Những Chuyện Tình - Chương 14 - Phần 2
Trong
chiếc váy trắng đen và blazer cách điệu màu đỏ, Thụy Yên hồ hởi rời khỏi taxi,
vừa nhỏng nhảnh tréo chân bước vừa đưa mắt quan sát khối kiến trúc mỹ lệ trước
mặt mình. Lão này có mắt thẩm mỹ đấy chứ? - cô thầm đánh giá. Khu nghỉ dưỡng
này gồm ba tòa nhà biệt lập xếp theo kiểu bậc thang, tầng trệt được chia cắt
nhau bởi các tiểu cảnh thiên nhiên, trong khi các tầng trên lại được liên kết bằng
những hành lang kính đủ màu sắc. Cộng thêm bãi biển cát trắng mịn phía trước, tất
thảy tạo thành một khối đa giác lấp lánh, sống động, dù phá cách vẫn đảm bảo được
tính nghệ thuật hài hòa. Và vì quá mải mê tưởng tượng, cô đã vô tình va phải một
người.
-
Lại gặp nhau rồi! - Người vừa va chạm với Thụy Yên nheo mắt tinh nghịch.
Thụy
Yên đáp lại đối phương bằng nét mặt thân thiện rất kịch, trước khi đưa mắt nhìn
qua ba cô gái gợi cảm đi cùng anh ta và nhướng mày mai mỉa:
-
Ố ồ! Đã lâu không gặp bé con. Vẫn một tay vài em, nhỉ?
-
Và chị vẫn một mình!
Nói
xong, anh ta bật cười thành tiếng rồi đưa tay kéo một cô gái đến sát mình, nhởn
nhơ ve vuốt dọc theo cánh tay trắng muốt của cô ta dẫu mắt vẫn không rời khỏi
“chị già”.
-
Đúng là trẻ con! – Đôi môi tô son hồng bợt của Thụy Yên vểnh lên thành nụ cười
khẩy, trước khi ngoe nguẩy đi thẳng vào sảnh lớn bên trong.
-
Ai vậy anh? - Một cô gái đi cùng chàng trai nọ tròn mắt tò mò.
Anh
chàng nhìn theo chiếc bóng kia bằng ánh mắt cười thi vị, song hình như không có
ý định trả lời câu hỏi của người đẹp bên cạnh mình.
Cú
chạm mặt vừa mới nhanh chóng được gột sạch bởi cảm giác khoan khoái đến từ những
sóng nước mạnh nhẹ vừa đủ lực của bồn tắm thủy lực. Thụy Yên vừa hát véo von vừa
hứng khởi thu xếp lịch trình nghỉ dưỡng dành cho hai chị em. Vì tính chất công
việc yêu cầu, cô thường xuyên đi xa và điểm đến hầu hết đều là các danh lam thắng
cảnh hoặc các khu vui chơi giải trí náo nhiệt song lại ít khi đúng nghĩa một
chuyến du lịch. Từ sau ngày ấy, cô luôn dành trọn dăm ngày phép hiếm hoi cho
người thân, tuy nhiên người thân còn bận rộn hơn cả cô nên chẳng mấy khi chị em
có cơ hội nhàn nhã dạo chơi. Nhưng chỉ cần được ngồi bên nhau, tếu táo cười nói
cũng đã quá đủ để cô lấy lại sinh lực và tiếp tục lao vào guồng quay kiếm tiền.
Bởi với cô mà nói, tình yêu là cuộc đầu tư ngu ngốc nhất, chẳng những không
sinh lãi còn thua lỗ nặng.
Nghĩ
ngợi chán chê xong, Thụy Yên biết đến lúc cần phải chôn sâu luyến tiếc để từ biệt
người bạn Nước dịu dàng của mình. Với tư thế bán khỏa thân, cô vừa xới tung
vali hành lý vừa hớn hở nối máy gọi đi. Và chưa đầy mươi phút sau, chuông cửa
đã reo vang.
-
Đến lâu chưa? Làm chị cứ lo vì gần mười một giờ mà vẫn chưa thấy em gọi. – Hoài
Niệm nói nhanh, ngay khi Thụy Yên vừa mở cửa.
-
Vừa mới! Em tắm xong là gọi liền cho chị. – Đoạn, Thụy Yên nghiêng đầu ra cửa,
ngó quanh quất dãy hành lang trống không. – Lão đâu?
-
Ai? – Sau chốc lát ngây người, Hoài Niệm mới hiểu đối tượng mà Thụy Yên muốn
nói đến. Cô lườm mắt. – Thế cô ra đây thăm chị hay thăm “lão”?
-
Tất nhiên là thăm chị nhưng em gái của người yêu ra thì phải đến chào mới phải
nhẽ chứ!
-
Yêu đương cái gì?– Giọng Hoài Niệm chợt chùng xuống tựa những tiếng thở dài muộn
phiền. Bàn tay đang chìa về phía Thụy Yên cũng run lên một nhịp. – Có mang chiếc
hộp ra cho chị không?
-
Biết vậy là tốt! Cái gì cũng có thể thử nhưng tuyệt đối không thể thử tin tưởng
một gã trai chơi. Mà có phải em thành kiến vô cớ đâu, mới ngày một ngày hai mà
chị đã phải mang thương tích thế kia, nếu lâu dài hơn thì chắc gì đã còn xác…
Thụy
Yên nhìn chằm chằm vào bước đi hơi tập tễnh của Hoài Niệm. Ngữ khí càng lúc
càng phẫn nộ, câu lời tựa hồ một bà mẹ đang huấn giảng cô con gái non dại hiểu
thế nào là thế thái nhân tình. Phải đến mươi phút sau, cô mới ngưng lời và hờn
dỗi giao ra chiếc hộp, cũng như không quên dùng ánh mắt âu lo nhất để nhìn chị
gái mình.
Phần
Hoài Niệm, cô lắng nghe tất thảy lời khuyên răn ấy bằng tâm trạng ấm áp dễ chịu.
Mỗi lần nhắc đến đàn ông thì thể nào chị em cô cũng từ tâm sự đến tranh luận và
cuối cùng là tranh cãi. Biết vậy nên cô chọn phương pháp im lặng bởi dẫu thế
nào thì Thụy Yên cũng đang nghĩ cho cô, sợ cô thiệt thòi. Cô càng hiểu rằng rất
khó để Thụy Yên có thể lấy lại phần lòng tin đã mất. Những mạnh mẽ, những kiêu
hãnh mà Thụy Yên đang gồng gánh trên vai rốt cuộc chỉ là tấm áo che đậy vết
thương còn chưa liền sẹo. Đôi khi dùng chuyện người trút hờn chuyện mình cũng
là một cách đối mặt hữu hiệu.
-
Cái gì vậy ạ? – Thụy Yên tròn xoe mắt khi thấy Hoài Niệm xắp xếp lên bàn các mảnh
giấy đủ sắc màu, kích cỡ được lấy ra từ chiếc hộp kia.
-
Chờ chị xếp xong cái này rồi đi ăn. Đói chưa? - Tay Hoài Niệm vẫn đang thoăn
thoắt chơi đùa cùng những mảnh giấy.
Rồi
mặc kệ những lời ta thán về mối quan hệ giữa mình và Thiên Trình từ Thụy Yên,
Hoài Niệm dồn hết tâm sức vào công việc xếp giấy. Đây là nghề lẻ cô đã học được
từ một tình nguyện viên người Nhật khi còn ở trại tị nạn. Cũng nhờ nó mà cô có
thể trang trải cuộc sống trong những năm tháng đầu trên xứ lạ. Bây giờ, nó trở
thành thú vui giúp cô lấy lại sức sống mỗi khi mệt mỏi. Từ những mảnh giấy bình
thường dưới sự tỉ mẩn của đôi tay đã biến hóa thành muôn vàn vật thể xinh xắn,
đáng yêu. Một trải nghiệm đầy lý thú, tựa như cuộc sống đa dạng ngoài kia.
Chừng
mươi phút trôi qua, Hoài Niệm đặt thành quả của mình lên bàn rồi quay sang bẹo
má Thụy Yên:
-
Đã xong! Từ giờ đến tận chiều muộn, chị là của em.
-
Sau buổi chiều là của chàng chứ gì? – Thụy Yên cong môi, vặn vẹo lại.
-
Hôm nay cũng là sinh nhật Thiên Trình, chị nghĩ cần phải chúc mừng. Đi ăn
thôi!
Rồi
vờ như không nhìn thấy ánh mắt kinh ngạc xen lẫn bất an của em gái, Hoài Niệm
cho món quà vào một chiếc hộp nhỏ hơn, thả vào túi xách rồi uể oải đứng lên.
Hôm nay ngày Hai mươi ba tháng Mười hai – hốc mũi cô chợt cay xè khi nghĩ đến
nó.
-
Mẹ kiếp! Trời già thích trêu kẻ áo rách đây mà.
Thụy
Yên ôm chầm lấy Hoài Niệm. Gương mặt cô co rúm lại, ánh nhìn đong đầy những xót
xa khốn cùng. Giọng nói gần như là tiếng oán than đầy căm phẫn.
-
Mình về trong kia đi chị. Xem như chuyện đã qua chưa từng tồn tại…
-
Không sao mà em, chị quen rồi! - Vỗ về đứa em gái là vậy, dẫu lòng Hoài Niệm
đang nát tan từng mảnh từng mảnh.
....
Hai
người phụ nữ vừa đến sảnh lớn thì bất ngờ bắt gặp Thiên Trình từ ngoài đang đi
vào. Hoài Niệm vẻ như không đón đợi cuộc chạm mặt này nên kéo tay Thụy Yên rẽ
sang hướng khác nhưng Thiên Trình đã nhanh hơn.
-
Tôi vừa định gọi cho em. – Dứt lời, Thiên Trình hướng mắt sang Thụy Yên và im lặng
chờ đợi.
Trái
ngược với sự hồ hởi của Thiên Trình là nét cười gượng gạo trên gương mặt Hoài
Niệm. Anh không giống những người đàn ông khác và cô cũng biết mối quan hệ này
gần đến điểm dừng; vậy nên càng ít liên đới càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, thế cuộc
đã bày ra, dẫu có rối bời âu lo thì cô vẫn phải gánh vai trò người đứng giữa.
-
Đây là Yên, em gái em.
Thụy
Yên khẽ gật đầu thay cho câu chào vì cũng giống như chị mình, cô không chào đón
cuộc gặp này. Dù trước mặt cô bây giờ là một Hoàng Thiên Trình có ánh mắt chân
thành dễ gần, khác xa với hình ảnh gã doanh nhân cao ngạo, phóng túng trên các
mặt báo. Tuy nhiên suy cho cùng thì chân thành hay sở khanh đều là chuyện thiên
hạ, chỉ cần đừng khuấy nhiễu đến đời sống của chị em cô thì đã đủ tốt đẹp.
Đến
một đứa trẻ con còn có thể nhìn thấy sự kém thân thiện nơi Thụy Yên thì Thiên
Trình làm sao không nhận ra. Song anh tự biết hình ảnh truyền thông của mình
như thế nào và hơn hết, đây là người nhà Hoài Niệm, nói một cách khác cũng
chính là người nhà anh. Thế nên anh dùng cách dịu dàng choàng tay qua eo Hoài
Niệm rồi niềm nở mỉm cười với Thụy Yên như một cách minh chứng mạnh mẽ nhất.
-
Gọi anh là Trình. Vì không biết dì ra nên anh không cho người đi đón, mong dì
không trách.
Trước
cách xưng hô có phần thân thiết quá giới hạn này, cả Hoài Niệm lẫn Thụy Yên đều
khá bất ngờ. Hoài Niệm lúng túng nhìn Thiên Trình:
-
Chị em em dự định đi ăn trưa. Nếu anh có việc thì cứ giải quyết trước đi, xong
em sẽ gọi.
-
Anh có thể tham gia cùng hai chị em không? – Thiên Trình thẳng thắn đề nghị, bằng
âm ngữ ngập tràn hy vọng.
Và
ngay khi Hoài Niệm còn chưa biết phải xử lý thế nào cho thích hợp thì Thụy Yên đã
gật đầu chấp thuận.
Không
khí giữa ba người khá trầm lặng. Thức ăn từ từ được dọn lên, toàn những món môn
bài của nhà hàng nhưng Thụy Yên dường như chưa buồn đụng đũa vào. Thấy vậy,
Thiên Trình quan tâm:
-
Thức ăn không hợp khẩu vị dì à?
-
Không! Tôi đang ngắm nhìn xung quanh thôi. Thói quen nghề nghiệp...
-
Ăn đi Yên! Than đói rồi giờ lại ngồi đấy. – Hoài Niệm cắt ngang lời Thụy Yên
cùng ánh mắt như ra hiệu cho em gái không nên nói quá nhiều về đời tư.
Không
khí lại trầm xuống lần nữa, bữa trưa chậm chạp trôi qua. Ba người vẻ ngoài đang
chuyên tâm thưởng thức ẩm thực nhưng thật ra mỗi người đều mải suy tư một miền
riêng. Hoài Niệm nghĩ đến chuyện sau đêm nay – Thụy Yên chỉ mong đêm nay được
an bình – Thiên Trình lại hoạch định cho tương lai giữa hai người và những người
thân còn lại.
Cuối
cùng, bữa ăn cũng đã đến lúc kết thúc. Thiên Trình đặt ly nước xuống bàn và từ
túi áo trong, lấy ra chiếc hoa tai bằng ngọc trai mà Hoài Niệm đã để lại tiệm
cà-phê.
-
Của em đây!
-
Sao anh biết là tiệm nào?
Ngỡ
ngàng hỏi lại. Hình như đêm qua Hoài Niệm chưa hề nói với Thiên Trình về vị trí
của tiệm ấy. Bất ngờ về khả năng của anh bao nhiêu thì cô cũng lo lắng cho Thụy
Yên hơn bấy nhiêu.
-
Khi người ta để tâm đến chuyện gì thì tất nhiên sẽ có cách. – Vừa đáp lời Thiên
Trình vừa tự tay đeo chiếc hoa tai còn lại vào tai Hoài Niệm.
Ánh
mắt Thụy Yên vẻ như đang lơ đãng vào mặt biển lặng song nhưng thật ra là đang
dò xét. Cô tự hỏi, rốt cuộc Thiên Trình muốn gì ở Hoài Niệm. Khi mà chị cô
không giàu, không có thế lực, cũng chả trẻ trung xinh đẹp. Còn nếu bảo vì yêu
thì cô biết rất rõ, bây giờ đang là ban ngày và những giấc mơ giữa ban ngày
luôn có kết cục rất bi đát. Chị cô đã đủ tang thương nên dù thế nào, cô cũng
quyết không để chuyện xưa tái diễn.
-
Chị, em muốn mượn máy tính.
-
Ngay bây giờ? - Hoài Niệm vô tư hỏi lại.
-
Dạ! Em quên là phải trả lời email duyệt mẫu. – Thụy Yên nhẹ giọng nói xong thì
cắn môi tỏ vẻ biết lỗi. Trông cô chẳng khác gì một nàng thiếu nữ ngoan hiền,
nhút nhát.
-
Để anh!
Vì
biết chân Hoài Niệm còn đau nên Thiên Trình không muốn cô phải di chuyển nhiều.
Nhưng từ phía đối diện, ánh mắt kỳ lạ của Thụy Yên nói cho Hoài Niệm biết cô
nên tự đi, dẫu vẫn chưa hiểu ra nguyên nhân. Cô ấn Thiên Trình ngồi xuống ghế,
dịu giọng:
-
Anh còn chưa xong món tráng miệng kìa!
Bóng
Hoài Niệm vừa khuất sau cánh cửa phòng thì Thụy Yên lập tức thay đổi nét mặt.
Cô nhìn thẳng vào Thiên Trình, nhấn mạnh từng âm sắc:
-
Thật ra mượn máy tính chỉ là cái cớ! Tôi nghĩ mình cần một lần nói rõ với anh.
Chị tôi không phóng khoáng cũng chẳng bản lãnh như những gì anh thấy.
-
Anh biết! Vì thế anh luôn cố gắng giữ cô ấy tránh xa những tổn thương. - Ánh mắt
Thiên Trình rực sáng khi nhắc đến Hoài Niệm.
-
Nếu anh đã nghĩ được vậy, thì hãy chấm dứt trò đùa này.
Thiên
Trình cau mày, nét nghiêm khắc bao phủ toàn bộ nét mặt:
-
Đùa? Một mối quan hệ nghiêm túc có giá trị ngang bằng với tôn nghiêm của một
người đàn ông. Anh có thể đùa với rất nhiều chuyện nhưng tuyệt đối không mang
tôn nghiêm của mình ra đùa.
-
Anh nghĩ tôi tin mấy lời này? Chị tôi không biết nhiều về anh nhưng tôi thì biết
rất rõ. Có lẽ, anh phải hiểu tình sử của mình hơn ai hết, vậy dựa vào cơ sở nào
để tôi tin anh nghiêm túc? Trừ phi tôi tâm thần bất ổn. - Giọng Thụy Yên khô khốc
như một vị thẩm phán đang tuyên án.
Vì
Hoài Niệm rất xem trọng người nhà, bằng chứng là cô luôn dùng ánh mắt đong đầy
yêu thương, trân quý khi nhắc về họ nên Thiên Trình không thể xem nhẹ khó khăn
đang ngồi trước mặt mình. Anh tự nhắc nhở bản thân rằng, nếu không muốn mối
quan hệ vốn còn yếu ớt này gặp thêm sóng gió thì phải học cách nhẫn nại và mềm
mỏng nhiều hơn nữa.
-
Dì đánh giá chị mình thấp vậy sao? Với anh, cô ấy có một vị trí đặc biệt. – Anh
nói bằng sự chân thành đến từ bản năng.
-
Khẩu vị khác lạ à? Một chiếc áo tuyệt đẹp nhưng vào tay kẻ hay cả thèm chóng
chán thì cũng thành vô giá trị. Không phải tôi đánh giá thấp chị mình mà là
không đánh giá cao sự nghiêm túc trong tình cảm của anh.
Đến
lúc này, Thiên Trình không xem Thụy Yên đơn thuần là em gái Hoài Niệm. Anh đặt
Thụy Yên vào vị trí một đối tác lớn, cần phải thuyết phục bằng mọi giá. Cùng với
ánh mắt ngời sáng kiên định và nhiệt thành, anh nhấn mạnh từng từ:
-
Chắc dì cũng đã biết điều này – anh có rất nhiều tin đồn tình ái nhưng chưa từng
công khai chánh thức một mối quan hệ nào. Vậy, nếu Hoài Niệm chỉ là một thành
viên của trò chơi thì sao phải nhất thiết chơi lớn đến thế? Cô ấy cũng đủ thông
minh để không cho phép bất kỳ ai đùa bỡn mình. Anh tin chắc!
-
Biết đâu là một kiểu đùa được nâng cấp! Phụ nữ ấy mà, dù thông minh đến mấy thì
vẫn là phái yếu. Trước những lời có cánh, tất nhiên sẽ xiêu lòng. – Thụy Yên cười
nhạt nửa nụ. - Với anh mà nói, thêm hay bớt một vài lần lên mặt báo đều không
đáng bận tâm đến. Hơn nữa, chị tôi lại chẳng phải chân dài, ngọc nữ nên nếu có
bị bỡn cợt, âu cũng là lẽ thường tình trong mắt bao người.
Khi
Thụy Yên nhấn mạnh vào hai chữ “bỡn cợt” thì nét mặt Thiên Trình bỗng dưng thay
đổi. Vẻ đanh rắn tiềm ẩn cơn phẫn nộ ấy còn bao trùm lên cả ngữ khí:
-
Dì có quyền ác cảm với anh nhưng không được phép nghĩ chị mình tầm thường như
thế. Và chúng ta còn gặp lại nhau nhiều lần nữa nên anh tin thời gian có thể
khiến dì thay đổi cách nhìn, tuy nhiên trước nhất hãy cố bình thường với nhau để
chuyến về thăm quê hương của cô ấy thêm tốt đẹp.
-
Ý anh là gì? – Với ánh mắt khá bất ngờ, Thụy Yên nhìn Thiên Trình hồi lâu, như
đang cố phán đoán suy tính của anh. Bởi Hoài Niệm đã rất cẩn thận khi dặn dò cô
không để lộ ra chuyện này.
-
Cô ấy vẫn chưa biết anh đã biết. Anh tôn trọng sự chọn lựa chia sẻ hay không của
cô ấy nên nhờ dì giữ kín chuyện này giúp cho.
Câu
chuyện của hai người chưa kịp kết thúc thì Hoài Niệm đã quay trở lại. Không ai
trong họ muốn khó xử nên mỗi người đều vờ như đang mải bận rộn với công việc cá
nhân trên điện thoại. Thiên Trình còn công việc cần giải quyết nên cáo từ trước.
Trong nụ hôn tạm biệt của anh, cô cảm nhận được những ưu tư muộn phiền và dường
như Thụy Yên cũng chẳng vui.
-
Chị cảm thấy anh ta thế nào? – Thụy Yên hỏi vội. Theo đúng lẽ thì đây nên là
câu hỏi Hoài Niệm dành cho Thụy Yên thay vì ngược lại.
-
Không tệ như những gì báo chí đưa tin. Thậm chí là khá tốt với chị nhưng….
Hoài
Niệm lấp đầy câu nói bằng tiếng thở dài ray rứt của một kẻ tội đồ. Cục diện này
do một tay cô gầy nên và cứ thế mà đạp đổ và ngoảnh mặt quay đi. Nhưng ở lại,
cô biết mình không đủ can đảm.
Ở
vị thế người đối diện, Thụy Yên còn thấy cả nét luyến nuối nơi Hoài Niệm. Vẻ chừng
trò chơi này không đơn giản như cô lầm tưởng. Một phụ nữ có quá nhiều tổn
thương sẽ chẳng bao giờ luyến nuối khách qua đường. Và dù định kiến sâu nặng với
Thiên Trình thì cô vẫn không thể chối bỏ sự thật là mẫu đàn ông bận rộn sẽ chẳng
tùy tiện bỏ thời gian hay tâm sức ra cho điều họ không hứng thú. Lúc này, cô chợt
hy vọng rằng tất cả chỉ là một trò chơi mà kết thúc xong, ai cũng có thể vui vẻ
trở về nhà, ăn một que kem rồi quấn chăn đọc sách.
-
Tốt hay không cũng mặc. Chị em ta dạo chơi cái đã! – Vừa nói Thụy Yên vừa kéo
tay Hoài Niệm đứng lên. Cô cần làm mọi cách để chị mình ra đi không ngoảnh đầu
nhìn lại.
Cùng
lúc ấy, trong văn phòng của Thiên Trình. Bá Quân vừa lướt mắt qua tập hồ sơ
trên tay vừa hỏi:
-
Có dự định gì không?
-
Tiệc sinh nhật đêm nay?! Tôi và cô ấy.
-
Tôi e là không được rồi. - Sau câu nói đầy ẩn ý là nụ cười tủm tỉm của Bá Quân.
Thiên
Trình nhướng mày ý chừng đã quyết định. Xong, anh dịu giọng như áy náy:
-
Đành phải xin lỗi anh.
-
Kiến vừa từ Đà Nẵng quay về đây sáng nay. Cậu ấy bảo có bất ngờ dành cho cậu…
-
Phải xem ý cô ấy thế nào đã.
Dứt
lời, nét mặt Thiên Trình khẽ cau như có điều bối rối. Sau khi từ Ba Làng trở về,
Hoài Niệm luôn tỏ ra lảng tránh anh, cô đã ít cười nay lại càng ít, cộng thêm
cuộc đối mặt vừa nãy với Thụy Yên. Trong khi anh còn chưa tìm ra cách giải quyết
thỏa đáng thì Thiên Kiến lại xuất hiện. Dù có là anh em thì anh cũng không thể
không trân trọng tâm ý kia. Người ngoài nhìn vào thường thấy Thiên Kiến ham
chơi nhác làm, chẳng khác gì các công tử dựa thế tiền tài gia đình nhưng sự thật
thì ngược lại hoàn toàn. Vậy nên đã rối càng thêm rối.
-
Hai người có chuyện à? – Ngẩng nhìn Thiên Trình với ánh mắt quan tâm, Bá Quân
buột miệng.
-
Đôi khi tôi không biết cô ấy muốn gì hay đang nghĩ gì.
Đây
là lần đầu tiên Bá Quân cảm nhận được sự rối bời rõ nét nơi Thiên Trình, nhất
là trong chuyện tình cảm. Hai người gần như trưởng thành cùng nhau nên dẫu chẳng
cùng huyết thống thì Thiên Trình vẫn là một trong hai đứa em trai mà anh hết
lòng yêu thương. Chính vì lẽ này, anh đã quyết định chia sẻ nỗi niềm của mình:
-
Đừng trách tôi nói nhiều! Phụ nữ rất lạ kỳ, cậu quan tâm họ không đủ, họ sẽ tổn
thương nặng nề nhưng cậu đặt họ vào vị trí trung tâm, họ lại cảm thấy bị quản
thúc. Cậu cũng đã nhìn thấy tấm gương là tôi rồi đấy! Nếu không muốn giẫm vào vết
xe đỗ ấy thì cậu nên học cách cân bằng. Chờ đợi tựa hồ đang bơi giữa đại dương
mênh mông, dù chẳng thấy bờ vẫn cứ dốc sức vẫy vùng. Đừng như tôi!
Bá
Quân chưa kết thúc câu lời đong đầy chua xót thì Thiên Trình đã đứng lên. Anh
bước đến cạnh, vỗ nhẹ lên vai Bá Quân rồi cúi đầu tỏ ý thấu hiểu. Mười năm qua,
Bá Quân đơn độc chống chọi với niềm thương nhớ thế nào, anh hiểu rất rõ.
(1) Trích "Tưởng Niệm" - Trầm Tử Thiêng.