Tư duy lại tương lai - Chương 14 - Phần 1
NHÌN LẠI THẾ GIỚI
Từ nhà nước quốc gia đến
hệ thống mạng nối kết
John
Naisbitt
Thay đổi bản chất chủ
nghĩa tư bản
Lester
Thurow
Quan điểm sinh học mới về
kinh doanh
Kevin
Kelly
“Thông điệp có một từ duy
nhất của tôi cho thế kỷ XXI là “Châu Á
John Naisbitt
TỪ NHÀ NƯỚC QUỐC GIA ĐẾN
HỆ THỐNG MẠNG NỐI KẾT
John Naisbitt
Từ
lâu nay người ta cứ đinh ninh rằng kinh tế thế giới sẽ do những công ty đa quốc
gia khổng lồ thống trị. Nhưng thực tế khác hẳn. Đúng hơn, chúng ta buộc phải
xét lại ngôn từ và định nghĩa của chúng ta về cái gọi là “đa quốc gia”.
Chúng
tôi có một công ty tên gọi là Megatrends Limited và công ty này có 57 dự án
liên doanh ở 42 quốc gia. Công ty chỉ có bốn nhân viên kể cả tôi. Chúng tôi huy
động bên ngoài làm tất cả mọi việc. Thật vậy, hầu như mọi việc. Như thế, chúng
tôi là công ty đa quốc gia. Dĩ nhiên, vì chúng tôi làm ăn ở 42 nước. Nhưng công
ty chúng tôi không lớn. Nó nhỏ thôi.
Nói
cách khác, cụm từ đa quốc gia giờ đây có nghĩa mới. Và nếu chúng ta nói các
công ty đa quốc gia theo nghĩa mới này sẽ thống trị kinh tế toàn cầu thì cũng
có phần đúng. Nhưng nếu nghĩ theo cách cũ, nghĩa là những công ty đa quốc gia
khổng lồ sẽ thống trị mọi thứ, thì chắc chắn sai.
Theo
tôi nghĩ, điều quan trọng là có sự to lớn mới ở đây. Sự to lớn của mạng hệ
thống chứ không phải máy tính lớn. Đây là tôi dùng phép ẩn dụ.
Tôi
nhớ lại buổi nọ ngồi xem chương trình CNN trên truyền hình trong phòng bếp nhà
tôi ở Tellurine, bang Colorado. Trên màn ảnh nhỏ đang diễn ra hội nghị thượng
đỉnh các quốc gia thuộc nhóm G7 tNapoli, Ý. Tôi thấy đủ mặt các nhà lãnh đạo
của 7 nước công nghiệp lớn đang nói chuyện với nhau, và tôi chợt nhận ra đây là
một đám máy tính lớn cồng kềnh nói chuyện với nhau trong một thế giới máy tính
cá nhân. Hình ảnh này phần nào nói lên sự hoàn toàn không thích hợp của G7, và
tôi nghĩ đến thế kỷ XXI nó sẽ không còn lý do để tồn tại nữa.
Hiện
nay chúng ta không còn sống trong thế giới của máy tính lớn. Chúng ta đang sống
trong thế giới mà sức mạnh thật sự nằm trong các mạng lớn. Ở đây tôi muốn nói
là sự nối kết giữa nhiều cá nhân với nhau. Do vậy, sẽ không có chỉ huy sở. Để
mạng hoạt động thì mỗi cá nhân phải cảm nhận rằng mình đang ở trung tâm của hệ
thống. Khi đó, mạng mới thật sự hùng mạnh.
Theo
tôi biết thì chỉ có một công ty lớn theo định nghĩa trên; đó là Asea Brown
Boveri. Hãy nghe Percy Barnevik nói: “Chúng tôi không ngừng lớn lên nhưng đồng
thời cũng không ngừng nhỏ lại”. Có nghĩa là mạng nối kết nở phình nhưng các nút
thì nhỏ dần.
Sức mạnh của các công ty
nhỏ
Điều
cần nói hiện nay bạn có thể “nhái” lại chất lượng ở bất kỳ nơi nào trên thế
giới. Vì thế sự khác biệt trong cạnh tranh là ở chỗ đáp ứng nhanh đối với thị
trường và cải tiến. Và, về mặt đó thì những công ty nhỏ, thậm chí cá thể, vẫn
có thể đánh gục mười lần như một những công ty lớn có tác phong quan liêu. Vì
thế, nếu những công ty lớn không biết tự sắp xếp thành một tập hợp nhiều công
ty nhỏ thì sẽ bị loại thôi.
Cũng
cần biết là nhóm Fortune 500 – 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune
bình chọn – hiện nay chỉ đại diện cho 10% nền kinh tế Hoa Kỳ thay vì 20% như
hồi thập kỷ 1970. Vì thế mà độc giả chỉ đọc Fortune 500 nên không biết rõ sự
thật về các công ty Mỹ. Ví dụ bạn đọc được biết tổ hợp Sears sẽ sa thải 30.000
công nhân trong 2 năm tới, hay công ty General Data sẽ cho nghỉ việc 25.000
người trong 3 năm tới. Nhưng tất cả những chuyện này chỉ liên quan đến 10% nền
kinh tế Mỹ, và theo tôi thì đến thập niên sau hay đầu thế kỷ XXI nhóm Fortune
500 chỉ còn đại diện cho 5% nền kinh tế Mỹ.
Chính
những công ty nhỏ đang làm nên nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải nhóm Fortune
500. Và ngày nay thì một công ty nhỏ có thể nhỏ đến mức chỉ có độc nhất một
người. Trong quyển sáchMegatrends 2000 tôi có cho ví dụ về những láng
giềng. Tôi xin nhắc lại như sau:
Linde
và Lito sở hữu một cơ sở xuất bản có tên gọi là Western Eye Press. Mặc dù chỉ
có hai người nhưng họ đã xuất bản những quyển sách ảnh và sách hướng dẫn tuyệt
vời. Họ tạo dựng chúng trên các máy vi tính Macintosh ngay cả trong tầng hầm
nhà của họ Telluride. Các hình chụp được in phóng bằng máy in laser có độ nét
cao. Sau đó họ gửi những trang hình ảnh này qua hệ thống chuyển nhanh Federal
Express cho một nhà in ở Seoul, Hàn Quốc. Nơi này cho in thành sách và phân
phối khắp thế giới.
Như
vậy, Western Eye Press có tham gia vào nền kinh tế toàn cầu mặc dù nó chỉ có
hai người làm việc trong căn nhà nhỏ ở vùng núi bang Colorado.
Ø
Nhưng liệu ta có thể xây dựng một nền kinh tế mang tính toàn cầu dựa vào
những người kinh doanh sản xuất đơn lẻ hay những xí nghiệp nhỏ và vừa không?
Không
là vấn đề “liệu chúng ta có thể không?“ Mà là “chúng ta đang làm”. Hiện nay,
50% lượng hàng xuất khẩu của Mỹ đều do những công ty sử dụng dưới 19 nhân viên
sản xuất. Chỉ có 7% do những công ty có trên 500 nhân viên. Mà Hoa Kỳ lại là
nước xuất khẩu. Trường hợp nước Đức cũng tương tự.
Nền
kinh tế thế giới ở thế kỷ XXI sẽ do những xí nghiệp nhỏ và vừa chi phối. Hãy
thử nhìn vào ngành công nghiệp lớn nhất hiện nay là ngành du lịch. Ngành này sử
dụng một phần chín dân số thế giới và sẽ còn lớn mạnh hơn nữa ở thế kỷ XXI khi
thế giới ngày càng giàu có hơn. Ngoại trừ một số ít công ty lớn như các hãng
hàng không cung cấp cơ sở hạ tầng, ngành du lịch sẽ do hàng triệu nhà kinh
doanh đơn lẻ đảm nhiệm.
Nền
kinh tế toàn cầu là một thực tế. Trong thế kỷ XXI, khi cuộc chiến tranh lạnh đã
qua đi và những điều kiện khác trở nên thuận lợi hơn, nền kinh tế toàn cầu sẽ
thật sự cất cánh. Năm 1994, mậu dịch thế giới tăng 9%, là mức cao nhất trong
vòng 20 năm và gấp đôi so với mức tăng trưởng năm trước đó. Ngay lúc này, mọi
nền kinh tế trên thế giới đều phát triển, một sự kiện mà lần đầu tiên trong đời
tôi được chứng kiến.
Quy mô phù hợp
Nhỏ thì tốt đấy nhưng ở
đây cái thật sự tốt là quy mô thích hợp.
Nói
cách khác, chúng ta không thể lắp ráp một chiếc máy bay Boeing 747 trong nhà xe
được, mà phải cần đến những công ty lớn. Nhưng vấn đề ở đây là tìm ra quy mô
thích hợp. Càng ngày quy mô thích hợp càng nhỏ lại và trở nên mạnh mẽ hơn.
Trước
đây chúng ta thường nghĩ sự gia tăng sức mạnh xuất phát từ một sự hiện hữu
ngoại cỡ. Chính công nghệ mới đã mở rộng khả năng của mỗi cá nhân.
Như
sáng nay ngồi tại nhà, tôi nhận được các cú điện thoại từVienna, Kuala Lumpur
và Thượng Hải. Đây chính là sự đổi thay cơ bản đã xảy ra ngay trong đời tôi.
Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, cách duy nhất để nói chuyện với Châu Âu là dùng máy vô
tuyến. Còn bây giờ chúng ta có thể làm hầu như bất cứ gì với hệ thống viễn
thông.
Cuộc cách mạng về viễn
thông cùng lúc tạo nên nền kinh tế toàn cầu, khổng lồ, mang tính một thị trường
duy nhất đồng thời làm cho các thành phần ngày càng nhỏ hơn nhưng mạnh mẽ hơn.
Khi
tôi nói “viễn thông” tôi muốn nói đến cả ngành điện tử tiêu dùng, máy vi tính,
bởi vì một trong những điều chúng ta làm hiện nay là phối hợp. Đến thế kỷ XXI,
chúng ta sẽ không biết bao ngành công nghệ phối hợp. Vì thế tôi có nêu lên ở
phần kết của cuốn sách Sự nghịch lý toàn cầu (Global Paradox) là sẽ có
hàng ngàn liên minh và hàng ngàn nhà kinh doanh sẽ kết hợp tất cả những ý tưởng
và phương tiện truyền thông lại thành cả ngàn sự liên kết.
Chúng
ta biết cuộc cách mạng về viễn thông đang diễn ra nhưng chúng ta không biết
chính xác nó sẽ tạo ra cái gì. Cả ngàn sự liên kết trên có thể sẽ cho ra những
cái mà hiện giờ chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Tôi không có ý nói đến
những điều lạ lùng kỳ diệu, mà là những cái rất cụ thể. Những doanh nghiệp này
khi cạnh tranh sẽ cho ra những sản phẩm và dịch vụ mới, vì thế tôi đoan chắc
trong tương lai chúng ta sẽ có được những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời.
Những đại công ty ở thế
kỷ XXI
Tôi
không nghĩ là những đại công ty có cơ hội tồn tại ở thế kỷ XXI nếu không tự thu
nhỏ và trở nên năng động hơn. Nhưng một khía cạnh khác của công nghệ là nó cho
phép các công ty lớn tự phân giải và tản quyền triệt để, thẩm quyền quyết định
xuống đến cấp thấp nhất. Vậy thì vẫn còn cơ hội lớn và nhiều công ty đã hành xử
như thế vì không còn cách nào khác: những tổ chức lớn, quan liêu làm thế nào để
có thể cạnh tranh nổi với những công ty nhỏ năng động.
Chúng ta có thể thấy hiện
giờ ở mọi nơi ngay cả những đại công ty cũng đều đang tự điều chỉnh thành mạng
lưới các doanh nghiệp. Những công ty này đang phân tán thành những liên
hiệp gồm các công ty nhỏ, tự trị, và đang sử dụng nguồn lực bên ngoài, tinh
giản bộ máy, thu nhỏ công ty.
Trở
lại với ví dụ về công ty Asea Brown Boveri. Đây là một siêu công ty đứng đầu
thế giới về cơ khí động lực. Giờ đây, nó đã tự phân chia thành 1.300 công ty
con và 5.000 đơn vị tự trị.
Hay
ta thử xem công ty General Electric. Jack Welch nói: “Cái mà chúng tôi miệt mài
thực hiện là có được cái hồn và tốc độ của một công ty nhỏ trong thân thể to
lớn của công ty chúng tôi”.
Paul
Allaire, chủ tịch hãng Xerox, cũng hành động tương tự. Tiếp đến là các công ty
AT&T, Grand Metropolitan, Coca-Cola, Johnson & Johnson, và nhiều công
ty khác. Danh sách hãy còn tiếp tục trên khắp thế giới và điều này cũng dễ hiểu
thôi. Khi AT&T tuyên bố phân thành ba công ty riêng rẽ, trị giá cổ phiếu
tăng 10 triệu USD.
Trong
khi đó, tổng giám đốc IBM, Louis Gerstner, thì làm ngược lại. Ông ta sáp nhập
các công ty nhỏ thuộc quyền. Tôi nghĩ việc làm này đi ngược xu thế chung.
Liệu
IBM có đứng vững không? Tôi không rõ nhưng tạp chí Fortune lại dẫn chứng lời
tôi nói là Gerstner rất thành công với phương thức không còn hợp thời nữa.
Đôi
khi người ta thấy có thông báo rằng IBM đình hoãn cho ra đời một sản phẩm nào
đó. Đấy cũng là do tính quan liêu còn đầy rẫy trong công ty cho nên IBM không
thể cạnh tranh nổi với những công ty nhỏ năng động.
Nghĩ theo vùng, hành động
toàn cầu
Một
câu kinh nhật tụng của thời Tân kỷ nguyên là “hãy nghĩ theo toàn cầu nhưng hành
động theo vùng” nay đang bị đảo ngược. Cũng vì thế ngày nay mang tính toàn cầu
nhiều hơn nên người ta có khuynh hướng suy nghĩ theo kiểu cục bộ. Vậy là bây
giờ: nghĩ theo vùng, hay cục bộ, nhưng hành động thì toàn cầu.
Một
thí dụ rất hay là ngôn ngữ. Ai cũng biết tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thông
dụng trên thế giới. Nhưng có một ứng cử viên duy nhất nữa, và có thể xảy ra
trong thế kỷ XXI, đó là tiếng Quan Thoại.
Tôi
đề cập đến tiếng Quan Thoại chẳng phải vì Trung Quốc mà còn vì cả cộng đồng
người Hoa ở hải ngoại. Có tới 54 triệu Hoa kiều đang sống tại các nước Châu Á
ngoài lục địa Trung Quốc. Họ đang chi phối nền kinh tế các nước này ngoại trừ
Nhật với Hàn Quốc. Vì thế, tiếng Quan Thoại có thể trở thành ngôn ngữ phổ biến.
Tiếng
Anh trở nên thông dụng và người ta càng sử dụng nó như ngôn ngữ thứ hai thì họ
sẽ càng trân trọng ngôn ngữ thứ nhất tức là tiếng mẹ đẻ vì nó tạo thành bản sắc
của họ.
Nói
cách khác, bạn càng phải chịu nhượng bộ phần nào bản sắc riêng của mình qua
ngôn ngữ do sự phụ thuộc kinh tế chẳng hạn thì bạn sẽ càng cố gìn giữ những bản
sắc còn lại.
Càng mang tính toàn cầu
bao nhiêu thì càng hành xử cục bộ bấy nhiêu. Càng trở nên phụ thuộc, phụ
thuộc về chẳng hạn, thì ta càng giữ gìn những bản sắc cốt lõi nhất. Bởi vì
không ai muốn mất đi bản sắc riêng, như tôi đã đề cập, thể hiện qua ngôn ngữ,
văn hóa, lịch sử. Đây là điều mang tính nhân bản.
Ở
Hàn Quốc đang có xu hướng phục hưng nền lịch sử văn hóa có từ 5.000 năm trước
và tiếng Triều Tiên. Trên khắp thế giới người ta cũng đang xây dựng thêm nhiều
bảo tàng văn hóa.
Nghĩ
cho kỹ thì một người Châu Á sẽ cảm thấy lấn cấn về tâm lý khi quyết định mặc bộ
đồ vét của phương Tây hay nghe nhạc Tây phương. Cái nằm trong máu của chúng ta
vẫn là ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa của chúng ta. Những thứ đó không dễ gì chịu
nhượng bộ.
Nhưng
cũng không hẳn là một ngày nào đó thiên hạ đột nhiên thức dậy và hô to: “Này
chúng ta đang đánh mất bản sắc riêng. Hãy giữ lại đi.” Họ không thể hiện rõ ra
như thế mà sẽ tự cảm nhận điều đó. Thế là, một cách gần như vô thức, người ta
trở nên quan tâm hơn đến ngôn ngữ, lịch sử của dân tộc mình và ở trường học sẽ
bắt đầu dạy điều này nhiều hơn. Hoặc người ta sẽ ra các đạo luật để bảo vệ ngôn
ngữ của mình, như ở Québec, Matxcơva, Ukraine, Lithuania hay Indonesia chẳng
hạn. Và cả ở Pháp nữa – mặc dù quá muộn.
Tất
nhiên, trường hợp ngược lại là tiếng Nhật, một ngôn ngữ thu nạp nhiều thứ tiếng
khác. Tiếng Nhật có rất nhiều từ tiếng Đức và nhất là từ tiếng Anh, nhưng đấy
lại là chuyện khác.
Những nền kinh tế mới
Câu
hỏi đặt ra ở đầu thế kỷ XXI sẽ là: điều gì sẽ trở nên toàn cầu và điều gì sẽ
còn thuộc cục bộ? Có phải các cơ chế thị trường tổ chức sinh hoạt kinh tế
đã trở thành toàn cầu chăng? Những cơ chế này đã dẫn tới việc tự do hóa và tư
nhân hóa. Và điều đó đã làm phát sinh những nền kinh tế mới khắp thế giới.
Một
nền kinh tế mới khá hấp dẫn là Malaysia. Trong tám năm liền Malasia luôn giữ
vững mức tăng trưởng kinh tế 8-9% năm (trước khủng hoảng tài chính 1997). Là
nước xuất khẩu vi mạch điện tử (chips) nhiều nhất thế giới. Với dân số vỏn vẹn
18 triệu người và mức tăng trưởng như đã nêu, hiện giờ Malasia đang thiếu lao
động trầm trọng, cả lao động chuyên môn lẫn lao động trong ngành xây dựng.
Malaysia đã xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới. Đó là một tòa tháp đôi cao hơn
cả tòa nhà Sears ở Chicago. Vì thiếu nhân công nên họ phải thuê 20.000 lao động
người Indonesia, làm việc ba ca suốt ngày.
Một
nền kinh tế khác bắt đầu được nói đến là Việt Nam. Việt Nam có 73
triệu dân với 95% biết chữ. Thành phần tinh hoa của họ đã theo
học tại các trường đại học nổi tiếng nhất thế giới. Hãng BMW đã bắt đầu lắp ráp
xe hơi tại đây. Tiếp theo là các hãng khác như Mercedez-Benz, Ford và General
Motors. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ là một nền kinh tế mới
rất hấp dẫn.
Nhiều
người Châu Á nói với tôi là họ phải sống cần kiệm vì ở nước họ không có hệ
thống an ninh xã hội. Họ không có chế độ phúc lợi. Thật khủng khiếp đối với các
gia đình ở Châu Á, nơi gia đình là trên hết, khi các chính phủ trung ương chẳng
làm gì cho gia đình họ.
Hãy
xem từ trường hợp của BMW và Mercedes-Benz. Tại sao các hãng này đến với Việt
Nam? Ở Đức, họ phải trả lương công nhân 30 USD một giờ, 50% lương này
chạy vào quỹ phúc lợi của nhà nước. Ở Việt nam, họ chỉ phải trả 1 USD một ngày
công. Dĩ nhiên, bây giờ mức lương ở Việt Nam đang gia tăng nhưng các hãng không
phải lo gánh nặng các chi phí xã hội.
Người
Châu Á còn nói là chế độ phúc lợi xã hội đang làm hỏng tính tự lực cánh sinh.
Đó là nguồn gốc của các vấn nạn tại Hoa Kỳ, ví dụ: tỷ lệ trẻ sơ sinh ngoài hôn
thú và ly hôn cao, nhiều người không nhà phải sống nhờ vào phúc lợi xã hội.
Người Á Đông nói “bạn đã lấy mất tính tự lực của người dân rồi”.
Thụy
Điển nay đã cắt giảm các chế độ phúc lợi. Ở nước này, nếu sinh con thì hoặc
người cha hoặc mẹ sẽ được nghỉ việc một năm có hưởng 80% lương. Hiện giờ chính
phủ dự tính cắt xuống còn 75% nhưng gặp sự phản kháng dữ dội của dân chúng. Họ
hỏi: “Tại sao giảm?” Như vậy là chúng ta đang trả lương cho những người không
làm việc.
Ở
Đức, bạn có thể chẳng phải làm việc mà vẫn lãnh tiền nhiều như khi bạn làm
việc. Đúng là điên rồ!