201 Cách cư xử với người trái tính - Chương 19 - 20 (Hết)
Làm gì với những kẻ “bới lông
tìm vết”?
182.
Những
kẻ hay “bới lông tìm vết” chắc chắn là hay chọc tức người khác. Cách đơn giản nhất
để chặn đứng họ là tránh phạm lỗi lúc đầu. Hãy tự hào điều bạn làm. Hãy kiểm tra
lại công việc của bạn để người khác khó mà tìm ra lỗi đối với công việc của bạn.
183.
Không
cần thiết phải tránh xa những kẻ như vậy. Đừng lẩn tránh họ. Cảm ơn họ về sự giúp
đỡ của họ: “Karl, tôi thật sự cảm kích về việc anh nhập tài liệu vào dự án X. Lời
bình luận của anh giúp tôi cải thiện hiệu suất một cách đáng kể, tôi cảm kích về
điều đó vô cùng.”
184.
Một
số người chỉ trích sẽ tìm ra lỗi ngay cả khi không có gì sai cả. Bạn muốn vặn cổ
họ, nhưng thay vì vậy đừng chỉ trích cá nhân người đó mà hãy nhắm vào công việc.
Hỏi họ một cách dứt khoát: “Jill, anh có nói cho tôi biết chính xác là anh tìm thấy
vấn đề ở đâu không? Tôi không hiểu. Như tôi được biết thì mọi việc đều rất tốt cơ
mà.”
185.
Hãy
giao cái gì đó cho người hay bắt bẻ, điều này có thể làm cho những lời đe dọa của
anh ta biến mất. Những kẻ như vậy muốn làm cho bạn phát khùng lên. Đừng làm vậy,
hãy cảnh giác, khiêm tốn nói rằng: “Ron, anh biết không, anh đúng đấy, điều này
không hoàn hảo lắm. Chúng ta đã tăng năng suất lao động lên 14%, nhưng vẫn
chưa được. Tôi hy vọng là anh đưa ra vài đề nghị nào đó.”
186.
Một
vài người thường phê bình vội vã trước khi thu thập những điều xác thực. Bạn sẽ
bốc đồng rồi trở nên hoảng loạn và gần như hóa điên vì những điều bất công đó. Nhưng
hãy bình tĩnh. Sự phê bình bất ngờ đó chẳng qua chỉ là sự lo xa không cần thiết.
Họ sẽ làm bất cứ cái gì mà không suy nghĩ. Nhiệm vụ của bạn là trả lời một cách
hợp lý và tỉnh táo: “Thưa ông chủ, tôi không hiểu tại sao ông trách tôi về điều
này. Ông không có những thông tin cần thiết. Hãy để tôi cung cấp thông tin cho ông.”
187.
Nhân
danh sự thật, một số người có thể rất nhẫn tâm. Họ sẽ xé bạn ra thành từng mảnh
vụn: “Xem đây, tôi phải thành thật, đây là điều tệ nhất mà tôi chưa từng thấy. Nếu
tôi ngồi đây suốt buổi tối rồi cố gắng suy nghĩ về những điều không nên làm, thì
tôi đâu có biết đến những điều tồi tệ như thế này!” Điều khó nhất mà bạn phải làm
là nhượng bộ. Giới hạn tác động của nó bằng cách hỏi ý kiến những chuyên gia. Tuy
nhiên, hãy giữ vững lập trường của bạn, và đừng thừa nhận bất cứ điều gì. Thay vì
vậy hãy xem sự tấn công như một ý kiến không thực tế: “Jack, tôi thấy rằng anh có
ý kiến chắc chắn về sự trình bày. Anh có thể nói rõ hơn không?” Jack trả lời: “Không,
ý tôi là tôi có thể bắt đầu từ đâu?” Bạn trả lời: “À, chỉ nghe ý kiến của anh thì
không đủ. Tôi cần lời phê bình thật sự, những đề nghị chi tiết và cụ thể.”
188.
Những
đồng nghiệp và cấp trên chuyên vạch lỗi người khác có thể phá hoại tinh thần của
mọi người một cách nhanh chóng. Đừng tránh xa họ mà hãy chấm dứt thói quen xấu này
bằng cách hỗ trợ họ. Cho họ thông tin. Thu hút phản ứng của họ. Khi họ tìm lỗi,
hãy điều tra. Và điều tra kỹ. Họ phê phán, ta tìm lời giải thích. Hai điều có thể
xảy ra. Điều thứ nhất là việc thường xuyên tìm lỗi sẽ bị giảm sút, bạn đã làm điều
này quá nhiều như công việc thật sự. Hai là bạn có thể có được lời phê bình có giá
trị, chi tiết đủ để giúp bạn cải tiến một sản phẩm, một tiến trình hay một hoạt
động.
189.
Lời
mỉa mai là một cách “bới lông tìm vết” khác. Tất cả chúng ta cũng thừa biết rằng
người yếm thế thường không cố gắng: “Ồ, Bill có “sáng kiến” đây này, hãy cẩn thận
đấy!”. Đừng để nó qua đi. Hãy can thiệp vào những đừng trực tiếp chú ý đến người
nhạo báng. Thay vì vậy hãy đặt trọng tâm vào kết quả của sự cố gắng đó hay người
bị tấn công: “Tôi luôn luôn trông chờ những “sáng kiến này” bởi vì chúng đã cung
cấp vài ý kiến thật hay. Chúng ta sẽ làm mọi việc tốt hơn nhờ những ý kiến này.”
190.
Nếu
bạn là mục tiêu của những lời mỉa mai đáng ghét, hãy tước vũ khí của kẻ tấn công
bằng cách sử dụng chính vũ khí của anh ta. Kẻ hay nhạo báng nói: “Sarah, có phải
đây là một trong những sáng kiến của cô phải không?” Bạn trả lời: “Đúng rồi. Nhưng
tiếc thay đây chỉ mới là tối kiến chứ chưa là sáng kiến đâu.” Hãy hóa giải sự mỉa
mai và dùng nó để tự vệ. Chỉ ra rằng nó hoàn toàn vô hại
191.
Cấp
dưới có quyền phàn nàn, và nếu bạn lắng nghe cẩn thận, thì bạn có thể thay đổi mọi
thứ và cải tiến điều kiện làm việc của cấp dưới. Nhưng có một sự khác biệt giữa
những lời phê phán khôn ngoan và lời than van nỉ non. Những lời than van này nói
về những thứ không quan trọng: “Tại sao chúng ta không được dùng cà phê trong phòng
nghỉ? Đây là hãng kinh doanh loại nào?”. Nếu có thể thì bạn hãy giao nhiệm vụ giải
quyết vấn đề cho người hay than van: “Muriel, tôi cũng nhất trí với anh về việc
đó. Tôi muốn anh nghiên cứu để thay đổi loại cà phê mà chúng ta đang dùng. Hãy chuẩn
bị một bản báo cáo trước thứ Ba. Chúng ta sẽ cố làm theo lời khuyên của anh.”
192.
Bạn
là nhân viên văn phòng. Có một người nào đó luôn quấy rầy bạn khi đang làm việc.
Thật ra, đó là lý do bạn mua quyển sách này. Bạn không cô đơn đâu, Nhiều người cũng
lâm vào tình huống này. Bạn chế ngự tâm trạng thất vọng của bạn bằng cách nào? Chối
bỏ những người đang ám ảnh bạn. Hãy ở bên cạnh họ, giữ cho họ bận rộn. Đặt trọng
tâm vào công việc, vào vấn đề và người đang làm bạn phiền muộn. Nếu bạn bỏ một vài
giờ đồng hồ nghĩ về cách báo thù và những khó khăn mà anh ta gây ra, bạn đang bị
anh ta chi phối đó. Đấy là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
Giúp giảm căng thẳng
193.
Nói
chuyện với bạn bè. Thỉnh thoảng trò chuyện với bạn bè hay người bạn yêu thích có
thể giúp bạn rất nhiều. Tuy nhiên đừng chỉ phàn nàn. Hãy trao đổi về một vấn đề.
Tuy nhiên bạn cần phải cẩn trọng nếu không bạn sẽ biến mình thành người ngồi lê
đôi mách. Nhưng nếu bạn không hoàn toàn tin tưởng vào đồng nghiệp đó, chuyện trao
đổi giữa bạn và người đó sẽ không đi đến đâu và nó làm bạn mất thời giờ vô ích.
194.
Hãy
đếm tới hai mươi. Nếu bạn làm như thế, nó sẽ có tác dụng tốt. Đôi khi
chỉ cần hai mươi giây thôi cũng đủ để đưa bạn từ một người
có nghề nghiệp ổn định vào cảnh thất nghiệp. Hãy cho chính bạn thời gian để giữ
bình tĩnh khi bạn thật sự cảm thấy rằng mình đang nóng giận.
195.
Hãy
tản bộ. Hãy thưởng thức không khí trong lành ngoài bốn bức tường nhà. Việc giam
giữ trong văn phòng làm việc có thể đặt mọi người vào tình trạng bực bội căng thẳng.
Việc thay đổi khung cảnh không những rất tốt cho tinh thần bạn, mà việc ra ngoài
hít thở không khí trong lành sẽ làm bạn tỉnh táo hơn và tăng thêm sinh lực.
196.
Lập
danh sách những lời phàn nàn về công việc của bạn (ở nhà) và gọi nó là sổ nhật ký
những lời phàn nàn. Hãy chắc chắn rằng bạn là người thành thật. “Tôi bực mình vì
ông chủ của tôi tối ngày chỉ biết chỉ trích và phê bình người khác, lôi thôi và
còn tự cao tự đại”. Việc ghi ra giấy những xúc cảm của bạn có thể giúp bạn thấy
được cội nguồn của vấn đề. Danh sách đó cũng có thể giúp bạn nhận biết được cảm
giác của bạn. Đừng bày tỏ với bất cứ ai đang làm việc cùng bạn.
197.
Hãy
dốc toàn bộ tâm sức vào công việc. Đó có thể là giải pháp nhất thời nhưng đó cũng
là một trong những cách tốt nhất để chống lại người hay la mắng bạn: gặt hái mọi
thành công từ những gì bạn làm. Nếu có một vài giải thưởng được phân phối cho sự
phàn nàn về người khác, cũng có một vài giải thưởng cho sự làm việc chăm chỉ. Chủ
nghĩa tham công tiếc việc không là vật thay thế cho những vấn đề căn bản, nhưng
điều đó tốt hơn là phàn nàn hay lo âu.
[Chúc
bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ
cho người yêu sách.]
198.
Hãy
trút cơn giận của bạn đúng nơi, đúng lúc. Nếu công ty bạn không có nơi thích hợp
cho bạn trút cơn giận, thì hãy tạo một phòng để phàn nàn và đưa ra đề nghị. Hãy
cân nhắc việc lựa chọn những phàn nàn giấu tên.
199.
Hãy
bổ nhiệm một người nào đó trong số nhân viên của bạn làm việc như một nhân viên
kiểm tra. Có lẽ một người bình thường nào đó có thể làm việc này mặc dù bạn nghĩ
là có thể hiệu quả hơn nếu tiến cử một đại diện từ văn phòng của bạn. Nhân viên
kiểm tra này nên có quyền và biện pháp đối phó hay ít nhất để giao tiếp trực tiếp
với những người này bằng quyền lực của họ.
200.
Hãy
khuyến khích sự thay đổi không hạn chế. Ví dụ như tại buổi họp, can thiệp càng sớm
càng tốt một vấn đề đang trở nên gay cấn. “Trước khi chúng ta chuyển sang một tiết
mục mới, tôi muốn đề cập đến cái mà Jim đã nói. Rõ ràng là anh không tán thành quan
điểm của Marsha về điểm này điểm nọ. Tôi hy vọng rằng bây giờ, chúng ta có thể làm
sáng tỏ vấn đề này, và sau khi chúng ta giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ tiếp tục.”
Bạn có thể làm việc như là một người giảng hòa giữa hai đối thủ hùng mạnh bằng cách
khuyến khích họ lật ngửa lá bài của họ lên bàn. Điều này đòi hỏi kỹ năng và thực
tế, nhưng nó giúp làm giảm bớt những khó khăn tiềm tàng.
201.
Nếu
thiểu số cương quyết không nhượng bộ, thì bạn có thể đưa vấn đề ra bàn bạc, sau
đó yêu cầu người có ý kiến bất đồng chuẩn bị kỹ càng để trình bày tiềm năng của
họ và tiến trình hoạt động thay thế họ đã đề nghị. Tại buổi họp tới, ý kiến của
thiểu số có thể được cân nhắc rồi được biểu quyết và sau đó mọi người phải tôn trọng.
Thực hiện bởi
nhóm Biên tập viên Gác Sách:
Sienna – Kem
Dâu – H.y
(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)