Ổ rắn độc - Chương 14
Chương
14
Amy do dự bởi âm thanh của quả bom nổ trên đường Boom. Nellie đang tăng
tốc chiếc Yugo trên đoạn đường vào đường cao tốc.
“Yeee-HAHHH!” Dan hét, lấy nắm tay đập vào mui xe.
Bên trong Amy đang xung đột. “Em nghĩ điều đó vui à?” con bé thốt ra. “Tất cả chúng ta có thể bị giết – bởi vì
em! Em đã nghĩ em đang làm gì hả?”
“Chị không thấy cậu ta à?” Dan nói. “Hamilton – cậu ta đã nháy mắt!”
“Vậy?” Amy nói.
“Nháy mã Morse, Amy!” Dan giải thích. “Tít-tè-tít, tít, tít-tè-tít-tít, tít, tít-tè, tít-tít-tít, tít,
tè-tít-tít-tít, tít-tè-tít, tít-tè, tè-tít-tè, tít! Hai từ - release brake (thả phanh)! Cậu ấy đã đưa
em sự hướng dẫn.”
“Em đã hiểu điều đó?” Nellie nói.
“Đầu tiên, em, giống như, anh bạn, gì?” Dan nói. “Nhưng cậu ta cứ lặp lại
cùng tin nhắn. Cậu ta muốn em tạo ra một sự sao lãng!”
“Em điên à?” Amy nhấn mạnh. “Nếu như Hamilton không thể sửa những
sợi dây kịp lúc? Em đã tông chiếc xe, Dan! Em
đã tông nó! Một sự sao lãng không có nghĩa là chết!”
Dan sụp xuống. Gương mặt nó tối sầm, và nó ngã xuống ghế của nó một cách
nặng nề. “Chị thực sự biết cách phá hủy một ngày đẹp trời.”
Chiếc xe rơi vào im lặng khi Nellie kéo lên đường cao tốc và tiến về
phía Johannesburg. “Vậy, các trại viên,” cô nàng líu lo, “nói gì nếu chúng ta
ăn mừng cuộc trốn thoát của chúng ta, cuộc trốn thoát của Alistair, sự tốt bụng
của Hamilton, và kỹ năng giải mã tuyệt vời của Dan bằng việc đỗ lại và tìm cho
chúng ta một thiết bị GPS mới? Và có lẽ, như là, một ít thức ăn?” Cô nàng dừng
lại trong khi Amy và Dan di chuyển không thoải mái. “Chị biết em sẽ nhảy lên bởi
cái ý tưởng đó. Chị sẽ tìm một chỗ nghỉ.”
Khi chạy qua miền quê bằng phẳng, nứt nẻ, Amy nhìn đăm chiêu ra cửa sổ.
“Em tự hỏi ông ấy giờ ở đâu – Alistair.”
“Chị đã thấy Hamilton thì thầm điều gì đó với ông ấy sau khi cậu ta sửa
những sợi dây,” Nellie nói. “Hẳn đã nói ông làm như là một cái bánh ngô và trốn
đi.”
Dan lắc đầu. “Em không thể tin rằng cái thứ dở hơi đó sẽ giết ông ấy.”
Amy nhắm mắt lại. Kế hoạch quá man rợ.
Bụp. Một cái búng nhẹ lên chiếc mũ
trái dưa.
Con bé đột nhiên muốn khóc.
Điều gì đó đang sôi sùng sục bên trong Amy, điều gì đó rất hỗn độn và
khó hiểu mà con bé không thể định nghĩa được. “Chị… đã muốn ông ấy chết, Dan à.
Chị chưa bao giờ cảm thấy điều đó trước đây. Chị bị làm sao à?”
“Này, nhóc…” Nellie dịu dàng nói.
Dan gật đầu. “Phải. Nó có thể hiểu được. Thật đấy.”
“Thật chứ?” Amy nói. “Chị
không hiểu nó. Em nên trèo quanh bên trong não của chị, Dan. Nó giống như căn
phòng tối bị bao quanh bởi cát lún.”
“Em hiểu ý chị là gì,” em trai nó yên tĩnh nói. “Em đôi khi cũng ghét phải
ở trong não mình. Em phải thoát ra.”
“Em làm gì?” Amy nói.
Dan nhún vai. “Em đi đến những nơi khác – những ngón chân của em. Vai của
em. Nhưng hầu hết ở đây.” Nó vỗ ngực mình và ngay lập tức đỏ lựng. “Em biết. Nó
thật ngu ngốc.”
“Không hẳn,” Amy nói. “Chị ước chị cũng có thể làm thế.”
“Đó không phải là điều gì đó chị làm,” Dan nói. “Ý em là điều gì đó luôn
xảy đến dù chị có muốn hay không. Chị chỉ cần phải, giống như, nâng những cái
bóng lên và nhìn qua.”
Amy hít một hơi thở sâu. Ý tưởng nghe rất Dan. Con bé nhắm mắt và nghĩ về
những ngày qua. Về Alistair và về cuộc tìm kiếm. Về Dan và về chuyến hành trình
cơ thể của nó.
Nâng những cái bóng lên…
Vùng cát lún mờ đi. Sự nhẹ nhõm quét qua con bé. Và nó bắt đầu khóc. “Chị
ghét bản thân mình,” nó nói. “Chị ghét điều chị đang thấy.”
“Tại sao?” Dan hỏi.
Ngừng cảm thấy nhẹ nhõm đi! Con bé khiển trách bản thân. Nhẹ nhõm là yếu đuối. Nhẹ nhõm là trắc ẩn. Trắc ẩn là tin tưởng. Không
tin tưởng ai cả.
“Tại sao em có những ý tưởng ngớ ngẩn như thế, Dan!” con bé thốt ra.
Dan mỉm cười. “Chị cảm thấy vui vẻ, đúng không? Về Alistair?”
“Chị không nên!” Amy cố giữ lại những giọt nước mắt. “Chị không thể! Ông
ấy luôn luôn trốn thoát được. Mẹ và cha đã không trốn thoát, nhưng ông ấy trốn
được. Thật không công bằng. Ông ấy đáng ra phải chết.”
“Amy?” Dan nói.
“Chị không muốn cảm thấy vui vì chúng ta đã cứu Alistair!” Amy nói. “Bởi
vì cứu ông ấy giống như phản bội lại ký ức về mẹ và cha.”
Dan gật đầu. Nó rơi vào im lặng một lúc lâu và cuối cùng sau đó nói, “Chị
không thể ngưng điều đó, Amy – vui vì ông ấy còn sống. Em nghĩ mẹ và cha sẽ tự
hào vì chị. Họ coi trọng cuộc sống. Nó là điều làm họ khác biệt với một số những
Cahill khác. Và các Madrigal.”
Amy suy nghĩ một lát. Thằng bé đúng. Trở thành như một Madrigal là số mệnh
tệ nhất có thể mà con bé có thể tưởng tượng.
Thỉnh thoảng – chỉ thỉnh thoảng
– Amy muốn vòng tay ôm em trai mình. Nhưng lần cuối cùng con bé làm thế, nó đã
rửa kỹ càng đôi vai của nó và viết chữ CP trên áo của nó cho chữ Cootie
Protection (Chống Rận). Vì vậy con bé chỉ mỉm cười và hỏi, “Sao em biết được,
Dan? Em còn rất nhỏ khi họ chết. Em có thực sự nhớ họ không?”
“Không trong đầu óc em,” Dan đáp, nhìn chằm chằm vào phong cảnh lướt
qua. “Nhưng mỗi nơi khác…”
***
“Rẽ trái, ngay bây giờ…” một giọng nói êm dịu từ bảng đồng hồ của chiếc Yugo
lên tiếng.
“Cảm ơn, Carlos,” Nellie đáp với một nụ cười toe. “Chị sẽ kết hôn với
Carlos. Chị nói anh ấy phải làm gì, và anh ấy chỉ làm điều đó. Không phàn nàn.”
Thiết bị GPS mới của Nellie, cái mà chúng đã đặt tên là Carlos, đang dẫn
chúng đi vào thành phố của Johannesburg. Ở gần đó, một cụm những tòa nhà trọc
trời bằng kính và thép hướng lên thoai thoải về hướng một cấu trúc mảnh dẻ,
duyên dáng như một cây gậy khổng lồ.
Mặt Amy vùi trong một cuốn sách. Con bé đang đọc lớn từ cuốn sách, một
thực tế làm cho chuyến đi có vẻ dài khoảng mười lăm tiếng. “‘Đường vòng phía
tây N1 là một phần của một hệ thống đường bao quanh thành phố, phần đông đúc nhất
của đường xá ở Nam Phi,’” Amy thuật lại. “‘Khi bạn tiến đến Đồi Hiến pháp, chú
ý tháp Hillbrow, một trong những kiến trúc cao nhất của Nam Phi, tương tự một
phiên bản nhún nhường hơn của tháp Space Needle ở Seattle.’”
“Ừ - Amy?” Dan nói. “Chúng ta đang ở đây.
Chúng ta đang kẹt xe. Chúng ta có thể
thấy ngọn tháp.”
Amy lờ nó đi. “Hãy tìm lối ra Jan Smuts.”
“Nghe giống như một trong những bạn trai của Nellie,” Dan nói.
Nellie nghiêng tới và đánh nó. “Chị chung thủy với Carlos. Và anh ấy sẽ
tìm lối ra cho chúng ta.”
“Smuts – phát âm Smoots – là một nhà lãnh đạo quân sự người Nam Phi và thủ
tướng của Nam Phi,” Amy nói. “Ông ta ủng hộ chế độ apartheid, sự phân biệt chủng
tộc. Nhưng vào năm 1948 ông được biết đến là chống lại nó nó – và thất bại cuộc
bầu cử. Em có thể tin được không? Ý chị là, những người châu Phi – những người ở
đây đầu tiên – bị đối xử như thế? Và em chỉ có thể trở thành tổng thống nếu em
đồng ý với nó?”
“Họ có thể đã bỏ phiếu cho những kẻ xấu,” Dan nói, “Giống như chúng ta
làm ở Mỹ. Ừm, thỉnh thoảng.”
“Chúng ta không quá làm sạch bong lên,” Nellie nói. “Cha chị – Pedro
Gomez – đã bị đuổi khỏi thành phố này đến vùng ngoại ô? Họ ghét những người
Mexico tụ tập trên đường – nhưng họ chỉ đang đợi những người nông dân đi thuê họ
để làm việc hằng ngày! Bà chị? Bà ấy đã đến sống yên ổn ở phía Nam, đến khi bà ấy
thấy dấu hiệu này trên một đài phun nước nói nói rằng ‘Chỉ Da Màu.’ Bà không chắc
liệu bà có phải hay không. Nhưng rõ ràng ý tưởng mà bà phải nghĩ về nó thật
kinh tởm. Nhóc, tại sao em nghĩ có diễu hành và phản kháng ở những năm năm mươi
và sáu mươi hả?”
Dan hồi tưởng lại tất cả những bức tranh trong những cuốn sách giáo khoa
và trên một triệu chương trình PBS đặc biệt từng không đánh thức được bà dì
Beatrice. “Hồi đó con người ta điên dại,” nó nói.
“Điên dại là thứ gì đó em không thể tránh khỏi,” Amy nói. “Điều này đã
được lên kế hoạch. Nam Phi luôn luôn phân biệt chủng tộc, ngay cả trong những
ngày thuộc địa. Những người bộ lạc không thể đi vào các thành phố da trắng sau
khi trời tối. Họ phải mang giấy phép, hoặc họ bị vào tù. Nhưng apartheid thậm
chí không bắt đầu, một cách chính thức, đến, giống như, những năm bốn mươi. Em
phải được dán nhãn da đen, da màu, da trắng, Indian. ‘Da màu’ có nghĩ là em
trông nửa trắng, nửa đen. Nếu em không phải người da trắng em không thể bầu cử.
Em phải sống trong những khu cách ly – giống như những vùng đất dành cho người
Indian của chúng ta nhưng được gọi là Bantustan.
Em có trường học, bác sĩ và các thứ riêng của mình – hoàn toàn thấp kém. Chính
phủ tạo các đất nước Bantustan riêng biệt, vì vậy họ có thể kiểm soát mọi người
với luật nhập cư. Em có trạm xe buýt cho người da trắng và trạm xe buýt cho người
da màu. Em không thể kết hôn ngoài chủng tộc.”
Đầu Dan quay cuồng. Điều này bằng cách nào đó dường như không có thực.
Nó không phù hợp với điều thằng bé đang thấy bên ngoài cửa sổ xe. Nhưng Khi Amy
đang liến thoắn như thế này, con bé có những sự thật chắc chắn. Da màu?
“Làm sao chị có thể nói nếu ai đó, giống như, da màu?” Dan hỏi. “Điều đó
nghĩa là gì?”
“Họ có những bài kiểm tra,” Nellie nói với một cái nhún vai. “Giống như,
nhìn vào màu da của em với màu mẫu? Chị không biết. Thỉnh thoảng hai người
trong cùng gia đình được gọi là hai chủng tộc khác nhau. Vì vậy họ phải chuyển
đi. Nhóc, mọi người phản đối trong suốt thời gian. Cuộc nổi dậy của các sinh
viên Soweto, giống như, những năm bảy mươi? Trẻ con bị cảnh sát giết. Nelson
Mandela? Ông ấy bị bỏ tù gần như ba mươi năm. Ông ấy đã suýt chết.”
“Mandela giống như thủ lĩnh lớn,” Dan nói. Nó có thể tưởng tượng ra người đàn ông trên
những báo cáo tin tức, tất cả nụ cười và gương mặt tử tế giống như ông chú yêu
quý của bạn.
“Bây giờ ông ấy,” Amy nói. “Chính phủ đã thức tỉnh. Người nước ngoài đã
dừng đầu tư vào Nam Phi. Những chống đối đang hủy hoại đất nước. Apartheid
không kết thúc cho đến năm 1994.”
Dan nhìn ra cửa sổ. Nó cảm thấy ốm yếu nhưng không phải vì chiếc xe. Những quốc gia khác biệt cho những chủng tộc
khác biệt… cảnh sát giết trẻ em… 1994? Nó dường như không thực.
Nó thấy những người tất cả màu da rời khỏi các tòa nhà, bỏ việc. Một vài
người cúi đầu xuống, một vài người gọi điện thoại. Nếu nó không vì những ngôn
ngữ xa lạ, nó đã có thể là nhà.
Khi chiếc Yugo phụt khói trên đồi, nó thấy một bộ sưu tập những tòa nhà
lạ lùng và một dấu hiệu chào đón chúng đến Đồi Hiến pháp. Tòa nhà bên trái kiểu
dáng đẹp và hiện đại, với một ngọn tháp kính mọc lên từ trung tâm. Một bức tường
gần lối vào có dòng chữ Tòa án Hiến pháp
bằng những màu sắc và ngôn ngữ khác nhau.
Nellie đỗ xe, và cô nàng cùng Amy đi thẳng đến lối vào tòa án, một cánh
cửa gỗ khắc đồ sộ. Nhưng Dan đứng nhìn chằm chằm bên phải, ở một dãy những tòa
nhà, bẩn thỉu và lốm đốm những mảng sơn tróc. Một tòa nhà quan sát đổ nát nằm
trên một bụi dây thép gai, ở giữa hai tòa nhà lớn hơn. Nó thăng bằng một cách
chông chênh, như thể một cú đẩy từ hướng nào cũng có thể làm nó đổ nhào.
“Xin lỗi, cô,” nó tình cờ nghe được một lính gác đang nói chuyện với Amy,
“Shaka Zulu đã chết nhiều thập kỉ trước khi nhà tù này được xây dựng. Không có
mối liên hệ nào với Shaka ở đây. Những dĩ nhiên cô cứ tự nhiên vào trong để xem
bảo tàng.”
“Đi nào,” Amy nói, tóm lấy cánh tay Dan.
Dan lùi lại phía sau con bé và Nellie. “Tuyệt. Một bảo tàng cạnh một nhà
tù ở sai thị trấn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp.”
“Suỵt,” Amy nói. Chúng bước vào một phòng nghỉ trũng xuống, đầy ánh sáng
với những cây cột nghiêng và những bức tường khảm đầy màu sắc. “Có một thư viện
ở đây. Chị đã thấy ký hiệu.”
“Gìiii?” Dan bắn lại. “Anh ta nói nhà tù,
không phải thư viện! Ôi, em quên mất. Như nhau.”
Amy rẽ trái, sau đó đi theo ký hiệu xuống một hành lang dài đến khi
chúng tiến vào một căn phòng cao chót vót với một cầu thang xoắn ốc rộng thênh.
“Ta có thể giúp gì cho các cháu?” một người phụ nữ với làn da nâu sáng và mái
tóc muối tiêu hỏi. Bà đang đeo một chuỗi ngọc trai trắng đơn giản mà bằng cách
nào đó bắt được sắc thái của đôi mắt nâu sâu thẳm của bà.
Amy tự hỏi liệu màu da của bà sẽ được xem là “đen” hay “màu” trong
apartheid Nam Phi và ngay lập tức cảm thấy xấu hổ. “Chào cháu là, ừm, Amy và
đ-đ-â-â-y là e-e-m t-t-r-a-i cháu, Dan và N-Nellie,” con bé nói.
“Tụi cháu đang tìm kiếm, giống như, thông tin về Shaka Zulu?” Dan nói.
“Cả kem nữa. Nếu bà có nó.”
“Người Mỹ - thật hân hạnh.” Người phụ nữ mỉm cười và đưa ra một tay. “Ta
là bà Winifred Thembeka, và là thủ thư ở đây. Nơi này là một nơi chủ yếu dành
cho thông tin về nhân quyền. Ôi, ta e là chúng ta không có nhiều về Shaka, mặc
dùng họ đang lên kế hoạch một cuộc triển lãm trong hai năm tới.”
“Hai năm?” Dan nói.
Bà Thembeka gật đầu thông cảm. “Phòng đọc chính của chúng ta ở trên tầng
ba, nếu các cháu muốn dùng nó. Kem được bán trong quán cà phê.”
“Cảm ơn.” Amy lôi Dan về phía cầu thang.
Tầng ba gồm một phòng đọc thoáng khí dẫn đến những chồng sách bất tận.
“Em đã nghĩ đây là trung tâm cho nhân quyền,”
Dan nói, đang thoát khỏi cái nắm chặt của Amy. “Giờ sao? Chúng ta tìm từng cuốn
sách về Shaka và hy vọng chúng ta tìm thấy một manh mối à?”
“Phải có lòng tin,” Amy nói, ngồi xuống một cái máy tính đầu cuối và gõ
tên Shaka vào.
Nellie thở dài. “Chị hy vọng em đúng, Amy. Bởi vì Ngài Ben và Jerry Bé
nhỏ ở đây có lý. Ý chị là, chị yêu em và tất cả, nhưng chị đang nghĩ rằng nếu
trong trường hợp này chúng ta sẽ đi đến kết thúc là sống trong thư viện này.”
Dan ngồi xuống một thiết bị đầu cuối khác, sẵn sàng để tìm bắt đầu cuộc
tìm kiếm của riêng nó. Một cuốn sách Đồi Hiến pháp hào nhoáng đặt trên bàn
phím, và khi nó đẩy nó qua một bên, nó liếc nhìn tiêu đề. “Lịch sử Đáng hổ thẹn
của Số Bốn.”
Lịch sử Đáng hổ thẹn. Cái đó có chút tiềm năng.
Nó bắt đầu đọc:
Để hiểu về lịch sử của những người Nam Phi, sự can đảm
và công khai chống lại áp bức của họ, chúng ta bắt đầu với Khu liên hợp Nhà tù
Pháo đài Cũ, cũng được biết là “Số Bốn.”
Ban đầu được gọi là Mentonville, nó mở cửa vào năm
1893 mà khi ấy được gọi là Hospital Hill. Một pháo đài được xây dựng quanh nó
vài năm sau đó, sau khi những người Anh ngoại quốc (người
ngoài) cố gắng để lật đổ chính phủ Boer. Đầu tiên, nhà tù chỉ giam những tù
nhân da trắng. “Số Bốn” được xây dựng như một cái gọi là “Nhà tù Thổ dân” cho
những người da đen. Những mật thám bị nhổ hết răng. Một số đeo chúng quanh cổ mình.
Được xây dựng cho 356 tù nhân, nó nhanh chóng chứa hơn 1100. Những nhóm bạn tù
thường xuyên tấn công nhau. Dội nước bồn cầu không được mở đầu đến năm 1959.
Đánh đập những thợ mỏ, những nạn nhân của luật apartheid bần tiện, những người
phản đối “Vượt Luật”, những sinh viên nổi loạn của 1976 Soweto tăng lên – tất cả
đều bị giam ở Số Bốn, cũng như nhiều anh hùng Vận động Quốc hội, bao gồm cả
Nelson và Winnie Mandela, Albertina Sisulu và Oliver R. Tambo.
Dan ngưng đọc. Đây là cách họ
đối xử với người dưới chế độ apartheid. Thật là lãng phí cuộc sống con người ở
Số Bốn!
Số Bốn.
Đầu óc Dan lướt nhanh tới chữ viết tay ở dưới cùng tấm thẻ của Shaka.
Bimrsesoseim Gekk #4
“Amy!” nó thốt lên. “Số Bốn –
nhớ chứ? Nó được viết sau cái tên chúng ta đã giải mã? Số Bốn cũng là tên của
Nhà tù Cũ!”
Amy nhào qua. “Đồi
Hiến pháp, Số Bốn – là nó, Dan!”
Dan tiếp tục đọc, lần này đọc lớn:
“Nhà tù khét tiếng đã có phần chia sẻ của nó về những
nhân vật lịch sử: Mahatma Gandhi, vì phản đối điều kiện của người Indian;
Winston Churchill, bị giữ ở đây trong khi là một phóng viên chiến tranh trước
khi bị chuyển đến nhà tù ở Pretoria. Mặc dù Churchill đã công khai viết về trận
chiến Boer trong những cuốn sách của ông trong Từ London tới Ladysmith qua Pretoria và Cuộc diễu hành của Ian Hamilton,
một vật được giấu đi trong thư từ riêng về Số Bốn được tìm thấy ở Pretoria gần
đây. Hầu hết những trang giấy đã bị đánh cắp ngay lập tức, nhưng một trong những
tài liệu còn lại được trao cho bảo tàng Đồi Hiến pháp như một vật để lại từ bộ
sưu tập riêng của bà Grace Cahill quá cố…’”
Dan ngưng đọc. Sự im lặng tuyệt đối của tầng ba, như
thể thậm chí đường ống máy lạnh và điện máy tính đã tắt nguồn. “Grace…” nó nói.
“Dan…” Amy nói. “Đó là cái tên thứ hai? Tên anh em
Gekk khác? Em có nhớ nó giải mã thành?”
Dan nhớ lại. “Church Hill…” nó nói. “Churchill!”
“Lỗi in ấn,” Nellie nói. “Nên là hai chữ H, không phải
ba.”
“Churchill là một Cahill,” Amy nói. “Một Lucian.”
“Và tài liệu đã từ Pretoria – như trong “Marching to
Pretoria,’” Dan nói. “Bài hát Irina đã trích dẫn? Nó chỉ ra nơi tài liệu đã ở. Nhưng Grace đã đến đó đầu tiên!”
Dan gõ tên Winston Churchill. Một danh sách tài liệu
xuất hiện, một cái với một dòng văn bản xác định. Dan tìm kiếm cái viết rằng
“quà của bà G. Cahill” và nhấn một nút đánh dấu truy cập.
Màn hình ngay lập tức chuyển xanh dương:
Tài sản riêng
Không được xem công khai.