Khi trời gặp đất - Chương 04 phần 3

Nhà trọ tồi tàn, chật hẹp, chiếc ga trải giường màu cháo lòng nhăn nhúm.
Cô mặc nguyên quần áo trên người nằm nhoài ra giường. Không biết có
phải vì tâm lý hay không mà cô cứ thấy ngứa ngáy khắp người, lại bật dậy
ngồi thừ người ra. Cô tìm điện thoại định gọi điện cho Thiếu Hàng,
nhưng chần chừ mãi rồi quyết định thôi không gọi nữa. Đang trong lúc
nghĩ ngợi xem làm thế nào để giết thời gian cho nhanh hết đêm thì Thiếu
Hàng gọi điện đến.

“Anh đang ở đâu thế?”. Nghĩ đến chuyện phản ứng tâm lý này cô thấy lòng xao xuyến lạ thường.

“Anh
đang ở sân bay. Máy bay bay trễ”. Giọng Thiếu Hàng nghe có vẻ khàn đục:
“Em đến thành phố T chưa? Đi có thuận lợi không em?”.

“Em đến rồi. Mai em sẽ vào làng”.

Quan
Thiếu Màng húng hắng ho vài tiếng rồi nói: “Tối nay anh sẽ bay đến
thành phố D, sau đó chuyển xe đi đến huyện T. Anh tính chiều mai là đến
được làng”.

Cô nhẩm tính trong đầu, biết rằng điều đó là
không thể. Anh bay đến thành phố D nhanh nhất cũng phải hai hay ba giờ
sáng. Sau đó còn phải chuyển hai, ba chuyến xe mới vào được huyện T. Có
đến được nơi thì cũng sẩm tối rồi. E rằng cũng phải nghỉ một đêm thì mới
thuê được xe vào làng. Nhưng cô không nói ra, dù gì cũng toàn là những
nguyên tố khách quan, cô không muốn khiến anh phải lo lắng vớ vẩn nữa.

“Tóm lại, anh đừng lo lắng nhiều, sáng sớm mai em sẽ gặp bà nội. Yên tâm, có em rồi mà”.

“Ừ, cảm ơn em”.

Gia Ưu bĩu môi: “Vợ chồng mình cần gì phải khách sáo thế chứ! Sao anh ho ghê thế? Anh bị làm sao à?”.

“Mấy bữa nay tiệc tùng, thuốc rượu nhiều quá”.

“Lại tiệc tùng!”Cô khó chịu lẩm bẩm một câu, rồi kêu ca thảm thiết: “Ông xã à, em không tài nào chợp mắt nổi, chăn có gì ấy”.

“Cái gì cơ? Có gì á? Này nhà trọ bố trí riêng cho em chăn sưởi ấm à?”.

Gia Ưu trề môi: “Nực cười quá đấy, anh chê em nóng quá à?”.

Quan Thiếu Hàng cười ha hả.

“Ui chao khó nghe quá… hihihi… giống hệt anh hồi thay giọng lúc mới lớn”.

“Vớ vẩn. Hai vấn đề khác nhau nhé”. Thiếu Hàng thẳng thừng vặn lại.

Gia Ưu cười hả hê: “Như vịt đực í!”

“Đúng
là không nói nổi em rồi. Thiếu Hàng ho khùng khục một tràng, bỗng nhiên
nảy ra ý nghĩ lạ kỳ: “Em hát cho anh nghe đi? Hát bài hôm trước ấy”.

“…”

Trong
căn phòng chật hẹp, tường vôi loang lổ, sàn nhà đầy bụi bặm, dưới chân
giường mấy chú gián tung tăng đi lại, cô nằm ngửa trên giường, ngước mắt
nhìn lên trần nhà có những chú nhện bận rộn giăng tơ. Cô khe khẽ cất
tiếng hát, tiếng mưa rào rào và tiếng sấm sét đùng đoàng xen lẫn với bản
tình ca da diết.

Giây phút ấy thật đẹp, bao nhiêu năm sau nghĩ lại cô đều bất giác cười ngây ngô.

Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau Gia Ưu lên đường ngay.

Hơn
hai tiếng sau xe ô tô đi vào đường núi. Đúng là hai vợ chồng lái xe này
không gạt cô, đường trơn tuột toàn bùn đất, gập ghềnh, toàn cua tay áo.
Tuy cô có sức khỏe mà mặt mũi cũng xanh nhợt, chóng mặt muốn ói ra
ngoài. Cũng may hôm nay trời mưa nhỏ, mà ban ngày nên lái xe cũng không
bị căng thẳng.

Người phụ nữ đưa cho Gia Ưu chai nước và hỏi: “Cô vào làng ấy làm gì? Nhìn cô biết ngay là người thành phố phải không?”.

“Tôi
tìm người”. Gia Ưu trả lời qua quýt, cúi mặt nhìn điện thoại. Tối qua
nói chuyện gần tiếng đồng hồ rồi anh mới lên máy bay nên cũng buồn ngủ,
đặt mình cái là ngủ ngay. Tỉnh dậy nhìn thấy tin nhắn anh gửi lúc 3 gìờ
sáng thông báo đã xuống máy bay. Sau đó không nhận được thông tin gì
nữa.

Sân bay thành phố D khá gần với huyện này, nhưng
không có xe chạy thẳng, thêm vào đó là thời tiết xấu nên chuyến này mệt
lắm đây! Nghĩ đến tối qua anh ho nhiều đến khản cả giọng cô thấy lo quá.

Đường ngày càng khúc khuỷu xe ngày càng đi chậm.

Gia Ưu ngước nhìn phong cảnh ảm đạm bên ngoài, trong lòng thấy nóng ruột vô cùng nhưng biết là chẳng còn cách nào khác.

Lần
đầu tiên tới đây nên cô đánh giá quá thấp về điều kiện tự nhiên nơi
này. Hơn 8 giờ sáng, cô tìm cách gọi điện cho Thiếu Hàng. Lúc này cô
nhận ra điện thoại của mình bị mất sóng.

Hỏi người phụ nữ đi cùng, chị ta bỏ điện thoại ra xem thì cũng thấy không có tín hiệu.

Trong lòng cô cảm thấy không yên, nhưng không dám nghĩ nhiều, chỉ có thể cầu nguyện nhanh chóng đi qua đoạn đường này.

Nhưng rồi, sự thật luôn đi ngược lại với mong muốn của chúng ta.

Xe đi xuống sườn dốc, đang ì ịch bò thì bỗng nhiên khựng một cái, xe chết máy rồi.

Cô nghe thấy tiếng lái xe chửi đổng khe khẽ và bàn bạc với người phụ nữ ấy.

Gia Ưu lo lắng nắm lấy vai chị ta hỏi: “Có việc gì thế?”.

Chị ta đau quá, vừa xoa vai vừa nói: “Bánh xe sa xuống hố rồi. Bực mình chết đi được!”.

Lái
xe ra khỏi xe kiểm tra, rồi lại quay lại với vẻ mặt tức tối. Khởi động
động cơ, thử vài lần đều không được. Hết kiên nhẫn quay sang nói: “Cả
hai xuống đẩy xe đi!”

Gia Ưu và người phụ nữ ấy ngơ ngác nhìn nhau, bên ngoài trời vẫn mưa.

Mặc áo mưa xong, Gia Ưu bặm môi ra khỏi xe. Người phụ nữ kia cũng xuống xe nhưng mồm thì lầu bầu chửi.

“Đừng nói nữa. Dành sức mà đẩy xe”. Đầu cô rối tung cả lên vì tiếng lầu bầu của chị ta, nên không kìm được hét lên một câu.

Chị ta bớt nói hơn, thấy Gia Ưu gắng hết sức đẩy nên cũng nhìn với ánh mắt khác hơn.

Đúng
là có lòng nhưng không có sức, sức của hai người phụ nữ cũng có hạn, hì
hục gần nửa tiếng đồng hồ mà bánh xe vẫn cứ ở nguyên dưới hố, không
nhúc nhích.

Cuối cùng bác tài xế chán nản, rút điếu thuốc châm hút.

Mưa ngày càng to.

“Làm sao bây giờ?” Người phụ nữ lo đến độ đi lại chóng cả mặt: “Giời ạ, biết sớm thế này chẳng nhận chở cô cho xong”.

“Shit!” Gia Ưu đá mạnh vào lốp xe, đi đến chỗ lái gắng sức mở cửa ra. “Anh xuống đẩy đi, tôi lái”.

Bác tài xế há hốc mồm, đến nói cũng lắp ba lắp bắp: “Cô đùa gì thế? Cô… cô lái á?”

Gia
Ưu chẳng buồn nói lời vô ích với anh ta, thò tay vào mở cửa, để mặc cho
lái xe có đồng ý hay không, nắm áo kéo lái xe ra khỏi xe, rồi cởi áo
mưa ra ngồi vào ghế lái. Cô lấy tay gạt sạch những giọt nước mưa bám đầy
mặt.

Lái xe hoàn hồn lại, thốt ra vài câu tục tĩu.


mặc coi như không nghe thấy gì, tự đóng của xe, điều chỉnh ghế ngồi và
bắt đầu thử đạp ga và lắng nghe xem tiếng cọ xát giữa lốp xe và hố ra
sao.

Thử một lúc cô tắt máy, nhảy ra khỏi xe chạy ra bên
cạnh hố bùn nhặt một phiến đá kha khá vuông thành sắc cạnh đệm vào sau
bánh, sau đó chỉ đạo hai vợ chồng: “Anh chị đi tìm thêm mấy tảng đá như
thế này về đây”.

Bác tài xế không chịu, hắt một gáo nước lạnh vào cô: “Vô ích thôi, sa sâu quá rồi. Muốn ra chỉ trừ khi có xe khác kéo”.

Trong
đầu cô hiểu rõ khả năng thành công rất thấp, nhưng ngoài cách này ra
thì làm được gì nữa? Đằng trước không có thôn xóm, đằng sau không có nhà
trọ, dừng ở đây lâu như thế cứ thấy bóng dáng chiếc xe ô tô nào khác đi
qua đâu. Điện thoại mất tín hiệu, biết đi đâu gọi xe kéo bây giờ.

Đang
trong lúc vô cùng buồn chán thì nghe thấy tiếng còi xe ô tô xuyên trong
tiếng mưa ở phía sau núi vẳng đến. Cô lao lên xe ấn liên tiếp vào còi
xe mình.

“Có xe đến!”. Hai vợ chồng lái xe đứng ở đằng đuôi xe giơ hai tay lên khua khua.

Khoảng mười phút sau có xe tới gần, cách khoảng ba mét thì xe dừng lại. Bác tài xế chạy đến trình bày tình hình.

Gia Ưu coi như cũng thở phào, cô vừa đi đến đuôi xe thì thấy một người ở xe kia vội vã đi đến ôm lấy cô: “Hảo à! Em ở đây à?”.


giật mình khi bị người khác ôm, nhưng rồi biết được là ai xúc động ôm
chặt lấy người ấy: “Ôi anh, điện thoại của em bị mất sóng, không gọi
điện được cho anh em sốt ruột quá”.

Mười đầu ngón tay lạnh giá đan chặt vào nhau, lo lắng hão huyền rồi cũng đến màn kết thúc.

“Sao
anh đến đây nhanh thế nhỉ?” Hai người đứng né bên bờ vực che chung một
chiếc áo mưa chờ kéo xe ra khỏi hố, Gia Ưu tranh thủ hỏi Thiếu Hàng.

Quần
áo của cô ướt sũng, anh ghì cô càng chặt hơn, “Trước khi lên máy bay
anh đã liên hệ được xe ở thành phố D rồi, sau đó đi thẳng đến đây đấy”.

“Cả đêm anh không ngủ à?” Cô cau mày: “Không phải em đã nói với anh là xuống máy bay phải tìm nhà trọ nghỉ một đêm rồi sao?”.

“Thì nghỉ trên xe cũng như nhau cả thôi”. Thiếu Hàng ngập ngừng: “Anh lo cho em quá”.

Nghe
anh nói vậy cô thấy trong lòng mình ấm lại: “Có gì phải lo đâu, nếu
không phải bị như thế này thì em đã đến nhà bà từ lâu rồi”.

“Ừ”. Thiếu Hàng âu yếm nhìn cô: “Em mệt không?”.

Cô lắc đầu, vùi đầu vào khuôn ngực vững chãi của anh.

Hai lái xe hí hoáy một hồi rồi cũng kéo được chiếc xe ra khỏi hố.

Gia
Ưu dúi tiền vào tay người phụ nữ cho họ về. Cô sang xe của Thiếu Hàng
đi tiếp. Cũng vì nhỡ thời gian nên hai vợ chồng đến nhà bà nội đã hơn 1
giờ chiều.

Cô Thẩm, hàng xóm ra mở cửa. Mấy hôm nay đều do một tay cô chăm sóc bà Chi. Giờ nhìn thấy Thiếu Hàng, vội vàng than thở vài câu.

“Làm
phiền cô quá ạ, đúng là bán anh em xa mua láng giềng gần. Cô tốt với bà
cháu quá”. Gia Ưu lo cô nói cà kê nên vội chen lời. Hai vợ chồng đi
thay quần áo ướt rồi vào trong phòng gặp bà nội.

Bả nội ốm mê man, nghe thấy tiếng Thiếu Hàng văng vẳng bên tai vội mở mắt ra: “Hàng đấy à cháu, cháu về rồi…”.

Thiếu Hàng vui mừng khôn xiết: “Vâng, cháu đây. Bà tỉnh rồi à?”.

“Ừ,
bà đang đợi cháu mà. Ngày nào cũng nhớ đến cháu…”. Bà Chi chăm chú nhìn
anh, đôi mắt sâu trũng ánh lên vẻ lưu luyến không rời, cố được vài phút
bà lại nhắm mắt lại, mê man tiếp.

“Giờ thì đưa bà đi bệnh viện thôi”. Thiếu Hàng nói khẽ.

Gia
Ưu gật đầu tán thành, cô Vương phản đối: “Không được, không được đâu.
Lúc tỉnh bà luôn mồm dặn không được đưa bà đi viện. Đời này bà sợ nhất
là vào viện mà”.

“Giờ không thể nghe bà được…, phải đưa
bà đi viện thôi. Hảo à, em giúp cô Vương thu dọn mấy bộ quần áo cho bà,
anh đi nói với lái xe…”. Chưa nói xong anh lại cúi đầu ho một tràng.

Gia Ưu tiến đến gần vỗ vỗ vào lưng nhưng anh xua xua tay rồi đi nhanh ra ngoài.

Cô thở dài dõi theo bóng anh.


Vương khẽ giật giật gấu áo của Gia Ưu hạ thấp giọng nói: “Cô sợ không
ổn, việc này dù ít hay nhiều cũng biết được mà. Bà Chi năm nay 80 tuổi
rồi, đi bệnh viện khác nào đi đày hả cháu…”.

Gia Ưu im
lặng, tiếng ho khùng khục của Thiếu Hàng chốc chốc lại vẳng lại, cô quay
người chăm chú nhìn khuôn mặt vàng võ của bà Chi, gần đến nỗi ngửi thấy
cả mùi hôi hôi của người ốm toát lên từ người bà.

Có lẽ đúng như cô Vương nói, bà đã đi đến điểm cuối của cuộc đời, nhưng…

“Cô
à, cô giúp cháu chuẩn bị mấy bộ quần áo cho bà nhé”,Gia Ưu thở dài,
ngẩng đầu lên nhìn với ánh mắt kiên định: “Dù thế nào chúng ta cũng phải
cố gắng đến phút cuối cùng”.

Đưa bà lên bệnh viện huyện,
Gia Ưu bụng lép kẹp, đói cồn cào. Sáng nay cô ăn bánh mì sữa mua từ hôm
qua, bữa trưa thì chưa kịp ăn, ấy thế giờ đã đến bữa tối rồi. Cô nhìn
anh đang lo lắng chờ bác sĩ khám sơ bộ, qua mấy lần mệt mỏi khuôn mặt
điển trai của anh cũng chẳng còn sáng sủa nữa.

Lặng lẽ ra
khỏi bệnh viện, đi mãi mới thấy một quán bán cháo. Cô bước vào mua hai
suất cháo trắng, một ít củ cải muối cho vào hộp mang về bệnh viện.

Anh đang mải nói chuyện với bác sĩ, cô bước đến nghe thấy bác sĩ nói thoáng qua một câu: “…Gia đình phải chuẩn bị sẵn tâm lý”.

Vẻ mặt anh trông trang nghiêm hẳn, nhếch nhếch miệng nói: “Tôi biết rồi”.

Bác sĩ đi rồi, Gia Ưu nắm lấy tay anh thay cho lời an ủi.

Quan Thiếu Hàng quay đầu nhìn cô, lại nhếch nhếch khóe môi dưới: “Không sao đâu, anh đã có dự định cuối cùng rồi”.

Cô ngước nhìn khuôn mặt xanh xao của anh thấy xót xa quá: “Anh đói không? Em mua cháo đấy, ăn lót dạ đi anh”.

Kéo
anh ra chiếc ghế băng ngoài hành lang, mở túi ra đưa cho anh một suất,
nhìn anh ăn một miếng mới chịu rời mắt và cắm cúi ăn suất của mình.

Anh
thực sự không ăn nổi, từ lúc lên máy bay từ đêm hôm trước đến giờ anh
chưa ăn gì vào bụng, giờ gắng gượng ăn vài miếng, dạ dày lại đau quặn
lên nhưng vì sợ vợ lo lắng nên cố kiềm chế không để lộ ra.

Gia Ưu đói meo bụng, ăn vèo cái đã hết.

“Ăn từ từ thôi, ăn nhanh đau dạ dày đấy!”. Thiếu Hàng đang d9au bụng nhưng vẫn thốt lên câu nhắc nhở.

“Không
sao đâu, em vốn ăn nhanh mà”. Gia Ưu rút giấy ra lau mồm, thấy bát cháo
của Thiếu Hàng còn nguyên khó chịu nói: “Anh không ăn à?”.

Anh đành phải ăn qua vài miếng rồi dừng lại: “Anh không đói, lát nữa anh ăn”.

“Thế anh có khát không? Em đi mua nước nhé”. Gia Hảo đứng dậy móc ví ra xem: “Anh có tiền lẻ không? Đưa cho em, em đỡ phải tìm”.

“Có”. Thiếu Hàng vừa nói vừa thò tay vào túi, nghiêng người một cái bỗng thấy chao đảo.

Gia Ưu vội đỡ lấy anh, sợ phát khiếp tim đập thình thịch: “Anh sao thế? Bị đau ở đâu à?”.

Quan
Thiếu Hàng nhắm nghiền mắt, dựa lưng vào ghế, nói chậm rãi: “Không sao,
có lẽ do tối qua anh chưa được nghĩ ngơi thoải mái nên hơi chóng mặt”.

“Em bảo đi mua nước mà?” Gia Hảo giơ tay định sờ trán anh thì bị ngăn lại: “Anh có mang thuốc đây rồi”.

“Em đi mua nuớc cho anh uống, anh chờ nhé”. Gia Ưu vội vã chạy đi.

Quan
Thiếu Hàng nhìn theo bóng cô khuất sau đầu hành lang, không kìm nỗi
nữa, anh lao như điên vào trong nhà vệ sinh ở cạnh cầu thang, nôn thốc
nôn tháo.

Gia Ưu mua mấy chai nước khoáng ở sạp tạp hóa
gần bệnh viện. Đang chờ bà chủ trả lại tiền thừa thì điện thoại trong
túi reo vang. Cô nghĩ là Quan Thiếu Hàng nên vội mở ra, hóa ra lã Đàm
Áo.

“Gia Hảo à, báo cho cô một tin vui nhé!” Giọng nói
mạch lạc của Đàm Áo vang lên trong tiếng ồn ã: “Kế hoạch của cô được
duyệt rồi đấy. Anh Diệu mời chúng ta đi uống rượu chúc mừng, chú tôi
cũng tham gia, chắc là sếp xem qua rồi nên mới hứng khởi thế chứ”.

Gia Ưu ngần ngừ: “Sếp xem rồi à?”.

“Ừ,
thấy anh Diệu bảo là chính tay anh ấy đưa cho sếp xem mà”. Đàm Áo hình
như biết được nỗi lo lắng trong lòng cô, bèn giải thích: “Cũng coi như
là chạy cửa sau vậy. Em cũng biết đài mình chưa bao giờ có chương trình
về động vật hoang, thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ đến việc này, nếu như
không tranh thủ được phiếu của chú anh đưa lên trên thì chỉ có vứt vào
sọt rác”.

Gia Ưu không lên tiếng, Đàm Áo ngừng lại hỏi: “Cô để bụng à?”.

“Đâu
có”, cô nhận lại tiền lẻ bà chủ cửa hàng trả cho, cười thoải mái: “Lúc
lập kế hoạch tôi cũng đã làm động tác đi cửa sau rồi mà. Chỉ cần chương
trình được lên sóng, nhận được phản ứng của khán giả là tốt rồi, những
thứ khác không quan trọng”.

“Ừ, tôi cũng nghĩ thế!” Đầm
Áo tiện mồm nói luôn: “7 giờ tối nay nhé, đi ăn hải sản ở nhà hàng Ngư
Đảo. Cô có cần tôi qua đón không? Chúng ta cùng đi?”.

“Tôi không đi được rồi, tôi đang ở quê”.

“Hả? Ngày mai đi làm rồi mà, sao giờ vẫn ở quê thế?” Đàm Áo hỏi vặn.

“Vâng,
việc gấp mà. Mai anh xin nghỉ hộ tôi nhé”. Gia Ưu xách túi nước về bệnh
viện, “Anh đứng ra nói giúp với Trưởng ban và Đạo diễn Di nhé”.

“Tôi
nói giúp cũng được. Chú tôi thì dễ thôi, sếp cũng không phải là khó đối
phó, nhưng…”. Đàm Áo bồn chồn hỏi: “Có việc gì à? Cần giúp gì cứ nói
với tôi một tiếng, đừng khách khí làm gì”.

“Yên tâm, tôi
không khách sáo đâu”. Cô nói phiếm vài câu còn chân thì chạy như bay.
Nói dứt lời đã đi lên tầng hai của bệnh viện.

Đàm Áo thấy cô không muốn nói nên không ép: “Thôi được, có gì mới tôi sẽ gọi điện cho cô”.

“Vâng.
Chào anh”. Gia Ưu bấm nút tắt cuộc gọi thì nghe thấy tiếng lao xao từ
trong buồng bệnh bà Chi. Quan Thiếu Hàng không có ở ngoài, tim cô đập
liên hồi, nhanh chân đi vào trong. Cô thấy mấy bác sĩ, y tá đứng bên
giường bệnh, Quan Thiếu Hàng cúi người ôm lấy bàn tay của bà nội, tai
ghé sát mồm bà nghe dặn dò gì đó.

Gia Ưu nín thở đứng đằng sau Thiếu Hàng, lặng lẽ nhìn họ.

So
với mấy bữa trước, tinh thần bà Chi tốt lên rất nhiều, khuôn mặt u ám
đã ánh lên nét vui vẻ. Bà thở rất yếu, hơi thở chậm và nhẹ, chốc chốc
lại nói vài câu vào tai Thiếu Hàng. Không phải là những lời gì đặc biệt,
nghe rồi nghe rồi, đôi mắt cô dần đẫm lệ.

Lúc ấy cánh
tay cô bị giật một cái. Cô quay đầu lại nhìn, một nữ y tá đứng tuổi đưa
mắt ra hiệu cho cô ra ngoài. Đứng dựa vào cửa phòng y tá nói thẳng: “Đấy
là biểu hiện hồi dương, chỉ được một hai ngày thôi. Gia đình có cần
phải chuẩn bị gì không?”.

Gia Ưu ngỡ ngàng, lát sau mới gật gật đầu.

Y tá quá quen với cái cảnh tượng này nên chẳng nói gì nhiều, quay đầu đi luôn.

Gia
Ưu vẫn đứng đó suy nghĩ, cô rất kính trọng bà nội, nhưng dù gì quan hệ
giữa hai người vẫn còn cách xa nhau. Lúc này lòng cô trĩu nặng nhưng
không giống như Thiếu Hàng. Bà đang trong lúc hấp hối, Quan Thiếu Hàng
lại đổ bệnh mà lúc nào cũng phải ở cạnh chăm sóc bà, đưa tiễn bà đến
giây phút cuối cùng. Mọi việc đều do tay cô làm hết. Nghĩ đi nghĩ lại,
cô gọi điện cho mẹ chồng bàn bạc.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3