Chương 08: Đến nơi xa lạ gặp người xa lạ - P2
Trong
óc Tengo vang lên một tiếng gõ cửa mang theo điềm chẳng lành. Nếu có thể, anh rất
muốn vờ như không nghe thấy âm thanh đó, để lờ đi. Nhưng không thế được. Anh cần
phải biết sự thực.
Tengo
hỏi: “Em nói đấy có phải là chứng khó đọc không?”
“Chứng
khó đọc?” Fukaeri lặp lại lời anh.
“Tức
là khó khăn khi đọc ấy.”
“Có
người từng bảo thế rồi. Chứng khó…”
“Ai
nói vậy?”
Cô
gái khẽ nhún vai một cái.
“Cũng
có nghĩa là…” Tengo lần mò tìm kiếm từ ngữ thích hợp, “Từ nhỏ em đã thế này rồi
à?”
Fukaeri
gật đầu.
“Tức
là, cho tới giờ em chưa từng đọc tiểu thuyết hay thứ gì tương tự?”
“Không
tự đọc”
Nếu
là như vậy, thì có thể giải thích tại sao cô không chịu ảnh hưởng của bất cứ
tác giả nào như thế. Đây là một lý do hợp tình hợp lý.
“Không
tự đọc” Tengo nói.
“Người
khác đọc cho nghe” Fukaeri nói.
“Bố mẹ
đọc cho em nghe à?”
Fukaeri
không trả lời.
“Không
đọc được nhưng viết thì chắc không thành vấn đề chứ?” Tengo thấp thỏm hỏi.
Fukaeri
lắc đầu. “Viết cũng tốn thời gian lắm.”
“Tốn
rất nhiều, rất nhiều thời gian à?”
Fukaeri
lại khẽ nhún vai một cái. Ý muốn nói đúng thế.
Tengo
ngồi lại, điều chỉnh tư thế ghế. “Nói vậy, có lẽ tác phẩm Nhộng không khí ấy
không phải do em tự viết đúng không?”
“Em
không viết.”
Tengo
mất mấy giây không nói được lời nào, mấy giây thực sự rất nặng nề. “Ai viết vậy?”
“Azami.”
Fukaeri nói.
“Azami
là ai?”
“Bé
hơn em hai tuổi.”
Lại
xuất hiện một khoảng lặng ngắn. “Cô bé ấy thay em viết Nhộng không khí.”
Fukaeri
gật đầu hết sức ngạc nhiên.
Tengo
vắt óc suy nghĩ. “Thế tức là, em kể chuyện, còn Azami viết lại. Phải thế
không?”
“Đánh
máy chữ, gõ ra.” Fukaeri nói.
Tengo
cắn môi, sắp xếp lại trong óc những sự thực vừa biết được, điều chỉnh lại cho
đúng thứ tự trước sau, rồi nói: “Có nghĩa là, Azami đã gửi tập bản thảo được in
ra ấy đến tham gia giải Tác giả mới của tạp chí, và đã giấu không cho em biết,
lại thêm nhan đề Nhộng không khí vào cho tác phẩm nữa.”
Fukaeri
nghiêng đầu, không hiểu muốn nói “Đúng” hay “sai”. Nhưng cô không phản bác. có
lẽ về đại thể là đúng.
“Azami
là bạn em à?”
“Sống
chung.”
“Em
gái em à?”
Fukaeri
lắc đầu. “Là con gái của Thầy giáo.”
“Thầy
giáo,” Tengo nói. “Em muốn nói Thầy giáo đó cũng sống cùng với em à?”
Fukaeri
gật đầu. Như thể muốn nói, sao đến giờ anh vẫn hỏi mấy câu đó làm gì.
“Người
anh sắp gặp, chính là ông thầy giáo ấy phải không?”
Fukaeri
nghoảnh mặt lại nhìn Tengo, ánh mắt tựa như đang quan sát áng mây trôi xa xa,
hoặc cũng có thể nói là ánh mắt như thể đang nghĩ xem nên xử lý một con chó đầu
óc lơ đễnh thế nào, sau đó mới khẽ gật đầu.
“Chúng
ta đi gặp Thầy giáo,” cô đáp với giọng không chút cảm xúc.
Cuộc
nói chuyện đến đây tạm thời kết thúc. Tengo và Fukaeri lại ngậm tăm không nói
gì nữa, hai người ngồi cạnh nhau, chăm chú ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài hồi
lâu.Trên mặt đất bằng phẳng và đơn điệu, những căn nhà không có chút gì đặc sắc
cứ xếp thành một hàng dài vô tận. Vô số cột ăng ten vô tuyến vươn lên không
trung như thể những cọng râu của lũ côn trùng. Những người sống ở đó liệu có nộp
phí cho đài NHK đúng quy định không nhỉ? Hễ cứ đến Chủ nhật là Tengo lại hay
nghĩ đến việc thu phí phát thanh truyền hình. Kỳ thực, anh không hề muốn nghĩ đến
chuyện đó, nhưng chẳng cách nào thoát khỏi.
Hôm
nay, một sáng Chủ nhật đẹp trời giữa tháng Tư, mấy việc không dễ chịu đã dần sáng
tỏ. Trước tiên, Nhộng không khí không phải do Fukaeri tự viết. Nếu hoàn toàn
tin vào những gì cô nói (lúc này anh vẫn chưa nghĩ ra lý do gì để không tin
cô), Fukaeri chỉ kể lại câu chuyện, còn một cô bé khác đã viết lại thành văn.
Quá trình hình thành tác phẩm ấy tương đồng với những tác phẩm văn học truyền
miệng như “Cổ sự ký”[2] hay “Truyện kể Heike”[3]. Sự thực này tuy làm giảm bớt
phần nào cảm giác tội lỗi của Tengo khi chấp bút viết lại Nhộng không khí,
nhưng về tổng thể lại khiến sự việc càng phức tạp, nói trắng ra là đã đến mức
tiến thoái lưỡng nan, không biết đường nào mà lần.
[2]
Kojiki, hay Furukoto Fumi là ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản,
được Yasumaro viết vào thế kỷ 8 theo thánh chỉ của Hoàng Gia. Kojiki tập hợp
các thần thoại về nguồn gốc của nước Nhật và các vị thần.
[3]
Heike monogatari: câu chuyện kể về cuộc chiến giữa hai gia tộc Taira và
Minamoto để giành quyền kiểm soát Nhật Bản vào cuối thế kỷ 12 trong cuộc chiến
Genpei (1180-1185)
Ngoài
ra cô còn mắc chứng khó đọc, không thể đọc sách một cách bình thường. Tengo nhẩm
lại những gì đã biết về chứng khó đọc. Thời đại học, khi học nghiệp vụ sư phạm,
anh đã nghe bài giảng về chứng bệnh này. Về lý thuyết, người mắc chứng khó đọc
vẫn có thể đọc và viết, về trí lực cũng được coi là bình thường, nhưng khi đọc
thì tốn rất nhiều thời gian. Đọc những câu ngắn thì không khó, nhưng khi những
câu ngắn ghép thành câu dài, năng lực xử lý thông tin sẽ không đáp ứng nổi, từ
ngữ và ý nghĩa của từ khó liên kết được với nhau trong não. Đây là triệu chứng
chung của người mắc chứng khó đọc. Đến giờ người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân
căn bệnh. Tuy nhiên, ở trường, cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc nếu mỗi khối lớp
có một hai đứa trẻ mắc chứng khó đọc. Einstein từng mắc chứng này, Edison và cả
Charles Mingus cũng vậy.
Tengo
không biết người mắc chứng khó đọc liệu có cảm thấy viết văn cũng khó khăn như
việc đọc hay không, nhưng trong trường hợp của Fukaeri, thì có lẽ là như vậy.
Lúc viết, cô cũng cảm thấy khó khăn như lúc đọc.
Komatsu
sẽ nghĩ gì khi biết chuyện này? Tengo bất giác thở dài. Cô thiếu nữ mười bảy tuổi
này mắc chứng khó đọc bẩm sinh, cả đọc sách và viết văn đều không được như ý.
Lúc nói chuyện với người khác (nếu không phải cố ý làm vậy) mỗi lần chỉ nói được
một câu. Muốn biến một người như vậy thành nhà văn chuyên nghiệp, cho dù chỉ giả
bộ, cũng hoàn toàn bất khả. Kể cả khi anh viết lại Nhộng không khí một cách
thành công, tác phẩm giành giải Tác giả mới, có thể xuất bản, được đánh giá
cao, thì cũng không thể lừa dối mọi người mãi được. Dù ban đầu tất cả đều thuận
lợi, nhưng dần dà, chắc chắn người ta sẽ nhận ra “có gì đó bất thường.” Nếu lúc
ấy sự thực bị vạch trần, những người liên quan sẽ khó mà tránh khỏi thân bại
danh liệt. Sự nghiệp viết tiểu thuyết của Tengo cũng đứt đoạn trước cả khi kịp
bắt đầu.
Kế hoạch
đầy sơ hở ấy đương nhiên không thể tiến hành thuận lợi được. Ngay từ đầu anh đã
có cảm giác như đi trên băng mỏng, nhưng đến giờ thì cả cách so sánh ấy cũng đã
trở nên quá nhẹ. Còn chưa đặt chân giẫm lên, lớp băng ấy đã kêu răng rắc và nứt
toác rồi. Về đến nhà, chắc anh đành phải gọi điện báo với Komatsu: “Xin lỗi,
anh Komatsu ạ, vụ này tôi phải rút thôi. Thực sự quá nguy hiểm.” Đây mới là việc
mà một người có thần kinh bình thường nên làm.
Nhưng
hễ nghĩ đến Nhộng không khí, Tengo lại thấy lòng dạ giằng co, rối bời. Mặc cho
kế hoạch của Komatsu có nguy hiểm thế nào, Tengo cũng không thể dừng việc viết
lại Nhộng không khí lúc này. Trước khi bắt tay vào thì họa chăng có thể. Nhưng
đã đi đến bước này thì không thể dừng lại được nữa. Anh đã ngập sâu trong tác
phẩm ấy. Đã hít thở bầu không khí của thế giới ấy, thích nghi với trọng lực của
nó. Tinh túy của câu chuyện đã thấm sâu vào đến nội tạng anh. Câu chuyện khẩn
thiết yêu cầu chính tay Tengo viết lại, và anh cảm nhận được điều ấy một cách
rõ rệt. Đây là việc mà chỉ anh mới làm được, là một việc đáng làm, là một việc
nhất thiết phải làm.
Tengo
nhắm mắt lại, không biết nên làm gì để đối mặt với tình huống này. Anh thử tìm
một kết luận tạm thời, nhưng không được. Một kẻ đang giằng co, bối rối thì
không thể nào đưa ra một kết luận hợp lý.
“Azami
viết lại đúng những gì em kể à?” Tengo hỏi.
“Đúng
những gì em kể.” Fukaeri trả lời.
“Em kể,
cô ấy viết. Đúng không?” Tengo hỏi.
“Nhưng
phải nhỏ tiếng thôi.”
“Tại
sao phải nhỏ tiếng?”
Fukaeri
đảo mắt nhìn khắp toa xe. Gần như không có hành khách, chỉ có một bà mẹ dắt
theo hai đứa nhỏ ngồi ở hàng ghế cách khá xa trước mặt. Nhìn họ như ba người
đang trên đường đến nơi nào đó rất thú vị. Trên đời vẫn còn những người hạnh
phúc như vậy.
“Để
không cho họ nghe thấy.” Fukaeri thì thầm nói.
“Họ?”
Tengo nói, nhìn ánh mắt đảo liên hồi của cô, “họ” hiển nhiên không phải ba mẹ
con nhà kia. Fukacri đang nói đến nhóm người cụ thể nào đó nhưng không có mặt ở
đây lúc này, nhưng cô biết rất rõ, còn Tengo thì chẳng biết gì.
“Họ
là ai?” Tengo hỏi. Giọng anh củng nhỏ dần.
Fukaeri
không nói tiếng nào, giữa hai chân mày xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, đôi môi
mím chặt.
“Có
phải Người Tí Hon không?” Tengo hỏi.
Vẫn
không trả lời.
“Họ
mà em nói ấy. Nếu câu chuyện này được xuất bản ra công chúng, tạo ra một hiện
tượng, bọn họ có tức giận không?”
Fukaeri
không trả lời câu hỏi này. Ánh mắt vẫn không cố định ở bất cứ chỗ nào. Đợi giây
lát không thấy phản hồi, Tengo đặt một câu hỏi khác: “Có thể nói chuyện về Thầy
giáo được không? Ông ấy là người như thế nào?”
Fukaeri
ngạc nhiên nhìn Tengo, như muốn nói: Anh này đang nói cái gì vậy nhỉ! Sau đó bảo:
“Bây giờ đi gặp Thầy giáo đây.”
“Thì
đúng thế,” Tengo nói, “Đúng là như vậy. Đằng nào thì lúc nữa cũng gặp. Gặp rồi
thì tự đánh giá vậy.”
Đến
ga Kokubun, một nhóm người già vận đồ leo núi lên tàu. Họ có khoảng mười người,
cả nam lẫn nữ. Tuổi chừng từ sáu lăm đến bảy lăm. Người nào cũng đeo ba lô, đội
mũ, vui vẻ, rôm rả như học sinh tiểu học đi dã ngoại. Người đeo bình nước ở thắt
lưng, người thì nhét trong túi sau ba lô. Tengo thầm nhủ, khi già, liệu mình có
vui vẻ như bọn họ? Sau đó anh khẽ lắc đầu. Không, chắc là không. Anh tưởng tượng
cảnh các ông bà già ấy vui vẻ cầm bình nước uống trên đỉnh núi nào đó.
Tuy
cơ thể Người Tí Hon nhỏ bé, nhưng họ uống rất nhiều nước. Và họ không thích uống
nước máy, chỉ uống nước mưa, và cả nước chảy trong con sông nhỏ gần đó nữa. Vì
vậy ban ngày cô bé ra bờ sông múc nước vào xô cho Người Tí Hon uống. Lúc trời
mưa, cô đặt xô dưới mái hiên để hứng nước. Vì tuy là nước tự nhiên, nhưng người
tí hon thích uống nước mưa hơn nước sông. Họ cảm kích hành động tử tế này của
cô bé.
Tengo
nhận ra mình bắt đầu khó tập trung tinh thần. Đây không phải dấu hiệu tốt. Có
thể vì hôm nay là Chủ nhật. Có gì đó hỗn loạn đang bắt đầu. Trên bình nguyên
xúc cảm, đâu đó sắp bùng lên một trận bão cát chẳng lành. Chủ nhật thường xảy
ra những chuyện như vậy.
“Sao
thế.” Fukaeri hỏi anh bằng một câu nghi vấn không có dấu chấm hỏi. Hình như cô
cảm nhận được Tengo đang căng thẳng.
“Liệu
có suôn sẻ không?” Tengo hỏi.
“Gì
cơ.”
“Liệu
anh có thể nói chuyện suôn sẻ không?”
“Có
thể nói chuyện suôn sẻ.” Fukaeri hỏi, có vẻ vẫn chưa hoàn toàn hiểu được anh
đang nói gì.
“Với
Thầy giáo.” Tengo nói
“Có
thể nói chuyện suôn sẻ với Thầy giáo không.” Fukaeri lặp lại.
Tengo
thoáng do dự, rồi thành thực thú nhận: “Tóm lại, anh có cảm giác như nhiều chuyện
không ổn, như thể mọi chuyện đều sẽ hỏng cả.”
Fukaeri
xoay tư thế, nhìn thẳng vào gương mặt Tengo. “Sợ gì.” Cô hỏi.
“Anh
sợ cái gì ấy hả?” Tengo đối lại cách hỏi của cô.
Fukaeri
im lặng gật đầu.
“Có lẽ
là sợ gặp mặt người lạ. Đặc biệt là vào sáng Chủ nhật.” Tengo nói.
“Tại
sao là Chủ nhật.” Fukaeri hỏi.
Nách
Tengo bắt đầu rỉ mồ hôi. Lồng ngực cảm giác như đang thắt lại. Gặp mặt người lạ,
xuất hiện những thứ xa lạ. Và những điều đó sẽ đe dọa sự tồn tại của anh.
“Tại
sao là Chủ nhật.” Fukaeri hỏi lại lần nữa.
Tengo
nhớ lại thời thiếu niên. Sau khi mất cả ngày trời đi hết tuyến đường thu tiền
đã định, cha anh sẽ dẫn đến một quán ăn nhỏ trước ga, nói muốn ăn gì cứ gọi. Đó
là phần thưởng dành cho anh. Đối với những người sống giản dị như họ, đây gần
như là cơ hội duy nhất được ăn cơm ngoài. Đó cũng là những lần hiếm hoi cha anh
gọi bia (bình thường cha Tengo không bao giờ nhấp môi giọt rượu nào). Vậy nhưng
Tengo chẳng hề thấy thèm ăn. Bình thường thì đói khát, nhưng ngày Chủ nhật ăn
gì cũng vô vị. Việc ăn hết sạch toàn bộ những thứ đã gọi ra (cha anh không bao
giờ cho phép để thừa thức ăn) trở thành một cực hình. Có lúc thậm chí anh chỉ
muốn nôn ra bằng hết. Đó chính là ngày Chủ nhật của Tengo thời niên thiếu.
Fukaeri
nhìn gương mặt Tengo, tìm kiếm thứ gì đấy trong mắt anh, sau đó đưa bàn tay ra,
nắm chặt lấy tay Tengo. Tengo giật thót mình, nhưng vẫn cố không lộ vẻ kinh ngạc.
Fukaeri
cứ nắm nhẹ bàn tay anh mãi cho đến khi tàu điện đến ga Kunitachi. Bàn tay cô cứng
hơn anh tưởng, không nóng không lạnh. Bàn tay ấy chỉ bằng nửa bàn tay Tengo.
“Không
phải sợ, vì hôm nay không giống như những ngày Chủ nhật hồi trước.” Cô gái nói
như đang công bố một sự thực mọi người đều biết.
Có lẽ
đây là lần đầu tiên cô nói hai câu liền một lúc, Tengo thầm nghĩ.