những
ghi chép bất lợi toàn bộ sửa lại hết rồi. Trử Toại Lương rất ngang
bướng cứng đầu nói: “Chỉ có làm chuyện xấu thì đế vương mới muốn xem lại
quyển ‘Bắt đầu cuộc sống hàng ngày tập lục’ của chính mình…” Khiến
Đường Thái Tông tức giận đến nỗi râu tóc dựng ngược, nhưng lại không thể
làm gì được, đành phải giả mù sa mưa, khen ngợi và thăng quan tiến tước
cho Trử Toại Lương
Nhưng đương kim hoàng thượng, hắn làm gì có
trí tuệ lớn như Đường Thái Tông chứ? Nếu như quả thật có cái gì sai lầm
bị sử quan ghi chép lại, thì cái đầu của sử quan kia chắc cũng không còn
giữ được nữa rồi. Ta phỏng đoán, cuốn ‘Bắt đầu cuộc sống hàng ngày tập
lục’ này trăm phần trăm đều là ghi chép chuyện tốt cả. Nhưng dù sao nó
cũng là một quyển ghi chép khá chân thật. Nếu là một thứ chân thật,
ngược lại theo tìm trong đó, có thể sẽ thấy được rất nhiều chuyện.
Tỷ như nói năm đó, Nguyệt Chiêu thân là trưởng công chúa lúc còn trẻ, rốt cuộc đã phát sinh những chuyện gì?
Vì sao hoàng thượng lại chỉ cần phái phò mã của nàng là Tiết Trường Quý đi điều tra việc của đại tướng quân?
Lại đến lúc trước trèo cây, đại tướng quân
đối với công chúa tuy có lễ nhưng bộ dáng lãnh đạm, suy nghĩ một chút về
mặt tuổi tác giữa bọn họ, trong đầu ta không thể không có một chút suy
diễn ám muội.
Tiểu Phúc Tử mang tin tức về, chứng thật suy
diễn của ta: Trưởng công chúa năm mười lăm tuổi, thông báo tuyển phò
mã. Tư Đồ tham tướng đã lọt vào mắt xanh của công chúa, nhưng tham tướng
lấy cớ đã có vợ ở nhà mà cự tuyệt.
Mấy câu ghi chép ngắn ngủn nhưng ta lại đọc
được không ít nội dung. Thì ra, đại tướng quân và Nguyệt Chiêu công chúa
còn có một màn như vậy. Có thể thấy được, sức hấp dẫn của mẫu thân Tư
Đồ quả là rất lớn. Đại tướng quân ngay cả công chúa cũng không thèm, so
với tên Trần Thế Mỹ – Tiết Trường Quý kia thật sự khác nhau hoàn toàn.
Ta nghĩ. Có khả năng công chúa đối với đại
tướng quân, cho dù đã gả cho Tiết Trường Quý, vẫn không thể quên tình.
Hoàng thượng hiểu rõ điểm này, mà Tiết Trường Quý lại càng hiểu rõ. Nếu
không, Hoàng thượng cũng sẽ không phái Tiết Trường Quý đi điều tra
chuyện đại tướng quân thông đồng với địch. Hoàng thượng đã muốn ép đại
tướng quân vào chỗ chết nên phái tình địch của ông đi thăm dò chuyện ông
thông đồng với địch, muốn không chết cũng rất khó.
Ngẫm lại, lúc Tiết Trường Quý uống thuốc độc
tự sát trong cung của thái hậu, trước lúc lâm chung còn nhớ đến công
chúa. Hắn đối với công chúa thật sự là một mối tình thắm thiết. Chỉ có
điều, rốt cuộc vì nguyên nhân gì khiến hắn cam tâm tình nguyện tự sát.
Hơn nữa, còn bán đứng chủ nhân – Nhàn Phi?
———-*****———-
Tây Sở từ lúc Tư Đồ đại tướng quân chiến đấu
thất bại, biên cương đã đại thương nguyên khí. Theo lý thì Đại Tề nên
thừa thắng truy kích. Lúc này, lại truyền đến tin tức hoàng đế Đại Tề
lâm bệnh nặng, phái Thái Tử giám quốc. Chiến sự biên cương cũng vì thế
mà ngừng nghỉ. Đến tận lúc đó Tây Sở mới có thể thở dốc nhẹ nhõm. Nhưng
trọng binh của Đại Tề trú đóng tại biên cương vẫn chưa giảm bớt, xem ra
chính là muốn chờ đợi thời cơ. Thái Tử Đại Tề cần mẫn chăm lo quốc sự.
Chuyện triều chính được an bài gọn gàng ổn thỏa. Các đại thần đều khen
ngợi hết lời. Ngay cả Nhị Vương tử Tuyên Vương cùng với Tam Vương tử mới
về nước là Thụy Vương cũng đều rất thần phục. Phủ Thái tử ngày nào cũng
người đến kẻ đi tấp nập, người giao tiếp tặng lễ không dứt. Chỉ chờ
Hoàng thượng bách niên cũng chính là lúc Thái tử Tề quốc Tề Thiểu Uyên
bước lên đại bảo.
Ta và Tiểu Phúc Tử ngồi trong Hoa Hương Các
ồn ào náo nhiệt, nghe đám thương nhân từ ngũ hồ tứ hải đàm luận thời sự
Đại Tề. Cuộc chiến khiến Tây Sở tổn thất mười vạn binh mã dường như đã
trở thành chuyện vô cùng xa xôi rồi. Mà nay, mọi người ôm áp mỹ nữ như
hoa, xa hoa trụy lạc, ngợp trong vàng son, hưởng thụ thời gian vui thích
ngắn ngủi trong lúc chiến tranh tạm nghỉ…
Ta ngồi ở vị trí tốt nhất trong sảnh. Người
chung quanh thường thường trừng mắt nóng mắt lạnh nhìn qua bàn của bọn
ta. Bọn họ đương nhiên thỉnh thoảng vẫn như vậy, tức giận không biết vì
sao mà một kẻ dung mạo không sâu sắc, quần áo không đắt tiền lại có thể
ngồi ở vị trí tốt nhất như vậy. Mà có ngồi ở vị trí thượng hạng cũng coi
như bỏ qua đi, hắn thế nào còn dám nắm giữ Bão Cẩm, mỹ nhân ngày thường
chưa từng đưa ánh mắt lạnh băng liếc nhìn một vị khách nào? Mà nắm giữ
cũng được đi, hắn còn dám kêu Bão Cẩm lấy cho hắn cái này, lấy cho hắn
cái kia, làm như Bão Cẩm là tiểu nha hoàn tùy hắn sai vặt vậy?
Mà điều khiến cho đám quan khách trong sảnh
càng thêm căm tức chính là, mỹ nhân Bão Cẩm xưa nay chưa từng tươi cười,
như thế nào mà hôm nay trên mặt lại treo một đóa hoa cười mãi như thế,
không ngừng a dua lấy lòng người thanh niên kia?
Hay là, người thanh niên này rất có quyền
thế, là một vị quý nhân cải trang vi hành? Nhìn phái đoàn của hắn, khí
thế kia, chỉ sợ là đúng như vậy không sai. Mọi người chung quanh nghĩ
vậy nên ánh mắt không khỏi mang theo vài phần kính ý. Cũng thật may,
không ai dám tiến lên xen vào chuyện của người khác. Dưới chân thiên tử,
mỗi người đều học được khôn ngoan.
Ta dùng dư quang nơi khóe mặt đảo qua những
người đó, bắt gặp ánh mắt bọn họ nhìn ta từ trừng mắt nóng mắt lạnh đến
lúc hơi mang kính ý. Chỉ có điều, ta không hiểu thực hư, chỉ đổ thừa
rằng Bão Cẩm có rất nhiều người sùng bái, ta chỉ thừa dịp ăn theo mà
thôi. Ta đang lúc ăn uống cao hứng, lại thấy sắc mặt Bão Cẩm xoay chuyển
trầm xuống, nụ cười thường trực cũng biến mất, lập tức trở lại vẻ băng
sương. Ta nhìn qua. Một ông lão khoảng chừng sáu, bảy mươi tuổi, mặc
quần áo tơ lụa, tóc hoa râm, vẻ mặt tươi cười đang đi về phía Bão Cẩm…
———————————————————————————
Ghi chú:
(1) Ngũ Đại Thập Quốc (907-960)
là một thời kỳ chính biến trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi nhà
Đường sụp đổ và kết thúc khi nhà Tống xuất hiện. Trong suốt thời kỳ này,
5 triều đại đã thay nhau tồn tại ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà và hơn 12
nhà nước độc lập đã được xây dựng chủ yếu ở vùng đất Hoa Trung, Hoa Nam
và một phần Hoa Bắc.
5 triều đại là:
1.Hậu Lương (907-923): của người Hán
2.Hậu Đường (923-936): của người Sa Đà
3.Hậu Tấn (936-947): Sa Đà
4.Hậu Hán (947-951) Sa Đà
5.Hậu Chu (951-960): Hán
Năm triều đại này nối tiếp nhau làm chủ hết hoặc gần hết phương
Bắc, nên được coi là chính thống, mặc dù chỉ 2 triều đại là của người
Hán, còn 3 triều đại là của người Sa Đà.
10 nước là:
1.Ngô ở An Huy ngày nay, vua là người Hán
2.Tiền Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán
3.Ngô Việt ở Triết Giang ngày nay, vua là người Hán
4.Sở ở Hồ Nam ngày nay, vua là người Hán
5.Mân ở Phúc Kiến ngày nay, vua là người Hán
6.Nam Hán ở Quảng Đông ngày nay, vua là người Hán
7.Nam Bình ở Hồ Bắc ngày nay, vua là người Hán
8.Hậu Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán
9.Nam Đường ở Giang Tô ngày nay, vua là người Hán
10.Bắc Hán ở Sơn Tây ngày nay. Riêng nước này ở vùng Hoa Bắc. Vua là người Sa Đà.
10 nước kể trên có thời gian ra đời không cùng lúc và nhiều nhất
chỉ có 7 quốc gia trong số này cùng tồn tại, không có thời điểm nào tồn
tại cả 10 nước này. Trong số 10 nước, có các nước kế tục nhau, như Hậu
Thục kế tục trên đất cũ của Tiền Thục, Nam Đường kế tục Ngô và có nước
mất rất sớm như Tiền Thục (925) hoặc thành lập rất muộn như Bắc Hán
(951).
Ngoài ra còn hai nước nữa nhưng thời gian tồn tại ngắn ngủi, đó là:
1.Kỳ của Lý Mậu Trinh
2.Yên của Lưu Thủ Quang
Một số nước và dân tộc bên ngoài có ảnh hưởng tới cục diện Ngũ Đại Thập Quốc, đó là:
1. Khiết Đan: hay Khất Đan (chữ Hán: 契丹) là âm Hán-Việt tên gọi
của một dân tộc du mục Khitan (tiếng Ba Tư: ختن) (còn được phiên âm là
Khitai hay Kidan), từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Các tài liệu sử của
Trung Quốc cho rằng nguồn gốc của dân tộc Khiết Đan bắt nguồn từ một
nhánh du mục Đông Hồ hoặc Hung Nô. Dân tộc này từng phát triển thành tổ
chức quốc gia Liêu quốc, tồn tại và kiểm soát phía bắc Trung Quốc giai
đoạn 907-1125[1]. Sau khi bị người Nữ Chân đánh bại, họ chuyển sang phía
tây và giữ được tổ chức nhà nước, được sử Trung Quốc gọi là Tây Liêu,
các tài liệu phương Tây gọi là Hãn quốc Kara Khitai. Vương quốc này tồn
tại từ 1125 cho đến khi bị đế quốc Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1218.
2. Bột Hải: Vương quốc Bột Hải, một Vương quốc cổ của người Triều
Tiên ở Đông phần Mãn Châu. Bột Hải (tiếng Triều Tiên : 발해,
Palhae/Balhae, tiếng Trung : 渤海, tiếng Nga: Пархэ, Бохай) là một vương
quốc hình cánh dơi tồn tại từ năm 698 đến 926 được lập ra bởi Đại Tộ
Vinh (Tae Choyŏng) từ sau khi Nhà nước Cao Câu Ly sụp đổ. Phạm vi lãnh
thổ của quốc gia này tương ứng với phần lãnh thổ của nước Đông Phù Dư
(ngày nay là hai tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh của Trung Quốc) và một phần
vùng Viễn Đông của Nga
3. Cao Ly: (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương
quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được
thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc
thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392. Tên
Cao Ly, bắt nguồn từ tên Cao Câu Ly, đã được phiên âm thành Korea và
dùng làm tên chính thức để chỉ nước Triều Tiên. Cao Ly đã mở rộng biên
giới vương quốc đến tỉnh Wonsan (Nguyên San, 원산, 元山) ngày nay về phía
đông bắc (936 – 943) và sông Áp Lục (Amnok hay Yalu, 압록, 鴨綠) (993) và
cuối cùng hầu như toàn bộ bán đảo Triều Tiên (1374).
4. Đông Đan: (926-936) (東丹, tiếng Khiết Đan:Dan Gur,[1] Hán tự:
东丹, Hangul:동단) là một vương quốc do người Khiết Đan lập nên để kiểm soát
địa hạt của vương quốc Bột Hải, phía đông Mãn Châu.
5. Đại Lý: Vương quốc Đại Lý (大理 pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc
của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong
khu vực của tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937,
vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm
1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế quốc Mông
Cổ dưới thời Mông Kha. Kinh đô của vương quốc này là thành Đại Lý.
6. Nhà Ngô: Nhà Ngô (chữ Hán:吳朝 (Ngô Triều)) là một triều đại
trong lịch sử Việt Nam, truyền được hai đời nhưng có tới ba vị vua, kéo
dài từ năm 939 đến năm 965. Khoảng thời gian xen giữa từ 944 đến 950 còn
có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha.