Bốn năm phấn hồng - Chương 21 - 22
21.
Sự điều chỉnh trong phòng kí túc
Năm
thứ nhất đại học đã qua đi như thế. Hai mươi mục bên trên đã cơ bản khái quát
được những sự việc đáng nhớ mà tôi từng trải qua trong năm thứ nhất. Những tủi
thân, phẫn nộ, kiêu ngạo, nhạy cảm hồi đó bây giờ đều đã nhạt dần. Có ai mà
chưa từng trải qua những lúc như thế! Tôi không bao giờ quên được. Trưởng thành
- có nghĩa là dần dần trở nên dửng dưng, thậm chí vô cảm đối với tất cả những
gì mình đã từng khắc cốt ghi tâm.
Năm
thứ nhất, sau khi đợt thi học kì hai kết thúc, nhà trường quyết định điều chỉnh
lại các phòng kí túc. Bởi vì nhà trường đã xây thêm một khu chung cư mới, đồng
thời phải phá bỏ hơn một nửa khu kí túc xá. Do đó yêu cầu mỗi lớp điều chỉnh một
bộ phận sinh viên đến ở khu chung cư mới, còn lại một số ít vẫn ở kí túc xá.
Thực
ra đây là một việc hết sức bình thường. Nhưng không hiểu tại sao có thể dấy lên
một "làn sóng" mạnh mẽ như vậy. Nói cụ thể một chút về sự khác biệt
giữa chung cư và kí túc xá. Chung cư là khu nhà mới xây với bốn người một
phòng, mỗi người chiếm một góc phòng, bên trên là giường, bên dưới là bàn máy
tính, có cả ban công và phòng vệ sinh, bên trong bài trí rất đẹp, còn có radio
và truyền hình cáp. Tiền phòng một năm ở khu chung cư là 1.200 tệ. Còn kí túc
xá là khu nhà cũ trước đây với sáu đến tám người cùng ở trong một phòng, lộn xộn
không thể chịu được, phòng vệ sinh thì cả khu nhà dùng chung, nửa đêm tuyệt đối
không dám đi đến tận cuối hành lang để đi vệ sinh. Tứ phía xung quanh là những
chiếc giường cao thấp, ở giữa toàn bàn là bàn, chật chội tới mức không thể đi lại
dễ dàng. Tiền phòng một năm ở kí túc xá là 500 tệ.
Quan
hệ giữa giá cả và giá trị đã thể hiện rất rõ ràng.
Tôi
tin rằng nếu không xét đến vấn đề tiền bạc thì không có bất cứ ai lại đồng ý ở
khu kí túc xá cũ kĩ mà không ở khu chung cư mới rộng rãi sáng sủa.
Một
bên 1.200 tệ, một bên 500 tệ, cái khoảng cách 700 tệ ấy khiến chúng tôi cảm thấy
khó xử.
Nói
thực, khi nhà trường mới tuyên bố điều chỉnh các phòng kí túc thì nhất định những
vị lãnh đạo anh minh này không ngờ rằng có nhiều phiền toái như vậy. Đương
nhiên chúng tôi cho rằng điều kiện gia đình tốt một chút thì đến ở khu chung cư
mới, nhà nghèo một chút thì cứ tiếp tục ở trong khu kí túc xá ảm đạm, ẩm ướt,
chật chội, khó chịu này là được rồi. Nhưng làm sao để phân chia ranh giới giữa
sự nghèo túng và giàu có này đây? Trẻ con bây giờ, sinh viên bây giờ đã không
đơn giản như những gì mà các vị lãnh đạo tiền bối tưởng tượng.
Buổi
tối hôm nhà trường công bố thông tin, cả phòng kí túc không có ai thể hiện rõ
ràng là muốn tiếp tục ở lại kí túc xá. La Nghệ Lâm và Tô Tiêu lại kiên quyết
nói rằng: "Nhất định là phải ở khu chung cư rồi".
Trịnh
Thuấn Ngôn nói ở đâu cũng được. Chương Hàm Yên lúc đó thì đã ra nước ngoài.
La
Nghệ Lâm hỏi tôi, tôi cũng giả vờ nói một câu: "Thế nào cũng được".
Không
có ai hỏi Diệp Ly.
Ngày
hôm sau chủ nhiệm lớp đến ghi danh sách những người tiếp tục ở kí túc xá, vì lớp
tôi chỉ yêu cầu để lại năm người nghĩa là 1/20 nữ sinh phải ở trong khu nhà đổ
nát này, còn lại đều phải chuyển đến khu nhà chung cư mới tốt hơn.
Kết
quả là chủ nhiệm lớp đã nổi cáu ngay ở hành lang kí túc xá nữ. Ông ấy rất tức
giận nói: "Ai cũng muốn đến ở khu chung cư hết, lớp chúng ta có một trăm nữ
sinh nhưng nhà trường chỉ phân cho lớp chúng ta chín mươi nhăm giường trong
chung cư, vậy các em nói xem phải làm thế nào đây?!".
Không
có một ai chủ động nói sẽ tiếp tục ở lại trong kí túc xá!
Điều
này khiến chủ nhiệm lớp vô cùng tức giận, nhưng tôi hiểu thực ra mọi người đều
đang có một tâm sự chung.
Đúng
thế, sao lại phải vì 700 tệ mà hạ thấp giá trị bản thân cơ chứ? Chủ động ở lại
kí túc xá, bỏ qua khu chung cư chẳng phải là hạ thấp giá trị bản thân và nói
cho các bạn học biết rằng tôi nghèo hơn các bạn, tôi không thể cùng các bạn ở
trong khu chung cư được ư? Đúng thế, lòng tự tôn và thể diện không phải là thứ
có thể vứt bỏ dễ dàng như vậy. 700 tệ chia bình quân mỗi tháng chẳng qua cũng
chưa tới 60 tệ mà thôi. Mỗi tháng bỏ ra 60 tệ là đã có thể khiến chỗ ở của mình
cơ bản được cải thiện, điều quan trọng hơn là 60 tệ đó có thể chứng minh mình
và các bạn có cùng một đẳng cấp, cùng một trình độ. 60 tệ có thể mua được lòng
tự tôn của bốn năm đại học. 60 tệ này cũng thật là đáng giá biết bao. Nếu như bản
thân tự nguyện chủ động xin ở lại kí túc xá thì sự phân hoá tầng lớp giai cấp
trở nên quá rõ ràng, cũng có nghĩa là tự nói mình và đa số các bạn học không
cùng một đẳng cấp. Sau này gặp các bạn trong khu chung cư liệu còn có thể tự
nhiên, bình tĩnh chào hỏi như trước được không? Cứ cho là bạn có thể làm như
không có chuyện gì xảy ra, nhưng những người chuyển đến khu chung cư sẽ bàn luận
sau lưng bạn thế nào đây? Từ nay về sau họ có thể đối xử với bạn - con bé không
cùng tầng lớp với họ ra sao đây?
Một
đám nữ sinh đang thì thầm bàn luận ở hành lang. Bàn tới bàn lui. Khu hành lang
tăm tối, mịt mùng với những tâm sự không ai giống ai.
Cuối
cùng thầy chủ nhiệm lớp phải lên tiếng: "Tốt nhất các em nên có người chủ
động xin ở lại kí túc xá, xem là năm người nào. Nếu không ngày mai sẽ không
xong đâu, tôi có thể sẽ dựa vào tình hình cụ thể để chỉ định một số người ở lại
kí túc xá, ngày kia phải nộp danh sách lên trường rồi".
Mọi
người đều thở dài rồi tản đi hết. Chỉ có vài nữ sinh vẫn đứng dưới ngọn đèn tối
om của hành lang và tiếp tục nói gì đó.
Quay
về phòng, La Nghệ Lâm một lần nữa nhấn mạnh rằng cô ấy nhất quyết không thể ở
trong kí túc xá: "Tôi chịu đựng đủ rồi, từ lúc mới chuyển nhà tới đây đã
không chịu được rồi, các cậu nghĩ mà xem đang ở nhà rộng rãi, sạch sẽ như thế lại
phải chuyển đến nơi "ổ chuột" này, đến đánh răng cũng phải xếp hàng lại
còn làm cho ống quần bám đầy nước bẩn. Ôi! mau mau chuyển đi, mau mau chuyển
đi! Các cậu cũng ở chung cư hết đi, như vậy mấy người chúng ta lại có thể được ở
cùng nhau! Thật vui biết mấy!".
Hai
chữ "ghê tởm", từ tận đáy lòng tôi đã đọc thầm vô số lần. Thật là hết
cách với loại con gái này, thật ghê tởm.
Tôi
nghĩ nếu có nhiều người chủ động xin ở lại kí túc xá thì tôi cũng xin ở lại cho
xong, khoảng một nửa số nữ sinh chẳng hạn?
Quay
về phòng kí túc tôi liền gọi điện nói cho cha mẹ biết chuyện này. Khi vừa trình
bày xong đầu đuôi sư việc mẹ liền nói: "Vậy con cứ ở chung cư đi! Con vốn
nhát gan, ở kí túc xá thì buổi tối không bao igờ dám uống nước vì sợ nửa đêm phải
đi vệ sinh, ở chung cư rồi thì không phải sợ nữa. Nghe lời mẹ nhé, con cứ ở
chung cư đi! Đóng hơn 700 tệ thì có sao".
Tôi
run run nắm điện thoại trong tay, nước mắt vòng quanh. Chỉ có bản thân tôi mới
biết rằng gọi điện thoại báo cho cha mẹ biết chẳng qua chỉ là làm cho xong chuyện
mà thôi, chẳng qua cũng chỉ là vì bản thân muốnhưng ở lại khu chung cư nên tìm
một cái cớ chính đáng, rằng cha mẹ bắt mình ở đó, cái cớ khiến bản thân không
còn thấy áy náy. Còn bản thân thì sớm đã quyết định không thể để mất đi lòng tự
tôn và cái sĩ diện đáng thương chỉ vì 700 tệ. Và tôi cũng biết trước rằng cha mẹ
sẽ đồng ý cho tôi chuyển đến ở khu chung cư. Vậy là tôi phải thừa nhận rằng, hư
vinh của bản thân cũng phải tìm một cái cớ.
Thật
đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ.
Khi
chuẩn bị đi ngủ, Trịnh Thuấn Ngôn đột nhiên nói: "Tớ gọi điện cho thầy chủ
nhiệm nhé, tớ ở kí túc xá được, chuyển đi chuyển lại phiền phức lắm".
Lại
là La Nghệ Lâm kêu lên đầu tiên: "Không phải chứ! Cha mẹ cậu cưng cậu như
vậy làm sao có thể để cậu sống ở kí túc xá được? Hơn nữa gia đình cậu cũng
không phải là không có tiền mà".
Trịnh
Thuấn Ngôn không nói gì thêm, cũng không giải thích gì với mọi người.
Đột
nhiên Diệp Ly cũng lên tiếng: "Trịnh Thuấn Ngôn, tớ cũng muốn ở lại kí túc
xá, cậu không đùa đấy chứ?"
Trịnh
Thuấn Ngôn nói: "Tớ vẫn chưa suy nghĩ kĩ".
Căn
phòng thật yên tĩnh, tôi nghe thấy cả tiếng thở dài khe khẽ. Không biết là của
ai.
22.
Phiền phức lớn
Ngày
hôm sau, vừa sáng sớm thầy chủ nhiệm đã đến khi kí túc xá tuyên bố dõng dạc:
"Từ hôm qua đến bây giờ chỉ có tất cả hai sinh viên nói với tôi rằng họ
xin ở lại kí túc xá. Nhưng tôi đã nói rồi, nhà trường chỉ cho lớp chúng ta chín
mươi nhăm chỗ trong chung cư, do đó rất xin lỗi, tôi đành phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế vậy. Tôi đã nghiên cứu bản điều tra liên quan đến tình hình kinh
tế gia đình mà các em viết khi nhập trường, và có bàn bạc với mấy cán bộ lớp,
chúng tôi quyết định xếp năm người sau ở lại kí túc xá. Hi vọng mọi người phối
hợp thực hiện. Bây giờ tôi sẽ công bố danh sách những bạn dưới đây".
Đám
nữ sinh ồn ào bỗng trở nên im phăng phắc trong nháy mắt.
Xxx,
xxx, .........................
Từng
cái tên quen thuộc vang vang bên tai Những nữ sinh bị đọc đến tên lần lượt
nhanh chóng cúi đầu xuống, tim tôi cũng đập loạn lên thình thịch, thình thịch;
có tôi, không có tôi, không có tôi, có tôi; tim tôi lúc thì như muốn nhảy ra khỏi
lòng ngực, lúc lại như muốn chết lặng cùng cái ý nghĩ đó. Hình như trong cái
giây phút ấy ngoài hai ý nghĩ chọn lựa đó trong đầu tôi không còn ý nghĩ nào
khác. Mà đã quên tất cả ý nghĩa thực tế là gì, chỉ chăm chăm trốn tránh những
cái tên, tim tôi như đang bị treo lên cao và lắc lư ở đó.
Có
rất nhiều thứ giống như những đốm lửa nhỏ đang đâm hết chỗ này lại đụng phải chỗ
kia trong đầu óc tôi mà vẫn không tìm được phương hướng. Tôi không có cách nào
viện ra một lí do để thông cảm và thuyết phục chính mình. Chỉ cảm thấy có một đống
hỗn độn trong đầu, "có tôi" và "không có tôi" đều là có thể,
đúng vậy đáng ra nên có tôi. Cha mẹ đã vất vả như vậy, bây giờ mà nhà trường lại
sắp xếp cho tôi ở lại kí túc xá thì tôi có thể tiết kiệm cho cha mẹ 700 tệ. Với
700 tệ cha mẹ có thể sống trong một tháng còn có thể mua được những thứ ngon
lành, với 700 tệ mẹ có thể mua được một dụng cụ điều trị bệnh viêm khớp của bà,
700 tệ đã khiến cha phải vất vả trong hơn nửa tháng trời... Nhưng làm sao có thể
có tôi được? Làm sao có thể nói ra sự nghèo khốn, bối rối, xấu hổ và mất thể diện
của mình trước biết bao cái nhìn chăm chú của mọi người đây? Các bạn học sẽ
nhìn tôi ra sao? Có thể họ sẽ coi thường tôi, có thể họ sẽ nói sau lưng tôi rằng
hoá ra hoàn cảnh gia đình Dịch Phấn Hàn lại khó khăn như vậy, nhưng hình như
bình thường cô ta ăn mặc cũng được lắm mà! Rồi ch Rồi chẳng bao lâu tất cả các
bạn học trong lớp sẽ đều biết tôi là kẻ bị đào thải trong cuộc cạnh tranh ở lớp
này, mà cuộc cạnh tranh ấy dựa trên nguyên tắc hoàn cảnh kinh tế gia đình. Những
ai quen tôi trong khu nhà này đều biết, từ nay về sau họ đều phải chuyển vào
khu chung cư còn tôi sẽ không thể được như họ nữa.Những ai quen biết tôi đều sẽ
coi thường tôi, sau này các phòng kí túc đều sẽ bàn tán xôn xao, họ sẽ nói về
tôi, sẽ đoán già đoán non về hoàn cảnh cụ thể của gia đình tôi, họ sẽ phân tích
tại sao tôi cũng bị ở lại kí túc xá, tôi sẽ trở thành đề tài trong những cuộc
nói chuyện của họ, sau này khi nhìn thấy tôi họ sẽ đều có một nụ cười gượng gạo...
Lòng tôi đang rối như tơ vò, hàng ngàn hàng vạn ý nghĩ cứ trào dâng rồi lại
tiêu tan mất, nó cứ mơ mơ hồ hồ, xua không tan, cắt không đứt mà tâm vẫn loạn.
"Diệp
Ly", thầy chủ nhiệm lớp đọc đến tên Diệp Ly. Tôi liếc nhìn Diệp Ly thì thấy
cô ấy đã cúi gằm mặt xuống. Tôi nghĩ, thật đáng thương, với cái nhìn chằm chằm
của mọi người cô ấy sẽ bị tẩy chay vì mang tiếng nghèo khổ.
Mãi
đến khi ý thức hồi tỉnh tôi mới phát hiện ra rằng danh sách năm người phải ở lại
kí túc xá đã được đọc lên. Không có tôi. Mỗi người trong số nữ sinh của lớp
đang chen chúc nơi hành lang đều thể hiện những thái độ khác nhau, đau khổ hoặc
vui vẻ. Những bạn không bị đọc đến tên thì đang hò hét nhảy múa vui mừng, họ đã
bắt đầu bàn nhau kiểu "Tớ nhất định phải ở cùng phòng với cậu chứ không chịu
ở cùng với một ai khác". Số còn lại đều đang ủ ê cúi đầu, có người thì
đang nói gì đó với thầy chủ nhiệm.
Từ
xưa đến nay, thế sự luôn luôn là "kẻ khóc người cười".
Tôi
thẫn thờ đứng đó, nhớ lại mới thấy trong hàng ngàn ý nghĩ vừa rồi, tôi đã không
hề xét đến vấn đề điều kiện sống ở chung cư mới tốt hơn nhiều so với khu kí túc
xá đổ nát. Dường như với lòng tự tôn thì sự tồi tệ của hoàn cảnh cũng không đáng
gì so với những tổn thương mà ta phải chịu. Tôi cảm thấy tính hư vinh của mình
thật đáng sợ.
Trong
đám người đi lại ồn ào đột nhiên van lên tiếng khóc không biết là của ai, vừa
khóc vừa nói: "Thưa thầy, em cảm thấy như thế là không công bằng! Tại sao
cứ nhất định phải là mấy người chúng em ở kí túc xá, thầy có từng nghĩ tới cảm
giác của chúng em không? Thầy đã hỏi xem có phải chúng em có thực sự muốn ở lại
kí túc xá hay có phải không thể ở nổi khu chung cư chưa?".
Trong
chốc lát đám đông huyên náo bỗng trở nên im phăng phắc.
Tiếng
khóc của bạn nữ sinh ấy càng lúc càng lớn, bỗng nhiên tôi cảm thấy rất khó chịu
và vô cùng buồn bã, những cảm nhận phức tạp bị kìm nén trong lòng như đang bấn
loạn trong cơ thể để tìm lối thoát. Tôi cũng bắt đầu rưng rưng nước mắt.
Những
nữ sinh bị đọc tên vừa rồi lần lượt khóc lên thành tiếng. Những nữ sinh ban nãy
còn hò hét nhảy múa vui mừng cũng không cười đùa nữa mà chỉ đứng đó nhỏ tiếng
bàn luận, cũng không biết là họ đang nói gì.
Tôi
tìm kiếm bóng dáng của Diệp Ly qua đôi mắt đẫm lệ, nhưng phát hiện ra rằng đã
không thấy cô ấy đâu cả.
Thầy
chủ nhiệm thấy ý kiến của mình bị nhiều người phản đối và gây ầm ĩ tới mức một
đám con gái đã khóc trước mặt mình như vậy thì rất bối rối, nhưng cũng không có
cách gì mà chỉ đứng đó kể khổ: "Vậy các em bảo tôi phải làm sao, không thể
nào một trăm người lại ở trên chín mươi nhăm cái giường được!" Chắc chắn
ông ấy không hiểu được trẻ con bây giờ ra sao, một việc đơn giản như vậy mà
cũng khóc và còn gây ra phiền phức lớn đến thế.
Có
người đề nghị bốc thăm.
Lại
khiến "Kẻ khóc người cười" rồi đây. Vai diễn bắt đầu đảo ngược. Những
nữ sinh vừa rồi còn khóc lóc bây giờ giống như vớ được cơ hội sống lại vậy, nước
mắt trên mặt dần khô hết, tâm trạng cũng trở lại bình thường. Còn những nữ sinh
vừa rồi cười cười nói nói bàn bạc đủ thứ xem sẽ sống ở khu chung cư ra sao thì
bây giờ lại lộ ra vẻ lo lắng sầu muộn.
Đối
với chuyện này thầy chủ nhiệm già nhất định cảm thấy rất buồn phiền. Nên xem
đây là một chuyện vô cùng đơn giản, có tiền thì ở chung cư, không có tiền thì ở
kí túc xá.
Nhưng
lòng người so với vật chất thì phức tạp hơn nhiều, phân chia cao thấp, nghèo
hèn đâu có thể dễ dàng như vậy?
Việc
bốc thăm được tổ chức ngay tại chỗ. Một trăm mẩu giấy thì có chín mươi nhăm mẩu
viết "chung cư", năm mẩu viết "kí túc xá". Bốc thăm lần lượt
theo số thứ tự của phòng kí túc.
Mỗi
khi có người bốc thăm, tất cả mọi người không ai bảo ai đều giữ trật tự, tạo ra
một bầu không khí yên lặng và nghiêm túc. Rồi sau khi người đó mở mẩu giấy ra,
bất luận bốc được hai chữ "chung cư" hay là "kí túc xá" thì
cũng chỉ cùng thở dài một lượt.
Bốn
cái thăm "kí túc xá" đều đã có người bốc phải. Đúng lúc đó không biết
Diệp Ly đã xuất hiện ở hành lang từ lúc nào, cô ấy nói: "Không cần bốc
thăm tiếp nữa, cái thăm "kí túc xá" còn lại để cho tôi đi".
Tất
cả mọi ánh mắt đều dồn vào cô ấy.
Cô
ấy vô cùng bình tĩnh. Dưới ánh đèn tù mù của hành lang, bóng dáng cô ấy trông
không được rõ nhưng tôi vẫn nhận thấy sự bình tĩnh trong mắt cô. Một thứ ánh
sáng lãnh đạm. Ánh đèn tối như vậy còn bóng dáng cô ấy trông thật gầy yếu nhưng
cái thần sắc lại được ánh đèn ảm đạm ấy tô vẽ trở nên đoan trang hơn.
Hoá
ra cô gái này thật dũng cảm. Định nghĩa của cái gọi là "dũng cảm" vào
thời điểm đó chính là có thể chiến thắng tính hư vinh và sự nhút nhát của bản
thân.
Điều
kì lạ là những người bốc thăm trúng "kí túc xá" dường như cũng không
có phản ứng bất mãn quá lớn. Mặc dù trong đó có cô nữ sinh vừa rồi đã khóc rất
to khi bị chỉ định buộc phải ở lại kí túc xá.
Đúng
là "phục trời không phục người". Nếu là ông trời an bài thì người ta
chấp nhận, nếu là con người sắp đặt thì người ta chống đối.
Trong
giây phút đó dường như tôi không có bất kì một ý nghĩ nào, hàng ngàn tâm tư trước
đó đã bị quét sạch. Danh sách những người ở kí túc xá đã được ấn định nhưng việc
chuyển nhà cũng đủ để khiến tất cả các nữ sinh đau đầu. Khi vào đại học mọi người
đều mang theo kha khá "gia sản", đó là một ít quần áo, sách vở và cả
mấy thứ đồ dùng lặt vặt của con gái. Một năm qua đi, sự khác biệt đã trở nên rõ
ràng hơn. Có cô gái với đống quần áo dùng đến hai vali to cũng không chứa hết.
Có cô gái lại chỉ toàn sách, phải đến một mét khối sách. Nhưng có cô gái với tất
cả đống tài sản chỉ dùng hai va li có thể thu dọn gọn gàng.
Buổi
tối đầu tiên chuyển nhà, tất cả các phòng kí túc đều giống như vừa bị cướp vậy,
một đống bừa bộn. Trên mặt đất toàn là sách, từng bó sách, từng đống quần áo, hỗn
tạp đủ thứ lung tung lộn xộn. Giấy má và xiêm áo đủ màu cùng bay lên, rác rưởi
và những thứ linh tinh cùng một loại. Con búp bê nhỏ này đã cùng mình đi ngủ một
năm trời mình không nỡ vứt nó đi, cái cốc nước này có thể dùng làm ống cắm bút
nên cũng không nhẫn tâm ném bỏ. Những thứ vụn vặt của con gái biểu hiện ra thật
tinh tế sâu sắc. Tôi thì thanh lí một cách không thương tiếc, tôi đã vứt đi một
nửa "tài sản", hễ là thứ chưa từng đụng tới trong vòng nửa năm tôi đều
vứt hết. Dứt khoát.
Thanh
lí "tài sản" là một việc khó nhưng chuyển "tài sản" từ khu
phía đông trường sang khu phía tây còn phiền phức hơn nhiều. Thực ra cũng đơn
giản nếu bạn tìm được một nam sinh giúp đỡ, nhưng cũng không đơn giản ở chỗ, nếu
hôm chuyển nhà bạn có thể tìm được bao nhiêu nam sinh đến lao động không công
cho bạn thì cũng có nghĩa là sẽ có từng ấy nam sinh có ý định theo đuổi bạn và
có quan hệ "mờ ám" với bạn. Số lượng nam sinh tìm được có quan hệ trực
tiếp với chỉ số hấp dẫn của nữ sinh. Những tâm tư nhỏ nhặt này của con gái nếu
con trai không thấy thì cũng phải đoán ra.
Hôm
chuyển nhà, tôi nhìn thấy vô số các nam sinh đang chạy ra chạy vào trong khu kí
túc xá, vác các túi lớn túi bé trông dũng mãnh khác thường. Những nữ sinh bình
thường đối xử với họ chẳng ra sao bây giờ cũng dịu dàng ân cần hỏi han vài câu
"vô thưởng vô phạt", đại loại như: "Có mệt không?" - Rõ
ràng là câu hỏi vô duyên, nếu không mệt thì tại sao các nữ sinh không tự mình
mang vác đi. Nam sinh cũng vui, nữ sinh cũng mừng, thật đúng là nam nữ phối hợp
thì làm gì cũng không mệt.
Với
tình hình này thì việc chuyển nhà sẽ hoàn tất rất nhanh. Ngày hôm đó, khắp mọi
nơi trong trường học đều thấy những người vác túi to túi nhỏ chạy như bay, giống
như là đang đi sơ tán vậy, các vị lãnh đạo và giáo viên thì ngồi dưới bóng cây
hóng mát đôn đốc, "chỉ huy tác chiến", khích lệ học sinh. Giáo viên
và học sinh, một bên tĩnh, một bên động nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo, sinh
động thú vị, sống động vô cùng.